Khi chúng ta đọc trên báo một tin về người tốt việc tốt chúng ta hoài nghi về nó chúng ta thường bảo báo phóng đại, nói thêm, nhân vật trong câu chuyện bị hâm... Chúng ta thường hoài nghi về cái tốt.
Khi chúng ta đọc một tin về cướp của giết người, ... chúng ta mải mai tin tưởng không có gì hoài nghi. Chúng ta luôn tin vào cái xấu.
Hehe, một hình ảnh đẹp như anh Lê Văn Tám bị hoài nghi là lẽ thường tình.
Mộ hình ảnh đẹp như vậy sao không để nó sống mãi với thời gian. Sự thật ở đây có quan trọng nữa ko?
Vậy liệu ngày mai có ông tiến sĩ nào bảo Lạc Long Quân và Âu Cơ là giả dối thì bạn nghĩ sao?
Không thể nói báo ANTG toàn đăng tin sai. Vì anh thấy nhiều báo cũng đưa tin sai. Nhưng mà không bàn đến vấn đề đó ở đây. Ý anh là ở nhiều nước trên thế giới thì công bố sự thật của một vấn đề nào đó là chuyện bình thường( Không lẽ cái này báo ANTG cũng bịa?), rất bình thường. Dĩ nhiên là sau khi công bố sẽ có phản ứng từ phía người dân. Có thể chúng ta chưa quen....
__________________
...Từ độ mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...
Hai nhân vật này cũng có truyền thuyết đâu. Câu chuyện của họ thì có thể. Cái này trong truyện kể lịch sử lớp 4 mà.
Lập luận này không vững, thứ nhất mọi người vẫn coi câu chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân là truyền thuyết mà không có bất cứ luận chứng nào coi nó là khoa học lịch sử.
Thứ hai, một ví dụ rất đơn giản, nếu trong quảng cáo, anh có thể phóng đại sản phẩm của mình nhưng không được gây hiểu nhầm công dụng khác của quảng cáo. Ví dụ: Quảng cáo thuốc chữa bệnh là chữa được ung thư, nhưng nếu thực sự không chữa được thì anh là lừa đảo. Nhưng quảng cáo mà ai cũng có thể hiểu đó là sự phóng đại như ngậm kẹo cao su vào thì người lơ lửng đến tận mây xanh thì không sao cả!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Há há! Cách đây vài năm, TheDeath ho một phát thế là tạo nên một cơn bão trên mặt trời... sự thật là cách đây vài năm có một trận bão trên mặt trời... Như vậy sự thật là trên 50%! He he!
Cũng có thể lắm chứ, nhưng nó cũng vô lý đùng đùng không thuyết phục người khác.
Truyện kể trong SGK chỉ là một phần rất nhỏ.
Nếu thảo luận nghiêm túc, ta tập trung vào 3 ý chính:
1. Nghi án hình tượng Lê Văn Tám là giả: Theo nhận thức của bạn, đó là giả hay thật? (theo bầu chọn poll thì vẫn có 50% nghĩ rằng LVT là thật!) Trong đó có vài tư liệu:
- Một, của giáo sư Lê cho rằng ông Liệu dựng lên. [Đăng nhập để xem liên kết. ]
- Hai, của đạo diễn Phan Vũ khi làm bộ phim về anh hùng thiếu niên. [Đăng nhập để xem liên kết. ]
- Ba, phản biện. Vì cho rằng chuyện LVT đã được vào trong những quyển sách Lịch Sử của Việt Nam, viện dẫn 2 tài liệu. [Đăng nhập để xem liên kết. ]
- Ngoài ra, còn tự đánh giá dựa vào trình độ hiểu biết của mình. Ngày xưa, ta phải học "tổ tiên ta là người gô loa". Có mấy người nhận thức được là vậy.
2. Khi bạn "nhận thức" rằng đó là sai thì có thể chấp nhận?
- Những cuốn sách lịch sử Việt Nam viết về LVT.
- Truyện kể trong SGK tiểu học.
Nếu bạn cho rằng LVT là thật thì khỏi bàn mục 2.
3. Bình luận về phản ứng của giới sử gia, khoa học, trí thức và cả nhà nước khi tiếp nhận những tin tức như thế. Vì rất dễ, kết tội kiểu, phá hủy hình tượng anh hùng quốc gia! Hay đó là sự thật nên đành chọn giải pháp "bưng bít thông tin", hay "cứt trâu hóa bùn"! Hay chính phủ đang chuẩn bị những bằng chứng để buộc tội ngược lại những người đưa ra những bằng chứng yếu (lời nói)!
----
Có quan tâm, thì tham khảo một ý kiến ở: [Đăng nhập để xem liên kết. ]