Lang thang vào vùng trời ký ức, con như gặp lại từng thầy cô cũ năm xưa...
Con lại gặp thầy, người cha yêu quý của tụi con....
Thầy ơi!
Con gọi thầy ơi mà nghe nước mắt mằn mặn trên môi....
Con gọi thầy ơi mà nghe lòng bàng hoàng quá đỗi...
Thầy ơi! Chớp mắt mà đã 16 năm...
Con nhớ những bước chân chập chững của khoá 90, khoá đầu tiên của Ngôi trường Lê Quí Đôn yêu dấu...
Con nhớ từng đêm thầy ở lại trường thật khuya để "canh" những giờ tự học của tụi con....
Con nhớ những lần "được" thầy mời lên uống trà vì lớp con bị những thầy cô khác mắng vốn....
Con nhớ những tiết Văn của thầy trong "cái lò bánh mì" ngày xưa với lớp A vốn không mặn mà lắm với những gì ngoài Toán - Lý - Hóa,...
Con nhớ cái tên "Bè Lũ 4 tên" mà thầy dành cho 4 đứa học trò "bất trị" của thầy, 4 đứa làm thầy tốn hao thời gian, công sức...
Con nhớ "Sư Tổ" của tụi con....
Thầy ơi, trong tâm tưởng tụi con thầy như người cha thứ hai lo cho tụi con từ việc học đến giấc ngủ miếng ăn....
Nhớ lắm thầy ơi...
Mà thầy giờ đi xa lắm rồi...
Thầy ơi! Có những dự định con đã không thực hiện vì công việc, vì không có thời gian, vì.... Tất cả chỉ là ngụy biện để bào chữa cho tính không quyết tâm, không dứt khoát và cả sự vô tâm của con nữa; để rồi giờ đây con không còn thực hiện được nữa vì thầy đã đi xa...
Thầy ơi, con biết thầy vẫn rất thương tụi con, thầy không giận tụi con đâu, phải không thầy?
. Ngày xưa, mình nhớ có mùa hoa điệp rơi vàng cả sân trường, đó là một mùa đầy hạnh phúc và may mắn được thầy bồi dưỡng Văn.
. Tuy chỉ học với thầy trong khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng tâm hồn mình như rộng mở ra...
. Thật sự, chất và giọng Văn của thầy quá hay (ý tứ sóng đôi, từ láy tượng hình, tượng thanh... rất đắt) đọc lên nghe lạ mà thích thú!
"Tôi thấy ngôi trường này lần thứ nhất vào dịp nghỉ hè của một trong những năm cuối cùng thập niên 1950: Hai căn phòng mạnh mẽ đứng mỉa mai giữa một vùng đầy những nước và lau sậy. Nếu người bà con không dẫn vào đây, tôi không nghĩ đến một ngôi trường."
. Bây giờ mới hiểu, vì sao ngày xưa thầy rèn kỹ từng câu chữ, từng lỗi chính tả, đến từ láy như vậy!
_Đã gần chục năm trôi qua...vậy mà chưa nói được một lời tri ân!!!
__________________
Khi chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên...
Một nén nhang lòng gởi đến người thầy kính yêu nơi chốn vĩnh hằng. Có lẽ thầy đang mĩm cười vì sự lớn khôn của đàn con.
Bố Biết cũng vừa mới nhắc mình. TP luôn cảm thấy mắc cở vì mình nhỏ hơn nhưng mà trí nhớ thì không bằng 1 góc của Bố Biết.... Nay Nhungkekieubinh cũng nhớ đến cả giờ và phút lúc thầy Uyển rời xa chúng ta thì đúng là Bố Biết có người nối bước rồi....
Con xin thắp 1 nén hương và mượn nơi này để cùng các bạn và Bố Biết tưởng niệm đến thầy! Bình an nơi cõi vĩnh hằng thầy nhé!
Mới đó mà đã bảy năm trôi qua kể từ ngày thầy ra đi. Thời gian đã trôi xa nhưng tôi vẫn còn thấy hình ảnh của thầy như mới ngày nào. Bảy năm qua tôi cảm thấy mình như còn mang một điều gì đó áy náy trong lòng như là một sự lỗi hẹn khi mà ngày ra trường tôi cùng đám bạn tự hứa với lòng là sẽ viết thư cho thầy để rồi ra trường đến sáu năm trước ngày thầy mất cũng không viết nỗi một dòng nào và giờ đây thêm bảy năm nữa khi thầy đã khuất…
Tôi không phải là đứa “học trò ruột” của thầy, cũng không phải là một “đồ đệ trung thành” với nghiệp văn chương nhưng tôi cảm thấy rất quý thầy – một nhân cách sống.
Mười sáu năm về trước khi tôi lần đầu biết đến thầy là khi về trường Lê Quí Đôn (khi đó còn ở cơ sở đường Thủ Khoa Huân) để dự thi tuyển vào trường. (Chính xác hơn là để tác túc trong những ngày dự thi vì hội đồng thi nằm ở trường Nhật Tảo). Tôi nhớ mãi hình ảnh một người thầy nghiêm nghị nhưng ân cần hỏi thăm từng đứng chúng tôi ăn ở ra sao. Khi đó tôi vẫn chưa biết thầy là hiệu phó của trường. Mùa hè năm 1993, tôi về trường một tháng hè trước ngày khai giảng và được chứng kiến một hình ảnh khó quên. Một người thầy nghiêm nghị mỗi khi ghé qua trường đều được các anh chị khóa 91 gọi một cách thân thương trìu mến bằng cái tên “bố Uyển”. Thế rồi một chuyện tôi còn nhớ đến bây giờ về sự nghiêm nghị của thầy. Vào thời ký đó chưa có internet và các kênh truyền hình phổ biến như bây giờ nên học trò nội trú rất thèm xem phim giải trí. Qui định của trường là mỗi tuần nội trú sẽ được phục vụ chiếu phim một lần vào tối thứ năm tại hội trường. Thế nhưng vì hè ở nội trú buồn quá nên các anh chị muốn mượn đầu video về xem. Xin thầy thì sợ thầy không cho. Cả đám bèn lại nhà nói với cô là thầy đồng ý cho mượn. Thế là cô không chút nghi ngờ cho mượn. Đến khi thầy về cô nói lại thầy hốt hoảng không biết đứa nào cả gan đến thế! Nhìn cô như người mất hồn cộng thêm với căn bệnh yếu tim làm thầy tức tốc quay vô trường. Thì ra chị học trò mà thầy yêu mến nhất mà thầy hay gọi là “con gái nuôi” làm “kẻ chủ mưu”. Nhưng không vì sự thân mến mà thầy nương nhẹ. Thầy bảo cô học trò cưng một cách nghiêm nghị: “Con đã vi phạm nội quy nội trú. Không vì con là con của thầy mà thầy tha thứ cho con”. Thế là phụ huynh được mời lên tận trường vì sự cả gan đó. Tính thầy là thế: đã thương thì thương hết mình như những đứa con trong gia đình nhưng kỷ luật là điều phải giữ. Sau vụ đó, không vì thế mà tình cảm của những đứa học trò dành cho thầy ít đi, ngược lại nữa là khác.
__________________ Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
thay đổi nội dung bởi: duonghoanghiep, 10-06-2009 lúc 07:01 PM.
Những ngày nằm trên chiếc giường tầng ở khu nội trú cũ tôi được dịp nghe thầy giảng bài cho các anh chị khối 91 khi đó đang học lớp 12. (Lớp 10 chúng tôi thì học ở cơ sở bây giờ). Nghe giọng thầy sang sảng lúc thì ấm áp, lúc khôi hài làm tôi không nhịn được được cười. Thầy là một người khôi hài rất có duyên. Khi thầy châm biết ai thì người đó chỉ có ngồi cười chứ không thể giận. Tôi nhớ có một lần thầy giảng về thơ Đường. Thầy nói các nhà thơ xưa tâm hồn lai láng nên khi nhìn trăng tức cảnh sinh tình. Chợt thầy quay sang nhìn thấy anh Đ (91D) đang ngồi mơ màng nhìn ra cửa sổ, thầy phán luôn rằng: “Chứ còn như thằng Đ nhìn lên cung trăng tưởng tượng cao lắm cũng chỉ thấy cái bánh trung thu!” Cả lớp 91D được một phen cười vui nhộn…
Gần giữa năm 1994, một căn bệnh ập đến với cô. Nhìn thầy tất tả ngược xuôi nhằm cứu cô thoát khỏi lưõi hái của tử thần mà đau lòng quá đỗi. Hôm đó thầy hiệu trưởng nhờ tôi leo lên cửa sổ của văn phòng buộc dây điện thoại. Đang loay hoay thì bố Uyển chạy vào trường mắt đỏ hoe, miệng như mếu. Tôi đang treo người lên khung cửa sổ nên bất đắc dĩ nghe được cuộc điện thoại của thầy gọi cho ba của cô. Thầy nghẹn ngào nói trong nước mắt: “Ba ơi, còn nước còn tát, con không nỡ rút ống thở vợ con…”. Sau này tôi biết được chuyện là sau một thời kỳ dài cô hôn mê mà bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân căn bệnh nên khuyên người nhà đem cô về lo hậu sự. Ba của cô bảo thầy nên nghe theo lời khuyên đó nhưng thầy nhất định không chịu rút ống thở oxy. Chính quyết định đó của thầy đã giành lại được cô từ thần chết. Mấy ngày sau các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cô dần dần hồi tỉnh. Buổi chiều hôm hay tin cô khó qua khỏi và người nhà chuẩn bị hậu sự, tôi và các anh chị đến nhà thầy. Thấy người ta mang áo quan cùng quần áo tang lễ lại nhà mà chạnh lòng. Nhưng chờ mãi chẳng thấy ai đem cô về. Mấy ngày sau nghe tin cô đã khỏe lại cứ y như chuyện đùa nhưng đó là sự thật. Một sự thật hy hữu mà chính quyết định đúng đắn xuất phát từ tình thương yêu vô bờ bến của thầy đã cứu sống cô. Sau này tôi có nghe kể lại thầy rất vui mừng vì đã giành lại sự sống cho cô khi mà cô đã bước một chân vào cửa thần chết.
Thời gian qua đi, thầy lại miệt mài công việc của ngôi trường nơi có những đứa con mà thầy yêu quý. Không hiểu bằng cách nào mà thầy biết rành mạch tất cả gia cảnh của từng đứa học trò. Thế nên khi có trường hợp khó khăn nào nhà trường đều biết rõ.
Mùa hè năm 1994, khối 91 ra trường, thầy chở tôi đi Hậu Nghĩa lên nhà chị Yến Xuân dự tiệc mừng chị đỗ vào trường Y. Tôi cứ nhớ mãi hình bóng của thầy gắn liền với chiếc xe cub 81. Dọc đường đi, thầy kể cho tôi nghe chuyện về con đường Bến Lức – Hậu Nghĩa, những con đường và địa danh của tỉnh Long An qua những thời kỳ lịch sữ y như thầy là một người con Long An đích thực. Thú thật là mãi cho đến lúc này tôi mới có dịp trò chuyện với thầy nhiều và thấy thầy gần gũi đến thế. Hôm đó dừng như là lần cuối cùng tôi thấy thầy còn uống chút bia. Thầy gửi tôi lại cho anh Trung, anh Nghĩa (K91) rồi về trước. Sau đó mùa hè K92 ra trường thầy cũng lại lặn lội cùng các thầy cô xuống nhà các anh chị chia vui. (Thời đó khó khăn nên việc đậu đại học dừng như cũng khó). Đó là lần duy nhất thầy ghé thăm nhà tôi.
Mãi khi đến lên lớp 12, chúng tôi mới có dịp được học thầy. Những tiết học văn với thầy thật thú vị. Có rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Chúng tôi như được thầy mở mang thêm rất nhiều kinh nghiệm sống và làm người. Buổi đầu tiên vào lớp thầy nói: “Kiến thức trong sách này các em có thể học trong một ngày, một buổi. Nhưng kiến thức học làm người các em phải học cả đời. Và tôi muốn các em học làm người”. Và quả thật, thầy bắt đầu truyền cho chúng tôi cái sự học làm người bằng rất nhiều câu chuyện. Thầy kể ngày xưa khi thầy còn bé, ông cụ ở nhà thường bắt thầy viết lên bàn học mấy câu thơ “Học như thuyền trôi nước ngược, không tiến ắc lùi. Tâm hồn như thả ngựa đồng bằng , buông ra dễ bắt lại khó” hay “Người quân tử cầu ở mình. Kẻ tiểu nhân cầu ở người”. (Chữ “cầu” trong tiếng Hán hình như còn có nghĩa là “trách” nên câu trên hình như còn có nghĩa Người quân tử thường trách mình, kẻ tiểu nhân thường trách người?!).
Một hôm thầy giảng bài thơ trong tập Nhật ký trong tù. Bảng dịch có đoạn:
“Đau khổ chi bằng mất tự do Đến buồn đi i… cũng không cho Cửa tù khi mở không đau bụng Đau bụng thì không mở cửa tù.”
Đọc xong thầy không nhịn được cười. Thầy bảo nguyên bản tiếng Hán không phải thế. Dù sao Bác cũng là nhà nho nên Bác không dùng từ dung tục đến thế. Nhưng khi dịch người ta đã đại chúng hóa Bác đến độ…cho Bác đi i…. luôn, không thể chấp nhận được! Một lần khác thầy đọc vanh vách bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu trong sách giáo khoa, đến cuối bài thầy đập bốp quyển sách xuống bàn và phán luôn “vô duyên” là cả lớp ngơ ngác. Thì ra bài Việt Bắc của tác giả rất dài và hai đoạn cuối gắn vào nhau mới diễn tả được hết ý thơ của tác giả. Nhưng khi biên soạn sách giáo khoa người ta ngắt ngang ở đoạn đầu nên ý nghĩa còn lại cũng… khá vô duyên. Câu chuyện Kiều được thầy dí dỏm bảo các em phải đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến mới thấy được nỗi đau đớn bi kịch của Kiều. Chứ còn như cuộc sống hiện đại Thúy Kiều bảo Thúy Vân “tao phải đi làm lấy tiền chuộc cha, để lại người yêu cho mày” và rồi Thúy Vân “OK” và sinh ra một lũ con thì chẳng có gì phải nói! Khi giảng về tư tưởng của Bác, thầy trích câu nói “mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc” nhưng không quên lưu ý thêm “tuy là vậy nhưng sau này ví dụ như cô Ngọc Dung mà quyến rũ người yêu của cô Hồng Nhung rồi khi bị bạn trách thì nói rằng Bác đã bảo mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc thì không nên”. Thầy kể chuyện Nguyễn Tuân viết về “Phở” khi mà cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nên giai đoạn đó người ta phê bình vì dám đặt phở ngang hàng với Đảng! Và rồi để tóm lại một giai đoạn văn học, thầy bảo cho dễ nhớ thì cứ nhớ có hai ông Thành, một ông Thành nhỏ là Kim Thành tức Tố Hữu, một ông Thành lớn là Tất Thành tức là Bác.
Có những câu chuyện được thầy pha trò bằng một chút châm biếm, một chút trào phúng nhưng không quá đà mà chỉ để chúng tôi hiểu và nhớ những chi tiết khi phân tích những tác phẩm văn học. Những giờ học văn của thầy cứ như những giờ kể chuyện. Lớp chúng tôi bị thầy mê hoặc bằng những “câu chuyện ngụ ngôn giữa đời thường”. Không có chuyện đọc bài văn mẫu, không có chuyện áp đặt những lối phân tích cứng nhắc áp đặt mà thầy thường hay dí dởm bằng những hình tượng rất đời thường. Tôi khoái cái việc “diễn nôm” của thầy. Thầy ít khi dùng những từ sáo rỗng rập khuôn khô khan để giảng giải hay phân tích một vấn đề văn học. Trái lại từ những vấn đề khó hiểu, khó hàm thụ, thầy đơn giản hóa bằng cách hóa vai các anh chị A, B, C nào đó trong lớp rồi diễn giải một cách rất đời thực và hài hước. Chính cái lối “diễn nôm” đó nên khiến chúng tôi cười nghiêng ngã và chưa bao giờ phải học bài nhiều nhưng có thể nhớ rất lâu, thậm chí cả hơn mười năm sau có những câu chuyện chúng tôi vẫn còn nhớ. Bây giờ thấy các em nhỏ than vãn chuyện học văn, cảm thụ văn chương chúng tôi lại cảm thấy biết ơn thầy vì phương pháp ấy. Thầy đã truyền cho chúng tôi rất nhiều cảm hứng cho việc cảm thụ văn học và cách nhìn nhận cuộc sống.
__________________ Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
thay đổi nội dung bởi: duonghoanghiep, 10-06-2009 lúc 07:02 PM.