PP tuy mới học hát cải lương mà cũng có dịp trổ tài cho mấy em khóa 2005 nghe. Nghe PP ca xong, mấy em đó vỗ tay rần rần luôn. Mà công nhận PP hát nghe cũng được. Giống Thanh Tuấn ...lúc bị bệnh á.
Đùa thôi, làm tiếp câu 2 đi PP.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Học hát rồi thì phải có đất mà dụng võ hoặc ít ra cũng dợt thử xem sao. Tình cờ qua [Đăng nhập để xem liên kết. ] và mấy anh bên đó cũng muốn giao lưu với chúng ta. Anh em nào có nhã hứng thì tham gia nhé.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Thôi, ôn bài lại để chuẩn bị qua câu 2. Học hát câu 1 là khó nhất, khó là vì mình chưa quen với kiểu lấy hơi của vọng cổ, chứ xong câu 1 rồi thì coi như...xong tất cả. Mấy câu sau chỉ khác biệt tí ti.
Câu 1 có tất cả 4 nhịp thôi. Lên vọng cổ, xà xuống đúng ngay chữ Hò.
Kế đến là: Xê, Xang, Cống. Một nhip trung bình khoảng khoảng 2 câu ngăn ngắn, như lục bát chẳng hạn.
Ví dụ:
Trích:
... chàng (Hò 16)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn (XÊ 24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)
hay
Trích:
.. lòng (Hò 16)
Dòng nước trong xanh soi ánh trăng rằm.(HÒ 20)
Mấy mươi năm sông cùng ta ra trận, là bấy nhiêu lần chở nặng chiến công (XÊ 24)
Màu xanh quê hương lớn lên trong bom gầm lửa đạn
Nắng dãi mưa dầm có tình mẹ chắc chiu Dòng sông tôi yêu chở nhiều nhung nhớ (CỐNG 32)
-----
Câu 2, hát tương tự câu 1. Chỉ khác tí ti chữ cuối cùng, thay vì CỐNG (nhịp 32) thì ta hát SANG.
Cấu trúc như sau:
Xề
Sang
Sang
Hò
Hò
Xê
Sang
Sang
Riêng 3 nhịp đầu, thường chỉ có nhạc. Khi nghe dứt 3 nhịp, Xề, Sang, Sang thì lấy hơi vô một câu và rớt xuống Hò. Còn thì Hò Xê Sang tiếp theo, giống hệt câu 1. Riêng nhịp cuối rớt xuống Sang.
Muốn ca được vững thì phải nghe nhịp được. Thường các nhịp 8, 16, 20, 24 đàn nghe rất rõ. Đặc biệt là nhịp 16 và 24 (song loan). Để nghe nhịp được mọi người tập đếm nhịp vầy nhé.
1- 2-3-4 2- 2-3-4 3- 2-3-4 4- 2-3-4 (4 nhịp)
Giống như đếm tập thể dục vậy đó. Chiều chiều chịu khó ra công viên xem quý bà tập thể dục, nghe băng đếm riết cũng quen.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Chiêu của bác Độc rất hay.
Sau này có muốn học qua nhạc lý (có học đờn chẳng hạn) thì chú ý nhận biết thêm Láy nào luôn. Ví dụ:
- 1 2 3 Hò
- 1 2 3 Xang
- 1 2 3 Xê
- 1 2 3 Cống
(4 nhịp, câu 1)