Ðề: Re: Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
Trích:
Nguyên văn bởi 92A01
Những điều mà MyHanh nói đúng đó. Mình có thêm một ví dụ về FPT Univerity. Đại Học phần mềm FPT với slogan "Dream Innovation" nghĩa là "Khát vọng đổi thay" (FPT dịch vậy) được thành lập với sự cố vấn của một cựu CEO của tập đoàn Hitachi và một số những chuyên gia kinh nghiệm hàng đầu về lĩnh vực giáo dục. Toàn bộ chương trình và các tiêu chuẩn gần như là của Nhật. Chương trình thì mua license của Mỹ. Nói chung là rất OK. Có thể tóm tắt như sau:
- Đầu vào học viên sẽ được test GMATH và anh văn.
- Khi trúng tuyển và nhập học, các tân sinh viên phải làm một cam kết về trung thực trong học tập như không quay cóp, sao chép, v....
- Mỗi sinh viên đều có một laptop và sử dụng trong giờ học. Hệ thống wifi được cover trong toàn trường. Mỗi lớp chỉ có tối đa 30 sinh viên.
- Sau đó học viên sẽ được học các kỹ năng như quản lý thời gian, kỹ giải quyết vấn đề, kỹ năng đọc viết,... nói chung là các kỹ năng phục vụ cho việc học (hình như Đại học khác ở Việt Nam chưa có các môn này) và giáo dục thể chất.
- Kế đến là học tiếng Anh để đạt đến trình độ cỡ Toefl 500+.
- Tiếp nữa mới bắt đầu học Toán cao cấp và các môn chuyên ngành phần mềm. Đồng thời các sinh viên vẫn phải học tiếng Anh trong giao tiếp, trong kinh doanh, tiếng Nhật. Không có môn nào là đại cương.
- Sau hai năm, các sinh viên sẽ được thực tập 1 năm tại FPT software rồi trở về trường học thêm một số môn liên quan đến công nghệ phần mềm, quản lý dự án, các soft skill.
- Tất cả tài liệu đều được mua và có sẵn bài giảng. Các đối tượng sinh viên, giáo viên và trường sẽ tương tác thông qua hệ thống CMS (Course management system) như các thông báo, thời khoá biểu, điểm danh (có cả hard copy), tài liệu môn học, test, nộp bài tập đều được thực hiện trên hệ thống này. Ví dụ: Sinh viên không thể nộp bài trễ vì nếu hết hạn thời gian nộp bài thì sinh viên không thể submit được. Giảng viên chỉ nhận bài của sinh viên trên hệ thống để chấm điểm.
- Về giáo trình, giáo viên và học viên đều sử dụng cùng một tài liệu. Thời khoá biểu và nội dung của môn học được gửi cho sinh viên trước khi bắt đầu môn học. Giáo viên không được quyền sử dụng tài liệu nào khác cũng như giảng dạy ngoài nội dung của chương trình (Cái này hình như chưa có ở các đại học khác ở Việt Nam, giảng viên có quyền không cho biết về nội dung giảng dạy). Nói chung là rất dân chủ về mặt thông tin.
- Sinh viên được mượn giáo trình. Các phần mềm thông thường như Windows, Office đều có license. Mục đích là tập cho sinh viên thói quen không sao chép.
- Cứ khoảng 2 tuần sinh viên sẽ làm feedback tình hình giảng dạy của học viên.
V..v...
Chuẩn là vậy nhưng đâu phải người nào vào học cũng sẽ good hết mặc dù đầu vào của FPT có những sinh viên giỏi học từ các trường năng khiếu hay đoạt giải quốc gia. Nhưng tình trạng như MyHanh nói vẫn diễn ra nhất là tình trạng quay cóp. Chỉ có một điều là sinh viên ở trường này được tự do nói, và vì tự do nên có nhiều sinh viên rất cà chớn và hỗn với thầy cô.
Ðề: Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
Trích:
Nguyên văn bởi myhanh
Qua đây cũng kể chuyện xin Visa sang Mỹ mà MH mới nghe người khác kể. Có ông kia vào phỏng vấn, người phỏng vấn hỏi tại sao ông sang Mỹ. Ông này trả lời: -Tôi đi Đức, Pháp, Ý rồi. Nghe nói nước Mỹ văn minh, giàu có đẹp lắm nên quyết sang đó coi chơi. => Bác này được cấp visa. Một người khác cũng già rùi đi phỏng vấn, cũng câu hỏi trên bà trả lời: -Tui đâu có muốn đi nhưng con cháu tui bên đó bắt tui phải đi ấy chứ. => Bà này không được cấp visa. Đó người Việt Nam xin visa qua Mỹ khó vậy đó thì làm sao có bài báo đăng trên tạp chí Mỹ mà thống với kê. Cái này nói cho vui để giải bớt không khí căng thẳng nha.
Chà, không ngờ đề tài này cũng hấp dẫn làm mọi người tranh luận quá.
Nhân Myhanh kể chuyện xin visa đi Mỹ, mình cũng xin góp một câu chuyện làm giảm căng thẳng. Số là công ty của mình cũng thường mời khách hàng đi du lịch hoặc tham gia các buổi hội thảo ở các nước nên rất thường làm công việc xin visa, trong đó có xin visa đi Mỹ. Phải nói là visa Mỹ xin rất khó và có nhiều chuyện dở khóc dở cười. Ví dụ công ty tôi mời công ty nọ một giám đốc và một thư ký. Khi phỏng vấn xong vị giám đốc bị từ chối visa trong khi người thư ký lại được. Theo tôi thì cách trả lời để chứng minh với lãnh sự là mình đi có mục đích rõ ràng và sẽ chắc chắn trở về là điều rất quan trọng. Lãnh sự hỏi một đại lý của công ty tôi: " Bà đi Mỹ để làm gì?". Bà ta trả lời: "Tôi nghe nói nước Mỹ rất đẹp và giàu tôi muốn đi đến đó để học hỏi". Viên lãnh sự trả lời ngay: "Nước tôi không có gì để bà học hỏi" và từ chối cấp visa. Cạnh đó một bà lão vóc dáng lam lũ xách một cái túi đệm vào phỏng vấn. Lãnh sự hỏi bà đi qua Mỹ làm gì? Bà ta trả lời đi thăm con gái mới sinh và chìa thư mời của cô con gái gửi về từ Mỹ. Viên lãnh sự hỏi tiếp: "Bà đi bao lâu?" Bà ta đáp: "Qua thăm nó vài bữa rồi về, càng sớm càng tốt vì bầy heo nái ở nhà tôi sắp đẻ". Viên lãnh sự gật gù và chấp nhận cấp visa. Đây là câu chuyện có thật để thấy rằng lãnh sự Mỹ ngoài vấn đề an ninh, còn rất sợ công dân các nước khác, nhất là các nước đang phát triển nhập cảnh vào Mỹ rồi ở lại luôn. Nên vấn đề quan trọng là làm sao thuyết phục được họ là mình đi có mục đích rõ ràng và chắc chắn sẽ quay về.
Khoảng hai năm trở lại đây thì việc xin visa sang Mỹ dường như có phần dễ hơn thời gian trước một tí.
Chúc cả nhà vui vẻ và tranh luận tiếp vấn đề Giáo dục Việt Nam...
__________________ Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
Ðề: Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
Báo tuổi trẻ ra ngày hôm nay (13/09/2009) thứ trưởng bộ giáo dục Bành Tiến Long khẳng định Việt Nam chưa có đại học lọt vào top 500 trường đại học hàng đầu Châu Á...
Châu Á còn chưa lọt vào thì đừng nói đến... Châu Phi!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Re: Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
Thử nhìn giáo dục Việt Nam dưới góc độ cơ hội làm ăn, chúng ta sẽ cảm thấy phấn chấn lên đôi chút!
Đa số các doanh nghiệp than thở họ phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo lại. Rõ ràng nền giáo dục không hiệu quả, tốn chi phí. Nhưng, những doanh nghiệp lại không nghĩ như vậy. Họ xem đây là cơ hội làm ăn. Thế nên, các trường đào tạo mọc lên lên nấm, CEO, CFO, PR, Marketing ... và làm ăn khấm khá. Tại sao họ làm ăn khấm khá là vì tính hiệu quả của sản phẩm. Quy luật thị trường giải thích tất cả.
Có lỗ hỏng lớn ở một chuyên ngành quan trọng và nền giáo dục nước nhà còn lâu mới lấp được một cách triệt, đó là anh văn. Chỉ cần một thương hiệu có tính chất quốc tế- liên doanh, người sáng lập có yếu tố nước ngoài...- chuyện kiếm tiền không khó. Ngoài giáo dục, thì y tế là một ngành đáng được để mắt tới.
Vài năm trở lại đây, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của lực cầu này, đáp ứng cho lực cung tích tụ quá nhiều trong một thời gian không ngắn. Nếu, nhận thấy đây là thời điểm vẫn còn làm ăn được thì nhào vô. Phân tích mãi mà chẳng có kết luận nào ra hồn thì phí.
Ðề: Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
Trích:
Nguyên văn bởi myhanh
Các bác đọc bài này nha: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trong bài này có nói đến U Wash, tác giả chê quá mừh, trường này có trong "tầm ngắm" của mình, nếu được nhận vào học có cơ hội kiểm chứng lời tác giả mình sẽ kể lại cho nghe hehehe
Trích:
Chi phí cho giáo dục bậc cao ở Mỹ còn tăng nhanh hơn cả lạm phát và nhanh hơn cả mức thu nhập gia đình. Tại nhiều trường đại học tư hiện nay, tính trung bình mỗi năm sinh viên phải chi trả cho các khoản: học phí, lệ phí, tiền thuê nhà, tiền ăn là vào khoảng 50.000 USD. (Tại các trường công lập thì chi phí vào khoảng một nửa số đó.)
vụ này chính xác, lạm phát toàn quốc khoảng 3.8% trong khi mức tăng học phí là khoảng 5% ... nói chuyện về các khoảng phụ phí được tính vào tuition mỗi mùa thì thực tình có nhiều dịch vụ mình chả bao giờ xài nhưng vẫn phải đóng
__________________ Two roads diverged in a wood, and I--I took the one less traveled by, and that has made all the difference. Robert Frost (1874-1963)
Ðề: Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
Tranh luận làm gì cho mệt, VN đang ở trong cái vòng lẩn quẩn: ko tiền thì giáo dục kém, giáo dục kém thì nhân lực kém, nhân lực kém thì ko phát triển, không phát triển thì lại nghèo, nghèo thì lại ko tiền... Do đó, cứ đứng ở góc độ này thì sẽ thấy lỗi thuộc về góc độ khác.... Cái vòng lẩn quẩn đó phải được thoát ra bằng việc đột phá ở 1 khâu nào đó. Cái khâu có thể đột phá được đó là kiếm tiền đầu tư vào nền giáo dục.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Ðề: Harvard đánh giá khủng hoảng giáo dục đại học VN
Rất mừng là trong anh em LD cũng có những cái nhìn phản biện như vầy: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trích:
tôi nghĩ sẽ là một điều đáng buồn nếu để cho chủ nghĩa tân tự do chế ngự ở Việt Nam. Ở nhiều nước đang phát triển, việc áp đặt chính sách của chủ nghĩa tân tự do đã gây ra hậu quả nặng nề lên hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học.
Mình thấy một số người thích chủ nghĩa tân tự do mà không hiểu bản chất vô tình trở thành một cái loa... phường