Hay! Anh em mình lập một quốc gia riêng đi! Ra giữa Thái Bình Dương kiếm một dãi san hô ngầm, xây lên giống như ông này rồi xây nhà cho công dân của mình ở! Hehe!
Bác mà kiếm ra được thì trở thành nhà thám hiểm vĩ đại thế kỷ 21 rùi!
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
nhờ vây mới biết đến tên nước này
nhưng còn đang bàn cãi mà
có thể xem nó như 1 xứ, như Wales, chứ xem như nước có được không?
@MH: khong nôn nóng sao được, vì đó giờ mù chữ địa lý mà, biết được có mỗi V. là nhỏ nhất, nên kiêm thử xem sao!!!!
Anh em LQD định "tạo phản" à?
Cuối cùng đã có người có câu trả lời rùi! Đó là Công quốc Sealand.
Website chính thức của chính phủ Sealand là [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Diện tích của quốc gia này là 4.000 m2 tức là 4 công đất.
Hình chụp toàn cảnh như sau:
Cái này gọi là một nước hả?
Dân số bao nhiêu,thủ đô là gì vậy bác MH.
Một số thông tin về Sealand
- Xếp loại đất nước : micronation (nước siêu nhỏ)
- Vị trí địa lý : cách bờ biển phía Đông của Anh 10km
- Diện tích : 550 m2
- Dân số : < 10 người
- Ngôn ngữ sử dụng : English
- Đồng tiền: Sealand Dollar
Trong Thế Chiến 2, quân đội Anh đã cho xây dựng 7 sàn bêtông rộng 35m, dài 120m mỗi chiếc trên biển Bắc để bố trí các trận địa pháo cao xạ. Sau chiến tranh, những sàn bêtông này bị bỏ hoang không ai ngó ngàng. Thế rồi 1 trong 7 sàn bêtông ấy, có tên gọi Roughs Tower, bỗng dưng có chủ. Lợi dụng sàn bêtông Roughs Tower nằm ngoài vùng lãnh hải Anh, cách bờ 7 dặm, vào tháng 9/1967, cựu Thiếu tá quân đội Anh Roy Bates tuyên bố một quốc gia độc lập có toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trên mảnh sàn này.
Để thực hiện điều này, Bates thuê một số luật sư giỏi nghiên cứu thật kỹ những vấn đề luật pháp liên quan và chỉ khi họ cho biết là không hề có một trở ngại nào, Bates mới công bố chủ quyền và đặt tên Công quốc Sealand, tự phong cho mình là công tước kiêm thủ tướng. Ban đầu, thần dân của công quốc này là người thân trong gia đình và họ hàng, nhưng về sau, công dân của vài nước khác, trong đó có cả công dân Anh, cũng tình nguyện trở thành công dân Sealand.
Roy Bates cho lắp đặt trên lãnh thổ của mình một trạm phát điện chạy bằng diesel, một trạm phát thanh có tên gọi Tiếng nói Sealand, suốt ngày phát đi khắp thế giới lời tuyên bố thành lập nước xen kẽ với nhiều bản nhạc. Chính phủ Anh tuy rất bực tức trước chuyện này nhưng không thể làm gì được vì sàn Roughs Tower nằm ngoài vùng lãnh hải của Anh, tức trong hải phận quốc tế, nên về nguyên tắc không phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước Anh.
Do chưa lập quan hệ với bất cứ quốc gia nào khác nên Đài Tiếng nói Sealand không phải trả tiền bản quyền sử dụng âm nhạc, không phải đăng ký sóng và không phải đóng bất kỳ một khoản thuế nào. Do không phải đóng thuế nên Đài Tiếng nói Sealand nhận phát quảng cáo với giá rẻ khiến hợp đồng quảng cáo đổ về tới tấp, Bates chỉ việc thu tiền và chẳng bao lâu trở nên giàu có.
Năm 1968, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ Anh lên kế hoạch phế bỏ Công quốc Sealand. Sáng sớm ngày 21/7/1968, nhiều tàu chiến của Hải quân Anh kéo tới bao vây Sealand và ra lệnh cho Bates phải quy hàng. Dường như có lường trước tình huống này nên Bates đã trữ sẵn vũ khí, kể cả súng cối với khá nhiều cơ số đạn.
Sau nhiều lần yêu cầu tàu chiến Anh rút lui ra khỏi hải phận của mình mà không được đáp ứng, Bates cho khai hỏa bằng nhiều loạt đạn cối. Tình hình hết sức căng thẳng, nhưng trước thái độ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ đến cùng của Bates, các tàu chiến Anh phải rút lui vì cho rằng biết đâu mình hành xử không đúng pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, một số nhân vật chủ chốt trong Chính phủ Anh quyết không để yên cho Bates. Do Bates còn mang quốc tịch Anh nên họ quyết định đưa vụ việc ra trước tòa án. Phiên tòa xét xử kéo dài khá lâu, với nhiều tình tiết phức tạp, cuối cùng phải giải quyết ở cấp cao nhất là Tòa án Tối cao Anh. Tuy nhiên phán quyết cuối cùng vào ngày 25/11/1968 lại thừa nhận rằng không thể áp dụng luật pháp Anh ở bên ngoài vùng chủ quyền quốc gia.
Năm 1975, Bates cho công bố bản Hiến pháp quốc gia, mẫu quốc kỳ, bản quốc ca, các mẫu tem thư, những mẫu tiền kim loại và quan trọng nhất là mẫu căn cước công dân Sealand. Tất cả đều do một tay Bates biên soạn, sáng tác và chế tạo. Ba năm sau, năm 1978, Sealand mới thực sự bị tấn công bằng vũ lực.
Nguyên một người Đức do có ý đồ từ trước nên giả vờ xin làm công dân Sealand. Thấy sàn bêtông Roughs Tower là một món hàng béo bở nên công dân Sealand gốc Đức này lợi dụng lúc Bates đi vắng đã thuê các công nhân Hà Lan đến đập sàn bêtông để lấy khung sườn thép đem bán phế liệu. Michael Bates, con trai Roy Bates do phản đối nên bị bắt giữ.
May sao Thủ tướng Roy Bates kịp về và chỉ với vài phát súng đã buộc quân xâm lược phải đầu hàng. Chiếu theo Công ước quốc tế Genève, Bates lập tức thả các công dân Hà Lan nhưng còn công dân Sealand gốc Đức bị trị tội phản quốc. Việc trở nên ầm ĩ đến nỗi Chính phủ Đức phải gửi các nhà ngoại giao đến Sealand để thương thuyết. Trước áp lực của Đức, cuối cùng Bates đành tha bổng cho kẻ phản loạn.
Đến năm 1987, quan hệ giữa Sealand và nước Anh trở nên đặc biệt căng thẳng khi vào ngày 30/9/1987, Anh tuyên bố sẽ mở rộng lãnh hải của mình từ giới hạn 3 dặm tính từ bờ ra khoảng cách đến 12 dặm vào ngày 1/10/1987. Như vậy, Sealand sẽ nằm trong vùng lãnh hải của Anh và mọi việc sẽ phải khác. Nhưng Bates đã nhanh chân hơn một bước.
Ngay trong đêm 30/9/1987, qua sóng phát của mình, Bates công bố mở rộng lãnh hải của mình ra phạm vi 12 dặm tính từ bờ và cho biết quyết định này có hiệu lực từ đêm ngày 30/9/1987. Quyết định của Bates tuy không vô hiệu hóa được toàn bộ quyết định của Chính phủ Anh nhưng cũng đủ khiến Chính phủ Anh phải tiến hành thương lượng và chấp nhận chừa ra phần lãnh hải mà Nhà nước Sealand đã công bố trước.
Sau sự kiện này, Sealand thật sự được biết tiếng trên thế giới. Nhiều tay trùm quốc tế đã tìm đến Sealand để móc nối làm ăn. Đông nhất là người đến kiếm giấy tờ tùy thân hoặc các văn bằng, chứng chỉ cần thiết để ngụy trang cho các hoạt động mờ ám của mình. Thủ tướng Bates cứ việc in, ký và đóng dấu các loại giấy tờ để thu tiền. Bằng lái xe quốc tế do Sealand cấp có giá 1.000 USD, hộ chiếu ngoại giao -7.000 USD, giấy chứng nhận công dân được ưu tiên miễn thuế: 10.000 USD.
Theo Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) thì hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 150.000 người sử dụng hộ chiếu Sealand, phần đông là những thành phần có dính líu đến pháp luật của nước này hay nước khác và đang tìm cách lẩn trốn sự trừng phạt của pháp luật, mà Anh là quốc gia phải chịu hậu quả nhiều nhất.
Một sự thật là cho đến nay, dù đã xảy ra nhiều vụ bê bối liên quan đến Sealand, dù Interpol và các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhiều nước đã có sự can thiệp khá mạnh tay nhưng tình hình tội phạm do những người mang hộ chiếu Sealand vẫn không thuyên giảm.
Mới đây, Chính phủ Anh đã đề nghị cộng đồng quốc tế nên xem xét sự cần thiết nên để những quốc gia tí hon như Sealand tồn tại hay không, hay phải áp dụng luật pháp quốc tế do Liên Hiệp Quốc kiểm soát trên lãnh thổ của họ. Một việc làm mà Roy Bates cho rằng đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Sealand và ra tuyên bố sẽ cương quyết chống đối đến cùng
(wiki )
Nguyên một người Đức do có ý đồ từ trước nên giả vờ xin làm công dân Sealand. Thấy sàn bêtông Roughs Tower là một món hàng béo bở nên công dân Sealand gốc Đức này lợi dụng lúc Bates đi vắng đã thuê các công nhân Hà Lan đến đập sàn bêtông để lấy khung sườn thép đem bán phế liệu. Michael Bates, con trai Roy Bates do phản đối nên bị bắt giữ.
May sao Thủ tướng Roy Bates kịp về và chỉ với vài phát súng đã buộc quân xâm lược phải đầu hàng. Chiếu theo Công ước quốc tế Genève, Bates lập tức thả các công dân Hà Lan nhưng còn công dân Sealand gốc Đức bị trị tội phản quốc. Việc trở nên ầm ĩ đến nỗi Chính phủ Đức phải gửi các nhà ngoại giao đến Sealand để thương thuyết. Trước áp lực của Đức, cuối cùng Bates đành tha bổng cho kẻ phản loạn.
hài quá đi thôi
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên