Xin cho MH nói rõ chút!
Hội nghị thượng đỉnh hay Hội nghị cấp cao như PP đề nghị hiểu nôm na là hội nghị dành cho các nguyên thủ quốc gia, cấp cao cao tham dự.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Xin cho MH nói rõ chút!
Hội nghị thượng đỉnh hay Hội nghị cấp cao như PP đề nghị hiểu nôm na là hội nghị dành cho các nguyên thủ quốc gia, cấp cao cao tham dự.
Chính xác, từ này dùng rất hạn chế (anh bạn Google nói như vậy!), chỉ dành cho những người rất...cao. Anh em LQĐ kéo nhau ra 4 Phê mà nói họp hội nghị thượng đỉnh thì bà con ...
Nhân một dịp nhậu với vài bậc tiền bối trong giới văn nghệ. pp nghe một ý kiến về cụm từ "tiếng hát câu cười". Ông bảo rằng sai, phải là "tiếng cười câu hát" mới đúng.
Ngẫm lại thấy không sai, có thể là "tiếng hát" "tiếng cười", "câu hát" được, chứ "câu cười" thì khó chấp nhận. Có lẽ gốc ban đầu "tiếng cười câu hát" nhưng do trẹo lưỡi nên nói thành "tiếng hát câu cười"?
Mới nghe từ "tiếng hát câu cười" của bác đó! MH chỉ biết "tiếng hát, câu hò" hà... Trên quê MH hồi thời MH còn bé thì đi cấy cũng hò, đám giỗ cũng hò, đám cưới, đám ma ... nói chung có đám là người ta hò.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Tiếng cười sân khấu thì nghe nhiều? Câu cười? Cười mà thành câu hả? Quáiiii quáiii làm sao. Nói vậy hèn chi bậc tiền bối chỉnh là đúng rồi còn vô đây than thở gì nữa?
Cho hỏi là sao người ta gọi là THUẾ MÁ???
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Trong đời sống (khẩu ngữ) thì chắc ít dùng cụm từ này nên bác MH mới nghe là phải rồi. Như pp cũng có "dẫn nhập", đây là đàm đạo trong giới văn nghệ thì từ này có phần phổ biến hơn.
Ví dụ trong âm nhạc, văn thơ.
- Lá Thư Miền Trung, nhạc: Lam Phương, lời : Hồ Đình Phương.
- Bộ Đội Về Làng (1950), Sáng tác: Lê Yên.
....
Một bài thơ trong chương trình giáo khoa như:
TÌNH QUÂN DÂN
Các anh về
Mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về
Nhà tôi nghèo
Mái lá đơn sơ
Các anh về
Xôn xao làng bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau
(trích ở bài BAO GIỜ TRỞ LẠI- Hoàng Trung Thông, được chọn trong tuyển tập 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX).
...
Tất nhiên, chiều nay gặp một cô gái, pp không thể nào khen kiểu:
- Ôi, tiếng hát câu cười của em sao mà êm ái quá!
Nghe là biết xạo ngay!
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 08-12-2008 lúc 11:17 AM.
Trong nghệ thuật còn biện pháp tu từ mà phan phương? Bài thơ của Hoàng Trung Thông nếu sửa lại "tiếng cười, câu hát" thì bài thơ này đâu có hay ho gì nữa? Đã gọi là nghệ thuật thì đâu có tuân theo công thức được miễn sao công chúng chấp nhận.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Tiếng cười sân khấu thì nghe nhiều? Câu cười? Cười mà thành câu hả? Quáiiii quáiii làm sao. Nói vậy hèn chi bậc tiền bối chỉnh là đúng rồi còn vô đây than thở gì nữa?
Cho hỏi là sao người ta gọi là THUẾ MÁ???
Chắc có lẽ do vần điệu nên cụm từ "Tiếng hát câu cười" được ưa chuộng chăng!
Như:
"Còn đâu tiếng hát câu cười
Khi say vũ điệu, khi chơi trốn tìm"
"Ôi dòng sông sinh tiếng hát câu cười
Giữa trong đục bên bồi bên lở
Giữa bom đạn, nguyên lành, tan vỡ
Em chưa hề che giấu khúc nông sâu"
Toàn những nhà thơ, nhạc sĩ "lớn" không nhé, chứ có vội vã nói họ viết sai!
---
Có search trong google cụm từ này sẽ thấy nó phổ biến trong thơ ca như thế nào!
Ðề: Re: Ðề: Một số từ trong Tiếng Việt dễ viết sai
Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong
Chắc có lẽ do vần điệu nên cụm từ "Tiếng hát câu cười" được ưa chuộng chăng!
Như:
"Còn đâu tiếng hát câu cười
Khi say vũ điệu, khi chơi trốn tìm"
"Ôi dòng sông sinh tiếng hát câu cười
Giữa trong đục bên bồi bên lở
Giữa bom đạn, nguyên lành, tan vỡ
Em chưa hề che giấu khúc nông sâu"
Toàn những nhà thơ, nhạc sĩ "lớn" không nhé, chứ có vội vã nói họ viết sai!
---
Có search trong google cụm từ này sẽ thấy nó phổ biến trong thơ ca như thế nào!
Viết sai chính tả tùm lum mà phổ biến làm anh em rối.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Trong nghệ thuật còn biện pháp tu từ mà phan phương? Bài thơ của Hoàng Trung Thông nếu sửa lại "tiếng cười, câu hát" thì bài thơ này đâu có hay ho gì nữa? Đã gọi là nghệ thuật thì đâu có tuân theo công thức được miễn sao công chúng chấp nhận.
Tại bác MH nói "mới nghe" nên trích vài ví dụ để "rộng đường dư luận" thôi!
PP chưa dám nói đúng hay sai!