Chữ viết dùng để ký âm. Đôi khi nguyên nghĩa gốc có sai lệch mà được số đông chấp nhận thì sinh ra từ mới. Không thể nói từ mới này là sai được!
Em lại không nghĩ như vậy. Cái ranh giới giữa viết sai và từ mới rất mỏng manh. Nếu tạo ra từ hoàn toàn mới hay nghĩa mới từ từ cũ thì là tạo từ mới, còn giữ nghĩa cũ mà đổi cách viết thì không phải. Nói thì nói sao cũng được nhưng viết thì nhất định phải chính xác. Từ nhiều người sai (họ chấp nhận) là từ mới và ai cũng phải viết vậy sao? Như vậy sau này "Chuẩn trị" là đúng à, và anh nghĩ sao nếu mình dùng "khoái trí" thay cho "khoái chí"? Dù sao em cũng không nghĩ trong các văn bản cần tính chính xác cao như hiến pháp chẳng hạn người ta dám dùng từ "khoái trá". Ai cũng chấp nhận từ mới kiểu này thì mình nên bỏ đi cái khái niệm "sai chính tả" và đổi tên cái topic này thành "một số từ mới trong tiếng Việt". Ôi mà đó cũng phải việc của mình, mọi thứ đều có thể thay đổi, các nhà ngôn ngữ học bảo rằng đã đến lúc dùng những từ mới cho hợp thời đại thì mình cũng phải nghe thôi . Đề tài này thú vị quá, cho em thêm mấy chữ:
"son sắt" chứ không phải "son sắc"
"trau dồi" chứ không phải "trao dồi"
Bến Dược ở Củ Chi là một ví dụ. Thử viết Bến Vượt xem, ai mà hiểu!
Đó chỉ là ví dụ vớ vẫn. Còn thật ra thì mình có một quan điểm mạnh mẽ hơn. Ngôn ngữ cũng như mọi thứ, đều vận động và phát triển. Cái mới sẽ dần thay thế cái cũ. Bản chất của chữ viết tiếng Việt là ký âm. Có nghĩa là một nhà ngôn ngữ học cách đây hơn một trăm năm nhìn cái miệng của người Việt nhóp nhép rồi dùng kiến thức của mình (mẫu tự La tinh) để mà ghi lại. Khi được hệ thống hóa thì đưa vào từ điển. Và đó được xem là chuẩn đầu tiên. Ai viết sai được xem là sai chính tả tiếng Việt. Thử hỏi từ đó đến nay bao nhiêu quyển từ điển đã ra đời? Phiên bản sau bổ sung cho phiên bản trước, những từ mới ra đời.
Quay lại bản chất chữ viết tiếng Việt là ký âm. Tất nhiên nhiều vùng miền thì khó mà thống nhất được. Do đó, thủ đô được ưu tiên làm "chuẩn", các vùng khác tuân theo, đó là số đông. Và số đông này quyết định ngôn ngữ chữ viết. Nếu chữ viết và phát âm khác nhau thì chữ viết phải thay đổi cho phù hợp với cách phát âm. Chứ không cớ gì cái lưỡi chúng ta phải trẹo miệng theo cái chữ viết được gọi là "chuẩn" (đúng chính tả).
Cách phát âm từ ngàn năm cũng đã thay đổi, cớ gì các ký tự La tinh không thể thay đổi để "ghi" lại những thay đổi này.
Tóm lại, theo mình, khi phần đông mọi người phát âm thế nào thì ghi lại chính xác như vậy. Còn những quyển từ điển có từ mấy chục năm trước phải hiệu chính, bằng không đốt hết cho rồi. Chúng không phản ánh được thời đại!
Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Nhưng do người ở đây là người Nam bộ nên từ "Bến Vượt" đã bị nói trại đi thành "Bến Dược"
__________________
Hỗ trợ cung cấp công cụ giải trí có tính phức tạp cao...
Bến Dược ở Củ Chi là một ví dụ. Thử viết Bến Vượt xem, ai mà hiểu!
Đó chỉ là ví dụ vớ vẫn. Còn thật ra thì mình có một quan điểm mạnh mẽ hơn. Ngôn ngữ cũng như mọi thứ, đều vận động và phát triển. Cái mới sẽ dần thay thế cái cũ. Bản chất của chữ viết tiếng Việt là ký âm. Có nghĩa là một nhà ngôn ngữ học cách đây hơn một trăm năm nhìn cái miệng của người Việt nhóp nhép rồi dùng kiến thức của mình (mẫu tự La tinh) để mà ghi lại. Khi được hệ thống hóa thì đưa vào từ điển. Và đó được xem là chuẩn đầu tiên. Ai viết sai được xem là sai chính tả tiếng Việt. Thử hỏi từ đó đến nay bao nhiêu quyển từ điển đã ra đời? Phiên bản sau bổ sung cho phiên bản trước, những từ mới ra đời.
Quay lại bản chất chữ viết tiếng Việt là ký âm. Tất nhiên nhiều vùng miền thì khó mà thống nhất được. Do đó, thủ đô được ưu tiên làm "chuẩn", các vùng khác tuân theo, đó là số đông. Và số đông này quyết định ngôn ngữ chữ viết. Nếu chữ viết và phát âm khác nhau thì chữ viết phải thay đổi cho phù hợp với cách phát âm. Chứ không cớ gì cái lưỡi chúng ta phải trẹo miệng theo cái chữ viết được gọi là "chuẩn" (đúng chính tả).
Cách phát âm từ ngàn năm cũng đã thay đổi, cớ gì các ký tự La tinh không thể thay đổi để "ghi" lại những thay đổi này.
Tóm lại, theo mình, khi phần đông mọi người phát âm thế nào thì ghi lại chính xác như vậy. Còn những quyển từ điển có từ mấy chục năm trước phải hiệu chính, bằng không đốt hết cho rồi. Chúng không phản ánh được thời đại!
Èo, nếu anh đã nói vậy thì em không có ý kiến gì nữa.
Re: Ðề: Re: Một số từ trong Tiếng Việt dễ viết sai
Trích:
Nguyên văn bởi Lestat
Èo, nếu anh đã nói vậy thì em không có ý kiến gì nữa.
Sao lại thế! Nếu thấy không đúng ý mình và vô lý thì phản bác chứ. Biết đâu Lestat chỉ ra được cái quan điểm sai lầm của pp thì sao!
Người lớn (tuổi) không hẳn là hay ho gì, chỉ hơn cái kinh nghiệm thôi. Nhưng nếu là thứ kinh nghiệm sai lầm thì có ra gì đâu! Đôi khi họ là thứ kiềm hãm sự phát triển của xã hội! >
Sorry đã làm loãng topic nhé!
Vấn đề PP đưa ra giống như có thời ta muốn đơn giản hóa tiếng Việt vậy. Người ta muốn dùng ngôn ngữ CHÁT CHÍT của tuổi teen để làm ngôn ngữ chính thống. Đại khái như tuổi=tủi, hiểu = hỉu, ... Dùng lâu ngày sẽ quen. Tất nhiên là số người phản đối nhiều hơn số người ủng hộ. Xếp xó thôi. (Làm như tiếng Trung Quốc vậy.)
Nhưng biết đâu vài trăm năm nữa chữ viết hiện tại thành cổ ngữ.
Vấn đề PP đưa ra giống như có thời ta muốn đơn giản hóa tiếng Việt vậy. Người ta muốn dùng ngôn ngữ CHÁT CHÍT của tuổi teen để làm ngôn ngữ chính thống. Đại khái như tuổi=tủi, hiểu = hỉu, ...
Sao có ai liều quá vậy. Mang ngôn ngữ tuổi teen làm ngôn ngữ chính thống. Các nhà ngôn ngữ học, đa số là già, lụ khụ. Một mớ thành kiến khổng lồ đối với tuổi trẻ, nhất là tuổi nổi loạn teen teen! Một hệ kiến thức tiếp thu qua tuổi đời chồng chất. Chắc không có ai đâu.
Nên lắm chứ, HỈU quá đơn giản và đẹp. Thêm chữ Ê có nghĩa lý gì đâu!
Ðề: Re: Ðề: Re: Một số từ trong Tiếng Việt dễ viết sai
Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong
Sao lại thế! Nếu thấy không đúng ý mình và vô lý thì phản bác chứ. Biết đâu Lestat chỉ ra được cái quan điểm sai lầm của pp thì sao!
Người lớn (tuổi) không hẳn là hay ho gì, chỉ hơn cái kinh nghiệm thôi. Nhưng nếu là thứ kinh nghiệm sai lầm thì có ra gì đâu! Đôi khi họ là thứ kiềm hãm sự phát triển của xã hội! >
Sorry đã làm loãng topic nhé!
Dạ, đâu có gì, tại em chưa tìm ra luận cứ, dẫn chứng thuyết phục thôi.>> Ai mà tự thấy mình "... kiềm hãm sự phát triển xã hội" thì tự bóp cổ mình cho chết đi. Ha ha, em đùa. Hi hi, à nhân tiện cho em hỏi "làm loãng topic" là sao? Là ý nghĩa gì?
Vấn đề PP đưa ra giống như có thời ta muốn đơn giản hóa tiếng Việt vậy. Người ta muốn dùng ngôn ngữ CHÁT CHÍT của tuổi teen để làm ngôn ngữ chính thống. Đại khái như tuổi=tủi, hiểu = hỉu, ... Dùng lâu ngày sẽ quen. Tất nhiên là số người phản đối nhiều hơn số người ủng hộ. Xếp xó thôi. (Làm như tiếng Trung Quốc vậy.)
Nhưng biết đâu vài trăm năm nữa chữ viết hiện tại thành cổ ngữ.
Ðề: Re: Ðề: Re: Một số từ trong Tiếng Việt dễ viết sai
Trích:
Nguyên văn bởi Lestat
Hi hi, à nhân tiện cho em hỏi "làm loãng topic" là sao? Là ý nghĩa gì?
À mình thảo luận ở đây là một hình thức online của diễn đàn ngoài thực tế. Do đó khi thảo luận phải đi vào nội dung của chủ đề. Chủ đề đặt ra ở đây là các từ dễ viết sai trong Tiếng Việt. Do đó mình phát biểu chỉ nói xoay quanh vấn đề này còn nói ra ngoài sang chủ đề khác như pp là nói ngoài lề cái chủ đề. Ở diễn đàn nghiêm ngặt họ sẽ có hình thức xử lý nghiêm giống như MC của diễn đàn thực tế sẽ nhắc nhở ai phát biểu không đi vào nội dung. Đó là việc làm loãng topic mà PP đã nói.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog