Phanphuong đâu mất tiêu rồi, không thấy bàn tiếp? Tiếp nhe...
Trên bàn nhậu còn là nơi người ta tức cảnh sinh tình, nói nhăn nói cuội, nói chuyện tùm lum tà là (còn hơn mấy bà đi cấy). Bằng chứng là nhiều ông ... xỉn quá, có một câu nói hoài không biết chán.
Nơi đây còn là nơi sáng tác những bài hát "bất hỉu". Đại khái là.."lâu lâu lâu người ta mới nhậu một lần. Nhậu một lần cho hết bia luôn. Dzô!".
Ngay như tên phòng của tôi cũng bị méo mó trên bàn nhậu. Phòng KHCNMT-VT được dịch ra cái tên KA HÁT CẢ NGÀY MỎI TAY VẪN THÍCH, ẹ hơn là KHÔNG HỌC CHUYÊN NHẬU MOI TIỀN VẪN THÍCH. Trong khi tên đầy đủ của nó là Phòng Khoa học công nghệ một trường-Viễn thộng.
Sợ quá, phòng đổi tên lại là Phòng VT-CNTT. Vậy mà vẫn bị nói: Phòng VÌ TÌNH CẢ NGÀY TÊ TÁI (TÊ TÊ cũng được).
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Bài của đại ca Lộc trích dẫn thâm thúy quá! Chắc là của nhà tâm lý học nào đó viết rồi, rất đúng.
---
Chủ xị
Uống rượu đông người mà không có phép tắc rõ ràng là...lộn xộn lắm! Uống bỏ vòng, đá ngang đá dọc, ăn gian tùm lum hết. Bởi vậy thường bầu ra chủ xị để chủ trì đại cuộc. Chủ xị thường to con (bụng to để có thể uống nhiều), độc thân (hoặc có vợ mà râu vẫn ngoảnh ngược lên!) và hơn hết là tinh thần quên mình vì bạn (nhậu), dẫu gia đình phàn nàn vẫn dấn thân....rong chơi. Chủ xị, do đó, là người có uy tín (kêu nhậu là tới liền) và có khả năng chiến đấu đến ngụm rượu cuối cùng.
Làm chủ xị, lúc nào cũng quan sát coi có anh nào cố tình qua tua hông, lại còn kiểm vòng, do những ly hứng chí đá ngang đá dọc. Nói chung là vất vả. Chủ xị còn phải biết nhiều tuyệt chiêu để điều tiết nhịp độ rượu như trong bóng đá. Thấy mọi người uống chậm thì phải nghêu ngao đôn đốc:
- "Ai nâng ly, ai uống đi cho tôi mượn cái ly!"
Nếu bàn đông người thì phải bố trí thêm 1 ly rượt ly đuổi, hay 1 ly tình cảm để ...đá (mới). Khi anh em quá lời thì phải biết chuyển đề tài, hoà giải. Anh nào xỉn xỉn, cứ lãi nhãi hoài thì phạt cho vài ly để...tiêu luôn.
Bây giờ người ta uống bia thì cũng có chủ xị- gọi là chủ két (bia) thì hợp lý hơn. Chủ két thường hô hào "Hồn ai nấy giữ, chai ai nấy cầm" hay "Xuống chai đi, lên đều nha", và không quan tâm đến chuyện ăn gian lắm (bia mắc quá mà!). Hoặc đơn giản hơn, chủ xị thường ngoắc mấy em lại và thủ thỉ "Chăm sóc anh này giùm anh nghen cưng!", tất nhiên được chăm sóc tận tình!
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 03-10-2007 lúc 02:01 PM.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Bài của đại ca Lộc trích dẫn thâm thúy quá! Chắc là của nhà tâm lý học nào đó viết rồi, rất đúng.
---
Chủ xị
Uống rượu đông người mà không có phép tắc rõ ràng là...lộn xộn lắm! Uống bỏ vòng, đá ngang đá dọc, ăn gian tùm lum hết. Bởi vậy thường bầu ra chủ xị để chủ trì đại cuộc. Chủ xị thường to con (bụng to để có thể uống nhiều), độc thân (hoặc có vợ mà râu vẫn ngoảnh ngược lên!) và hơn hết là tinh thần quên mình vì bạn (nhậu), dẫu gia đình phàn nàn vẫn dấn thân....rong chơi. Chủ xị, do đó, là người có uy tín (kêu nhậu là tới liền) và có khả năng chiến đấu đến ngụm rượu cuối cùng.
Làm chủ xị, lúc nào cũng quan sát coi có anh nào cố tình qua tua hông, lại còn kiểm vòng, do những ly hứng chí đá ngang đá dọc. Nói chung là vất vả. Chủ xị còn phải biết nhiều tuyệt chiêu để điều tiết nhịp độ rượu như trong bóng đá. Thấy mọi người uống chậm thì phải nghêu ngao đôn đốc:
- "Ai nâng ly, ai uống đi cho tôi mượn cái ly!"
Nếu bàn đông người thì phải bố trí thêm 1 ly rượt ly đuổi, hay 1 ly tình cảm để ...đá (mới). Khi anh em quá lời thì phải biết chuyển đề tài, hoà giải. Anh nào xỉn xỉn, cứ lãi nhãi hoài thì phạt cho vài ly để...tiêu luôn.
Bây giờ người ta uống bia thì cũng có chủ xị- gọi là chủ két (bia) thì hợp lý hơn. Chủ két thường hô hào "Hồn ai nấy giữ, chai ai nấy cầm" hay "Xuống chai đi, lên đều nha", và không quan tâm đến chuyện ăn gian lắm (bia mắc quá mà!). Hoặc đơn giản hơn, chủ xị thường ngoắc mấy em lại và thủ thỉ "Chăm sóc anh này giùm anh nghen cưng!", tất nhiên được chăm sóc tận tình!
Anh nhớ H.Vũ hay nói câu: rượu làm từ gạo mà ra...gì đó???
Với lạu nếu ai cũng tấy chay bia thì tội cho những người nông dân trồng lúa mạch, tội cho những công nhân ngày đêm quên thân mình làm ra những chai bia vàng óng, những giọt rượu thơm phứt,... bị thất nghiệp. Rồi con cái của họ không có tiền, học hành không đến nơi đến chốn...
Lại lai rai tiếp chớ sao? Hủ ruộc thuốc của Tiến và Phương còn không?
Nghe nói một hồi thấy rượu chè "lợi bất cập hại" (cái lợi hổng bằng cái hại), thằng cu này sợ quá. Thui, từ hôm nay em xin bỏ rượu bỏ chè, hông cà kê đàn đún nữa... Hic, trước khi em nó "rửa tay gác kiếm" có huynh đệ nào rủ đi "mần" một bữa cuối, chia tay hông dzậy????
Hát trong lúc uống rượu gọi là tửu nhạc. Nhậu mà im lìm quá thì rất chán và đặc biệt là mau xỉn. Theo khoa học giải thích, rượu khi đi vào bao tử sẽ bốc hơi, nếu há họng liên tục, mai ra sẽ giảm phần nào nồng độ rượu trong máu. Phải chăng vì lý do này mà có bợm uống rượu lại thích ... khà một hơi rõ dài?!
Một lý do nữa các bợm khi nhậu hay hát có lẽ là có sự ....thăng hoa. Uống xỉn thì hưng phấn, tâm hồn thăng hoa, sinh ra làm lãng tử, ca hát hồn nhiên như thuở thiếu nhi.
Bợm thường hát rất hăng, và to- vì thính giác của bợm lúc say giảm đáng kể. Thường bài hát của bợm thiếu lời, say đoạn, đặc biệt là đi ...vòng quanh, hát hoài không hết một bài. Ai đi đám cưới nhà hàng bây giờ cũng rõ, khi uống vô vài ly, bợm ta xung phong lên sân khấu và hát liền tù tì mãi một bài không biết chán, và không thể kết thúc. Đây cũng là một nỗi khổ của ...thực khách.
Tuy nhiên, cũng có bợm hát hay đàn giỏi, anh em khi nhậu rất quý bợm này. Mua vui cho anh em mà chẳng nề nà chi, lại còn phục vụ rất hăng hái. Nếu không làm mất lòng hàng xóm vì ồn ào, thì tửu nhạc đáng biểu dương.
Thử tượng tượng xem. Sau vài xị, bợm ta "hắng" lại giọng, ngâm lại khúc thơ Địch và Ta:
- "Vợ là địch, Bồ là ta
Nằm trong lòng địch luôn hướng về ta
Chiến tranh xảy ra thì theo ta đánh địch"
và cất giọng theo bài Huyền Thoại Mẹ:
- "Đêm trong mùng nằm nhớ rượu
Buộc hai cẳng cũng phải đi
Dù vợ có la chi ta quyết đi cho bằng được
Ai cản ngăn cũng mặc
Vợ là vợ mà ta là ta
Ai trong đời chẳng uống rượu vì rượu quý hơn cơm
Vì rượu quý hơn cơm, ba nồi cơm mới được một xị
Ta phải đi uống rượu
Mà rượu là rượu cơm là cơm
Ai trong đời chẳng lấy vợ
Vợ là nợ là oan gia
Thà rằng cứ như ta, ta thề không lấy vợ
Để từng đêm đi nhậu
Chẳng sợ mụ nào nó la
Bây chừ Mỹ bỏ cấm vận
Bọn nhậu Mỹ nó vô
Vì lợi ích quốc gia, ta lại đi chiến dịch
Ta cụng ly với địch
Mà địch là địch ta là ta"
-----
Hiện tại, mô hình karaoke đáp ứng rất tốt nhu cầu này của các bợm! Không biết đàn, không cần thuộc lời, vẫn có thể....phục vụ nhau rất tốt!
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 10-10-2007 lúc 07:40 PM.
Đang buồn buồn ngồi đếm... ngón tay. Chợt nghe Tr.Giang gọi đi nhậu, nói đại ca An rủ. Khà khà... tối nay đi tìm cảm hứng viết tiếp chuyện rượu ...nói!
Muốn nhậu không xỉn cũng lắm chiêu. Nào là ăn đu đủ, ăn cháo lót dạ, uống ly sữa tráng bao tử, uống B8, ... Nhưng theo tôi cách tốt nhất là làm cái gì đó cho lưng lửng bụng, vừa không bị đau bao tử vừa nhậu "dai". Sau khi nhậu xong nên "quất" thêm tô phở hay tô cơm bà xã nấu (cho vợ vui). Bởi vậy hôm qua, T.Giang kêu tới 4 dĩa cơm chiên trứng .
Bây giờ bia rượu giả nhiều quá! Ai đó chỉ giao cho mọi người cách nhận biết bia rượu giả đê..đê..đê!
Dạo này bia rượu giả chắc nhiều lắm ta? Uống bia HÔN-EM-ÍT-NÊN-EM-KHỀU-EM-NHÉO mà cũng bị nhức đầu. Nghe nói bia này chỉ những chai nào đó đóng tên bia mới là bia thiệt. Báo hại mấy em tiếp tân phải ngồi lựa từng chai? Bia sài Gòn đỏ nghe đâu giảm trí nhớ. Bia Sài Gòn xanh mệnh danh là bia trâu (hổng phải để trâu uống đâu nhen ), uống hoài mà không hết chai. sài Gòn xanh xuất khẩu thì hơi bị hiếm ở đất Sài gòn. Bia Tiger chỉ để dành uống ..ở đám cưới thôi, hoặc là phình bụng uống để trúng thưởng (giống như vừa rồi ÀC trúng 1 chỉ vàng ròng), chứ uống nó nhưc đầu lắm. Vậy mà mấy tay nước ngoài khoái uống lắm vì nó nặng đô, đậm đà hơn. Còn Sanmigel, Phong Vinh,... nữa? Nói hoài không hết mà cũng chẳng biết sao là bia thiệt bia giả.
Rượu còn ác chiến hơn nữa. Bán rượu chỉ cần cái bình, ra giếng làng lấy đầy bình, cho cục trắng trắng mua ở chợ Kim Biên là có ngay rượu để giao. Sợ quá đổi sang uống rượu Vốt-ka Hà Nội, chai nhỏ. Dân mình biết làm ăn ghê, lập tức có rượu giả ngay trong lòng Hà Nội. Chai lớn nghe đâu ít giả hơn, vì nó bán khó hơn.
Đó là rượu nội, rượu ngoại còn vô phương. Cỡ nào giả cũng được. Hồi xưa người ta hay trút ngược chai xem bọt khí. Nếu bọt khí nhỏ li ti nổi lên từ từ thì là rượu thiệt. Nay thì có khui ra uống chưa chắc biết. Uống xong chờ mai xem có nhức đầu hay không thì mới biết.
Chuyện dài nhiều tập thật!