(Dân trí) Đó là một trong những nội dung của “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020” mà Bộ GD-ĐT vừa triển khai thực hiện vào hôm nay 2/11.
Ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, giám đốc Chương trình Phát triển giáo dục trung học, cho biết: Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là triển khai dạy học bằng tiếng Anh ở các môn học. Trước tiên sẽ dạy một số môn học chuyên tự nhiên bằng tiếng Anh như Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tin học... sau đó sẽ mở rộng dần đến các môn khoa học xã hội. Đối với các môn xã hội không phải học hết bằng tiếng Anh mà học sinh chỉ học tiếng Anh theo các chuyên đề còn bình thường vẫn học bằng tiếng Việt.
Về việc triển khai dạy học các môn bằng tiếng Anh ở tất cả các trường chuyên liệu các trường đã chuẩn bị kịp các điều kiện như giáo viên, cơ sở vật chất, ông Châu cho biết, trong thời gian tới, 63 trường chuyên trên toàn quốc sẽ được cung cấp trang thiết bị theo các cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện hiện có của từng trường và nhu cầu sử dụng. Mục tiêu của việc cung cấp trang thiết bị là nhằm hỗ trợ các trường chuyên những cơ sở vật chất tốt nhất, tiến tới xây dựng các trường chuyên theo hướng mô hình trường học ở các nước tiên tiến trên thế giới.
Ông Châu cho hay, theo xu hướng toàn cầu hóa, việc học ngoại ngữ là không thể thiếu vì nó là một trong những chìa khóa để tiếp cận với các nền công nghiệp tiên tiến. Có rất nhiều học sinh giỏi nhưng không thể nhận học bổng của các tổ chức quốc tế vì không đủ điểm IELTS hoặc TOEFL. Học sinh các nước châu Âu, châu Mỹ có điều kiện học nhiều ngoại ngữ cùng một lúc. Còn đối với học sinh Việt Nam, hiện tại chúng ta mới có thể đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều có thể nói và viết tiếng Anh thành tạo. Học sinh các trường chuyên sẽ là những học sinh nguồn để đạt được mục tiêu này.
Do vậy, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên chuyên là tối cần thiết và được củng cố trước. Hiện nay hơn 1.000 giáo viên các trường THPT chuyên trên toàn quốc đã được tập huấn nội dung chuyên sâu, tiệm cận với chương trình quốc tế vào năm 2010. Chương trình phát triển giáo dục trung học có kế hoạch tập huấn tiếng Anh cho 456 giáo viên dạy các môn học ở trường chuyên. Hoạt động này được thực hiện hàng năm từ năm 2011 để đảm bảo hỗ trợ các giáo viên dạy môn học của mình bằng tiếng Anh. Tổng kinh phí tập huấn tiếng Anh cho giáo viên chuyên là 638.400 đô la Mỹ.
Bộ quy định những trường nào có đủ điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thì mới triển khai dạy tiếng Anh ở một số môn học. Sau đó, mỗi năm sẽ mở rộng ra các trường khác.
Được biết, tổng số vốn của “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020” là hơn 2.312 tỷ đồng, trong đó chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo hơn 1.295 tỷ đồng, vốn ODA là 953,65 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 63,792 tỷ đồng.
Mục đích đầu tư của Đề án là củng cố, xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên hiện tại đồng thời với tăng dần quy mô; bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một trường THPT chuyên với tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh THPT của từng tỉnh, thành phố.
Đề án tập trung đầu tư nâng câp các trường THPT chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao. Ưu tiên đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2015, có 100% trường THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 15 trường trọng điểm, có chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
__________________ Biển sóng biển sóng đừng xô tôi Đừng cho tôi thấy hết tim người.
Ðề: Triển khai dạy học bằng tiếng Anh ở trường chuyên
Chịu chơi vung tiền ghê.Mà kết quả thì hên xui kiểu có chơi có chịu..kaka
KA học đại học Quốc tế của ĐHQG mà thấy mấy MBA,Ph.D nói tiếng Anh cũng...ghê lắm.Về tới trường cấp 3 ko bjt sẽ ghê như thế nào nữa.
Ðề: Triển khai dạy học bằng tiếng Anh ở trường chuyên
Mục đích cuối cùng của ngôn ngữ là 2 bên giao tiếp có thể hiểu nhau thông qua lời nói. Đừng có quá nghiêm khắc khi đánh giá khả năng ngoại ngữ của 1 người.
Tiếp xúc với rất nhiều dân từ Phi đến Á, nhận xét được mấy điều sau:
- Cùng là official language, nhưng cách dùng tiếng Anh của châu Phi, Nam Á, Philippine, Malaysia là khác nhau!
- Pronunciation nói chung là rất khác với tiếng bản ngữ (dù nghe vẫn hiểu vì nghe riết rồi quen)
Nếu ai đó nghe người Nhật và người Hoa nói tiếng Anh thì có lẽ khỏi bàn...
Do đó, mục đích chính của 1 chương trình dạy tiếng Anh là gì?
1. Cung cấp cho đối tượng học 1 kiến thức nền thông qua ngôn ngữ là tiếng Anh
2. Chuẩn hóa được kiến thức theo thông lệ quốc tế trên nền ngôn ngữ tiếng Anh
Do đó tiếng Anh của người dạy chỉ cần chuẩn chứ ko cần hay. Mà cái này thì hoàn toàn có thể làm được.
Ngôn ngữ ko phải như toán lý hóa, một đêm là luyện thành mà nó là vốn tích lũy dần.
Bản chất của 1 dự án là tạo 1 cú hích cho 1 chiến lược. Chỉ cần sau khi dự án đó kết thúc, người ta se tiếp tục chạy về đích của cái chiến lược đó, là ko có gì phí cả...
Lưu ý cái khổ của 1 người dạy 1 môn học bằng tiếng Anh (trừ dạy tiếng Anh): đó là họ phải làm việc gấp rưỡi đến gấp đôi so với 1 GV tiếng Anh vì vừa dạy tiếng ANh chuyên ngành vừa dạy kiến thức ngành đó...
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Ðề: Triển khai dạy học bằng tiếng Anh ở trường chuyên
Anh văn giao tiếp và Anh văn giảng dạy chuyên ngành thì làm sao mà có thể so sánh được.Chưa kể thật sự thì hs đâu phải em nào cũng giỏi tiếng Anh để có thể hỏi lại GV,dẫn tới 1 kết quả là ko hiểu sâu sắc,hoặc sẽ phá rào nói tiếng Việt.
GV cấp 3 dạy trường chuyên thì thường thường là già ruj,học tiếng Anh vào cũng đâu còn nhanh nhạy nữa...tính khả thi là ko cao.
Có lẽ nên bắt đầu bằng việc dạy chương trình tiếng Anh cấp đh thuj...hs chuyên giả dụ hoc đc vốn tiếng Anh kha khá,lên đh học trở lại tiếng Việt thì cũng như ko.