Cái nhìn từ thất bại của U23 Vietnam tại Sea Games 25
Đêm qua, do không ở Việt Nam, nên phải xem tường thuật trên TV online, nó cà giật không thể chiụ nổi, thế là phải mở Radio online, vừa nghe vừa xem. Thế mà U23 lại thua. Buồn thật. Tối về nằm suy nghĩ về nguyên nhân thất bại của đội bóng và suy nghĩ đến nhiều thứ liên quan khác, cảm thấy có nhiều vấn đúng là có vấn đề thật. Sáng nay định mở topic này, để anh em chúng ta trà dư tửu hậu bàn về nó (dù hiện nay báo chí bàn cũng không ít).
Có nhiều nguyên nhân cho thất bại, và theo quan điểm cá nhân của tôi, đứng trên góc độ 1 người không chuyên, tôi thấy vấn đề quan trọng nhất trong trân đấu hôm qua là tâm lý. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý đó, xin trình bày vài lý do mà theo cảm nhận chủ quan của tôi:
1. Báo chí: Báo chí đã dùng những từ ngữ quá lớn lao để nói về nó: ngưỡng cửa lịch sử, khẳng định vị thế dân tộc, tự hào dân tộc, thể hiện tài năng của người Việt Nam... Rồi ca những cầu thủ và ông Calisto như những anh hùng. Điều đó vô hình trung làm cho cầu thủ bị áp lực quá lớn. Những lời ca ngợi làm cho họ tự tin đến chủ quan và những lời gửi gắm khiến họ cảm nhận vai trò quá quan trọng của mình. Khi xung trận, mọi thứ khó khăn hơn họ đã nghĩ 1 chút và áp lực xuất hiện vì họ sợ thất bại và sẽ mất đi hai chữ anh hùng mà họ được người ta gắn vào. Bao giờ cũng thế, ko riêng gì bóng đá, trong tất cả các lĩnh vực khác, cái gì ta yêu thích mà nó thành công đều đem đến cho chúng ta 1 sự tự hào và phấn khích nhất định. Nhưng hãy xem nó như 1 cuộc chơi và đừng gửi gắm nhiều trọng trách lên vai những người chơi hơn là giá trị vốn có của nó. Nếu xét riêng bóng đá, U23 chỉ là 1 giải của trẻ, nên FIFA đâu có tính điểm xếp hạng. Châu Âu họ cũng chỉ gửi U21 đi dự vòng loại Olympic mà thôi. Còn nếu xét đến Sea Games, 1 huy chuong vàng bóng đá cũng được tính điểm là 1 huy chương. Bóng đá được mọi người yêu thích, nên sự hâm mộ cũng hoàn toàn khác các môn khác. Cầu thủ đem lại niềm vui cho người hâm mộ thì xứng đáng được ca ngợi và họ phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của người hâm mộ. Nhưng báo chí và dư luận cũng đừng đưa lên vai họ những gánh nặng quá lớn để họ ảo tưởng về chính mình. Còn nếu xét chung trong 1 cuộc chơi: trước khi đi dự Sea Games, chỉ tiêu là lọt vào chung kết và chúng ta làm được điều đó.
2. Vai trò của các vị lãnh đạo liên đoàn: hòa vào dòng dư luận chung, các vị lãnh đạo đã sửa đổi mục tiêu ban đầu của mình 1 cách nhanh chóng. Dù biết rằng phải luôn phấn đấu cao hơn mục tiêu mà mình đặt ra trong cuộc sống thì mới thành công. Nhưng cách đặt mục tiêu mới cũng phải phù hợp. Chỉ 1 trận thắng U23Malay o vòng loại mà xem cách phát biểu của các vị lãnh đạo giống như lấy huy chương như lấy kẹo trong túi. Họ ko thấy trận chung kết Champion League 2008 sao: Chelsea đứng trước ngưỡng cửa còn gần hơn cả VN, thế mà chỉ vì trời mưa, sân trơn, Terry trượt chân và chức vô địch mất đi. Do đó, đặt mục tiêu và phấn đấu cho mục tiêu đó phải phù hợp.
3. Các cầu thủ: Các cầu thủ còn trẻ và hiếu thắng, do đó, khi được dư luận ca ngợi quá nhiều, tất nhiên, họ ko còn là chính họ. Và khi trách nhiệm quá nặng, họ đã không vượt qua áp lực tâm lý. Cũng giống như chúng ta đi thi Đại học, 1 bài toán mà ở ngoài phòng thi chúng ta làm rất tốt nhưng trong phòng thi thì hoàn toàn điếc đặt. Do đó, ta thấy ở vòng loại, chúng ta đá tốt vì chúng ta cẩn trọng và cũng vì chúng ta không quá áp lực mà chỉ giải quyết cụ thể tình huống. Còn đến trận chung kết khi mà sự tự tin đến mức cao nhất mà ko ý thức được trách nhiệm cao nhất của mình, thì chuyên môn khó bù đắp vào điểm yếu tâm lý. Giống như trước khi thi, nhìn bài toán quá dễ mà ko giải thử qua, đến vào phòn gthi thì bị tủ đè dù mang tiếng là trúng tủ. Sự tự tin là điều cần thiết để chiến thắng nhưng tự tin quá mức đến mức độ tự cao thì đó là kẻ thù cực kì nguy hiểm.
4. Vai trò của HLV Calisto: Ông Calisto từng là Nghị sĩ 1 thành phố của Bồ Đào Nha. Ông ta có đủ bản lĩnh về mặt tâm lý để sống đúng với hiện thực của mình. Chúng ta thấy trước đây, ông ta nổi tiếng về liệu pháp tâm lý cho các cầu thủ. Nhưng có một điều hơi lạ là trước trận chung kết, ông ta không hề có 1 giải pháp mạnh nào với cầu thủ và cả với giới truyền thông cả. Hay la ông cũng bị cuốn vào cái vòng xoáy dư luận đó? Hay là bản thân ông cảm thấy bất lực trước thực tế đó? Cái này không rõ nhưng rõ ràng, khi vào đến trận chung kết, các cầu thủ có vẻ giữ chân mình (ko fighting như những trận trước- kể cả Tấn Trường, anh bị đau nhưng ko giống Nguyễn Văn Cường ngày xưa, anh liên tục nhăn nhó và biểu hiện muốn xin nghỉ). Cuối trận thì họ xuống sức rõ ràng dù các trận trước chúng ta ko nhận thấy điều này. Phải chăng ông Calisto chấp nhận thực tế này?
Sea Games 25 chỉ còn ngày cuối, nhìn vào bản tổng sắp huy chương, xem thống kê thành tích của VN, thấy thể thao Việt Nam đang dần tiến bộ khi mà số môn chúng ta đạt huy chương vàng đang nhiều hơn và trải rộng hơn. Nếu so với Sea Games 18, 14 năm và 8 kỳ Sea Games, chúng ta đã phát triển khá nhanh. đó là sự phát triển của cả 1 nền thể thao dù vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập, khó khăn. Hãy nêu cao tinh thần Olympic, hãy xem Sea Games là 1 cuộc chơi mà qua đó, chúng ta biết mình mạnh gì, yếu gì. Từ đó mà phát huy cái mạnh, khắc phục cái yếu để tiếp tục con đường phát triển.
Và qua thất bại của U23 Vietnam, cũng cho chúng ta 1 bài học lớn: người thành công là người đánh giá đúng năng lực của mình và đặt mình vào đúng vị trí của năng lực đó. Và chiến thắng không dành cho kẻ yếu tâm lý.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Ðề: Cái nhìn từ thất bại của U23 Vietnam tại Sea Games 25
Thua là vì cầu thủ lười chạy, đùng đẩy nhau, chuyển bóng tầm bậy, tuyến giữa không hoàn thành nhiệm vụ. Nói chung trừ trận đá với Sin quá hay, các trận còn lại điểm dưới trung bình.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Re: Cái nhìn từ thất bại của U23 Vietnam tại Sea Games 25
Nhớ lúc chơi cờ, mỗi khi muốn nhường ai mà không cho "thê gian" biết thì cứ đánh thật mạnh con cờ, nhưng nước thì dở. Đang tấn thì chỉnh đốn lại quân mã, đang mở hướng đông thì dàn trận thêm hướng tây. Chẳng khác nào chấp đối phương vài nước. Ngang tài ngang sức, chỉ cần lơ là đã thua, huống hồ lại chấp quá nhiều nước như vậy.
Re: Cái nhìn từ thất bại của U23 Vietnam tại Sea Games 25
Có thêm 1 khả năng xảy ra:
Trước giờ bóng lăn, kèo cá độ trận chung kết như sau: VN-Malaysia chấp nửa trái, 1 trái trong 90 phút chính thức. Có nghĩa nếu hòa trong 90 phút thì kèo nằm dưới thắng.
Có khi nào đội VN lặp lại tình trạng bán độ trong 90 phút, sau đó tính đến chuyện lấy huy chương vàng trong 2 hiệp phụ k? MT nghe râm ran chuyện này ở giới cá độ mấy hôm nay, k biết có k nữa?.....
__________________ Đặng Minh Tiến - K96
ĐÀN ÔNG VIỆT NAM THỜI NAY:
1. Một Vợ
2. Hai Con
3. Ba Lầu
4. Bốn Bánh.....