Đường sắt cao tốc Bắc Nam - giấc mơ của người Việt
Trích:
Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là một trong những dự án chiến lược của Đường sắt Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển ĐSVN đến năm 2020 và cho phép chủ đầu tư là Công ty CP Tư vấn, Đầu tư và xây dựng GTVT - TRICC lập báo cáo đầu tư và lựa chọn tư vấn. Hiện cả phía Nhật Bản và Hàn Quốc đều tham gia khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.570 km, ngắn hơn đường sắt Bắc Nam (1729 km) là 159 km. Toàn tuyến có 27 ga. Khởi điểm từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Hòa Hưng (Tp HCM), nguồn vốn đầu tư cho dự án này lên tới 55,85 tỷ USD.
Cục Đường sắt Việt Nam đã đưa ra kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc xuyên Việt: Năm 2010 sẽ hoàn thành báo cáo khả thi; từ năm 2011- 2020 sẽ xây dựng khu đoạn Hà Nội - Vinh và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang; năm 2030 sẽ đưa vào khai thác tuyến Vinh - Nha Trang; năm 2035 sẽ hoàn thành toàn tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Theo phương án của nhà Tư vấn Hàn Quốc, nếu xây dựng đường sắt cao tốc, đường đôi, điện khí hóa, khổ 1435mm, với tốc độ 200 km/h thì từ tàu khách Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh mất 8 giờ 19 phút. Với vận tốc đạt 300 km/giờ, tàu sẽ chạy trong 5 giờ 38 phút để đi từ Hà Nội đến TPHCM đối với tàu nhanh, chỉ đỗ các ga Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang và 6 giờ 51 phút với tàu thường, đỗ ở tất cả các ga.
Đại diện chủ đầu tư cho biết dự án sẽ thu hồi 4.173 ha đất, 16.529 hộ gia đình có thể sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, thu hồi đất ở 9.480 hộ gia đình và thu hồi đất sản xuất 7.049 hộ.
Nên làm hay không đang là bài toán nan giải cho quan chức đầu ngành tại VN, bởi lẽ số tiền đầu tư quá lớn và phải trả nợ trong một thời gian dài, mặt khác chưa ai chắc rằng phải trả nợ hết bao nhiêu năm vì chưa ai tính được các dự án khả thi khác bù đắp tuyến đường khổng lồ này.
Ðề: Đường sắt cao tốc Bắc Nam - giấc mơ của người Việt
Dân ta ko đi nổi Shinkanshen đâu. Giá vé Shinkanshen ở Nhật so với giá vé máy bay thường vào khoảng 60-70%. Thực ra, theo ý kiến cá nhân, nên theo phương án 3, tức mở rộng hệ thống đường sắt hiện tại, nâng vận tốc khoảng 200km/h là tuyệt vời rồi. để giải quyết tàu nhanh, chậm (số ga sẽ dừng ) thì thiết kế các điểm dừng khác nhau là ok ! Vả lại, nhu cầu đi lại có đủ lớn để khai thác hết ko, khi 1 đoàn tàu 10 toa chở 500 khách Sài Gòn - Hà Nội? Ngành đường sắt thấy áp lực Lễ - Tết quá lớn thì dựa vào đó để tính nhưng 1 năm, chắc cũng chỉ có vào những khoảng thời gian đó mà thôi, còn thời gian chính trong năm thì sao? Shinkanshen chỉ giải quyết được khâu oai. Chứ còn mấy cái khác, phải bàn tính lại. Và chuyện này, mấy ông Nhật cũng đang bàn vì sắp có 1 hợp đồng mà ông bạn người Nhật đánh giá là the most profitable project for Japan.
Và ở Nhật, các loại tàu tốc độ 70km vẫn chạy song hành với Shinkansen và khách luôn chật ních. điều đó chứng tỏ, nhu cầu cơ bản vẫn là các loại đường sắt khổ rộng, tốc độ cao chứ ko phải tàu cao tốc.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Ðề: Đường sắt cao tốc Bắc Nam - giấc mơ của người Việt
Trích:
Nguyên văn bởi TheDeath
Tùy! Muốn an toàn thì check in cho kỹ vào! Tới khi có shinkanshen thì cũng thế thôi, có khi check in còn nhiều hơn!
Thời gian chờ check in mà bác chứ có phải thời gian check in đâu.
Khi đi máy bay thì bác phải đến làm thủ tục trước nửa giờ. Sau đó thường thường chờ dài cổ tí nếu bác đi mấy cái hãng hay hẹn. Hehe.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Re: Đường sắt cao tốc Bắc Nam - giấc mơ của người Việt
Trích:
Nguyên văn bởi TheDeath
Tùy! Muốn an toàn thì check in cho kỹ vào! Tới khi có shinkanshen thì cũng thế thôi, có khi check in còn nhiều hơn!
An ninh hàng không khác xa với giao thông trên mặt đất đó nhe.
Trích:
Nguyên văn bởi Lai Quoc Dat
Dân ta ko đi nổi Shinkanshen đâu. Giá vé Shinkanshen ở Nhật so với giá vé máy bay thường vào khoảng 60-70%. Thực ra, theo ý kiến cá nhân, nên theo phương án 3, tức mở rộng hệ thống đường sắt hiện tại, nâng vận tốc khoảng 200km/h là tuyệt vời rồi. để giải quyết tàu nhanh, chậm (số ga sẽ dừng ) thì thiết kế các điểm dừng khác nhau là ok ! Vả lại, nhu cầu đi lại có đủ lớn để khai thác hết ko, khi 1 đoàn tàu 10 toa chở 500 khách Sài Gòn - Hà Nội? Ngành đường sắt thấy áp lực Lễ - Tết quá lớn thì dựa vào đó để tính nhưng 1 năm, chắc cũng chỉ có vào những khoảng thời gian đó mà thôi, còn thời gian chính trong năm thì sao? Shinkanshen chỉ giải quyết được khâu oai. Chứ còn mấy cái khác, phải bàn tính lại. Và chuyện này, mấy ông Nhật cũng đang bàn vì sắp có 1 hợp đồng mà ông bạn người Nhật đánh giá là the most profitable project for Japan.
Và ở Nhật, các loại tàu tốc độ 70km vẫn chạy song hành với Shinkansen và khách luôn chật ních. điều đó chứng tỏ, nhu cầu cơ bản vẫn là các loại đường sắt khổ rộng, tốc độ cao chứ ko phải tàu cao tốc.
VN đầu tư vào công nghệ tiên tiến nhất chỉ mang lại lợi nhuận khủng cho thằng Nhật/Hàn/Pháp gì đó thôi. Mấy bác quản lý nhà mình thì cũng tranh thủ ...nhiệm kỳ. hehe
Hệ thống giao thông VN mình thuộc hàng bèo nhèo nhất thế giới. Đồng ý của bác Đạt về cái "oai". Sinkansen của Nhật chẳng mấy người đi được vì giá cắt cổ. Có khi nào làm xong rồi nhà nước phải bù lỗ để cho nó chạy hông ta?
50 tỉ là bao nhiêu nhỉ. Cả một năm trời làm lụng. Nhưng nói như thế không có nghĩa là không dám đầu tư để phát triển hạ tầng HIỆU QUẢ.
Tiền đó, các bác lãnh đạo cũng cân nhắc xem phát triển những tuyến đường xe lửa hiện tại hoặc các đường cao tốc. Xem cái nào hiệu quả hơn. Đừng vì công nghệ cao hay lợi nhuận khủng cho mấy thằng tư bản mà phí tiền thuế của nhân dân.
Ðề: Đường sắt cao tốc Bắc Nam - giấc mơ của người Việt
Tàu cao tốc thực ra quy trình của nó cũng gần giống với đi máy bay vậy thôi... Tùy thuộc vào tình hình an ninh của nước đó mà thôi (như thằng Nga bây giờ đi tàu thường cũng phải qua cổng an ninh đó thôi tuy ko nghiêm nhặt như đi máy bay)... Nhà ta mưa bão lũ lụt nhiều, chỉ nhiêu đó thôi mùa mưa đã là ko vận hành. Với tần suất lũ lụt khu vực miền Trung như thế, ko ai chắc là nó cũng ko delay đâu. Ngoài ra, việc delay máy bay hay delay tàu cao tốc, là lỗi do quản lý hệ thống. Tàu cũng thế, quản ko tốt cũng là một mối nguy cơ để... lỗi hẹn. Còn thời gian chờ check in, nếu tàu Shinkanshen mà có cái nhà ga như Tân Sơn Nhất Airport thì bảo đảm bác myhanh cũng phải chờ thôi...
Nói chung, hoành tráng thì tốt nhưng có cần thiết dốc túi ra chơi hết hay ko khi mà còn nhiều cái cơ bản khác nữa. Một dự án 1 tỷ USD cho 1 trường ĐH tầm cỡ chẳng hạn (1 trường ĐH như trường của em đang học, 1 năm nhà nước phải rót đến 800 triệu USD, còn tổng kinh phí hoạt động là khoảng 1,8 tỷ USD đó). Hay cải thiện hệ thống giao thông đường bộ? Nói chung, nghèo thì cần tính cho kỹ. Đừng giống mấy bác nông dân, khi quy hoạch nhà nước đền bù cho ít tiền, sắm cái xe máy lên đời với thiên hạ. Đến khi cái xe máy hỏng đi thì tiền ko còn mà đất cũng đã mất, còn nghèo hơn cả khi làm nông dân.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...