Hôm nay như thường lệ vào Yahoo!Finance đọc sơ lược tin tức kinh tế tài chính thì trong mục Top Stories có bài "As China Rises, So Does Vietnam" của "New York Times". [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trước giờ có nhiều bài nói về cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam và bài viết này cũng vậy. Tuy nhiên khi đọc đến đoạn này:
"...
Now, with China trying to take its next major leap forward into cleaner, more consumer-focused industries, the question is whether Vietnam has gotten far enough to advance in step with China, Mr. Viet said. “Is Vietnam ready and capable of absorbing a new wave of foreign investment resulting from ‘structural change’ in China?” he asked. “It seems to me there are still a lot of constraints for Vietnam to take this chance: poor infrastructure and an underdeveloped logistics industry, an abundant but unskilled labor force, etc.”"
Tạm dịch thoáng là: "Khi Trung Quốc chuẩn bị làm cú hích quan trọng vào lĩnh vực kỹ nghệ sạch hơn, chuyên dụng hơn, câu hỏi được đặt ra là liệu Việt nam đã tiến xa đủ để tiếp nối Trung Quốc, ông Việt nói "Liệu Việt nam đã sẵn sàng và đủ sức tiếp nhận làn sóng đầu tư nước ngoài mới từ việc thay đổi cấu trúc (kinh tế) ở Trung Quốc?" , ông tiếp "Theo tôi dường như vẫn còn nhiều hạn chế cho Việt nam để tiếp nhận cơ hội này: hạ tầng kém và kỹ nghệ hậu cần thiếu phát triển, một lực lượng lao động dồi dào nhưng không rành nghề...v.v"
Rõ ràng là TQ đang tiến vào những lĩnh vực có kỹ nghệ cao - nhằm đưa đất nước có thu nhập trung bình lên nước phát triển - thì cái miếng banh được gọi là "nhà máy sản xuất cho cả thế giới" trong những mặt hàng gia dụng hay mặt hàng dùng kỹ nghệ thấp sẽ bỏ ngõ. Việt nam đã sẵn sàng?
Nói nền công nghiệp gì gì đó của VN, thì cũng là nói đến những công ty của nước ngoài (FDI) vào VN, mở công ty, thuê người VN (trình độ thấp) vào những vị trí công nhân, kỹ thuật. VN cần thời gian để học hỏi, nhưng mà học đến bao giờ.
Có bài này cùng quan điểm với anh NHK: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
rung Quốc trỗi dậy, Việt Nam hưởng lợi
Thứ năm, 23/12/2010 15:01
(DVT.vn) - Không chỉ bản thân Trung Quốc, mà cả nước láng giềng Việt Nam cũng hưởng lợi từ sự trỗi dậy của nền kinh tế thứ 2 thế giới này, NYTimes nhận định.
Cách đây chưa đầy 1 thập kỷ, nhiều nhà kinh tế và nhà điều hành doanh nghiệp tin rằng sức hấp dẫn và sự đi lên của thị trường Trung Quốc có thể sẽ hút mất dòng đầu tư vào Hà Nội và TPHCM.
Tuy nhiên, Việt Nam đã bám đuổi tốt nhờ các kế hoạch cải cách kinh tế, nhờ dân số tăng trưởng nhanh, nhờ lao động giá rẻ cùng các hiệp định thương mại tự do. Tất cả những yếu tố này giúp Việt Nam đã trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn góp phần vào tăng trưởng của cỗ máy sản xuất Trung Quốc.
Jonathan Anderson, chuyên gia kinh tế thuộc UBS Hồng Kông cho rằng, nếu không có Trung Quốc, Việt Nam có thể chưa mở cửa.
Việt Nam chính thức mở cửa đón nhà đầu tư nước ngoài vào năm 1986. Nhưng đến khi được Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại vào năm 1994 và hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 2000, thì Việt Nam mới thực sự hòa vào sự bùng nổ kinh tế châu Á
Hiệp định thương mại tự do với Mỹ mang lại động lực thúc đẩy cho các nhà sản xuất hàng dệt may và may mặc Việt Nam, bởi hiệp định này ngay lập tức giảm thuế của Mỹ đánh lên hàng đồ lót nữ do Việt Nam sản xuất từ 60% xuống 0%.
Các công ty sản xuất hàng may mặc của Hàn Quốc, Đài Loan đồng loạt chuyển sang Việt Nam mở nhà máy mới.
Các ngành khác cũng tăng trưởng theo ngành dệt may, từ ngành sản xuất thiết bị gia dụng cho đến xe máy và cuối cùng đến ngành trước đây vốn chịu sự thống trị của Trung Quốc - ngành sản xuất hàng nội thất. Ông Frederick Burke, thuộc công ty Baker & McKenzie ở TPHCM chuyên tư vấn cho chính phủ Việt Nam hơn 10 năm nay, dự báo ngành sản xuất đồ nội thất dần dần sẽ chuyển sang Việt Nam.
Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2002, nhiều người lo ngại những ngày mà Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á được coi là điểm đến ưa thích của dòng đầu tư sản xuất nước ngoài đã hết.
Một số chuyên gia thậm chí còn cảnh báo khu vực này sẽ phải từ bỏ mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu, và thay vào đó tập trung sản xuất nguyên liệu thô phục vụ nhu cầu của Trung Quốc.
Hiệp định tự do thương mại mà Trung Quốc ký với Việt Nam và 9 nước ASEAN khác vào năm 2002 có vẻ càng làm tăng lo ngại trên.
Theo hiệp định, đến năm 2015, các nước nghèo như Việt Nam mới phải mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc trong khi đó đã ngừng áp thuế lên sản phẩm nông nghiệp của họ vào năm 2003.
Thỏa thuận trên có lợi cho Việt Nam, nước xuất khẩu gạo, hạt tiêu, cà phê hàng đầu thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu ròng dầu. Trong khi đó, nhóm nước Singapore, Malaysia và Thái Lan phải nỗ lực leo cao trên bậc thang giá trị với những sản phẩm công nghệ cao hơn để chạy đua với Trung Quốc.
Rồi Trung Quốc cũng gặp khó với vấn đề bản quyền công nghệ, thiếu hụt lao động có tay nghề, mức lương lao động tăng cao khiến nhiều công ty nước ngoài, nhất là Nhật Bản, chuyển việc sản xuất trở lại các nước Đông Nam Á.
Việt Nam trong khi đó đang chờ đợi cơ hội với lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn, có kỷ luật và chi phí lao động cũng thấp hơn.
Theo Ngân hàng Thế giới, lương tối thiểu tại 2 thành phố lớn nhất của Việt Nam hiện vào khoảng 75USD/tháng, bằng khoảng một nửa so với lương lao động tại tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc.
Việt Nam đang trở nên phụ thuộc chặt chẽ vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Nhiều linh kiện cho nhà máy sản xuất của Canon tại Việt Nam đến từ Trung Quốc. Đây là ví dụ cho thấy mặt trái trong nỗ lực tiếp bước phát triển sản xuất Trung Quốc của Việt Nam.
Nhập khẩu máy móc và thiết bị từ Trung Quốc góp phần lớn khiến Việt Nam chịu thâm hụt 11,5 tỷ USD với Trung Quốc trong cuộc đua cải thiện sản xuất và cơ sở hạ tầng.
Theo chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới, ông Đinh Tuấn Việt, hiện tại, khi Trung Quốc đang tiến hành các bước nhảy vọt trong các ngành công nghiệp sạch hơn và định hướng tiêu dùng nhiều hơn, câu hỏi đặt ra là Việt Nam đã tiến đủ xa để theo bước Trung Quốc chưa? Liệu Việt Nam có sẵn sàng và có khả năng hấp thụ dòng đầu tư nước ngoài mới xuất hiện do kết quả từ thay đổi về cơ cấu tại Trung Quốc?
Ông Việt cho rằng, Việt Nam còn nhiều hạn chế nếu muốn nắm bắt cơ hội trên: cơ sở hạ tầng và vận tải kém, lực lượng lao động dù dồi dào nhưng còn thiếu nhiều kỹ năng.
Trong khảo sát môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam vẫn đứng sau Trung Quốc. Việt Nam ở trên Trung Quốc nếu xét về khởi nghiệp và tuyển dụng lao động, nhưng thấp hơn khi xét tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư và thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, Việt Nam có vẻ đang dành được sự quan tâm để trở thành địa điểm thay thế Trung Quốc với các nhà đầu tư nước ngoài.
...
Tạm dịch thoáng là: "Khi Trung Quốc chuẩn bị làm cú hích quan trọng vào lĩnh vực kỹ nghệ sạch hơn, chuyên dụng hơn, câu hỏi được đặt ra là liệu Việt nam đã tiến xa đủ để tiếp nối Trung Quốc, ông Việt nói "Liệu Việt nam đã sẵn sàng và đủ sức tiếp nhận làn sóng đầu tư nước ngoài mới từ việc thay đổi cấu trúc (kinh tế) ở Trung Quốc?" , ông tiếp "Theo tôi dường như vẫn còn nhiều hạn chế cho Việt nam để tiếp nhận cơ hội này: hạ tầng kém và kỹ nghệ hậu cần thiếu phát triển, một lực lượng lao động dồi dào nhưng không rành nghề...v.v"
Ông Việt này đã nói giảm nói tránh đến một lực cản FDI là những rào cản hành chính, những chi phí "ẩn" khi hoạt động ở VN do chính phủ gây nên. Vấn đề này đang được bác Bửu Cường ngâm kíu, hông biết tới đâu rồi!?
Bài dịch của của báo DVT.vn hay báo Mới cũng là dịch từ bài "As China Rises, So Does Vietnam" của "New York Times". Họ dịch toàn bài viết đó nhưng họ đã bỏ bớt một vài câu hay đoạn có tính "nhạy cảm" :-). Anh chỉ dịch một đoạn mà anh thấy hay trong bài đó khi họ nói về sự đã và đang thay đổi cấu trúc kinh tế của TQ mà Việt Nam được hưởng lợi. nếu biết cách tiếp nhận.
[ Nhưng dù sao nói về độ thông tin nhanh ( về đề tài này) thì diễn đàn lqd-longan đã trước DVT.vn hay báo Mới một bước ! ]
Nếu Việt Nam không sẵn sàng tiếp nhận làn sóng đầu từ nước ngoài do thay đổi cấu trúc kinh tế của TQ thì sẽ có những quốc gia khác như Miến Điện, Bangladesh, v.v... tiếp nhận. Mà trong bộ máy kinh tế thế giới luôn chuyển động, không ai sẽ chờ hạ tầng của Việt Nam Việt Nam thay đổi. Cái miếng banh do sự thay đổi cấu trúc kinh tế của TQ sẽ được nhiều quốc gia chụp và giành lấy. Nếu Việt Nam không nhanh tay (qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ) thì cơ hội sẽ đi qua.
[quote=nhk;82995]
[ Nhưng dù sao nói về độ thông tin nhanh ( về đề tài này) thì diễn đàn lqd-longan đã trước DVT.vn hay báo Mới một bước ! ] hahhahaaa...ah, chỉ có lên đây mới đọc được cái này...hehe
Nếu Việt Nam không sẵn sàng tiếp nhận làn sóng đầu từ nước ngoài do thay đổi cấu trúc kinh tế của TQ thì sẽ có những quốc gia khác như Miến Điện, Bangladesh, v.v... tiếp nhận. Mà trong bộ máy kinh tế thế giới luôn chuyển động, không ai sẽ chờ hạ tầng của Việt Nam Việt Nam thay đổi. Cái miếng banh do sự thay đổi cấu trúc kinh tế của TQ sẽ được nhiều quốc gia chụp và giành lấy. Nếu Việt Nam không nhanh tay (qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ) thì cơ hội sẽ đi qua.
Bánh thì nhiều và to tổ bố, tuy nhiên có miếng ngon, miếng thối...không biết VN chụp miếng bánh nào?
Cách đây khoảng 10 năm là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận CNTT. Và cơ hội đó đang trôi qua... Bàn thêm chỉ thấy buồn.
Cái này nói đúng nè, vì trình độ của người VN ko bằng nước ngoài. Tốt nghiệp ngành CNTT ra trường chỉ gia công phần mềm thôi, chưa tạo được phần mềm nào có tầm quốc tế đủ để thiên hạ kính nể cả.
Tác giả: Nguyễn Tuyến (Theo Economist)
Bài đã được xuất bản.: 15/06/2011 06:00 GMT+7
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Email
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Một số người dự đoán sự kết thúc cho hàng Trung Quốc giá rẻ trong khi vẫn có những người khác lạc quan hơn. Có đúng là Trung Quốc sắp hết thời sản xuất hàng giá rẻ, là công xưởng của thế giới?
Bruce Rockowitz, giám đốc điều hành của Li & Fung, một công ty cung cấp quần áo và sản phẩm gia dụng phổ biến "Made in Châu Á" nhiều nhất thế giới, nói: "Đã tới lúc kết thúc thời của hàng hóa giá rẻ."
Trong những khu vực công nghệ thấp mà Li & Fung chuyên môn hóa, công ty nắm giữ khoảng 4% xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ và một lượng lớn xuất khẩu sang Châu Âu. Công ty có hoạt động tại một vài nước Đông Á, nơi nó không ngừng tìm kiếm nguồn cung đáng tin cậy và rẻ tiền cho mọi thứ từ túi xách cho tới ghế cho quầy bar. Vì vậy khi ông Rockowitz nói rằng kỷ nguyên của sản xuất Châu Á chi phí thấp đang sắp đến hồi kết thì mọi người đều lắng nghe.
Ông lập luận rằng việc sản xuất của châu Á đã trải qua một số giai đoạn,mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 30 năm. Khi Trung Quốc bị cô lập dưới thời Mao Trạch Đông, các công ty tại Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc trở thành chuyên nghiệp trong việc chế tạo mọi thứ.
Khi Trung Quốc tái mở cửa vào cuối những năm 1970, sau cái chết của chủ tịch Mao, những nhà sản xuất châu Á dày dặn kinh nghiệm này hội tụ về miền Nam Trung Quốc. Với sự tiếp cận đất đai và lao động hầu như miễn phí, cộng với một cảng và trung tâm hậu cần hiệu quả gần Hong Kong, họ bắt đầu chế tạo mọi thứ rẻ hơn bao giờ hết và bán ra toàn thế giới.
Trong 30 năm tiếp theo sau đó, các nhà sản xuất tại Trung Quốc giúp kiểm soát lạm phát toàn cầu. Nhưng kỷ nguyện đó hiện giờ đã qua, ông Rockowitz nói. Mức lương của Trung Quốc đang tăng nhanh. Một làn sóng nhu cầu mới, đặc biệt là từ bản thân Trung Quốc, đang nuôi dưỡng sự leo thang giá cả hàng hóa. Các nhà sản xuất có thể tìm thấy một số cứu cánh bằng cách chuyển sản xuất sang những khu vực mới, ví dụ như phía Tây Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Malaysia, Ấn Độ và Indonesia. Nhưng ông dự đoán không một nơi nào trong những vùng đất mới có thể kiềm chế lạm phát như cách Nam Trung Quốc từng làm được. Tất cả đều dựa trên những hàng hóa ngày càng đắt đỏ. Không một nơi nào có thể tạo ra quy mô và hiệu quả từng được tạo ra khi các nhà sản xuất tụ hội về phía nam Trung Quốc.
Không gì có thể thay thế phép lạ của Trung Quốc. Giá cả hiện bắt đầu tăng 5% hoặc hơn mỗi năm mà không có dấu hiệu kết thúc. Và đó có thể là điều lạc quan. Tính đến năm nay, ông Rockowitz nói, hoạt động phân nguồn của Li & Fung đã chứng kiến giá tăng trung bình 15%. Những nhà cung cấp khác về đồ chơi, quần áo và các sản phẩm gia dụng cơ bản cũng nói đến những câu chuyện đáng lo ngại tương tự.
Tuy nhiên các nhà sản xuất trong một số lĩnh vực nhìn nhận sự việc theo cách khác. Hôm 31/5, ngày mà ông Rockowitz phát biểu tại Hong Kong, hội trợ Máy tính thường niên được khai mạc tại Đài Bắc, cách Hong Kong một giờ bay. Các khách sạn kín chỗ thậm chí là ở mức giá cao trong thời buổi lạm phát. Các công ty công nghệ "nóng" nhất thế giới như Apple và thậm chí cả HTC của Đài Loan lại vắng mặt. Nhưng gần 2.000 nhà cung cấp vẫn có mặt để chào hàng các mặt hàng trò chơi máy tính khoa học giáo dục gizmos đổi mới và giá rẻ.
Các công ty đại lục Trung Quốc rầm rộ tham dự: 500 công ty thuê gian hàng, tăngtừ con số 200 năm ngoái. Rất nhiều công ty đến từ những vùng giống nhau của Trung Quốc đã từng nổi tiếng vì ngành dệt may và đồ chơi giá rẻ. Với sự khuyến khích của chính phủ, vành đai sản xuất kéo dài từ Thẩm Quyến đến Quảng Châu này đã chuyển đổi sản xuất sang những sản phẩm phức tạp hơn, ví dụ như điện tử.
Một vài trong số những dịch vụ ngày càng hấp dẫn hơn tại hội trợ là phiên bản siêu rẻ của các sản phẩm nổi cộm toàn cầu. Một công ty có tên BananaU quảng cáo máy tính bảng với hệ thống hoạt động Android của Google ở mức giá 100 USD. Một công ty khác đưa ra máy tính mỏng hệ điều hành Windows nhìn giống một chiếc MacBooks với giá dưới 250 USD. E-Readers có mặt bất cứ mọi nơi và sẵn sàng cho một bài hát.
Tuy nhiên những sản phẩm này có thể được sản xuất hoặc bán tại các thị trường phát triển hay không là điều chưa rõ ràng. Chất lượng có thể là loại "B" với các sản phẩm của Banana chứ không phải loại "A" như của Apple. Sở hữu trí tuệ gắn trên một số thiết bị có thể không được trả tiền. Nhưng tuy vậy, các gian hàng vẫn được đặt kín. Người mua trợn tròn mắt và tranh cãi mặc cả về bo mạch chủ, chip bộ nhớ, ổ cứng, máy chủ, card đồ họa, các loại cáp không phức tạp, kết nối, màn hình và đủ mọi thứ.
Giá máy tính & điện tử bán buôn của Đài Loan, Tháng 1/2008 ~ 100
Năm 2009, giá của những mặt hàng điện tử này đột ngột tăng cao vì người mua phát triển từ cuộc khủng hoảng tài chính và bắt đầu đặt hàng nhiều thiết bị từ các nhà sản xuất đã bắt đầu cắt giảm công suất. Nhưng những dữ liệu thu thập tại Đài Loan cho thấy giá hiện đang giảm mạnh một lần nữa (xem biểu đồ). Nếu các nhà cung cấp tại hội chợ Computex có một khẩu hiệu chung thì nó sẽ là "nhiều hơn cho ít hơn".
Các sản phẩm tạo được sức nóng nhất là sản phẩm tiết kiệm năng lượng, bao gồm máy chuyển đổi nguồn điện một chiều và xoay chiều, bộ cảm biến điều tiết tiêu dùng điện của đèn đường, máy điều hòa và tủ lạnh. Những thiết bị như vậy ban đầu được quảng bá vì "tiềm năng xanh" nhưng điều người mua muốn là khả năng tăng năng suất của chúng. Các công ty Nhật Bản vốn có nhiều việc phải làm với ít nguồn điện hơn sau thảm họa động đất đặc biệt háo hức với những sản phẩm này.
Các công ty Trung Quốc tò mò về bất cứ sản phẩm nào giá thấp hơn hoặc tự động hóa dễ dàng hơn. Khi giá lao động rẻ, các công ty Trung Quốc đã không sử dụng nó hiệu quả. Hiện họ đang học cách làm thế nào sử dụng ít nhân công hơn mà sản xuất được nhiều hàng hóa hơn. Li & Fung có thể đang gióng hồi chuông kết cho một kỷ nguyên sản xuất nhưng hội chợ máy tính Đài Bắc cho thấy rằng một kỷ nguyên khác đang mở ra. [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Hàng TQ giá rẻ sẽ còn không?
Một lập luận cho rằng không, vì chi phí tăng lên, đặc biệt là nhân công, lạm phát và nguồn cầu đủ lớn nội địa.
Một lập luận cho rằng còn, bằng công nghệ tốt hơn, nhân công ít hơn, chi phí ít hơn vẫn đủ khả năng sản xuất một lượng hàng hóa tương tự.
Dù gì đi nữa, Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp, sẽ phải tận dụng xu hướng này. Nhân công tăng cao ở TQ, và mức độ áp dụng công nghệ ở các công ty sản xuất ngày càng tăng cao.