Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Thảo luận nghiêm túc ::..

..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. Các vấn đề Xã hội , Giáo dục , Kinh tế ...

ThỜi BÁo Kinh TẾ SÀi GÒn

ThỜi BÁo Kinh TẾ SÀi GÒn

this thread has 1 replies and has been viewed 4334 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-10-2006, 09:59 PM   #1
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default ThỜi BÁo Kinh TẾ SÀi GÒn

Biển... số, đừng xô tôi!

Võ Tá Hân
Singapore

Khi được chuyển từ Bắc Mỹ về làm việc ở Manila vào năm 1979, tôi mua một cổ phiếu hội viên của hội quán Manila Polo Club. Rời Philippines hơn hai năm sau để nhận chức vụ mới ở Singapore, mang bán cổ phiếu ấy thì những người bạn Phi đều xuýt xoa khen là tôi đã lời to vì được giá gấp đôi! Than ôi, lúc mua thì phải mang đô la Mỹ ra đổi thành peso với hối suất 1 đô la = 7 peso, nhưng đến khi bán thì đồng peso trượt giá thành 1 = 15. Nếu tính bằng peso thì thật là lời gấp đôi, nhưng nếu đổi thành đô la Mỹ thì chẳng những không lời mà còn bị lỗ!

Việc mua bán quốc tế hoặc phân tích các dự án đa quốc gia, do đó, buộc chúng ta phải xác định trước nhất rằng đâu là đồng tiền gốc (base currency). Nói chung, người nước nào đều quen dùng tiền nước ấy, và trên bình diện công ty, tùy thuộc vào chủ nhân, sổ sách kế toán của công ty nằm ở nước nào thì khi tính toán, ta sẽ đặt căn bản trên đồng tiền nước ấy để xác định lời lỗ.

Doanh nhân Việt Nam ngày nay xông pha “trận mạc” quốc tế để làm ăn là chuyện... cơm bữa! Lạ đất, lạ người, lạ tiếng nói, lạ cơm nước, giờ không còn là vấn đề, nhưng việc “lạ tiền” thì vẫn còn... lạ! Ðến Hàn Quốc chẳng hạn, cam đoan rằng hễ nhìn một số tiền ghi bằng won thì ai cũng lập tức tính nhẩm trong trí để xem số tiền ấy tương đương với bao nhiêu đồng Việt Nam hoặc bao nhiêu đô la Mỹ.

Đối với tài liệu, sổ sách tài chính thì ít ra chúng ta cũng có thì giờ chuẩn bị trước để chuyển thành tiền đồng hoặc đô la Mỹ cho dễ suy nghĩ và tính toán. Tuy nhiên, khi gặp bạn bè bản xứ, nghe họ thao thao bất tuyệt trình bày các dự án, kế hoạch... bằng đồng tiền của họ thì quả thật là... mệt mỏi cho cái máy tính nhỏ bé trong đầu chúng ta!

Doanh nhân nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam ngược lại cũng gặp trở ngại với việc “lạ tiền” tương tự! Hễ mỗi lần nghe các bạn trong nước nhắc đến hết tỉ đồng này đến chục tỉ đồng khác, thì... cái máy tính trong đầu họ cũng tự động chạy để chuyển đổi về “đồng tiền gốc”. Riêng tôi mỗi lần nhìn vào bảng kết toán tài chính của các công ty trong nước thì trong trí lại vẳng lên âm điệu bài Sóng về đâu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Biển... số, biển... số đừng xô tôi...”.

Quả thật đồng tiền của mình sao mà nhiều con số như thế! Quen tính toán bằng đồng đô la nên hễ nhìn vào những con số ghi bằng tiền đồng thì cái máy tính trong đầu tôi nó chạy như thế này: Cái chuỗi số này là... mấy triệu đồng tiền Việt đây nhỉ? À, ba mươi hai ngàn triệu đồng, hay ba mươi hai tỉ. Một tỉ đồng thì tương đương với khoảng 56.000 đô la Mỹ... Ủa, cái máy tính bỏ túi ở rồi đâu kìa? Lại bỏ quên không mang theo rồi! Hay là tính cho tròn thì một tỉ đồng tương đương với 100.000 đô la Singapore, nghĩa là mười tỉ bằng 1 triệu đô la Singapore... Như vậy thì ba mươi hai tỉ đồng tương đương với 3 triệu 2 đô la Singapore; mà mỗi đô la Mỹ bằng khoảng 1,6 đô la Singapore, vậy tức là 2 triệu đô Mỹ...

So với đồng tiền các nước, dường như việc chuyển đổi tiền Việt ra các loại ngoại tệ khác tương đối... nhức đầu. Lý do chính có lẽ là vì đồng tiền Việt Nam có... hơi nhiều các con số không (“0”) ở đằng sau! Với nền kinh tế Việt Nam trên đà tăng tốc, với sự thành hình của những tập đoàn công ty và ngân hàng lớn thì những con số này rồi đây lại sẽ còn dài hơn trước.

Trước mắt thì cái “biển số” đó đã đưa đến một sự “lạm phát” về danh từ. Ngày nay khi nói đến “đồng” thì dường như nó cùng nghĩa với “ngàn” và có người dùng “/đồng” để viết tắt cho “ngàn đồng”. Danh từ “triệu phú” ngày nay đã mất giá vì ngay việc trở thành “tỉ phú” (tiền đồng) cũng không còn là điều khó khăn như xưa. Ngày trước, tôi thường nghe nói rằng cứ một ngàn “triệu” thì gọi là “tỉ” và một ngàn “tỉ” thì gọi là... “ức” (trillion), nhưng dường như trong nước hiện không dùng từ này mà vẫn gọi là “ngàn tỉ”. Tuy nhiên 1.000 tỉ đồng cũng chỉ hơn 62 triệu đô la Mỹ, một số tiền không lớn lắm trên thương trường quốc tế. Vậy thì sau “ngàn tỉ” rồi đây sẽ lại tiếp tục tiến đến “vạn tỉ”, “triệu tỉ” và ... “tỉ tỉ” chăng?

Tiền Việt Nam hiện chưa lưu hành ở ngoài nước, nhưng giả dụ ngày mai được xuất hiện bên cạnh đồng tiền các nước trong khu vực thì sao? Ta sẽ thấy một bảng đối chiếu ngoại tệ đại khái như sau:


1 đô la Mỹ =
1,558
Đô la Singapore
3,674
Ringgit Malaysia
7,733
Đô la Hồng Kông
8,017
Nhân dân tệ
9,556
Won Hàn Quốc
32,776
Đô la Đài Loan
36,622
Baht Thái Lan
46,540
Rupee Ấn Độ
51,320
Peso Philippines
9.085
Rupiah Indonesia
16.034
Đồng Việt Nam




Nhìn vào bảng trên, ta thấy dường như có một sự cách biệt giữa hai... xóm! “Xóm trên” gồm những nước mà 1 đô la Mỹ tương đương với khoảng 50 bản vị tiền nội địa trở xuống và “xóm dưới” gồm Indonesia và Việt Nam mà hối suất tương đương với khoảng trên dưới 10.000 bản vị! Dưới con mắt người nước ngoài, đồng tiền một nước càng “được” đổi ra nhiều bản vị chừng nào thì nước ấy càng “bị” xem là còn... chậm tiến chừng nấy. Muốn “dọn nhà” đến ở gần bạn bè cho vui, không những đã về “xóm dưới” sống cạnh người bạn Indonesia, mà lại ở cuối xóm thì cũng... hơi buồn!

Ngày 15-6-1949, Đài Loan chuyển đổi từ đồng đô cũ sang đô la mới. Cứ 40.000 đô la cũ thì được đổi thành 1 đô la mới. Có lẽ đến một lúc nào đó, Việt Nam cũng nên tính đến việc... bỏ bớt ba con số không đằng sau chăng?
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-10-2006, 10:08 PM   #2
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Re: ThỜi BÁo Kinh TẾ SÀi GÒn

Sức mạnh của công khai

Nguyễn Vạn Phú

Một đặc điểm chung gắn với khá nhiều sự kiện gây xôn xao công luận gần đây là mỗi khi ánh sáng công khai rọi tới đâu, các căn bệnh mãn tính mới bắt đầu lộ rõ với đủ triệu chứng, đủ dạng biểu hiện. Có người bày tỏ sự bi quan rằng dường như đụng đến đâu cũng thấy tiêu cực, tham ô và lãng phí. Nhưng nhiều người khác lại nghĩ bệnh của xã hội đã có từ lâu, nay nhờ công khai nên mọi người mới biết. Và từ “biết bệnh” đến “chữa lành bệnh” là chuyện hoàn toàn có thể làm được.

Chung quanh chuyện cựu Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển đi “du học” ở Anh bằng tiền ngân sách nhà nước thật ra có một khía cạnh hay. Nhờ công khai, người ta mới biết ông Hiển đi học bằng tiền “đề án 322”, một dự án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Người ta cũng biết thêm dự án này nhằm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chứ không có chuyện đi học ngắn ngày nhằm “nâng cao trình độ ngoại ngữ” cho những vị đã có bằng tiến sĩ, đã được phong hàm giáo sư như ông Hiển. Nếu công khai thật chi tiết yêu cầu tuyển chọn người để nhận học bổng từ đề án 322 hay nhiều dự án đào tạo bằng tiền ngân sách khác, người ta sẽ dễ dàng phát hiện những trường hợp tuyển chọn không đúng tiêu chuẩn, những trường hợp du di vì… tình. Sau ông Hiển, có lẽ khi cử cán bộ đi học theo đề án 322, người ta sẽ phải cẩn thận hơn, không thể cử người đã 59 tuổi trong khi điều kiện nói rõ ứng viên phải dưới 35 tuổi đối với đào tạo thạc sĩ, dưới 40 tuổi đối với đào tạo tiến sĩ và dưới 50 tuổi đối với thực tập khoa học.

Nhìn ở một góc độ khác, công khai quy trình tuyển chọn cán bộ để hưởng các dạng học bổng như đề án 322 (ở đây chưa nói đến chuyện liệu có nên dùng ngân sách nhà nước để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho cán bộ nhà nước không), Chính phủ sẽ tạo ra một động lực làm việc cao cho người có ý chí tiến thủ, mong muốn học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn. Công khai quy trình và kết quả sẽ triệt tiêu ngay những khe hở để cấp trên có thể yên tâm rằng cấp thừa hành làm đúng theo yêu cầu vì lúc đó sẽ có hàng ngàn “thanh tra nhân dân” giúp bảo đảm sự công bằng trong tuyển chọn.

Một ví dụ khác về hiệu quả của công khai trong giải quyết các vụ việc tiêu cực. Dư luận đang đòi hỏi Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phải giải quyết đến nơi đến chốn vụ “chạy trường” ở trường Lê Quý Đôn, làm rõ trách nhiệm của bà Hiệu trưởng Trần Thanh Vân. Chuyện này đâu có khó. Chỉ cần đối chiếu điểm chuẩn tuyển sinh của trường và điểm của các em được tuyển ở diện nghi ngờ có chạy trường, người ta sẽ thấy ngay những trường hợp không đủ điểm mà vẫn được tuyển. Lúc đó, trong trách nhiệm là hiệu trưởng, bà Vân phải có trách nhiệm giải trình về các trường hợp “ngoại lệ” này. Nếu bà Vân công khai danh sách gửi gắm của các cán bộ khác thì càng hay. Việc đình chỉ công tác bà Vân vào đầu tuần này cũng là kết quả bước đầu của quá trình công khai dưới sức ép của công luận.

Trong các lĩnh vực kinh tế cũng vậy. Mặc dù nâng hạng tín dụng cho Việt Nam, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s vẫn nói mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang dưới tiềm năng, chưa đạt hiệu quả cho lắm, một phần vì thiếu thông tin và thông tin công khai không kịp thời. Ngân hàng Thế giới đánh tụt Việt Nam sáu bậc trong xếp hạng môi trường kinh doanh vì nhiều lý do, trong đó, quan trọng nhất vẫn là sự thiếu minh bạch dẫn đến quy trình làm ăn vẫn còn nhiều nhiêu khê, phức tạp.

Công khai không phải là liều thuốc thần chữa lành mọi căn bệnh của xã hội nhưng nó sẽ là thuốc tăng lực, giúp cả người dân và các cấp lãnh đạo có thêm vũ khí hữu hiệu chống lại tham nhũng, lạm quyền và trục lợi.
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:30 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps