Kiện thẳng ra tòa cũng được với điều kiện người đó fải rành luật & có chứng cứ thật vững chắc để có thế tranh luận với cty tại toà. Nếu thông wa công đoàn cơ sở để giả quyết, hòa giải trước thì tranh thủ dược sự ủng hộ của công doàn, khi hòa gải không thành kiện ra tòa khả năng thắng kiện sẽ cao hơn. ( báo Pháp Luật ngày 10/10 mục "Trợ Giúp Pháp Lý Miễn Phí" có đề cập vấn đề này )
Anh Lôc ui,sẵn có box này anh mở rộng ra thêm các lĩnh vực khác như Luật nhà ở, Luật đất đai,Hôn nhân gia đình... Khi gặp trường hợp nào hay và giống với thực tế cuộc sống thì pót lên cho mọi người tham khảo, thấy cũng bổ ích lắm áh.
Thật ra chẳng có người lao động nào dám một mình kiện ra tòa cả. Đơn giản vì thủ tục khởi kiện chẳng đơn giản tí nào? Người lao động thường ngại ngùng khi kiện cáo. Do đó, hầu như ai cũng tranh thủ sự mách nước của công đoàn, những người có chút kinh nghiệm.
Cũng là chuyện kiện cáo.
Ông cậu làm ở Cty nhà nước bị "đì". Cách đây mấy năm, đang làm ở Cty tự dưng được chuyển xuống làm xí nghiệp. Do mức lương không đổi nên ông vẫn làm bình thường. Đến nay, công ty sắp xếp công việc, chuyển đổi cơ cấu thành Cty TNHH MTV, đổi thang lương bậc lương mới. thế là lương ông bị xuống thê thảm. Tức quá ông làm đơn gởi Công ty xin quay về chổ cũ, Cty từ chối vì không còn việc nữa. Sau nhiều lần hòa giải không thành, tức quá ông làm đơn gơỉ Văn Phòng Quốc Hội, Sở LĐTBXH, LDLĐ, báo NLĐ, Tổng Cty, ... gởi tới nơi nào mà ông cảm thấy có thể gởi được. Chứa an tâm, ông thuê luật sư tư vấn cho mình.
Mấy lần lại nhà chơi, tôi có nghe loáng thoáng nhưng không để ý lắm. Sau này nghe kết cục cứ dây dưa mãi. Ông đòi kiện ra tòa. Căng quá, tôi xin ổng 1 bộ hồ sơ cầu cứu "sư phụ mình". Sau khi nghiên cứu hồ sơ mới thấy ông bị lép vế. Kiện ra là thua chắc. Phải dùng phương pháp tình cảm thôi. Cty đã sai khi dùng văn bản hành chính để giải quyết mối quan hệ lao động. Ở đây là văn bản điều chuyển công tác. Bởi lẽ ông không phải là công viên chức nhà nước . Chỉ khi nào ông vi phạm kỷ luật thì mới điều chuyển công tác khác không quá 6 tháng.
Nhưng may cho Cty là Cty đang sắp xếp lại lao động, công việc cũ không còn... bây giờ dùng tình cảm giải quyết thôi.
Thế là "sư phụ" tôi" soạn một văn bản gởi Cty, phân tích phải trái để cty hiểu và giữ nguyên mức lương cho ông cậu tôi. Nhận văn bản xong, Phóng Tổng giám đốc Cty đã điện thoại gặp "sư phụ tôi" để làm rõ thêm. Sư phụ tôi cũng đã chuẩn bị một loạt bài báo để tấn công. Những tưởng chiến dịch mới bắt đầu diễn ra.
Ai dè, ông cậu tôi mệt mỏi sau 6 tháng trời cầm cự, bỏ cuộc ...Tiếc thật!
Như tôi đã nói, đã quyết đi vào con đường kiện cáo này, đòi hỏi phải có niềm tin và sự bền bĩ. Ông cậu tôi chỉ vì sự bốc đồng mà đi gõ cửa tùm lum, không đúng chổ. Và Cty này cũng lỳ thiệt. Nhưng nếu ông ráng chịu "lỳ" một chút nữa thì ...
Sáng sớm chuông điện thoại reo. "Anh ơi, vợ em đang bị đì, Cty không cho làm gì cả, bắt ngồi ở không một chổ làm sao nổi". Bình tĩnh hỏi lại thì vợ anh ta cãi gì đó với anh tổ trưởng, tổ trưởng phật ý đòi kỷ luật đuổi việc . Tời chừng biết là cô này đang có thai nên chuyển về văn phòng ngồi chơi xơi nước. Ức quá anh chồng gởi đơn cho công đoàn ban quản lý khu công nghiệp nhưng bị từ chối giải quyết vì Cty làm đúng (?). sau đó anh ta gọi cho đường dây nóng báo NLĐ, chưa đã giận gọi cho tôi. Thật ra chuyện này có thể khiếu nại được vì mọi người xin ra đều có quyền được lao động. Nhưng khi hỏi kỹ lại là hợp đồng của cô ấy sắp kết thúc và Cty vẫn trả lương đầy đủ. Nếu có làm ầm ĩ lên cũng chẳng lợi gì, đôi khi còn bất lợi nếu Cty chuyển sang làm chổ khác khó khăn hơn. Tôi nói " thôi thì em nói với vợ em lấy sách báo gì đó, sách dạy các bà mẹ trẻ, săn sóc trẻ em... ra mà xem giết thời gian. Cùng lắm lấy kinh ngồi niệm Phật cũng được (. Chứ bây giờ kiện cáo không có lợi. Cũng nên chuẩn bị tinh thần Cty chấm dứt hợp đồng". Cuối cùng, tuần sau Cty chuyển cô vợ trở lại làm chổ cũ cho đến nay.
Đến hẹn lại lên. Hằng năm cứ dạo mùa này, mùa Tết, người lao động phải làm cái chuyện chẳng đặng đừng là ... Đình công. Dùng cái từ nhẹ nhàng hơn là ..ngừng việc tập thể. Thử nhẩm tính như người bạn của tôi.
Trích:
Công nhân mình đây nè ?
Một tháng 1.100.000 dg ---à Định phí :
Chổ ở : 250.000 đ/thg / nguoi/ phòng.
An sang : 7.000 x 30 ngày = 210.000 đ/ thg,
An tối : 10.000 x 30 ngày = 300.000 d/thg,
Xăng & gửi xe : 100.000 đ/ thg,
Biến phí : Ăn tươi cuối tuần ? Café bạn bè ? Sinh nhật, đám cưới ? tình yêu, tình báo ? ôi thôi là ==è ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC Ở ĐÂU ????
( Còn cái con mẹ gì nữa mà làm, làm để làm gì cơ chứ ? !! ?)
Chả lẽ chỉ có thể phán một câu là “ XIN LỖI TÌNH YÊU “.
Trưa nay lại nghe công ty ấy chuẩn bị đình công. Năm trước đã đình công một lần rồi. Mấy ngày nay cũng "nhớm đích" muốn đình công vì thấy xung quanh người ta "làm dữ" quá. Mà mấy cái vụ đình công này có "huông" dữ lắm.
Đành chờ vậy? Giúp được gì thì giúp. Trúng trật sao không biết, hạ hồi phân giải.
TP Hồ Chí Minh [Đăng nhập để xem liên kết. ]
12-01-2008 01:12:21 GMT +7
Bà Lê Thị Kim Chi, Chủ tịch LĐLĐ quận 9, thông báo kết quả giải quyết tranh chấp cho CN Công ty DooSol
Chỉ trong ngày 11-1, tại TPHCM đã xảy ra 5 vụ ngừng việc tập thể (NVTT), trong đó 2 vụ xảy ra tại KCX Tân Thuận.
Vụ ngừng việc của hơn 800 công nhân (CN) Công ty DooSol (100% vốn Hàn Quốc, tại quận 9) bắt nguồn từ việc công ty không thanh toán tiền phép năm theo quy định; không trả tiền độc hại; không công khai kế hoạch trả lương, thưởng Tết. Công ty còn buộc nữ CN cam kết làm hơn 1,5 năm mới được có thai. Làm việc với các cơ quan chức năng quận 9, ông Kim Kyung Soo, tổng giám đốc công ty, nhìn nhận các thiếu sót và cam kết thanh toán 300% tiền phép năm 2007; thưởng Tết một tháng lương; tạm ứng 70% tiền lương tháng 1-2008 và 30% còn lại sẽ chi trả sau Tết. Công ty sẽ điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) và nâng lương cho CN theo quy định; bãi bỏ quy định sa thải nữ CN có thai trái luật. Chiều cùng ngày, tập thể CN đã đồng ý trở lại làm việc.
Tại Công ty 3Q Vina (100% vốn Hàn Quốc, ở quận 8), hơn 30 CN đã NVTT, đề nghị công ty trả LTT đúng quy định, hạn chế tăng ca, không trừ lương CN để lập “quỹ lương dự phòng”, chấm dứt tình trạng phát thẻ cho CN đi vệ sinh và thưởng Tết cho CN. Làm việc với các cơ quan chức năng quận 8, công ty cam kết hoàn trả tiền lương đã trích của CN để lập “quỹ lương dự phòng”; điều chỉnh LTT; thưởng Tết; chấn chỉnh việc phát thẻ đi vệ sinh; không trù dập CN tham gia NVTT.
Tại Công ty Fujimatsu VN (KCX Tân Thuận), gần 100 CN NVTT xuất phát từ việc công ty không trả đủ lương chờ việc, không trả trợ cấp mất việc do thu hẹp sản xuất và không thông báo thưởng Tết. Dù công ty cam kết sẽ trợ cấp mất việc, trả 70% lương chờ việc và thưởng Tết, nhưng CN vẫn không đồng ý.
Chiều cùng ngày, 2 vụ ngừng việc tập thể đã xảy ra tại Công ty M.Text (100% vốn Nhật Bản, KCX Tân Thuận) và Công ty SungChang (100% vốn Đài Loan, quận 9). Tại Công ty SungChang, hơn 150 CN NVTT do công ty căn cứ ngày giờ công để xét thưởng Tết; không tính đủ tiền phép năm... Sau khi các cơ quan chức năng quận 9 can thiệp, công ty cam kết xây dựng thang, bảng lương, chi trả phép năm đúng luật; ký hợp đồng cho toàn bộ CN; thưởng Tết một tháng lương. Tại Công ty M.Text, CN kiến nghị thưởng Tết bằng một tháng lương thực lĩnh; xét đến vấn đề trượt giá khi nâng lương. Đến cuối giờ chiều, hai bên vẫn chưa đạt được các thỏa thuận.
- Văn phòng HĐND- UBND TPHCM vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu Hà, về tình hình triển khai lương mới và NVTT trên địa bàn. UBND TP chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện phát huy kinh nghiệm trong xử lý các vụ NVTT trước đây; Công an TP phối hợp với các quận, huyện nắm tình hình và xử lý các đối tượng có hành vi kích động, hăm dọa CN. Trước mắt phối hợp với huyện Củ Chi tiến hành nắm tình hình xác minh nguồn tin có đối tượng hăm dọa CN Công ty Thái Dương Thế Giới nếu vào làm việc. UBND TP cũng chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH, LĐLĐ TP cùng các sở, ngành phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại VN và các cơ quan ngoại giao các nước tại TP động viên, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động.
V.Tùng - N.Dương
Báo Tuổi Trẻ đưa tin ... (bài của Yến Trinh - khóa 96)
Trích:
Thứ Bảy, 12/01/2008, 08:05 (GMT+7) [Đăng nhập để xem liên kết. ] * Động viên, hướng dẫn giới chủ thực hiện tốt quan hệ lao động
TT(TP.HCM) - Ngày 11-1, hơn 1.000 công nhân (CN) Công ty J. Young và Dae Woong (100% vốn Hàn Quốc, tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) vẫn tiếp tục đình công. Đây là ngày thứ ba CN của hai công ty này đình công đòi tăng lương và các chế độ khác.
Công ty thống nhất tăng các khoản phụ cấp và lương cho mỗi CN thêm 5.100 đồng/ngày so với lương hiện tại. Tuy nhiên, nhiều CN vẫn chưa đồng ý với mức tăng này. Lãnh đạo công ty khẳng định không có khả năng trả lương cao hơn nữa và sẽ cho thôi việc nếu CN nào không đồng ý với mức lương trên và nghỉ việc quá năm ngày.
Sáng 11-1, tại Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7) cũng diễn ra đình công tại hai công ty 100% vốn Nhật Bản. CN Công ty M. Text kiến nghị công ty phải xem xét vấn đề trượt giá khi nâng lương, thưởng tết bằng một tháng lương thực lĩnh. Còn vụ đình công tại Công ty Fujimatsu xuất phát từ việc CN không nhận đủ 100% lương chờ việc, không được thông báo công khai mức thưởng tết... Tại Q.9, hơn 150 CN Công ty Sungchang (100% vốn Đài Loan) đình công do công ty không tính đủ tiền phép năm, công ty căn cứ vào ngày công để xét thưởng tết...
* UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Lao động - thương binh & xã hội và các cơ quan liên quan chủ động tiếp xúc với giới chủ để động viên, hướng dẫn họ làm tốt quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Trong những ngày đầu tháng 1-2008, trên địa bàn TP liên tiếp xảy ra các vụ tranh chấp lao động tập thể với hàng ngàn người tham gia. Theo các cơ quan chức năng TP, phần lớn các vụ tranh chấp xảy ra tại các doanh nghiệp chuyên gia công ngành may mặc và da giày, chi phí tiền lương thấp.
L.A.Đ. - Y.T
Cụ thể là ... Chi tiết hơn là ... Báo Lao Động nêu như sau:
Trích:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Lao Động số 10 Ngày 12/01/2008 Cập nhật: 10:21 PM, 11/01/2008
Chủ tịch LĐLĐ Q.9 Lê Thị Kim Chi đang hàn gắn quan hệ lao động ở Cty TNHH Doosol VN. (LĐ) - Sáng 11.1, toàn bộ 300 CN Cty TNHH Wonderful (100% vốn Nhật Bản, chuyên may quần áo BHLĐ ở KCX Tân Thuận, Q.7) đã trở lại làm việc sau ba ngày đình công quyết liệt khi các yêu sách đã thoả mãn, thì cùng ngày tại TPHCM có hàng loạt cuộc đình công khác cũng đòi nâng lương, nâng tiền thưởng tết.
Trong số những DN mới xảy ra đình công thì vụ đình công của hơn 800 CN Cty TNHH Doosol VN (100% vốn Hàn Quốc, chuyên may mặc ở số 160 đại lộ III, P.Phước Bình, Q.9) là căng thẳng nhất.
Các CN kéo nhau ra cổng kêu gọi cả những người đi ngoài đường tới hỗ trợ, khiến bảo vệ phải khoá chặt cổng để "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Sau khi đình công xảy ra, Chủ tịch LĐLĐ Q.9 Lê Thị Kim Chi dẫn đoàn công tác của Q.9 xuống ghi nhận ý kiến CN. Các CN đưa ra một bản tố cáo đối với bà L.Th.T.G (Trưởng phòng nhân sự), nội dung: Bà L.Th.T.G đã lợi dụng chức vụ để o ép CN, cụ thể bà L.Th.T.G thường xuyên xử phạt CN bằng cách trừ tiền; mỗi tuần tăng ca liên tục 5 ngày và đến tận 21 giờ đêm, CN không đồng ý tăng ca là bị rút thẻ, trừ 100.000 đồng; buộc CN cam kết không được có con, CN nữ có thai lập tức bị đuổi việc... Mãi đến nay, Cty vẫn chưa có kế hoạch nâng lương theo quy định của Chính phủ...
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Q.9, Tổng giám đốc là ông Kim Kyung Soo "vò đầu bứt tai" khi nghe những chuyện trái khoáy do bà L.Th.T.G gây ra. Ông Kim Kyung Soo đã ký biên bản cam kết khắc phục toàn bộ các sai phạm và hứa thưởng tết cho CN mỗi người 1 tháng lương; tiền phép năm được tính bằng 300%; việc nâng lương sẽ thực hiện vào tháng 2 và CN sẽ được truy lĩnh từ tháng 1.2008. Tập thể CN thì yêu cầu Cty đuổi việc bà L.Th.T.G, ông Kim Kyung Soo hứa sẽ xem xét việc này.
Sáng cùng ngày, trên địa bàn Q.9 cũng xảy ra vụ đình công của CN Cty Việt Thắng Joan về lương, thưởng, nhưng chỉ trong vòng 30 phút DN đã tự hoà giải thành. Tới trưa 11.1, Đoàn công tác Q.9 còn tiến hành hoà giải thành vụ đình công của 150 CN Cty TNHH Sungchang (100% vốn Đài Loan, chuyên may mặc).
Nguyên nhân đình công do Cty dựa vào ngày giờ công để xét thưởng tết; không tính đủ tiền phép năm. Đoàn công tác Q.9 đã buộc Cty ký cam kết xây dựng thang, bảng lương, chi trả phép năm bằng 300%; thưởng tết 1 tháng lương và ký HĐLĐ, sau đó CN đã đồng ý trở lại làm việc.
Chiều cùng ngày, tại KCX Tân Thuận, có 200 CN phân xưởng sản xuất bán dẫn của Cty Mtex (100% vốn Nhật Bản, chuyên sản xuất bán dẫn và cơ khí) cũng đình công. Nguyên nhân: Trước đây Công đoàn với Cty có thoả thuận lương tối thiểu 915.000 đồng (cao hơn mức 870.000 đồng do Chính phủ quy định). Nay Cty chuyển xếp lương mới theo mức 1.000.000 đồng là không phù hợp.
CN yêu cầu lấy mức lương cơ bản CN đang hưởng chia cho 915.000 đồng để ra hệ số, rồi nhân với 1.122.000 đồng (là lương tối thiểu bao gồm 7% đã qua đào tạo cộng với mức công đoàn thoả thuận cao hơn luật định) để ra mức lương thực trả, đồng thời thưởng tết 1 tháng lương thực lãnh. Sau nhiều giờ bàn bạc, Cty không chấp thuận nên CN đã bỏ về.
Cùng ngày, ở KCX Tân Thuận còn có gần 100 CN Cty Fujimatsu VN phản ứng "kiểu đình công" vì Cty không trả đủ 100% lương chờ việc, không trả trợ cấp mất việc cho CN khi thu hẹp sản xuất và không thưởng tết.
Trên địa bàn Q.8 (TPHCM) cũng có 30 CN Cty TNHH 3Qvina (100% vốn Hàn Quốc) đình công đòi trả lương tối thiểu đúng quy định, hạn chế tăng ca, không trừ lương CN để lập "Quỹ dự phòng"... Sau khi các yêu sách nói trên được đáp ứng, CN đã chấp nhận trở lại làm việc.
Tôi thấy hiện nay có nhiều người khi "bái bai" công ty cũ thường lo sợ ... bị Cty cũ đeo bám, gây bất lợi khi làm Cty mới. Theo tôi nghĩ, với thực tế lao động như Việt Nam, chuyện "nhảy nhót" Cty là chuyện thường như cơm bửa, đất lành chim đậu thì bạn không nên sợ vấn đề này. Cty cũ cũng không rảnh làm chuyện này. Nếu Cty có rảnh làm chuyện này thì pháp luật sẽ "sờ gáy" họ vì luật quy định rất rõ điều này. Nếu có bằng chứng, bạn có quyền khởi kiện họ ra tòa, đòi bồi thường thiệt hại. Riêng cty mới cũng sẽ chẳng quan tâm chuyện bạn đã làm gì ở Cty cũ đâu. Vấn đề là công việc hiện tại bạn làm có được không? Bạn thể hiện mình như thế nào?
Còn chuyện các Cty Nhật có Hiệp hội doanh nghiệp Nhật, bạn sợ làm Cty Nhật này thì nhảy qua Cty Nhật khác làm không được, vì họ thông báo cho nhau? Tôi có nhiều người bạn từ Cty Nhật này qua Cty Nhật kia ở cùng 1 KCX, KCN mà có sao đâu?
Không có nhân viên tồi chỉ có quản lý tồi. Đúng không?
Hôm qua ngồi nói chuyện với vài người mới biết chuyện 1 anh bạn làm việc 2 năm trời ở một trường học nó mà đến khi nghỉ việc với bàn tay trắng. Chẳng trợ cấp thôi việc, chẳng có sổ BHXH. Hỏi kỹ mới biết tuy làm đã lâu nhưng trường nọ chỉ ký hợp đồng giảng dạy với anh đó 3 tháng 1 lần. Cứ như thế đến tháng 3 vừa rồi ký hợp đồng đến tháng 12/2008, tổng cộng là 9 tháng? Đã vậy khi ký HĐ giữ luôn bảng HĐ.
Sai hàng loạt. Theo quy định, HĐ có 3 loại:
- HĐ thời vụ: thường 3 tháng
- HĐ có thời hạn: 12 tháng đến 36 tháng
- HĐ vô thời hạn.
Người lao động chỉ có quyền ký liên tiếp 2 HĐ có thời gian giới hạn (HĐ thời vụ, HĐ có thời hạn), đến hợp đồng thứ 3 bắt buộc phải là HĐ vô hạn.
Như vậy trường này đã sai khi ký liên tiếp nhiều HĐ thời vụ. Theo quy định HĐ thứ 3 đượng nhiên là HĐ vô thời hạn.
Thêm mộtcái sai nữa là nhà trường không trả HĐ cho NLĐ. Nếu không trả HĐ cho NLĐ thì NSDLĐ sẽ bị phạt tiền.
Tôi đang hướng dẫn bạn đó làmnhững bước tiếp theo ...
Mới trao đổi với một người bạn của CBMM. Làm việc đã hơn 1 năm mà đến chừng nghỉ việc trăn1g tay. Không tiền trợ cấp thôiviệc, không sổ bảo hiểm. Nguyên nhân là không có ký hợp đồng lao động. Tôi thấy rất nhiều người không quan tâm chuyện này. Cóthể là do không biết, là do sợ Cty, ...
Không ký hợp đồng là thiệt thoì cho chính mình. Không có HĐLĐ thì bạn không có thẻ bảo hiểm ý tế, không có sổ BHXH, không được hưởng các quyền lợi khác. Bây giờ nghỉ việc rồi, muốn đoì những quyền lợi đó rất gian khổ vì phải kiên tụng, tốn nhiều thời gian. Lưu ý là bạn nên lưu giữ các giấy tờ liên quan đến việc nhận lương, các quyết định nâng lương, ... để khẳng định sự tồn tại của bạn ở Cty đó. Mấy giấy tờ đó cũng giúp ích cho bạn sau này.
Theo tôi, nếu Cty nào không chịu ký hợp đồng lao động thì Cty đó có vấn đề. Bạn không nên lưu luyến Cty ấy, nên rời Cty đó càng sớm càng tốt.
Lâu lâu quay lại đề tài luật lao động: [Đăng nhập để xem liên kết. ]. Chà lại phải trích thêm 15 tiền lương nữa đây. Căng quá.
Trích:
Từ 1-1-2009, áp dụng thực hiện Luật Bảo hiểm thất nghiệp
13-12-2008 17:26:41 GMT +7
Ông Phạm Đỗ Nhật Tân
(NLĐO)- Từ ngày 1-1-2009, Luật Bảo hiểm sẽ chính thức có hiệu lực, đáng chú ý là chính sách bảo hiểm thất nghiệp lần đầu tiên được thực hiện. Phóng viên của Website Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về vấn đề trên. PV: Thưa ông ý nghĩa của việc ra đời chính sách bảo hiểm thất nghiệp là như thế nào?
- Ông Phạm Đỗ Nhật Tân: Hàng năm trên cả nước có trên 1 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn.
Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ giúp góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. - Vậy đối tượng nào sẽ được tham gia loại hình bảo hiểm này?
- Theo quy định thì những đối tượng sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Thưa ông, để nhận được trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải có những điều kiện nào?
- Thứ nhất, người lao động bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức mà chưa tìm được việc làm.
Thứ hai, trong vòng 24 tháng trước khi bị thất nghiệp, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng trở lên.
Thứ ba, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Đây là các điều kiện để người thất nghiệp được hưởng các chế độ quy định của bảo hiểm thất nghiệp. - Vậy người lao động bị thất nghiệp sẽ được hưởng quyền lợi gì?
- Một là, nếu người lao động có đủ điều kiện nêu trên thì họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả.
Hai là, được tham gia các khoá học nghề, có thể là bổ túc thêm tay nghề hoặc học nghề mới phù hợp với môi trường làm việc mới có nhu cầu.
Ba là, trong quá trình tìm kiếm việc làm, người lao động được tư vấn, giới thiệu tìm việc làm.
Bốn là, được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. - Ông có thể cho biết về mức đóng và mức hưởng cụ thể của Bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống người lao động - Ảnh minh họa.
- Theo quy định thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng; hàng tháng Nhà nước hỗ trợ từ Ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Còn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể là: Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tuỳ thuộc vào số năm người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp ít thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tháng ít hơn.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
- Thưa ông, vậy những lao động có việc làm ổn định, không muốn tham gia loại hình bảo hiểm này thì thế nào?
- Đây sẽ là loại hình bảo hiểm bắt buộc nên người lao động có điều kiện nêu trên đều phải tham gia. Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ mới, rất cần thiết đối với người lao động trong cơ chế thị trường vì nó không những đảm bảo cuộc sống của chính người lao động khi bị mất việc mà nó còn chia sẻ rủi ro giữa những người lao động đang làm việc với những người bị mất việc.
- Nhưng nếu chủ sử dụng lách luật bằng cách ký hợp động ngắn hạn để khỏi phải đóng thêm một loại bảo hiểm nữa thì sao?
- Cần nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động về trách nhiệm của họ. Đồng thời cũng phải tuyên truyền để người lao động được biết tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu chủ sử dụng lao động phải thực hiện đúng theo quy định. Hơn nữa, bên cạnh người lao động bao giờ cũng có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi và cũng phải kể tới các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để các bên thực hiện các quy định này.
Để khắc phục tình trạng trên, trong kế hoạch tổng thể về triển khai bảo hiểm thất nghiệp, ngày 05/12/2008 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã có công văn số 4562/LĐTBXH-CVL gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị triển khai tuyên truyền và phổ biến các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Xin cảm ơn ông.
N.Lâm (Theo website Chính phủ)
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Cách đây hơn một năm, một người bạn ở phương xa liên lạc với tôi nhờ giải đáp một số thắc mắc về Luật Lao động. Số là Cty bạn đang làm có ý định "thay máu lao động". Bạn đang làm Trưởng một bộ phận tự dưng nhận được email của sếp bảo bàn giao công việc cho người khác, chờ nhận quyết định Cty. Ngặt một điều là do chưa có kinh nghiệm nên bạn nghe lời, ở nhà chờ Cty bố trí việc làm (tất nhiên trong thời gian đó bạn vẫn thường xuyên liên lạc với Cty bằng email, điện thoại). Đùng một cái Cty mời lên họp kỷ luật, ra quyết định sa thải vì bỏ việc quá 5 ngày. Trong những ngày chờ đợi, hội họp tôi và bạn trao đổi nhau liên tục vì Cty thuê đến 2 luật sư. Tất nhiên cái gì cũng có sơ hở. Cty ra quyết định kỷ luật mà ngày ra quyết quyết lùi sau đó đến vài tháng, ngày bạn bị sa thải có hiệu lực từ vài tháng về trước (chắc do đánh nhầm văn bản ). Thêm vào đó, sếp vừa đóng vai trò là Cty, vừa là công đoàn trong hội đồng kỷ luật. ... Tôi đã bảo bạn cứ bình tĩnh, kiên trì chờ vài tháng sau để khởi kiện Cty nọ ra tòa. Tôi đã hướng dẫn cặn kẽ bạn cách làm văn bản, nói như thế nào. Lúc đó, bạn rất hoang mang vì bên Cty cứ tung tin thuê luật sư, quen biết, ... Hòa giải thì tòa cũng lúng túng, không biết xử sao. Tôi đã chỉ bạn gởi đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp. Có lẽ vậy ... mà Cty đã chịu ngồi lại thỏa thuận với bạn, bồi thường 1 năm tiền lương và các khoản khác.
Tôi hỏi sao bạn biết tôi mà liên lạc. Bạn bảo em hỏi anh Gu-Gồ ảnh chỉ đến mục này. Thấy nick của anh nên em đánh liều hỏi đại.Nghĩ cũng lạ.
Kinhnghiệm rút ra trong trường hợp này là: chỉ có giám đốc Cty (hoặc người ủy quyền) mới có quyền sa thải nhân viên. Việc sa thải này phải đúng luật và bằng văn bản. Người lao động không nên nghe lời người không có tẩhm quyền mà nghỉ ở nhà chờ quyết định của Cty. Đặc biệt là văn bản phải hết sức chú ý ngày tháng, sai một ly đi một dặm.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!