Mệt mỏi với những kiến thức hàn lâm (cuối chiều rồi), nhảy xuống cuối sách viết về lịch sử của các ngành công nghiệp Mỹ, đầy dẫy các ví dụ về đại dương xanh ở đó. Học lịch sử để hiểu hiện tại và dự đoán tương lai!
Đầu tiên là ngành xe hơi.
Ford đã chiến thắng xe ngựa với chiếc xe đa dụng, bền bỉ.
Sau đó, đến GM với chiếc xe thời trang, mọi tầng lớp.
Kế tiếp các chú Nhật nhảy vào với chiếc xe nhỏ, tiết kiệm năng lượng (ngày thời điểm khủng hoảng năng lượng).
Sau đó còn có Chrysler với dạng xe tải nhỏ, bán tải.
Tiếp theo có thể kể SUV với các xe thể thao đa dụng....
Ngành máy tính trong suốt chiều dài lịch sử cũng vậy, gắn với mỗi thành công của từng công ty, đa phần là giai đoạn họ đã tạo được đại xanh cho riêng mình.
Điều chú ý là đổi mới công nghệ không phải là yếu tố duy nhất tạo ra đại dương xanh, mà còn chính là các giá trị được đổi mới. Các giá trị này được khách hàng đánh giá cao. Thậm chí, đổi mới giá trị còn thực hiện dựa trên sự đơn gián hóa công nghệ. Ví dụ như máy IBM và máy chủ Compaq PC.
Đại dương xanh được tạo ra bởi những công ty lớn đầu ngành (IBM), và cả những công ty mới gia nhập như Dell.
Bên lề quyển sách.
Có rất nhiều ý kiến khen chê kể từ khi Chiến lược đại dương được hệ thống thành lý thuyết (xuất bản). Trong đó có một bài báo khá hay của tác giả edavis mà pp xin lược dịch để diễn tả những ý chính.
Đại dương xanh là thị trường mới, do đó nó tránh được cạnh tranh. Thị trường này được tạo ra bằng chiến lược chi phí thấp và tập trung vào khác biệt. Thay vì tranh giành thị phần với các đối thủ, công ty lại tập trung tạo ra thị trường mới. Chiến lược đại dương xanh được là phải lắng nghe nhu cầu của khách hàng, xác định những thị trường không hấp dẫn, tìm ra ngóc ngách và khai phá.
Những công ty khám phá đại dương xanh có ba đặc tính cơ bản. Nhận diện cơ hội, thu hút lượng khách hàng lớn, và chấp nhận mạo hiểm.
Nếu nhận diện cơ hội là yếu tố quyết định đầu tiên để xác lập thị trường, thì lượng khách hàng lớn sẽ duy trì lợi thế của doanh nghiệp lâu dài. Cuối cùng, phải mạo hiểm, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao mà!
Một câu hỏi đặt ra là một doanh nghiệp mới thành lập và một doanh nghiệp đã hoạt động lâu dài trong ngành đó thì bên nào có lợi thế hơn? Câu trả lời là doanh nghiệp mới thành lập (?). Những lợi thế này xét trên khía cạnh:
- Khả năng xây dựng và duy trì thương hiệu.
- Khả năng xây dựng và điều chỉnh văn hóa và chiến lược (theo đại dương xanh).
Thông thường một công ty lâu năm đã nhận thức được giá trị hình ảnh thương hiệu, do đó họ rất cẩn trận khi xây dựng hình ảnh thương hiệu mới. Vì, có thể làm lu mờ hoặc suy giảm thương hiệu hiện tại của họ.
Ngược lại những công ty mới thành lập, họ sẵn sàng toàn tâm toàn ý teo đuổi chiến lược đại dương xanh, chứ không thận trọng như những công ty đã thành danh.
Ví dụ như công ty Netfix mới thành lập, toàn tâm toàn ý cho việc thuê băng đĩa online. Còn Bluckbuster cũng đuổi theo thị trường online đó, nhưng vẫn còn tư lự vì nghĩ mình là cây đa cây đề với hệ thống cửa hàng có sẵn. Thế nên, vẫn không bao giờ đánh bại được Netfix.
Cuối cùng, chiến lược đại dương xanh có gì mới hông, có phải là phát minh gì không? Xin thưa là không. Trước khi quyển sách ra đời thì có hàng chục công ty đã làm như thế rồi. Nhưng khi tác giả quyển sách ra đời thì giới quản lý đã giật mình nhìn lại một cách hệ thống. Bằng cách kết hợp chiến lược chi phí thấp, theo đuổi sự khác biệt, sẽ tạo nên một nhu cầu mới, một thị trường mới, không còn cạnh tranh. Nơi đó như một đại dương xanh bát ngát, mồi nhiều vô kể mà chẳng có con cá mập nào biết tới.
Nghe các doanh nhân nói chuyện thật là hay. PP đang tìm đại dương xanh? hay đã tìm ra
Học bài thôi chị ơi.
Tìm ra đại dương xanh thì dễ, nhưng thực hiện chiến lược mới là điều khó. Rất nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy đại dương xanh nhưng khi thực hiện chiến lược lại theo kiểu đại dương đỏ và nhận lấy thất bại thảm bại. Tại sao vậy? Vì là sản phẩm mới, muốn cho người dùng chấp nhận không phải đơn giản. Chưa kể đang chân ướt chân ráo, thì các con cá mập khác dù nó hông thèm bơi ra đại dương xanh, nhưng ta sẽ là đối thủ tiềm năng lấy khách hàng của nó, các con cá đó cũng xơi tái ta ngay.
Bia tươi đóng chai của nhãn hàng Laser là một ví dụ. Ở VN chưa từng có loại bia nào như vậy. Một sản phẩm mới, một thị trườn tiềm năng. Nhưng lại chọn đường lối chiến lược sai lầm khi định vị thương hiệu. Hệ thống phân phối, điểm giới thiệu sản phẩm ... và đặc biệt là bị các ông lớn Heneiken/Tiger giết chết vì họ xem Laser là kẻ đối đầu trực tiếp.
Chậm chạp, kém linh hoạt cũng sẽ bị đối thủ rượt kịp dễ dàng và nhuộm đỏ người như trường hợp của taxi Vàng 6 số 1. Dẫn đầu, một thị trường tiềm năng nhưng đã sớm lụi tàn. Trung Nguyên cà phê hừng hực khí thế lúc ban đầu, nhưng không theo đuổi một chiến lược nhượng quyền toàn diện nên cũng sớm phá sản. Giờ Trung Nguyên khởi động mới với định vị khách hàng sang trọng, cao cấp. Hy vọng sẽ thành công!
Ngay ở cộng đồng LQD, chúng ta đã có một doanh nghiệp thực hiện chiến lược đại dương xanh điển hình. Xin bật bí ở loạt bài cuối cùng!
Như vậy, xác lập, tìm thấy, định ra ranh giới đại dương xanh chỉ bằng vài công cụ, vài cái nhìn cơ bản. Thậm chí, chỉ cần một ý tưởng lóe lên xuất phát từ nhu cầu bản thân. Nhưng thực hiện chiến lược là một điều không đơn giản. Hơn nữa, thị trường mới đòi hỏi sự chấp nhận của khách hàng. Thực hiện chiến lược đòi hỏi nguồn lực, và tầm nhìn, quyết tâm theo đuổi đến cùng chiến lược của ban quản trị. Nói dễ làm mới khó.
Bắt đầu vào đọc phần thực hiện chiến lược!
Mấy bác đọc sách gì mà nghe chẳng hiểu gì thế nhỉ !
Riêng mình thường hay đọc các cuốn sách: MAFIA, ĂN CƯỚP ĐỂ SỐNG, ĂN TRỘM ĐỂ SỐNG, ĂN MÀY ĐỂ SỐNG. Mấy cuốn này hay lắm !
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm !
__________________
....cô đơn mình anh.......
thay đổi nội dung bởi: quyen791, 08-12-2010 lúc 10:55 AM.
Không chỉ đơn giản là tạo một sản phẩm mới, giá trị mới, thị trường mới.
Triết lý của đại dương xanh nằm ở chỗ tránh cạnh tranh, trong khi các chiến lược trước đó luôn tìm cách để cạnh tranh.
Vài ví dụ vui như thế này:
1. Bạn thử vẽ 4 đường thẳng, không nhấc bút lên, sao cho hình vừa vẽ có thể kết nối tất cả 9 điểm sau đây với nhau:
2. Câu hỏi thứ hai là, nếu một người cầm thanh gỗ, giơ thẳng ra phía trước và buông tay ra, chuyện gì sẽ xảy ra?
Bằng một lối suy nghĩ thông thường bạn sẽ gặp khó khăn, chỉ khi để suy nghĩ (bản thân) vượt ra khỏi vấn đề, thì sẽ có những đáp án hay ho.
Ngày xưa, hay có chuyện mấy người phải lên tận non cao núi thẩm để xin lời khuyên về chuyện thế sự. Sao lại phải vậy, họ ở trên núi thì biết gì, sao bằng chúng ta va chạm mỗi ngày. Đúng, nhưng cái ta không có là sự sáng suốt, để suy nghĩ vượt ra khỏi tình huống đó.
Giống như, các doanh nghiệp chỉ nghĩ đến cạnh tranh nhau, giảm chi phí, làm cho giá rẻ, tăng chất lượng sản phẩm, tăng chất lượng dịch vụ... hòng làm doanh nghiệp mình nổi trội hơn đối thủ để tồn tại. Chiến lược đại dương xanh cho ta một công cụ tư duy khác, tránh cạnh tranh!
Bạn đã giải được 2 câu đố trên kia? Nếu được, thì tại sao bạn giải được? Sao không có ai theo dõi hết vầy nè!
Cuốn sách còn một phần quan trọng nữa là thực hiện chiến lược đại dương xanh như thế nào, kinh nghiệm thành công lẫn thất bại của những doanh nghiệp đại dương xanh, và phân tích. Nhưng, pp tạm ngừng quyển sách thứ nhất tại đây. Bắt đầu đọc sang quyển thứ hai.
Bạn nào muốn đọc quyển này, xin vui lòng pm địa chỉ email, pp sẽ gửi một phiên bản rất đẹp, file pdf bằng tiếng Việt.
Cuốn tiếp theo: Đừng bao giờ đi ăn một mình-Never eat alone.
Cuốn này được anh N. giới thiệu, mua lâu rồi nhưng hôm nay lấy ra đọc lại. Nhìn sơ qua thấy quyển này khá nhẹ nhàng, chỉ là những câu chuyện trao đổi tâm tình, chứ không nhiều kiến thức về quản trị chiến lược như quyển đầu tiên. Chắc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch 1 tuần.
Trưa nay, đi ăn với anh N. và anh A., hehe vừa đọc sách vừa thực hành, thật là thú vị.
Cuốn sách gồm 4 phần chính:
- Quan điểm.
- Kỹ năng.
- Kết nối.
- Xây dựng: cho-nhận.
Giá trị cốt lõi của quyển sách nằm ở suy nghĩ tạo ra hệ thống các mối quan hệ, dựa trên sự tôn trọng chân tình chứ không phải giả dối (kiểu Nhạc Bất Quần).
Cuốn tiếp theo: Đừng bao giờ đi ăn một mình-Never eat alone.
Cuốn này được anh N. giới thiệu, mua lâu rồi nhưng hôm nay lấy ra đọc lại. Nhìn sơ qua thấy quyển này khá nhẹ nhàng, chỉ là những câu chuyện trao đổi tâm tình, chứ không nhiều kiến thức về quản trị chiến lược như quyển đầu tiên. Chắc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch 1 tuần.
Trưa nay, đi ăn với anh N. và anh A., hehe vừa đọc sách vừa thực hành, thật là thú vị.
Cuốn sách gồm 4 phần chính:
- Quan điểm.
- Kỹ năng.
- Kết nối.
- Xây dựng: cho-nhận.
Giá trị cốt lõi của quyển sách nằm ở suy nghĩ tạo ra hệ thống các mối quan hệ, dựa trên sự tôn trọng chân tình chứ không phải giả dối (kiểu Nhạc Bất Quần).