Các học sinh Phần Lan đang được hưởng nền giáo dục thành công nhất trên thế giới.Theo nghiên cứu năm 2003 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) - (Organisation for Economic Cooperation and Development), học sinh Phần Lan đứng đầu trong 40 quốc gia về khoa học và khả năng đọc - viết.
OECD đưa ra trắc nghiệm PISA trên 250.000 học sinh khắp thế giới và thu được kết quả trên.
Các trường học ở Phần Lan không chỉ đứng đầu về trắc nghiệm của tổ chức OECD mà còn thành công trong việc giáo dục các học sinh yếu kém và làm giảm mức chênh lệch học tập giữa nam và nữ sinh.
Phần Lan không theo “kế sách” của các nhà giáo dục ở các nước khác - như kiểm tra gắt gao, bắt học nhồi nhét, nhấn mạnh vào cơ bản hoặc áp dụng kỷ luật “sắt”. Học sinh Phần Lan hoàn toàn học ở trường công, học trễ tuổi hơn các học sinh ở nước khác (7 tuổi mới đi học) và học chỉ 30 giờ mỗi tuần – kể cả bài tập về nhà. Trong khi đó học sinh Hàn Quốc học 50 giờ/tuần, vậy mà làm trắc nghiệm PISA vẫn thua học sinh Phần Lan.
Giáo dục Phần Lan thành công có lẽ nhờ các yếu tố sau:
1. Các giáo viên Phần Lan được đào tạo tốt nhất thế giới. Mặc dù lương giáo viên không “hấp dẫn” (giáo viên trung học được khoảng 58.000 USD/năm, tùy mức thâm niên), chuyên môn vẫn cần ưu tiên cao. Các trường đại học chọn lựa giáo viên kỹ hơn luật sư và bác sĩ.
2. Các giáo viên được quyền tự do cá nhân. Họ được tự do áp dụng phương pháp sư phạm mà họ muốn, tự trù liệu giáo án và tự chọn sách giáo khoa. Khi được đứng lớp, giáo viên không bị thanh tra hoặc bị đánh giá thường xuyên.
3. Không tiêu chuẩn hóa các bài kiểm tra. Nhiều nước tin rằng nhờ chú trọng việc kiểm tra mà nền giáo dục của họ sẽ tốt hơn, nhưng thực ra không phải vậy. Kiểm tra nhiều quá sẽ khiến giáo viên chỉ dạy để kiểm tra học sinh, học vì thi cử. Việc học không thể căn cứ vào kiểm tra. Có thể có bằng cấp mà không có năng lực.
4. Các học sinh được dạy cách tự đánh giá. Nhiều trường tiểu học cho học sinh xem bảng đánh giá hằng tuần. Bên mỗi lời nhận xét, học sinh tự đánh giá bằng cách cho điểm, rồi gắn thêm hình mặt vui hay buồn bên cạnh. “Điều này giúp học sinh nghĩ về những gì chưa đạt và điều gì cần cố gắng vào năm sau”, đó là nhận xét của Tuomas Siltala, 18 tuổi, vừa tốt nghiệp tháng 5-2005.
5. Các học sinh được khuyến khích tự lập. Kirsti Santaholma, giáo viên tiếng Pháp tại Trường Itakeskus từ năm 1982, thuộc ngoại ô Helsinki, nói: “Chúng tôi cố gắng làm cho học sinh tìm thông tin riêng hơn là học từ sách giáo khoa. Tự tìm thông tin mới thực sự là học”. Giáo viên ít phải giảng bài.
6. Không khí học tập sinh động và thoải mái. Học sinh không phải đến trường học phụ đạo hoặc học thêm, chỉ học chính khóa. Giáo viên Richard Cousins nói: “Quá nhiều áp lực khiến học sinh thụ động. Các học sinh luôn có trách nhiệm và tự trọng vì chúng tôi cho học sinh tự do, không cần điểm danh”.
7. Các học sinh yếu được giúp đỡ tận tình. Có thể đây là thành tựu nhất của Phần Lan. Theo phát hiện của PISA, các trường ở Phần Lan có độ chênh lệch kiến thức rất nhỏ. Các học sinh yếu luôn có cơ hội vươn lên.
ĐH Nilai tham gia trực tiếp tại buổi Triển lãm giáo dục Malaysia 2007 diễn ra vào lúc 13-19h ngày 29/8 tại Khách sạn Majestic, 1 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM.
ĐH Quốc Tế Nilai là ĐH danh tiếng hàng đầu về chất lượng đào tạo tại Malaysia. Tuy chỉ mới thành lập khoảng 10 năm, nhưng trường Nilai đã được Sở Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia cấp bằng “Tập đoàn tiên tiến về xuất khẩu và phát triển ngoại thương”.
Với nghĩa vụ là phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, trường Nilai đã trang bị cho sinh viên những chương trình đào tạo phong phú và một môi trường lý tưởng để sinh viên phấn đấu và đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp học vấn. Cho đến nay Nilai đã tiếp nhận một số lượng lớn sinh viên đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới. Theo đuổi mục tiêu mở rộng cửa cho sinh viên quốc tế, Nilai không đòi hỏi bạn phải có điểm IELTS hay TOEFL, chứng minh tài chánh, phỏng vấn visa như các trường của châu Âu, châu Mỹ, chỉ cần bạn là người năng động, ham học hỏi và học hết lớp 11 hoặc lớp 12 với điểm trung bình năm là 6.0 trở lên là bạn đã có thể tham gia vào chương trình đào tạo của trường.
- Học tại Nilai Malaysia lấy bằng quốc tế
Không ngừng đẩy mạnh chính sách mở cửa, ngoài “Chương trình liên kết” - Sinh viên học tại Nilai Malaysia nhưng được học theo chương trình và được cấp bằng từ các trường danh tiếng của Anh, Australia, Canada..., Nilai còn thưc hiện chương trình chuyển tiếp sang các nước châu Âu, châu Mỹ với thủ tục visa và chứng minh tài chính dễ dàng và thụân lợi hơn. Một vài trường danh tiếng tiêu biểu liên kết với trường Nilai như: California State University, Golden Gate University, The University of Nottingham, Oxford Brookes University, The University of Queensland…
- Chương trình phong phú, ngành nghề đa dạng
Vì các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, nên ngoài việc đào tạo các cấp bậc từ Dự bị ĐH, Cao đẳng đến Cử nhân, Nilai còn trang bị cho sinh viên kiến thức Anh văn nền tảng (3-8 tháng) để sinh viên có thể tiếp thu tốt khi bước vào chương trình học. Với thời gian đào tạo trung bình khoảng 3-4 năm (tuỳ theo ngành nghề và bậc học). Bên cạnh các ngành phổ biến hiện nay như: Kinh doanh, quản trị Du lịch khách sạn, Công nghệ thông tin, Quảng cáo, Tổ chức sự kiện… đặc biệt Nilai có thế mạnh đào tạo ngành y tá chất lượng đươc Bộ Y tế Malaysia công nhận.
Thủ tục đăng ký nhập học đơn giản, thời gian đăng ký linh hoạt, ngày khai giảng thường được tổ chức vào các tháng: tháng 1, tháng 5, tháng 7 và tháng 9.
Nilai là một trong những trường có khuôn viên tầm cỡ quốc tế, rộng 42 hecta, và được giải thưởng “Khuôn viên trường đẹp của quốc gia”.
Môi trường sạch đẹp, hệ thống ký túc xá tiện nghi được kết nối internet miễn phí, căntin có sức chứa đến 1.000 người ngay trong khuôn viên trường mang lại cho sinh viên một không gian dễ chịu. Nên Nilai không chỉ là nơi học tập, sinh hoạt mà còn được sinh viên quốc tế gọi nơi đây là “nhà”, ngôi nhà hạnh phúc.
Liên hệ chi tiết
Trung tâm du học Edulinks
Lầu 4, 163 Hai Bà Trưng, Quận 3, TP HCM.
Tel: 08.8224276 – Email: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Click [Đăng nhập để xem liên kết. ] để được tư vấn du học online
Bạn tin không? Tớ đến Hawaii không phải để du lịch mà là để đi học. Quần đảo này là thiên đường du lịch, nhưng ít ai biết rằng hệ thống giáo dục ở Hawaii cũng rất tiên tiến. Tớ học được nhiều thứ, không chỉ là kiến thức sách vở, mà còn cả tinh thần của người dân ở quần đảo này.
Tổ chức... party để trả bài
Bọn tớ có thể trả bài bằng tất cả các cách, miễn là nó thể hiện bài học một cách hiệu quả nhất. Có lần trả bài môn giao tiếp đa văn hoá (Inter - Culture Communication), bọn tớ được giao phải làm project thế nào để đem lại lợi ích cho xã hội, cho những người đang sống xung quanh mình. Nghĩ mãi và cuối cùng quyết định làm một bữa tiệc nho nhỏ để nói về nạn đói ở châu Phi.
Bọn tớ có treo băng-rôn khắp trường, mời mọi người đến tham dự bữa tiệc có một không hai này. Mỗi người sẽ được phát một phiếu ăn, mỗi phiếu ăn sẽ thuộc một trong ba: nhóm có thu nhập cao (chiếm 15%), nhóm có thu nhập trung bình (chiếm khoảng 30%), nhóm có thu nhập thấp (chiếm khoảng 55%).
Nếu bạn may mắn vào nhóm có thu nhập cao, bạn sẽ được ngồi bàn ghế xịn, ăn mỳ Ý và uống Coca kèm thêm nhiều hoa quả tráng miệng. Vô tình vào nhóm thu nhập trung bình, bạn vẫn được ngồi bàn ghế, không được xịn lắm, nhưng vẫn còn có một ít mỳ thịt và nước sốt. Còn vào nhóm thu nhập thấp, bạn chỉ được ngồi ở chiếu dưới đất, ăn bánh mỳ khô và nước lã.
Các thành viên trong trường đến bữa tiệc của bọn tớ đông lắm. Đến khi dọn “bữa tiệc” phân chia ra, họ la ó, phản đối dữ dội lắm: “Tại sao gọi là tiệc mà lại như thế à?”
Lúc đó, bọn tớ mới bật Video clip LIVE 8 nói về các trẻ em nghèo, mọi người mới thật sự xúc động và nghĩ rằng: “Mình thế này vẫn còn may mắn nhiều lắm so với các em”. Từ đó khơi dậy trong lòng mỗi người tình cảm cộng đồng, tinh thần giúp đỡ người khác.
Project của bọn tớ được các thầy cô đánh giá cao, nhưng quan trọng hơn là tớ học được rất nhiều từ đó. Học cả cách gắn bó và yêu thương mọi người.
Mấy cuốn vở trắng tinh mà tớ chuẩn bị khi đi thì nay vẫn còn giữ y nguyên. Đơn giản vì học ở Hawaii không cần đến vở viết. Giáo trình á? Đọc hàng núi sách, dày cồm cộp, tự nghiên cứu và rút ra những kết luận cho mình. Tất cả các bài tập, thầy giáo in ra rồi phát cho học sinh. Rồi học qua mạng, nộp bài tập qua mạng, làm các project trả bài cuối kỳ. Nên vở trở thành một thứ xa lạ với chúng tớ.
Học chào Aloha và múa Hula
Nếu đến Hawaii, bạn không được người bản địa ở đây mỉm cười, gật đầu chào bằng từ “hello”, mà lại luôn miệng với câu Aloha thì đừng ngạc nhiên nhé.
Aloha mang rất nhiều ý nghĩa: xin chào, cảm ơn, tạm biệt, thể hiện tinh thần lạc quan, tình yêu, sự thân thiện và thân thuộc. Đó là lời chào thân thuộc của người dân Hawaii.
Để đáp lại lời chào thân thiện của người dân nơi đây, bạn có thể giơ bàn tay ra chào, 3 ngón giữa nắm chặt vào bàn tay, ngón cái hướng lên trên, ngọn út chỉ xuống dưới. Tớ cũng đã học chào Aloha rất nhanh vì nó cực kỳ đơn giản
Tinh thần Aloha cũng chính là thể hiện sự giúp đỡ tận tình và sự thân thiện, mến khách của người Hawaii.
Bạn có thể đi ra biển Hanalei, đi thuyền Grotto, xem thác Wailua Falls, những địa danh cách nhau khác xa mà chỉ bằng… đi nhờ xe của người dân.
Những người Hawaii lúc nào cũng niềm nở khi được nhờ giúp đỡ. Đưa bạn đến tận nơi rồi, họ sẽ còn hỏi đi hỏi lại có cần giúp gì nữa không. Nếu không có những người dân Hawaii tốt bụng với tinh thần Aloha thì chắc chắn nhiều khách du lịch sẽ phải đi bộ rất nhiều dặm đường và có thể bị lạc nữa chứ.
Tớ cũng đã từng được giúp đỡ vài lần chỉ nhờ cái từ Aloha đơn giản ấy, hồi mới chấn ướt chân ráo đển đây, cái gì cũng lạ lẫm.
Người Hawaii luôn tự hào với tinh thần Aloha của mình nên họ gọi tiểu bang của mình là tiểu bang Aloha. Các biển số xe, các địa chỉ ghi trong sách báo, các cửa hiệu... bạn đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy “Aloha State” (tiểu bang Aloha) mà không phải là Hawaii State nhé!
Một đặc trưng nữa của Hawaii mà bạn không thể không biết là điệu mua Hula.
Điệu múa của thổ dân đảo Samoa.
Đến Trung tâm Văn hóa các dân tộc Polynesian Cultural Center ở Oahu, hoà mình với không khí của những ngôi nhà thổ dân của các dân tộc Tonga, Fiji… bạn có thể thưởng thức những vũ điệu Hula một cách bài bản nhất.
Điều đặc biệt là những thiếu nữ kiều diễm múa điệu Hula ở đây đều là các bạn sinh viên làm thêm để lấy tiền tự trang trải cho bản thân.
Chính các bạn ấy đã dạy tôi múa điệu Hula. Học thì không khó lắm đâu, nhưng chắc chắn một điều tinh thần của điệu múa ấy thì tôi thể hiện mãi vẫn chưa được.
Chất Hawaii chưa thấm vào trong người tôi hay sao ấy. Những thiếu nữ cài nhánh hoa hibiscus (một loài hoa dâm bụt đặc trưng của Hawaii) xinh đẹp với những động tác uyển chuyển mượt mà đầy ý nghĩa.
Trước khi xem biểu diễn, bạn sẽ được nghe giới thiệu về điệu Hula và ý nghĩa nội dung của các điệu múa. Đơn giản như nếu chụp hai bàn tay lại có nghĩa là bông hoa, còn mặt trăng lại là hai cánh tay giơ lên đầu.
Những cô bé sinh ra và lớn lên ở Hawaii đều được dạy những vũ điệu này với hàng trăm trường dạy múa Hula. Bởi những điệu múa Hula ở Hawaii ngày nay chủ yếu là phục vụ khách du lịch.
thay đổi nội dung bởi: Tr.Giang, 26-02-2008 lúc 11:17 PM.
Với một sự đầu tư vừa phải, khi du học Trung Quốc các sinh viên Việt Nam sẽ được hưởng một nền giáo dục có chất lượng đồng thời có cơ hội tìm hiểu một trong những cái nôi của nền văn hoá nhân loại.
Hiện nay Trung Quốc là một trong những nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới. Việc nhiều sinh viên lựa chọn Trung Quốc là quốc gia để theo học các ngành về công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật là điều dễ hiểu.
Trường ĐH khoa học và Công nghệ Thượng Hải là một trong những trường đại học trọng điểm của thành phố Thượng Hải. Trường được thành lập từ năm 1906 và là một trong những trường có bề dày lịch sử và môi trường văn hoá lành mạnh của thành phố. Nằm trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều phong cảnh đẹp và những kiến trúc thượng tầng tầm cỡ, trường mang lại một môi trường học tập và sinh hoạt lý tưởng cho học sinh.
Trường có một đội ngũ giáo viên hùng hậu và giàu kinh nghiệm bao gồm 1090 giảng viên trong đó có 460 giáo sư và phó giáo sư. Trường có tất cả 16 học viện và 28 viện nghiên cứu. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trường đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và cải cách chuyên ngành, hiện trường đào tạo theo 6 lĩnh vực lớn sau: Khoa học, Công nghệ, Kinh tế, quản lý, nhân văn và pháp luật, trong đó các ngành khoa học và công nghệ là trọng điểm
Hồ sơ:
-Thủ tục đơn giản, không cần chứng minh tài chính
-Không cần chứng minh tài chính
-Không cần phỏng vấn để xin Visa
-Thời gian để sang trường học ngay
Chi phí học tập:
-Học tiếng: 2000USD/năm
-Học bậc Đại học: 2560-3750USD/năm tùy theo chuyên ngành.
-Học Thạc sĩ: 30000-4375USD/năm tuỳ theo chuyên ngành.
-Học tiến sĩ: 3750USD-50000USD/năm tuỳ theo chuyên ngành.
Chi phí sinh hoạt
-Có nhiều loại phòng dành cho lưu học sinh lựa chọn với mức chi phí dao động từ 5-7USD/ngày.
-Căng tin của trường phục vụ đầy đủ các món ăn Âu Á phù hợp với học sinh. Chi phí cho một ngày khoảng 2-4USD.
Là đại diện của trường tại Việt Nam, Công ty HANOITC luôn là người bạn Tin cậy cùng bạn sẻ chia – chung sức cùng bạn hướng tới tương lại.
HANOITC sẵn lòng cung cấp các thông tin và tư vấn về mọi thủ tục du học cho học sinh quan tâm không chỉ riêng trường Đại học KH&CN Thượng Hải mà còn nhiều trường khác như: Đại học kỹ thuật Hoa Trung, Đại học Thượng Hải, Đại Học Sư phạm Hoa Đông, Đại học Công nghệ Bắc Kinh, Đại học giao thông Bắc Kinh, Đại học trung Y Thượng Hải, Đại học Bách Khoa Quế Lâm, Đại học Công nghệ Hoa Nam, Đại học thể thao Thượng Hải...
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty HANOITC
tầng 4 toà nhà 29 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.9746823 Fax: 04.9746824
Email: [Đăng nhập để xem liên kết. ]; [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Khởi đầu tri thức tại các trường công lập và dân lập Singapore
VISCO tổ chức chương trình “Tháng tư vấn du học Singapore” tại Việt Nam cùng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp đã được Cục Xúc tiến Du học, Tổng cục Du lịch Singapore cấp Chứng nhận “Chuyên viên Tư vấn Giáo dục Singapore” từ ngày 27/06/2005.
Hiện nay, du học Singapore đã và đang là điểm đến lý tưởng của nhiều bạn trẻ Việt Nam và quốc tế đến học hàng năm với những lợi thế sau:
- Bằng cấp của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.
- Thời gian học đại học 3 năm.
- Học phí bằng 1/2 đến 1/3 so với các nước Anh, Mỹ, Úc…
- Chính trị, kinh tế ổn định và phát triển bền vững.
- Môi trường trong sạch nhất thế giới.
- Visa cho toàn bộ chương trình học, thời gian cấp sau 3 đến 4 tuần.
- Không chứng minh tài chính và phỏng vấn sứ quán.
- Học bổng cho các chương trình đại học và thạc sĩ.
- Các ngành học đa dạng như Luật, Quản lý Kinh doanh, Công nghệ Thông tin, Truyền thông, Du lịch, Khách sạn, Tài chính Kế toán, Ngân hàng, Marketing, Thương mại Quốc tế, Công nghệ Y Sinh, Thiết kế Thời trang, Đồ hoạ, Kiến trúc Nội thất, Thiết kế đồ trang sức…
* Đặc biệt, VISCO miễn hoàn toàn phí dịch vụ khi đăng ký làm hồ sơ du học Singapore và có chương trình tặng vé máy bay của trường cho những học sinh có thành tích học tập khá, giỏi.
Hiện nay đang có các chương trình học bổng khuyến học cho các em học sinh Việt Nam:
1. Các chương trình hỗ trợ 80% học phí của Chính phủ Singapore dành cho học sinh giỏi tại các trường NUS, SMU và NTU và học bổng 100% cho những học sinh xuất sắc.
2. Tặng phiếu mua sách vở tài liệu và học bổng lên từ 1250 đến 1500 SGD tại MDIS, OEG, MIS và học bổng từ 1.500 SGD đến 5.000 của APSB với yêu cầu:
- Từ 16 tuổi trở lên
- Hết lớp 10
- Điểm trung bình 2 năm gần nhất trên 7.0
3. Các chương trình du học cùng EASB với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, EASB, được bộ Giáo dục Singapore công nhận và đã được xếp hạng là tổ chức giáo dục có chất lượng cao. Hơn nữa, EASB hợp tác với hơn 20 trường đại học nổi tiếng trên thế giới trong việc giảng dạy, khảo thí và cấp bằng nhằm giúp cho sinh viên quốc tế có được một kế hoạch học tập nhanh nhất và bằng cấp được công nhận quốc tế. Hay học sinh cũng có thể tham gia các chương trình cùng APSB nơi đã chính thức đăng ký với Bộ Giáo dục Singapore và là một trong số những tổ chức giáo dục tư thục đầu tiên đạt danh hiệu Singapore Quality Class (SQC – PEO), tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục do Uỷ ban Cải cách và Đánh giá tiêu chuẩn (SPRING) cùng Uỷ ban Phát triển Kinh tế của Singapore cấp. Trường Trung học Saint Francis với bề dày truyền thống đào tạo học sinh lứa tuổi từ 13-18 với các chương trình học đa dạng phù hợp với hệ thống giáo dục của nhiều nước như khoá tiếng Anh dự bị (EAP), hệ tiền trung học cơ sở (Lower Secondary), hệ London Examination IGCSE tương đương “O” level, Singapore-Cambridge GCE “O” và “A” level, tốt nghiệp PTTH theo hệ Úc tương đương lớp 11&12 (AUSMAT), BTEC và bằng Tú tài hệ Mỹ - Baccalaureate Program...
4. Chương trình vừa học vừa làm kết hợp giữa Priceton Academy và Hiệp hội Nhà hàng Singapore cấp Chứng chỉ nghề Quốc gia Singapore:
Sinh viên sẽ hoàn tất chương trình học lý thuyết trong 10 tháng và đi thực tập 6 tháng tại một trong hơn 500 nhà hàng thuộc Hiệp hội Nhà hàng Singapo với mức lương thực tập khoảng 600 SGD tương đương 6 triệu đồng/tháng chưa kể tiền thưởng khoảng 100 SGD-200 SGD và 300 SGD-400 SGD trong những dịp lễ hội.
Nếu thể hiện tốt khả năng nghề nghiệp, sinh viên sẽ được mời ký hợp đồng làm việc tại một trong các nhà hàng của Singapore trong thời gian khoảng 1-2 năm trở lên với mức lương trung binh từ 1.000 SGD-1.200 SGD chưa kể tiền thưởng. Ngoài ra, sinh viên có quyền học tiếp thẳng lên chương trình đại học chuyên ngành quản lý Du lịch Khách sạn sau khi kết thúc chương trình này.
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Tại Hà Nội: 230 Kim Mã, Ba Đình.
ĐT: 04.726 1938; Fax: 04.726 1936; E-mail: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Tại TP Hồ Chí Minh: 502/472, Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3
ĐT: 08 832 8416; Fax: 08 832 8417; E-mail: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Website: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Nhiều người cho rằng xin visa du học vào Canada rất khó và tiêu tốn nhiều thời gian. Mong muốn cung cấp, chia sẻ những kinh nghiệm cho các du học sinh VN, ông Lance Bracken - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Corporate Communications Traning College có những lời khuyên, hướng dẫn có ích cho những ai có ý định xin visa du học vào Canada.
Sinh viên sẽ được cấp visa khi thể hiện được 3 điều quan trọng sau đây:
1. Phải chứng minh rõ ràng rằng bạn sẽ trở về Việt Nam sau khi kết thúc khóa học.
2. Nguồn tài chính của bạn đủ cho việc học tập và sinh hoạt trong thời gian lưu trú ở Canada.
3. Những hiểu biết rõ ràng, logic, đáng tin cậy, hợp lý của bạn về chương trình đào tạo.
Ở vấn đề chương trình đào tạo, nhiều sinh viên thường lúng túng khi chọn học Cao đẳng. Ví dụ với câu hỏi: Tại sao đã có bằng đại học vẫn cần chứng chỉ nghề nghiệp của trường cao đẳng? Vì giáo dục đại học thường lý thuyết và hàn lâm, thiếu kỹ năng thực hành. Ở Canada, 35% những người tốt nghiệp đại học sẽ tham gia các chương trình đào tạo nghề, kỹ thuật trước khi bước vào thị trường lao động. Các đơn vị tiếp nhận lao động thường thích nhận những người đã qua các chương trình đào tạo nghề. Và tất nhiên trong thị trường lao động cạnh tranh thì những ai có thêm chứng chỉ nghề sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm thích hợp. Nhiều du học sinh ở độ tuổi từ 20-30 khi đến Canada dù đã có vài năm kinh nghiệm làm việc nhưng vẫn cần huấn luyện, đào tạo lại. Thế giới ngày nay có một quan niệm “học suốt đời”, đó là lý do tại sao chúng ta buộc phải luôn luôn sẵn lòng học tập liên tục về cả kỹ năng và kiến thức, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Thương mại. Các trường cao đẳng kỹ thuật, đào tạo nghề sẽ đáp ứng nhu cầu này, đây là nơi chuyên đào tạo những khóa nghề ngắn hạn.
Quyết định du học tại một nước nào đó trên thế giới, bạn cần phải lựa chọn cho mình một trường phù hợp trong số hàng trăm, hàng nghìn trường đại học của nước đó. Trước khi nộp hồ sơ xin học, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây.
1. Chú ý đến sự cạnh tranh: Nhiều trường đại học danh tiếng thường có tỉ lệ cạnh tranh giữa các sinh viên giỏi rất cao, tỉ lệ tuyển sinh chỉ khoảng 10%. Do vậy, khi quyết định xin học vào trường nào đó, bạn cần xem xét kết quả học tập, điểm thi tiếng Anh, khả năng chuyên môn và đánh giá xác suất mình được chọn.
Giả dụ, điểm học của bạn tốt thì bạn cũng không nên đăng ký vào toàn những trường có tỉ lệ cạnh tranh quá cao. Cách tốt nhất là nên đăng ký từ 5 - 10 trường, trong đó có 1 - 2 trường hạng nhất, một vài trường hạng trung bình và một số trường kém hơn để làm hành lang an toàn.
2. Chọn trường đại học được nhà nước hay tổ chức công nhận: Để được công nhận, một trường đại học phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo do các tổ chức được Nhà nước cho phép thực hiện. Đối với một số ngành kỹ thuật, kiến trúc, kinh doanh… thì trường có thể được Hiệp hội nghề nghiệp công nhận.
Nếu bạn xin được vào học tại một trường được công nhận thì bạn có thể chắc chắn rằng chất lượng giảng dạy của trường ít nhất sẽ đạt mức tối thiểu. Hơn nữa, học tại một trường được công nhận sẽ dễ dàng cho bạn trong việc chuyển tiếp sang các trường đại học khác hoặc học tiếp sau đại học.
3. Ngành học: Nếu bạn muốn học về kỹ thuật thì trường chuyên đào tạo khoa học và kỹ thuật sẽ phù hợp hơn là một trường nổi tiếng về khoa học xã hội nhân văn. Với những bạn chưa có quyết định cụ thể về ngành học của mình thì có thể đăng ký ngành học mở.
Ngoài ra, hầu hết các trường đều cho phép bạn chuyển sang một ngành học khác không phải ngành bạn đã đăng ký trong đơn nhập học của mình.
4. Môi trường và điều kiện sinh hoạt: Bạn nên tìm hiểu trước về khí hậu, môi trường, chi phí sinh hoạt tại nơi dự định học tập. Nếu bạn cảm thấy chưa phù hợp với mình thì cần cân nhắc về địa điểm của trường.
Bên cạnh đó, môi trường học tập cũng khá quan trọng. Những trường đại học có quy mô lớn thì sẽ có trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu tốt hơn, các khóa học phong phú hơn và cộng đồng sinh viên đa dạng hơn.
5. Vấn đề “money”: Nếu tài chính hạn hẹp, bạn nên cân nhắc về học phí và những chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế.
Các trường đại học danh tiếng thường có những học bổng hỗ trợ như: học bổng bán phần, toàn phần, financial aid, merit - based… Mức hỗ trợ cũng tùy thuộc vào nguồn tài chính của từng trường nên có sự chênh lệch khá lớn từ vài trăm USD tới hàng chục ngàn USD.
Ngoài ra, bạn có thể tính đến chuyện đi làm thêm để trang trải phần nào chi phí nhưng nên nhớ, do hạn chế của thị thực sinh viên, các sinh viên quốc tế chỉ được phép làm thêm với thời gian nhất định (thường là 20 giờ/tuần).
Những gì bạn viết không luôn là những gì bạn muốn nói ra." Ông William Conley, Admissions Dean của trường Case Western Reserve University, Mỹ, tiết lộ..
Sau khi hoàn thành một số câu hỏi xin nhập học, bạn sẽ nhận thấy là đơn xin đại học ở Mỹ hỏi khá nhiều thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của bạn. Bởi vì số người xin học luôn lớn hơn số người trường có thể chấp nhận, những người phụ trách việc tuyển lựa học sinh không đơn thuần đánh giá từng học sinh dựa vào điểm số. Đơn xin học của bạn cung cấp cho nhà trường những thông tin thể hiện được những nét riêng biệt về bạn, các kinh nghiệm cũng như cuộc đời của bạn. Lá đơn này cũng có thể để lộ ra một số tính cách của bạn mà bạn không muốn những người tuyển sinh biết.
Đối với những người vừa "gói cả một đống thứ lại thành một đơn xin học:"
Giấy tờ xin học là những thứ được "chăm sóc" cẩn thận: các Admissions Dean (trưởng phòng tuyển học sinh) luôn tự hỏi mình có những câu hỏi thích hợp để lựa chọn các thí sinh hay không. Sau đây là một số hướng dẫn của ông William Conley, Dean của phòng tuyển học sinh đại học (undergraduate, khác cao học, graduate) ở trường Case Western Reserve University.
Nếu bạn nộp đơn xin học trên mạng internet, bạn nên kiểm tra hình thức và các lỗi chính tả của những gì mình viết. Nếu bạn nộp đơn giấy, bạn phải xem lại độ rõ ràng và mạch lạc của đơn. Bạn có dùng chữ viết tắt không? Một tờ đơn không được điền đầy đủ có thể nói lên rằng bạn không nhiệt tình đối với trường.
Bạn có gửi đi quá nhiều thông tin không? Nếu nhà trường đòi hỏi một bài luận dài hai trang, bạn có gửi đến bốn trang không? Bạn cũng nên chú ý tới câu hỏi của bài luận. Khi nhà trường đòi hỏi một bài luận dài ba trang về bản thân, đừng gửi một bài luận 15 trang về mưa axit. Hoặc, khi trường yêu cầu hai bức thư giới thiệu, bạn không nên gửi đến năm bức, ông Conley khuyên.
Bạn đã gửi tất cả các thông tin nhà trường yêu cầu -- học bạ, điểm kiểm tra chính thức, thư giới thiệu? Bạn sẽ tỏ ra là người thiếu trách nghiệm nếu bạn không thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của trường.
Bạn gửi đơn đúng hạn chót hay sớm hơn? Phòng tuyển học sinh thường ngập đơn xin học trong một vài tháng mỗi năm. Sao ta không gửi đơn khi những người tuyển học sinh chưa bị chìm dưới hàng trăm đơn khác? Tuy cũng có những người chậm chễ được nhận, nhưng bạn sẽ gửi cho nhà trường bức thông điệp gì khi bạn nộp đơn muộn? Bạn không thật sự quan tâm đến nhà trường.
Các học sinh thường tự cho là mình làm việc thật hiệu quả khi tung ra đến cả tá đơn xin học sau khi gắn chép các thông tin từ đơn này sang đơn kia, nhưng đây mới là khởi nguồn của những sự sai lầm. Không có cách nào nói câu "tôi chẳng quan tâm gì đến trường các ngài" đặc biệt hơn lỗi viết nhầm tên của một trường khác vào đơn xin học. Tương tự như vậy với việc viết sai tên trường mình xin nhập học. Cả hai lỗi trên đều thể hiện sự thiếu thốn về sự nghiêm túc của bạn trong việc xin học.
Conley còn cho rằng một số học sinh không rõ tại sao mình lại nộp đơn xin học vào môt số trường, và thái độ đó thể hiện ra ngoài. Còn một số học sinh lại nộp đơn đến 15, 20 trường vì lý do danh tiếng -- để họ có thể khoe rằng họ đã được trường nọ kia chấp nhận. Một số khác gửi nhiều đơn vì quá hồi hộp; họ nghĩ rằng gửi đơn đến càng nhiều trường thì cơ hội được chấp nhận càng tăng. Đến một mức độ nào đó, sự tập trung và nhiệt tình của các học sinh này giảm đi, và chúng tôi thấy được điều này.
"Một trong những cụm từ nguy hiểm nhất là cụm từ 'safety schools,'" ông Conley nói thêm. Không có trường nào là trường an toàn vì chỉ có những trường thích hợp với sức học và các giá trị riêng của bạn mới thật sự là dành cho bạn.
Trường hợp của các bạn không rõ trường mình xin học có thích hợp hay không:
Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu biết có một người rất hiểu bạn vì người đó đã bỏ công sức tìm hiều kỹ về bạn? Nếu bạn không biết gì về những nét đặc biệt, khác thường của trường, nhà trường sẽ hiểu không tốt về sự nhiệt tình bạn dành cho trường. Những người đọc đơn xin học thường nhận ra sự hiện diện cũng như sự thiếu văng của sự nhiệt tình của bạn, vì thế, bước đầu tiên khi điền một đơn xin học là phải xem xét sự thích hợp của nhà trường đối với bạn.
Có rất nhiều cách để tìm hiểu về các nét đặc trưng của trường. Một chuyến thăm trường là tuyệt nhất. Nếu bạn không thể thăm trường được, các trang web và các chuyên thăm ảo trên mạng cũng sẽ giúp bạn biết thêm về những giá trị mà nhà trường trân trọng. Một khi bạn đã thực hiện một cuộc đào bới, bạn có thể quyết định được sự thích hợp của ngôi trường đối với bạn, và tránh việc gửi đơn xin học ở những trường bạn cảm thấy không thích hợp.
Nếu bạn không thể thăm trường, bạn nên gọi điện đến phòng tuyển học sinh và noi chuyện với các cố vấn viên ở đó. Bạn có thể gặp người đại diện của trường nếu người đó đang ở trong khu vực của bạn. Và bạn cũng nên tập chung vào nguồn tin tức do chính bạn tìm được, không nên phụ thuộc quá nhiều vào các thông tin về ngôi trường từ phía bạn bè, hoặc bạn bè của bạn bè của bạn.
Có một số học sinh muốn gây ấn tượng một cách sai lầm:
Bạn không thể đoán được là một trường bât kì nào đó muốn nghe bạn nói gì. Những người đọc đơn xin học luôn quan tâm đến những gì bạn trân trọng. Tốt hơn là bạn nên tập trung vào việc thể hiện con người của bạn và cách thể hiện của mình qua các thông tin. Đừng ngại trong việc thể hiện mình.
Những người hay tự quảng cáo mình cũng không gây ấn tượng với những người đọc đơn. Băng hình và một số đồ trang trí khác đi kèm chỉ làm mờ đi hình ảnh của bạn mà bạn muốn thể hiện qua đơn xin học. Những học sinh gửi bánh kẹo hoặc hoa hòe đều không gây ấn tượng. Hãy gây ấn tượng bằng những gì thích hợp, ví dụ như thành công trong học đường hay chất lãnh đạo của mình.
Hầu hết học sinh trung học nộp đơn vào đại học đều đau đầu vì nỗi lo hồ sơ mình "chìm" giữa hàng nghìn hồ sơ khác. "Làm thế nào để chứng minh bản thân tôi với người tuyển sinh", "Làm sao họ biết được tôi tốt hơn những gì điểm số thể hiện".. là những điều băn khoăn thường nhật của học sinh.
Đó là những thắc mắc hợp lý. Các nhân viên phòng tuyển sinh hàng năm đọc hàng nghìn lá đơn đăng ký, và nhiệm vụ của mỗi học sinh là làm mình nổi bật lên trong số hàng nghìn thí sinh khác có điểm SAT và GPA tương đương.
Một thí sinh thành công là người có khả năng “lắp ráp” một bộ hồ sơ hấp dẫn – đó là nguyên tắc đơn giản nhất. Vậy yếu tố quan trọng nhất của một bộ hồ sơ hấp dẫn là gì? Tính liên kết. Mỗi góc cạnh của bộ hồ sơ cần phải bổ sung hoàn chỉnh cho nhau, không được để chỗ cho những cái cau mày của nhân viên tuyển sinh. Bộ hồ sơ cần chứng tỏ được rằng, bạn sẽ là một sinh viên hoàn hảo cho trường.
Một trong những điều quan trọng nhất là nên đưa bộ hồ sơ của bạn cho những người có kinh nghiệm (chẳng hạn như những sinh viên đã được trưởng chấp nhận trước đó hoặc thầy cô) để đảm bảo bạn không mắc một sai sót nhỏ nào. Bên cạnh đó, chúng tôi xin giới thiệu một số mẹo vặt giúp hồ sơ của bạn tạo được ấn tượng với trường:
Bài luận
Bài luận là một yếu tố vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ đại học của bạn, và là bộ phận duy nhất tạo có hội cho bạn chứng tỏ cá tính của mình. Hãy tận dụng cơ hội DUY NHẤT này để nói lên con người của bạn. Đừng viết về những vấn đề mà bạn cho rằng mang tính quan trọng hoặc thể hiện sự thông minh của bạn. Bạn đang bỏ phí cơ hội đấy. Rất có thể bài luận “đao to búa lớn” của bạn sẽ làm người đọc cảm thấy nhàm chán vì nó chả nói lên một điều gì về bạn cả. Hãy nhớ, mục đích của bài luận là nói về còn người bạn, không phải những vấn đề vĩ mô như hòa bình cho toàn thế giới hay bảo vệ môi trường. Hãy giành một thời gian nhất định trước khi viết để nghĩ về một sự kiện trong cuộc đời bạn: có thể đó là một sự kiện tuyệt vời, nhưng cũng có thể là một kỷ niệm tệ hại. Hãy viết về điều đó. Bạn cần một bài viết chân thực, thẳng thắn và gây cảm xúc (emotional kick). Nên nhớ, đây là cơ hội để nói lên bạn là ai. Nếu bạn thực sự truyền được cho bài luận của bạn một phong cách riêng, nhân viên tuyển sinh sẽ có ấn tượng về bạn và biết “bạn là ai” khi họ giới thiệu hồ sơ của bạn cho ủy ban tuyển sinh. Nhớ đọc kỹ và nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra trước khi gửi bài luận. Lỗi chính tả là điều không thể tha thứ trong một bộ hồ sơ đại học.
Các tài liệu gửi kèm
Nếu bạn hứng thú với một điều gì đó, hãy nói rõ trong bộ hộ sơ. Mặc dù có thể nhân viên tuyển sinh không có cùng sở thích với bạn, đừng ngần ngại. Tuy vấy nên nhớ cần phải chọn tài liệu một cách kỹ càng và không đi quá đà. Nếu bạn giời về nghệ thuật, đừng ngại gửi slide hoặc ảnh. Đừng gửi quá nhiều và hãy lựa chọn cẩn thận. Một vài bức tranh và ảnh đẹp có thể sẽ giúp nhân viên tuyển sinh nhớ bạn là ai. Bạn cũng có thể gửi thơ, truyện ngắn hoặc một bài báo nào đó do chính bạn viết.
Gọi điện
Nếu bạn thực sự muốn vào một ngôi trường nào đó, đừng ngại gọi điện cho trường. Hãy trò chuyện với nhân viên phòng tuyển sinh, đặt câu hỏi và trình bày những thắc mắc của bạn, tạo ấn tượng tốt với họ. Rất có thể, họ sẽ là người có tiếng nói quyết định về việc bạn có được nhận hay không.