Cái này khó lắm cơ vì nó làm thay đổi căn cơ TV. Trong ngành điện tín người ta dùng kiểu mã hóa như mình gõ TELEX để tránh dấu mình thấy cách này cũng hay nhưng hình vào hết nhận ra cái đẹp của Tiếng Việt ta. Ví dụ: "Nàng Kiều" thì ghi là "Nafng Kieefu"
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Thật ra em cũng có biết gì đâu, em học văn thầy Nguyễn Hoàng Hải trường mình, thầy có nhắc nhở mấy chữ này, thế là em đem vô, giải thích kĩ hơn chắc em không thể, nhưng thầy Hải thì có thể. Em chỉ biết:
"Khoái chá": đây là từ gốc Hán, Khoái : là thịt xắt miếng nhỏ. Chá : là nướng. Vậy Khoái chá là thịt nướng , chả nướng , là món ngon và sau một thời gian thì chuyển thành nghĩa “sung sướng” , “ thích thú thoả mãn” … “khoái trá” là vô nghĩa , vì chữ “trá” nghĩa là “lừa dối” ( thí dụ : lính “trá hàng” ). Tuy nhiên, em vẫn thấy nhiều sách dùng, chắc có lẽ cũng tương đương nhau thôi.
"Phong thanh": "phong" là gió, "thanh" là âm thanh tức là âm thanh trong gió. Từ này để chỉ nhưng chuyện đồn đại. Vậy thôi, em hết biết rồi, còn "phong phanh" dùng cho cách ăn mặc sẽ đúng hơn. Thân!
"Phong thanh" thì còn giữ nguyên từ gốc, giờ vẫn còn dùng như thế! Còn "khoái chá" nếu đúng là như vậy thì cũng thật đáng tiếc, chữ "khoái trá" dùng nhiều hơn và hình như không còn dùng với nghĩa gốc như vậy nữa!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!