Có ai chọn nghề báo không, hãy đặt câu hỏi, Tr.Giang sẽ tư vấn giúp!
Nghề Báo!
Nghề báo nhọc nhằn hơn các bạn tưởng. Có bạn nói rằng làm nghề báo vì yêu thích sự đi đây đi đó, được gặp gỡ người này người kia... Cái này chỉ là phần ngọn chứ không phải phần gốc (Tuy nhiên, nếu bạn thích đi đây đi đó... cũng là một yếu tố để bạn phát triển nghề nghiệp). Mà bạn ạ, muốn được đi đây đi đó, gặp người này người kia, muốn được đông đảo bạn đọc biết đến... trước hết bạn phải giải quyết được vấn đề: bạn đã có đề tài để được đi đây đi đó, để được gặp người này người kia... hay chưa? Nếu bạn có đề tài thì bạn mới mong được đi đây đi đó và gặp người này người kia. Còn không thì ngồi nhà và chuẩn bị tinh thần cho cái bệnh sì – trét tấn công bạn nhé!
Vì sao tôi lại nhấn mạnh đề tài nhỉ? Bây giờ, làm bất cứ ở báo nào bạn cũng phải báo cáo đề tài sẽ làm trong tuần, tháng... để sếp duyệt. Đề tài được sếp duyệt thì bạn mới được làm. Và tùy theo đề tài bạn báo cáo mà quyết định bạn có đi đây đi đó để làm hay không? Chẳng hạn bạn báo cáo một đề tài về “Chuyện lạ lùng ở Phú Quốc”, tòa soạn Ok thì mới mong rằng bạn được đi Phú Quốc để làm. Nhưng cũng không loại trừ khả năng, hiện nay các báo đã có mạng lưới cộng tác viên, phóng viên thường trú tại các vùng, không khéo đề tài bạn báo cáo sẽ được chuyển giao cho những người ấy, lúc đó thì bạn cũng chỉ nằm nhà.
Tuy nhiên, nói gì thì nói nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải tìm ra đề tài để viết. Tìm ra đề tài là chuyện luôn làm cho các phóng viên đau đầu nhức óc. Đề tài báo chí không phải hư cấu như viết văn. Nó là phản ánh hiện thực. Một ngày, sự kiện xảy ra thì đầy rẫy. Nhưng đôi lúc, để tìm ra một sự kiện đáng viết thì lại khó khăn vô cùng. Tìm được một sự kiện độc đáo lại càng khó hơn. Bạn cứ nghĩ đi, không dễ để có thể tìm ra một đề tài như “Bí thư tỉnh ăn hối lộ 10 nghìn USD” đâu nhe! Bạn đừng nghĩ rằng có vụ đụng xe, nhà báo có mặt đưa tin là dễ dàng. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi là làm sao nhà báo biết được thông tin có vụ đụng xe đó để có mặt, đưa tin hay không? Mà bạn cũng phải biết rằng, tìm ra rồi, tiếp cận để viết lại là một vấn đề khác nữa cũng khó khăn không kém. Như vậy, chuyện đi đây đi đó, gặp người này người kia... cũng chỉ là sự cụ thể hóa đề tài mà bạn được duyệt mà thôi.
Bây giờ trong trường và ở các tờ báo luôn dạy bạn viết tin, phóng sự, điều tra như thế nào, ra sao. Họ cũng dạy bạn cách tiếp cận nguồn tin, cách khai thác đề tài.... Dĩ nhiên, nếu bạn có chút khiếu viết lách thì càng tuyệt... Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong nghề nghiệp. Nhưng, không Tòa soạn nào cung cấp đề tài hàng ngày cho bạn viết. Bạn phải tìm, tìm, tìm...
Và tôi có thể khẳng định rằng, Nghề báo đầu tiên là nghề tìm đề tài để viết! Còn bạn tìm ra sao, tìm như thế nào để có đề tài để viết lại là chuyện nhức đầu nhức óc khác mà tôi đã đề cập sơ qua ở trên. Không phải là không có lý khi người ta nói rằng trong người một nhà báo bao gồm cách diễn đạt như một nhà văn, cần cù như con ong thợ, ma mãnh như tay giang hồ, kín đáo, ăn sâu như một trinh sát... Để làm gì, để tìm đề tài, để báo cáo, để được duyệt, để viết và có hy vọng đi đây đi đó, gặp người này, người kia...
Nói chung, nhọc nhằn!
Nhưng nếu hiểu nghề, yêu nghề thì tôi nghĩ, bất cứ nghề nào (hợp pháp) cũng làm được cả! Đơn cử nghề báo rất cực nhưng giờ cũng nhiều “nhà báo” lắm. Nghề báo cũng nhiều điều thú vị chứ!
Và tôi có thể khẳng định rằng, Nghề báo đầu tiên là nghề tìm đề tài để viết!
Anh Giang làm em nhớ một kỉ niệm đau thương. Lần đó làm một đống đề tài, được duyệt hết rồi, nhưng không liên hệ phỏng vấn được. Có cái ok rồi nhưng đến sát ngày lại cancel, với đủ thứ lý do trời ơi đất hỡi. Ngày lên sóng cận kề, cuối cùng chữa cháy bằng đề-tài-qua-đêm (nghĩa là đề tài nghĩ ra trong 1 đêm). Hú hồn hú vía.
Bởi vậy, tìm đề tài dù khó nhưng bản thân mình vẫn chủ động được. Với em thì "liên hệ" mới là hành trình gian khổ. Cái gì mà phải phụ thuộc vô người ta thì cứ gọi là nơm nớp ngày đêm
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
Em có mấy đề tài hay nóng hổi anh giang có muốn viết k?
1. Nhân viên điện lực hạ trạm cho các công trình ở TPHCM làm khó dễ các CDT & nhà thầu để kiếm phong bì
2. CA PCCC làm khó dễ các CDT để ép CDT giao thầu hạng mục PCCC cho các Cty "pà kon" hoặc ép chung phong pì để duyệt hồ sơ
3. Tình trạng lót tay phí hiển nhiên cho các NV hải quan .....
sơ sơ mấy cái nhỏ nhỏ thui. Anh thử tìm hiểu xem!
Hay sợ quá k dám làm?
Trích:
Nguyên văn bởi Tr.Giang
Có ai chọn nghề báo không, hãy đặt câu hỏi, Tr.Giang sẽ tư vấn giúp!
Nghề Báo!
Tuy nhiên, nói gì thì nói nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải tìm ra đề tài để viết. Tìm ra đề tài là chuyện luôn làm cho các phóng viên đau đầu nhức óc. Đề tài báo chí không phải hư cấu như viết văn. Nó là phản ánh hiện thực.
“Bí thư tỉnh ăn hối lộ 10 nghìn USD” đâu nhe! :
__________________ Đặng Minh Tiến - K96
ĐÀN ÔNG VIỆT NAM THỜI NAY:
1. Một Vợ
2. Hai Con
3. Ba Lầu
4. Bốn Bánh.....
hihi, Tiến ơi, về các đề tài cụ thể thì hum nào anh em ta liên lạc để bàn cụ thể xem như thế nào. Còn ở đây đang bàn đến việc hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề Tiến ạ. Anh mong rằng nếu ai quan tâm đến nghề này, hãy đặt câu hỏi, nếu thấy giải đáp được anh sẽ cố gắng giải đáp để các bạn trẻ chúng ta hiểu thêm về nghề...
@ Demen: Vấn đề Demen nói cũng là một vấn đề lớn của nghề báo đấy. Anh có nói qua nhưng chưa đề cập sâu. Híc, suy nghĩ, tìm được đề tài là một chuyện đau đầu, bắt tay vào thực hiện đề tài là một chuyện đau đầu khác... mà ví dụ của Demen là hết sức xác thực.
Có lẽ, anh em ta nên phối hợp tư vấn cho các bạn nếu có bạn yêu thích nghề này và muốn bước vào, bởi báo viết và báo hình (và báo nói nữa) cũng có nhiều điểm khá khác biệt mà không chừng các bạn trẻ chúng ta chưa nắm được.
Tromg câu chuyện mà myhanh có lần kể về gia đình của bà Thẩm phán Thành phố và ông nghị viên HDND thành phố. Trong đó có xuất hiện cô nhà báo rất tài tình. Ông nghị viên rất yêu gia đình và đứa con gái của mình nhưng không thể chịu được tính ham quyền đoạt lợi, háo thắng của bà Thấm phán và trong một lần ông đã phải lòng cô thủ thư và hai người có với nhau một đứa con trai. Cô thủ thư nhỏ hơn ông 20 tuổi nên ai cũng đàm tếu cô không yêu gì ông ta mà vì gia sản ông ta.
Khi bà Thầm phán ghen thì khỏi phải nói, bà nhờ cô nhà báo ra tay viết ngay một loạt bài phóng sự thế là một loạt cán bộ cao cấp giúp ông nghị viên mất chức do là bạn của ông ta nên giúp ông ta làm giấy khai sinh cho đứa bé, cấp sổ đỏ ngôi nhà cho cô thủ thư và ông nghị viên mất tất cả từ chức phó giám đốc một tập đoàn lớn và nghị viên hội đồng nhân dân. Và loạt phóng sự đó đã đưa bà thấm phán thành phó chánh án.
Đổi lại thì sự suy sụp của ông nghị viên, ông bị tai biến mạch máu não, vợ bỏ mặc không săn sóc. Cô nhà báo thấy cảnh này vô cùng hối hận vì ngòi bút của mình đã viết chết một con người và làm tan vỡ hạnh phúc. Cuối cùng ông ta bỏ nhà đi tìm cô thủ thư và sống hạnh phúc bên cô vợ trẻ ở dưới quê. Kết thúc câu chuyện thì cô nhà báo chỉ thốt lên rằng :" Ở đời đâu chỉ có đúng và sai".
Câu chuyện rất hay. Mình coi và ngẫm nghĩ về mình.
Do đó đâu phải thấy sai mà ta phanh phui làm tới cùng, đâu phải thấy giỏi mà ta tuyên dương. Ở đời nhiều cái phải suy nghĩ ưu tư lắm.
Có một anh trong cty hầu như anh ta không bao giờ được khen thưởng cuối năm, không được giao nhiệm vụ gì trong hai năm nhưng đùng một phát anh ta được thanưg chức thật to! Mọi người bàn luận xôn xao. Sự thật là trong hai năm đó giám đốc đã thử lòng trung thành của anh ta, thử tính kiên nhẫn của anh về năng lực thì trước đó anh ta thể hiện rât tốt rồi. Sau hai năm anh ta vẫn không bỏ đi nên được thăng chức. Trong dụng binh ai cũng biết trong lúc dầu sôi lửa bỏng thì dùng kẻ trung thành hơn người tài giỏi mà không trung thành đúng không nào.
Do đó đúng hay sai thật mù mờ, thật thật ảo ảo khó lường lắm.
Mà đúng hay sai là vấn đề nghề báo cũng phải đối đấu đấy nhé!
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog