Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > ┌ Hỏi & Đáp ┘™ β

┌ Hỏi & Đáp ┘™ β Bạn có vấn đề chưa biết mà không biết hỏi ai? Hãy chia sẻ ở đây biết đâu có ACE nào đó biết!

Bị sốt xuất huyết phải làm sao?

Bị sốt xuất huyết phải làm sao?

this thread has 14 replies and has been viewed 10628 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 28-11-2008, 05:13 PM   #11
Hồ sơ
HoaCucVang
Super Moderator
 
HoaCucVang's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 902
Tiền: 25
Thanks: 312
Thanked 430 Times in 203 Posts
HoaCucVang is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Bị sốt xuất huyết phải làm sao?

Trong ngày từ thứ 3 tới thứ 5 bệnh nhân sốt cao liên tục, nếu không làm mát thường xuyên và không kịp thời chuyền nước, bổ sung nước thì nước trong cơ thể sẽ bốc hơi dần gây chóng mặt, mệt mỏi không khéo còn bị đông máu như anh MH kể.
Thường thì sốt xuất huyết phát khá nhanh, không có biểu hiện cụ thể vào ngày đầu, ngày thứ 2 bắt đầu sốt có thể lên tới trên 40 độ, bệnh nhân mê man, có khi rơi vào trạng thái nói sãng vì sốt cao. Nếu uống thuốc hạ sốt thì khoảng nửa tiếng sau lại vẫn sốt không hạ, ở ngày này hình như chưa nổi các đốm đỏ thì phải, các ngày tiếp theo cứ sốt rồi hạ liên tục, lúc hạ sốt thì cơ thể toát mồ hôi, da lạnh lạnh. Bắt đầu nổi các vùng đỏ trên da (xuất huyết), đầu tiên là mặt, sau đó từ từ khắp người cho tới khi xuống tới chân. Từ ngày thứ 7 trở đi các vùng đỏ này bắt đầu sậm lại rồi tan dần khi đó đã hết nguy hiểm rùi áh.
__________________

HoaCucVang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến HoaCucVang vì bạn đã đăng bài:
Randallfemn (29-07-2014)
Old 28-11-2008, 08:49 PM   #12
Hồ sơ
nobipotter
Senior Member
 
nobipotter's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2005
Tuổi: 47
Số bài viết: 1,764
Tiền: 105200
Thanks: 99
Thanked 1,140 Times in 482 Posts
nobipotter is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Bị sốt xuất huyết phải làm sao?

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Mục tiêu
1. Trình bày được đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.
2. Phân loại được sốt xuất huyết Dengue theo 4 mức độ nặng nhẹ trên lâm sàng .
3. Xử trí được sốt xuất huyết Dengue theo từng mức độ nặng nhẹ trên lâm sàng
4. Hướng dẫn được các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue.
1. Vài nét về dịch tễ và đường lây truyền bệnh
Dengue xuất huyết hiện là vấn đề y tế quan trọng ở nước ta. Ở 19 tinh phía nam, từ năm 1985
đến 1996 đã có 490.541 bệnh nhân mắc Dengue xuất huyết và chết 3.421 em . Hiện nay bệnh
xảy ra có tính chất địa phương. Hàng năm dịch Dengue xuất huyết xảy ra từ tháng 6 đến tháng
11, đỉnh cao là tháng 7, 8, 9 và phù hợp với quy luật phát triển của muỗi Ae. Aegypti . Lứa
tuổi mắc nhiều nhất là 5 đến 9 tuổi, không có sự khác biệt giữa nam và nữ, theo dõi qua hàng
năm cả 4 típ virus đã được phân lập, tỷ lệ tử vong 0,28% .Virus Dengue được truyền cho
người do muỗi đốt. Nguồn dự trữ chính của virus là người.
1.1 Virus Dengue
Có 4 type huyết thanh ký hiệu DEN. 1 , DEN. 2 , DEN. 3 , DEN. 4 mà về tính kháng nguyên
thì rất gần nhau. Sau một giai đoạn ủ bệnh 4 - 6 ngày, virus hiện diện trong máu của bệnh
nhân trong suốt giai đoạn cấp tính của bệnh.
1.2 Véctơ truyền bệnh
Trung gian truyền bệnh hiệu quả nhất là muỗi Aedes aegypti bởi vì loại muỗi này sống trong
nhà, muỗi cái đốt người vào ban ngày.
2. Cơ chế bệnh sinh
Có hai biến đổi chính :
2.1 Tăng tính thấm mao mạch
Hiện tượng này làm thoát huyết tương từ ngăn mạch vào tổ chức kẻ . Hậu quả là máu bị cô
đặc (Hct tăng), hiệu số huyết áp kẹp và nếu thể tích huyết tương giảm đến mức nguy hiểm thì
gây ra các dấu hiệu choáng.
2.2 Rối loạn quá trình cầm máu - đông máu
Tác động lên cả 3 yếu tố chính của quá trình này: biến đổi thành mạch, giảm tiểu cầu và đông
máu nội quản. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định được bản chất các chất trung gian hoá
học gây tăng tính thấm mao mạch cũng như còn chưa xác định được những cơ chế chính xác
gây chảy máu trong bệnh Dengue xuất huyết.
3. Lâm sàng
3.1 Sốt Dengue
Bệnh cảnh lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi
3.1.1 Ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ
Biểu hiện bằng một bệnh cảnh sốt khó gián biệt với hội chứng nhiễm virus kèm với phát ban
dạng dát sẩn.
3.1.2 Ở trẻ lớn và người lớn
Bệnh cảnh sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột, mang đặc điểm sốt 2 pha. Đau cơ, đau khớp, phát
ban, nổi hạch ngoại biên và giảm bạch cầu. Trẻ lớn đau đầu dữ dội, đau sau hốc mắt. Có thể
kèm theo xuất huyết nhẹ như như chảy máu mũi, chân răng, chấm xuất huyết trên da. Dấu dây
thắt thường ít khi (+) và tiểu cầu thường ít khi giảm.
3.2 Dengue xuất huyết
Những trường hợp Dengue xuất huyết điển hình mà người ta gặp có đặc điểm là có 4 triệu
chứng lâm sàng chính : sốt cao, hiện tượng xuất huyết, gan lớn và thường có suy tuần hoàn.
Về xét nghiệm có 2 đặc điểm là giảm tiểu cầu và đồng thời với cô đặc máu.
80
Säút xuáút huyãút Dengue
3.2.1 Dengue xuất huyết thể không có choáng
Khởi đầu với sốt đột ngột, có dấu phừng đỏ mặt và các dấu tổng quát không đặc thù như chán
ăn, nôn mửa, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng (khám họng thấy họng đỏ, sung huyết).
Ngoài ra còn có đau vùng thượng vị, đau vùng bờ mạn sườn phải và đau toàn bụng. Nhiệt độ
luôn luôn cao trong 2 - 7 ngày rồi tụt xuống mức bình thường hay dưới bình thường. Nhiệt độ
có thể cao đến 40 - 41
oC gây ra co giật do sốt cao. Biểu hiện xuất huyết : thường gặp là dấu
dây thắt (+), mảng máu bầm hoặc chảy máu ở các điểm chọc tĩnh mạch, những chấm xuất
huyết nhỏ lan toả ở các chi, ở hõm nách, ở mặt và ở vòm miệng. Trong giai đoạn bệnh hồi
phục, khi thân nhiệt trở về bình thường, đôi khi bệnh nhân có phát ban dạng chấm xuất huyết
dính với nhau thành những vòng tròn nhỏ mà ở giữa là vùng da bình thường, dấu phát ban
dạng dát - sẩn hoặc ban dạng sởi, chảy máu mũi, chảy máu lợi răng, và nôn ra máu, gan
thường sờ được vào lúc khởi đầu sốt, dấu gan lớn thường gặp nhiều hơn trong trường hợp
choáng. Gan rất đau khi sờ, một khi sốt giảm thì tất cả các triệu chứng khác giảm dần

3.2.2 Dengue xuất huyết có choáng
Trong thể nặng này, sau vài ngày sốt, tình trạng bệnh nhân đột ngột xấu đi . Khi nhiệt độ hạ
hoặc sau khi nhiệt độ hạ một thời gian ngắn, nghĩa là trong khoảng giữa ngày thứ 3 và ngày
thứ 7 thì bệnh nhân có những dấu chứng đặc trưng cho tình trạng choáng là mạch nhanh và
yếu, huyết áp kẹp (hiệu số tối đa - tối thiểu < 20 mmHg) không kể trị số huyết áp là bao nhiêu
hoặc huyết áp tụt, Da lạnh và rịn ướt, vật vã kích thích. Không được điều trị thích đáng ngay
thì có thể tử vong trong vòng 12 - 24 giờ hoặc là phục hồi khá nhanh sau khi được điều trị
thích đáng. Trong giai đoạn bệnh hồi phục, người ta thường thấy có dấu mạch chậm hoặc nhịp
xoang không đều, nhịp tim chậm.
4.Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue
4.1 Các tiêu chuẩn lâm sàng
4.1.1 Sốt
Đột ngột, cao, liên tục trong 2 - 7 ngày.
4.1.2 Biểu hiện xuất huyết
Có dấu dây thắt (+) hoặc một số biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết, đốm xuất huyết,
mảng xuất huyết, chảy máu mũi, chảy máu lợi răng, nôn ra máu và ỉa ra máu.
4.1.3 Gan lớn
Có 80 - 90% bệnh nhân có gan lớn, đau, không kèm theo vàng da
4.1.4 Tình trạng choáng
Biểu hiện bằng dấu mạch nhanh, huyết áp kẹp hoặc huyết áp tụt, da lạnh ướt và tình trạng vật
vã kích thích, lơ mơ, đái ít.
4.2 Các tiêu chuẩn xét nghiệm
4.2.1 Giảm tiểu cầu
Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3.
4.2.2 Cô đặc máu Hct tăng lên quá 20% so với trị số bình thường
Để chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue, chỉ cần có 2 tiêu chuẩn lâm sàng đầu tiên (sốt + xuất
huyết) với 2 tiêu chuẩn xét nghiệm (giảm tiểu cầu và tăng Hct) là đủ.
Các tuyến y tế cơ sở nên áp dụng phân loại của IMCI trong vấn đề sốt ở trẻ em dưới 5 tuổi, để
chẩn đoán và xử trí bệnh.
5. Phân loại Sốt xuất huyết Dengue theo mức độ nặng, nhẹ
Chia làm 4 độ :
5.1 Độ 1
Sốt kèm với dấu tổng quát không đặc thù. Biểu hiện xuất huyết duy nhất là dấu dây thắt (+).
5.2 Độ 2
Có những biểu hiện như độ 1 kèm với, Xuất huyết tự nhiên, thường là xuất huyết dưới da và
niêm mạc
5.3 Độ 3
81
Säút xuáút huyãút Dengue
Có dấu suy tuần hoàn : mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp, hoặc huyết áp hạ, da lạnh, rịn mồ hôi,
vật vã, kích thích.
5.4 Độ 4
Choáng nặng : mạch và huyết áp không đếm và đo được.
6. Điều Trị
6.1 Điều trị Sốt xuất huyết Dengue thể không choáng
6.1.1 Độ 1
- Bù dịch : bệnh nhân luôn luôn có mất nước do sốt cao, chán ăn và có khi do nôn nên cần
phải cho bệnh nhân uống nhiều nước. Ngoài nước sôi nguội ta nên cho bệnh nhân uống thêm
dung dịch ORS và/hoặc là nước trái cây.
- Hạ nhiệt : trong giai đoạn sốt, tránh dùng Salicylate (Aspirine) vì có thể gây xuất huyết và
toan máu. Thuốc nên dùng là Paracetamol
- Theo dõi : Cần phải theo dõi bệnh nhân thật sát để có thể phát hiện sớm những dấu chứng
đầu tiên của choáng.
6.1.2 Độ 2
Điều trị như độ I. Chỉ định cho truyền tĩnh mạch nếu, bệnh nhân nôn mửa nhiều gây mất nước
hoặc đe doạ gây mất nước vì không uống được hoặc bệnh nhân có những dấu hiệu cô đặc máu
(Hct > 43%), hoặc có dấu mất nước lâm sàng độ 2. Lượng dịch cho truyền được tính giống
như lượng dịch truyền cho trẻ mất nước trung bình .
Theo dõi sát bệnh nhân. Nếu có những triệu chứng tiền choáng hay choáng thì bệnh nhân phải
được điều trị hồi sức tích cực .
6.2 Điều trị Sốt xuất huyết Dengue thể có choáng (độ 3 và 4)
Điều trị này không khuyến cáo cho các tuyến y tế cơ sở, điều trị này nên ở các tuyến y tế cao
hơn, và cần tham khảo thêm phát đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế.
6.2.1 Thay thế ngay lập tức thể tích huyết tương đã mất
Bắt đầu ta cho truyền dung dịch Ringer lactate hoặc NaCl 0.9% với số lượng 20 ml/kg, chảy
nhanh tối đa. Nếu choáng nặng thì phải bơm trực tiếp tĩnh mạch.Trong trường hợp choáng đã
kéo dài, thì sau khi cho 20 ml/kg loại dịch nói trên, ta cho truyền tiếp dung dịch plasma hoặc
một chất thay thế plasma (như Dextran 40) với tốc độ 10 - 20 ml/kg/giờ. Trong hầu hết các
trường hợp, không cần thiết phải cho quá 20 - 30 ml plasma/kg (hoặc quá 10 - 15 ml
Dextran/kg).
6.2.2 Tiếp tục thay thế lượng huyết tương đã mất dựa vào Hct
Ngay cả khi thấy bệnh nhân cải thiện các dấu hiệu sống một cách rõ rệt và Hct có giảm
xuống, ta cũng phải cho truyền dịch tiếp với tốc độ 10 ml/kg/giờ rồi sau đó điều chỉnh tuỳ
theo mức độ thoát huyết tương vì hiện tượng thoát huyết tương còn tiếp tục trong 24 - 48 giờ.
Dịch cho trong giai đoạn này là Dextrose 5% hoặc 1/2 Ringer lactate với 1/2 Glucose 5% ,
hoặc 1/2 NaCl 0.9% với 1/2 Glucose 5%. Trong các trường hợp có choáng nặng không phải
dễ dàng phục hồi thì đôi khi phải đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Khi nào thì ngưng truyền
dịch ? Nên ngừng truyền dịch khi Hct giảm xuống mức 40% và khi thấy bệnh nhân thèm ăn
trở lại. Dấu chứng có giá trị cho ta biết thể tích huyết lưu đã thoả đáng là số lượng nước tiểu
gần bình thường.
6.2.3 Điều chỉnh các rối loạn điện giải và chuyển hoá nếu có
6.2.4 An thần:
Nên cho an thần đối với bệnh nhân vật vã, kích thích.

6.2.5 Liệu pháp oxy
: thở oxy qua mũi với tất cả các bệnh nhân

6.2.6 Vấn đề truyền máu :
Tất cả bệnh nhân bị choáng đều cần phải cho phân loại nhóm máu
và khi trên lâm sàng có chảy máu nặng thì có chỉ định truyền máu.

6.2.7 Theo dõi điều trị choáng :
Để đánh giá tốt kết quả điều trị, cần phải theo dõi các dấu
hiệu sống (nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở) và đo lại Hct để nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu
nào báo choáng trở lại thì phải tiến hành điều trị mạnh mẽ ngay.

7. Phòng Bệnh
82
Säút xuáút huyãút Dengue
Hiện nay Dengue xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh, nên để phòng bệnh ở các vùng có
dịch thì vấn đề là phải theo dõi và tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh đó là muỗi Aedes
aegypti và lăng quăng.
7.1 Diệt muỗi
Diệt muỗi bằng nhiều cách : ngủ màn, hương trừ muỗi, bình xịt muỗi, xe phun thuốc dạng
phun sương dùng cho cộng đồng, kem bôi da, đập muỗi bằng tay v.v...
7.2 Diệt lăng quăng
Dọn dẹp các nơi nước đọng quanh nhà, các vật có chứa nước (chén bể, vỏ chai, lon bia, lon
sữa, vỏ xe, vv..), những nơi trữ nước có nắp đậy, thả cá ở các chậu cây cảnh có chứa nước .
Đang thử nghiệm thả một loài giáp xác Mesocyslop vào ao hồ để ăn bọ gậy aedes aegypti có
khả năng giải quyết bệnh trên bình diện rộng cả nước. Để đạt kết quả trên cộng đồng, cần có
sự phối hợp giữa y tế và các ban ngành.
7.3 Khi có dịch
Áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân độ Dengue xuất huyết, phát hiện chẩn đoán sớm,
phân loại, xử trí thích hợp với các mức độ.
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Bộ Môn Nhi (2001). Sổ tay xử trí lồng ghép
bệnh trẻ em. Nhà Xuất Bản Y Học.
2. WHO/FCH/CAH/00 (April 2000). Handbook IMCI: Integrated Management of Childhood
Illness.
3. Nguyễn Duy Thanh - Bệnh truyền nhiễm - Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
(1992).
4. Nguyễn trọng Lân - cấp cứu nhi khoa - chương trình sốt xuất huyết (1993)
5. Bộ Y Tế - Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết
Dengue.(2001)
83
__________________
...xin đời đừng gọi tên tôi...

nobipotter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-11-2008, 09:10 PM   #13
Hồ sơ
nobipotter
Senior Member
 
nobipotter's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2005
Tuổi: 47
Số bài viết: 1,764
Tiền: 105200
Thanks: 99
Thanked 1,140 Times in 482 Posts
nobipotter is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Bị sốt xuất huyết phải làm sao?

Không nói chuyện SXH mà nhân đây nói chuyện ... tự kỳ thị...
Nhiều bệnh nhân đến khám BHT tế luôn luôn nghĩ là mình bị kỳ thị... mà thật ra không phải vậy... bệnh nhân nào cũng bị đối xử như thế hết...
Không có chuyện kỳ thị ở đây. Thử tưởng tượng mỗi ngày khám 200 bệnh nhân thì bác sĩ không có thì giờ để ... phân biệt ai là bảo hiểm ai không bảo hiểm... để mà kỳ thị.

Trở lại câu chuyện em đó, vì nghĩ mình bị kỳ thị nên phải đi khám bs tư.... hoặc giả là do bs không tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân ( vì không có thời gian chứ ko phải vì thiếu trách nhiệm)...

Vì sốt xuất huyết độ 1 và độ 2 không cần phải nhập viện chỉ cần bù nước đường uống và hạ sốt, theo dõi các dấu hiệu chuyển nặng... do đó bs không xử trí gì hết... nhưng thiếu động tác dặn dò...

Thường ở PK Vạn An, phía sau toa thuốc có hướng dẫn các dấu hiệu nặng để bệnh nhân phải trở lại tái khám ... dĩ nhiên một số bệnh viện khác cũng làm thế.

Còn một vấn đề nữa, bệnh nhân bị "cô đặc máu" chứ không phải đông máu, do nước thoát ra khỏi lòng mạch vào các mô xung quanh chứ không phải ... bốc hơi đi...

Đông máu mang ý nghĩa khác... tức là máu bị vón cục... còn chuyện cắt tay này không chảy máu, cắt tay kia không chảy máu... chuyển sang cắt chân... nghe dã man quá... hy vọng thời nay không còn bệnh viện nào... lang băm như thế nữa...
__________________
...xin đời đừng gọi tên tôi...

nobipotter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến nobipotter vì bạn đã đăng bài:
Randallfemn (29-07-2014)
Old 29-11-2008, 09:39 AM   #14
Hồ sơ
bank key
Junior Member
 
Tham gia ngày: Nov 2008
Số bài viết: 2
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
bank key is on a distinguished road
Default Ðề: Bị sốt xuất huyết phải làm sao?

mình cũng đã bị sxh nè! hic! lúc nó xuất huyết khắp người mới chạy vô bệnh viện nè! nói chung la bác sĩ khuyên nên uống nước dừa và nước cam! đại loại là mấy nước trái cây tươi vừa mát vừa bổ đó! cộng với truyền nước mỗi ngày nữa thì sẽ đi chơi cúi tuần được rùi! ok
bank key is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-11-2008, 03:41 PM   #15
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Bị sốt xuất huyết phải làm sao?

Trích:
Nguyên văn bởi nobipotter View Post
Đông máu mang ý nghĩa khác... tức là máu bị vón cục... còn chuyện cắt tay này không chảy máu, cắt tay kia không chảy máu... chuyển sang cắt chân... nghe dã man quá... hy vọng thời nay không còn bệnh viện nào... lang băm như thế nữa...
Haha,Từ cắt ở đây không có gì ghê gớm như anh nobi nghĩ đâu. Anh nobi có một kết luận hay nhưng để cứu cháu bé lúc đó thì anh nobi làm sao? Xin nhớ nếu trễ thì các động mạch không chảy nữa thì không truyền huyết thanh được nữa, cháu bé chết. Hi vọng là sẽ có giải pháp hay hơn từ anh nobi nhưng đừng search net nhé anh vì như thế cháu bé chết mất.
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog

thay đổi nội dung bởi: myhanh, 29-11-2008 lúc 03:43 PM.
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Tuyệt kỹ cưa gái (tặng các anh trai) DeMen Góc "Tám" 7 18-10-2008 02:43 PM
Ufo VÀ SỰ SỐng NgoÀi TrÁi ĐẤt LeGiang Thiên văn học 0 25-05-2007 11:13 AM
The Godfather - Bố Già cobemongmo ..:: CLB Văn Thơ ::.. 32 01-09-2006 04:38 PM
Nếu còn có ngày mai - Sidney Sheldon cobemongmo ..:: CLB Văn Thơ ::.. 27 29-08-2006 01:59 PM
Destiny ZenkyNemesis Nghệ thuật sống 7 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:59 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps