Còn đây là bài báo thứ 2 nói về vấn đề nêu trên được đăng trên báo Người Lao Động số ra ngày hôm nay. Cũng xin nói rõ thêm, đây là Công ty mà tôi đã làm trước đây. Khi biết các vấn đề tồn tại trên, tôi đã phải gõ cửa 2 tờ báo này nhờ họ lên tiếng giúp. Hy vọng là phần kết (tòa phúc thẩm) sẽ được mỹ mãn.
Trích:
Sai dính chùm!
23-10-2006 23:44:55 GMT +7
“Phải hủy bỏ quy định tại điểm b, khoản 2, phần III Thông tư 21 của Bộ LĐ-TB-XH để bảo đảm quyền lợi các bên trong quan hệ lao động”.
Ông Mai Đức Chính, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Chính sách Kinh tế- xã hội Tổng LĐLĐ VN, có ý kiến như vậy chung quanh vụ “tranh chấp về trợ cấp thôi việc” tại Công ty M.Tex (KCX Tân Thuận, TPHCM). Các quy định trái pháp luật tại Thông tư 21 đã dắt dây hàng loạt sai phạm của các cơ quan chức năng, trong đó có Công ty M.Tex và tòa án.
Hợp đồng lao động (HĐLĐ) của anh Trần Tiểu Long ký với Công ty M.Tex có hiệu lực đến ngày 30-4-2007. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Long xin thôi việc và báo trước 30 ngày. Công ty đồng ý cho anh Long nghỉ việc vào ngày 9- 4-2006. Nhưng đến ngày 4-4 anh Long nghỉ việc. Lấy lý do anh Long “đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật”, Công ty M.Tex không trả trợ cấp thôi việc, đòi anh Long phải bồi thường nửa tháng tiền lương và bồi thường thêm 6 ngày lương do “vi phạm thời hạn báo trước”.
Vụ tranh chấp được đưa đến tòa. Cả công ty và tòa án đều viện dẫn điểm b, khoản 2, phần III của Thông tư 21 hướng dẫn thi hành Nghị định 44/CP về HĐLĐ. Điều khoản này quy định người lao động không được trợ cấp thôi việc khi “đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước...”. Đây là một quy định hoàn hoàn vô căn cứ và trái pháp luật bởi tại điều 14, Nghị định 44/CP giải thích rất rõ: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là “chấm dứt không đúng lý do” và “không báo trước”. Trong khi anh Long chấm dứt “có lý do” (nên được công ty chấp thuận) và “có báo trước” 30 ngày nên không thể nói là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo khoản 2, điều 41 BLLĐ. Có chăng, anh Long chỉ “vi phạm thời hạn báo trước” theo khoản 4, điều 41 BLLĐ. Đây là hai quy định khác nhau. Thế nhưng Bộ LĐ-TB-XH đã “nhầm tưởng là một”, đưa đến hướng dẫn sai. Điều khó hiểu là, khi xét xử, Tòa Lao động TAND TPHCM biết rất rõ Thông tư 21 trái Nghị định 44/CP và BLLĐ, nhưng vẫn áp dụng. Còn Công ty M.Tex, trước khi giải quyết vụ việc, đã được hướng dẫn phải thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật có giá trị cao hơn (nghị định và bộ luật) nhưng vẫn bất chấp. Đây không phải lần đầu các doanh nghiệp lợi dụng sai sót của Thông tư 21 để trục lợi. Do vậy, nếu không sửa đổi thì những cán bộ, công chức đã tham mưu, ban hành quy định này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại cho người lao động mà Thông tư 21 đã gây ra.
Lệ Thủy
Sáng nay nhận được "tin dữ", Công ty cũ của tôi đình công. Thật ra thì tôi không ngạc nhiên lắm về tin này, bởi tôi quá hiểu về Cty này. Năm nay vì làm ăn "thua lỗ" nên Cty chỉ tăng lương 16.000 đồng một công nhân. Tính ra là tăng khoảng 1.5%, một con số quá khiêm tốn. Cty ép công nhân làm việc ca kíp, sai luật Lao Động... Cách đây một tuần, công nhân có hỏi tôi về cách viết đơn. Thì giúp được gì thì giúp!
Nghe đâu là thương lượng không thành. Tối qua, gần chục cuộc điện thoại báo tin tôi biết ngày mai đình công. Như vậy là công nhân ở đó đã trưởng thành hơn một chút. Hay tại tứt nước vỡ bờ? Họ nhờ tôi bắn tín cho nhà báo! Ừ thì giúp được gì thì giúp!
Chợt nghĩ, Tết về, ai cũng mong sao cuộc sống ngày một tốt hơn, đỡ vất vả hơn! Thế nhưng... Lại chờ nghe điện thoại vậy!
Tất niên, ngồi đàm đạo với nhau mới thấy anh em ta làm việc cực nhọc. Cực chẳng đã mới đình công. Đình công rồi thì sớm muộn gì cũng có " vài người bỏ cuộc chơi". Họ sẽ trở thành người hùng! Người hùng làm gì khi họ lại phải tiếp tục "bon chen" giữa cuộc sống đời thường! Nhưng hôm nay không không có anh A này thì 1 năm, 2 hay vài ba năm nữa cũng sẽ có nah A khác! Cuộc sống cứ thế!
Mong sao mọi người sẽ cơm no đủ ấm trong năm mới!
Tranh cải, có xung đột, có hòa giải. Hòa giải không thành, đem nhau ra tòa cải tiếp (có người nghe mà! ). Hòa giải thành, hay quá. Sướng cả làng, nhất là hòa giải viên được khen vì tài giỏi. Chính vì vậy người ta hay ép hòa giải cho thành. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm đối với tranh chấp lao động. Nếu hòa giải thành mà một bên nào đó không tuân thủ thì ...pháp luật pó tay, chẳng làm gì được (ít nhất là đến lúc này ). Thiệt thòi nhiều nhất là người lao động. Do đó trong biên bản hòa giải cần ghi rõ điều kiên tiếp tục khởi kiện, điều mà hòa giải viên cần thể hiện mình.
Cụ thể hơn là:
Trích:
Pháp luật “bó tay” ?
03-07-2007 09:59:11 GMT +7
Chị T. ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với Công ty Gia Lạc (quận 1-TPHCM) có thời hạn 1 năm (từ ngày 28-11-2005 đến 28-11-2006). Nhưng trong quá trình làm việc, chị T. không được công ty đóng BHXH. Đến ngày 23-10-2006, chị T. gởi đơn xin nghỉ việc vào ngày 28-11-2006, là ngày kết thúc HĐLĐ. Công ty Gia Lạc yêu cầu chị T. bàn giao công việc cho đến ngày 29-12-2006.
Tuy nhiên sau khi bàn giao xong công việc, chị T. vẫn không được công ty giải quyết các chế độ chính sách: trợ cấp thôi việc, BHXH, tiền lương tháng 12-2006.
Chị T. khiếu nại vụ việc đến Phòng LĐ-TB-XH quận 1 -TPHCM, và cơ quan này đã mời hai bên đến hòa giải. Tại đây, hai bên thống nhất: Sẽ cùng tiến hành một số công việc liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty và công ty sẽ giải quyết các quyền lợi liên quan cho chị T. Hòa giải viên lao động quận 1 đã lập biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên, sau khi chị T. thực hiện xong công việc theo yêu cầu, công ty lại tiếp tục đưa ra yêu cầu khác nên chị T. không đáp ứng. Phía công ty không giải quyết các quyền lợi của chị T. Chị T. tiếp tục khiếu nại và hòa giải viên lao động quận 1 lập biên bản hòa giải không thành. Bức xúc trước vụ việc, chị T. nộp đơn khởi kiện ra TAND quận 1. Tòa án đã trả lại đơn kiện của chị T., với lý do vụ tranh chấp này đã được hòa giải thành (!?). Vụ việc trên đã đặt ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Nếu tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận để có biên bản hòa giải thành, nhưng sau đó doanh nghiệp không thực hiện thì người lao động làm thế nào để đòi lại quyền lợi. Trường hợp này rất phổ biến trong thực tế quan hệ lao động. Chả lẽ pháp luật “bó tay” với những kiểu hành xử như trên trong quan hệ lao động.
Phạm Hồ
Hôm qua, có một em gọi điện thoại khóc hu hu. Em kể em đang làm việc ở một Cty nước ngoài, đang mang thai, gần sanh, hợp đồng gần hết hạn. Do không được lòng sếp, sếp trả về phòng hành chính ngồi chơi xơi nước. Em hỏi làm sao đây? Ở không, không làm gì buồn lắm? Làm sao em chịu nổi?
Kiện cáo ư? Được đấy! Nhưng kết cục là gì? Thực ra việc này chỉ xuất phát từ những mối quan hệ đời thường, lời ra tiếng vào, sếp ghét, sếp ra oai. Nếu em này biết dịu lời một chút chắc không đến nổi. Một người sắp làm mẹ mà mất việc, đem nổi lòng này thì ai không động lòng trắc ẩn chứ? Đây chỉ là hệ lụy.
Tôi chỉ hỏi em: "Em ngồi không được hưởng lương không? Có được đọc sách vở gì không?". Em nói "được ạ". Tôi chỉ biết khuyên em "Thôi thì em tìm sách báo về săn sóc, nuôi dạy trẻ em, dạy cách làm mẹ,... Chứ bây giờ kiện cáo được đấy nhưng em sẽ thiệt nhiều. Cũng lo chuẩn bị tâm lý đổi chổ làm là vừa." Sợ em lo, tôi còn bảo em có gì liên lạc lại.
Chuyện pháp luật, thưa kiện khổ công lắm. Mình được thì cả mình lẫn Cty cũng bầm dập vì đi hầu tòa.
Hôm nay đọc bài báo của TG có ... cảm ứng nên viết tiếp.
Làm công tác công đoàn đấu tranh với Cty đã căng thẳng rồi mà kéo nhau ra tòa còn mệt hơn nữa. Lấy cái đơn cũng mất 5000đ. Nộp đơn còn gian truân, hồi họp hơn. Nộp đơn mà chẳng đưa biên lai, trong khi giấy tờ đưa cho toàn là bản chính. Rủi mà cô nàng thư ký đỏng đảnh, bị bồ đá một cái coi như tiêu tán đường.
Sau đó phải qua anh thư ký để bổ túc hồ sơ. Đi 5 lần 7 lượt bầm dập luôn mới đến hòa giải. Hòa giải thì cũng hến xui. Vụ kiện chưa xử mà thẩm phán đã nói thẳng quan điểm của mình, "anh thua rồi" .
Vào xử thì gặp ông hội thẩm nhân dân trên trời dưới đất. Tự dưng mắng mỏ mình, hỏi khó, đánh đố mình. Biết đâu cha này cũng chẳng biết luật lệ là gì. làm nghề tay trái mà!
Bởi vậy, ai cũng ngại đi kiện, tốn thời gian công sức,... mà chuốt lấy bực mình.
Cũng là chuyện kiện cáo.
Một bà chị nọ ở Cty cũ, mới mùng 9 Tết điện đến hỏi cách kiện ra tòa. Chị bức xúc dùm thằng em họ. Đang làm việc, tự dưng bị cho nghĩ. Tất nhiên chẳng có gì mà bổng dưng cả. Mà Cty này ngang lắm, đuổi người ta nghỉ ngang, chẳng giấy tờ, người lao động không có bản hợp đồng nào cả.
Tôi nói với chị là phải kèo sao để Cty nó ra quyết định. Kèo nèo mãi nó cũng ra văn bản thật. Lý do là nghỉ 2 ngày không phép? 2 ngày này là 2 ngày Tết, được nhà nước cho phép nghỉ.
Khỏi cần nói cũng biết Cty sai 100% rồi! Vô mánh!
Tôi thảo cho cái đơn gởi tòa. Kể lể đủ thứ. Ông thư ký đọc đơn xong còn giật mình, ai chỉ cho viết đơn hay quá vậy? Kinh nghiệm xương máu mà!
Sau đó, tôi làm thêm cái đơn gởi Liên đoàn Lao Động thành phố, nhờ hỗ trợ luật sư miễn phí.
Súng đạn có đầy đủ, giờ giờ linh thôi.
Cuối cùng Cty phải xuống nước nhỏ, xin chịu phạt. Cậu kia cũng rủng rĩnh mới tiền mà an tâm đi làm chổ khác.
Hehe thấy anh Lộc rành luật quá mình cũng xin nhảy vào thọ giáo.
Rõ ràng cty đã sai luật 100%, người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động không hoàn thành công việc được giao, vi phạm qui định cty,gây thiệt hại ,chia rẽ nội bộ cty... mà đã có nhắc nhở kiểm điểm 2 lần/ tháng nhưng vẫn tiếp tuc tái phạm. Trường hợp này người lao động nghỉ không phép nhưng lại rơi vào ngày được nghỉ theo qui định của nhà nước thì đúng là ép người quá đáng.
Cty này khong ký hđ lao động thì càng sai bởi theo qui định thì người lđộng làm công việc có tính thường xuyên từ 3 tháng trở lên thì người sử dụng lao động fải ký hơp đồng kèm theo thỏa ước lao đông tập thể +lập danh sách công đoàn cty ( thực tế ít cty làm) gửi lên liên đoàn lđ quận nơi cty tọa lạc.
Nếu có rơi vào t.hợp này người lđ cần liên hệ với công đoàn + liên đoàn lao động quận để hòa giải, nếu không được sẽ lập biên bản hòa giải không thành kiện ra toà. Anh Lộc vượt cấp kiện thẳng ra tòa làm cty sợ khiếp vía là fải rùi, hehe.
Nếu có rơi vào t.hợp này người lđ cần liên hệ với công đoàn + liên đoàn lao động quận để hòa giải, nếu không được sẽ lập biên bản hòa giải không thành kiện ra toà. Anh Lộc vượt cấp kiện thẳng ra tòa làm cty sợ khiếp vía là fải rùi, hehe.
Người lao động bị sa thải thì có quyền kiện thẳng ra tòa chứ không cần hòa giải. Thời hiệu có quyền kiện ra tòa là 1 năm. Trường hợp người lao động thắng kiện, Cty sẽ trả phải lương cho bạn kể từ ngày sa thải đến khi bản án có hiệu lực và buộc phải nhận bạn trở lại làm việc. Và người lao động chẳng phải chịu án phí nào, kể cả trường hợp thua kiện.
Kiện thẳng ra tòa cũng được với điều kiện người đó fải rành luật & có chứng cứ thật vững chắc để có thế tranh luận với cty tại toà. Nếu thông wa công đoàn cơ sở để giả quyết, hòa giải trước thì tranh thủ dược sự ủng hộ của công doàn, khi hòa gải không thành kiện ra tòa khả năng thắng kiện sẽ cao hơn. ( báo Pháp Luật ngày 10/10 mục "Trợ Giúp Pháp Lý Miễn Phí" có đề cập vấn đề này )
Anh Lôc ui,sẵn có box này anh mở rộng ra thêm các lĩnh vực khác như Luật nhà ở, Luật đất đai,Hôn nhân gia đình... Khi gặp trường hợp nào hay và giống với thực tế cuộc sống thì pót lên cho mọi người tham khảo, thấy cũng bổ ích lắm áh.
__________________ Hiền Vũ 94A - 0908 245635
thay đổi nội dung bởi: Hien Vu, 11-10-2007 lúc 10:11 AM.