Hôm rồi xem phim Thám tử Tư trên HTV thấy nghề thám tử ngồ ngộ. Ban đầu xem còn được, xem riết thấy y như là nghề đi rình mò, đi nói dốc lường gạt (kể cả cơ quan công quyền) để lấy thông tin. Nói vậy thôi chứ cũng xem gần hết bộ phim (bị hơi ghiền phim VN .
Hôm trước, thằng đệ rủ ra uống cà phê, hỏi nó làm gì. Nó bảo không biết gọi là nghề gì nữa. Nghề đi thu thập thông tin cá nhân. Nó bảo ai có nhu cầu tì hiểu một người nào đó thì đến Cty nó đặt cọc 25% giá trị hợp đồng (tiền lộ phí). Nó bắt đầu đi tìm hiểu về người đó. Tất nhiên là việc tìm hiểu không đơn giản, thông tin ban đầu rất ít. Nó đi đây đó cũng nhiều. Hà Nội, Quảng Ninh, Kiên Giang, Sóc Trăng,... Sau mỗi hợp đồng thì "lại quả" cũng khá khá, vài chục triệu đồng. Nó bảo cứ đi trển đường Hoàng Diệu-Quận 4, gần cầu Muối sẽ thấy bảng guới thiệu Cty thu thập thông tin (ban đầu Cty xin giấy phép là Cty Thám tử nhưng không được pháp luật công nhận).
Nay đọc đước thông tin này ...
Trích:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
07-04-2008 23:06:07 GMT +7
T.LƯU
(PL)- Ngày 7-4, UBND TP.HCM đã có công văn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ trái pháp luật của Công ty TNHH Dịch vụ Trinh Thám (đường Trần Khắc Chân, Tân Định, quận 1).
Theo đó, công ty này sẽ buộc phải chấm dứt các hoạt động trái pháp luật, sai giấy phép kinh doanh và phải cải chính thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trước đó, Công ty TNHH Dịch vụ Trinh Thám được quảng cáo là một công ty hoạt động thám tử tư, chuyên điều tra về nhân thân, theo dõi đối tượng, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của luật sư... Đây là những hoạt động mà pháp luật hiện hành chưa cho phép thực hiện.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
14-05-2008 21:56:16 GMT +7
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ (DVBV), áp dụng trong các lĩnh vực: DVBV con người, tài sản, hàng hóa, nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức; DVBV an ninh trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội. Nghị định quy định tên gọi của doanh nghiệp (DN) kinh doanh DVBV phải có cụm từ “DVBV”. DN kinh doanh DVBV trong nước chỉ được hợp tác đầu tư với DN kinh doanh DVBV nước ngoài trong trường hợp đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được; phần vốn góp của nước ngoài chỉ được dưới 50% vốn pháp định và không được sử dụng người nước ngoài làm nhân viên bảo vệ. DN phải mua bảo hiểm xã hội và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách khác theo quy định cho người lao động.
DN kinh doanh DVBV và nhân viên của DN không được tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức; không được thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân; không được sử dụng nhân viên chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Nhân viên DVBV phải có hợp đồng lao động hợp pháp với DN, lý lịch rõ ràng, trình độ học vấn từ trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học trở lên và phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.