Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Điểm tin ::..

..:: Điểm tin ::.. Tin tức Long An, tin trong và ngoài nước

Lễ Hội Việt Nam, Sưu tầm từ nhiều nguồn

Lễ Hội Việt Nam, Sưu tầm từ nhiều nguồn

this thread has 20 replies and has been viewed 54317 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #11
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Hội chùa Ông Bổn

Chùa ông Bổn của người Hoa ở Chợ Lớn, còn gọi là Nhị phủ miếu, tọa lạc tại đường Hải Thượng Lẫn Ông, quận 5 (TP. Hồ Chí Minh).

Chùa có vị trí quan yếu đối với người Hoa gốc Phúc Kiến ở quận 5...

Theo tài liệu của Lý Văn Hùng trong Gia Định tràng Phật Tích cổ thì ông Bổn chính là Châu Đạt Quan, một viên quan của triều đình Trung Hoa đời nhà Nguyên, thế kỷ thứ XIII.

Ông tham gia các sứ bộ Trung Hoa đến nhiều nước ở Đông Nam á, trong đó có vùng đất nam Việt Nam và Chân Lạp.

Ông là nhà viết sử và nhà du ký... nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Từ miền Chân Lạp trở về, ông viết quyển Chân Lạp phong thổ ký (ghi chép về phong tục, đất đai và con người) mô tả vùng đất cực nam Đông Dương thế kỷ XIII...

Chùa Ông Bổn - Nhị phủ miếu có kiến trúc tổng thể theo hình chữ khẩu, gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh.

Nhìn từ bên ngoài chùa Ông Bổn nổi bật giữa phố phường với những nếp mái cong như chồng lên nhau. Những nếp mái cong của chùa Ông Bổn khá độc đáo so với nhiều ngôi chùa khác ở thành
phố Hồ Chít Minh cũng như cả nước.

Phần chính điện chùa Ông Bổn bày một bàn thờ Ngọc Hoàng thượng đế với một lư hương bằng đồng khá lớn. Bên trên Ngọc Hoàng có hai tấm hoàng phi đại tự "Phúc toàn đức bị" và "Thích
cấp lâm phong". Những hiện vật này được ghi rõ làm trong năm Quang Tự thứ 27 tức 1901.

Đi qua sân thiên tỉnh, nơi đó có dãy bàn bằng xi măng làm chỗ biện bày các lễ vật cúng thần, sẽ bắt gặp một hoàng phi đại tự "Thân Lâm phước địa", nét chữ bay bướm phong nhã. Bên dưới
hoàng phi là một bàn để bày lễ cúng và cũng là bàn thờ "Nhị Phủ miếu phúc đức chính thần".

Bàn thờ "Phúc đức chính thần" chiếm vị trí trung tâm của gian chính điện với trang thờ nguy nga, lộng lẫy. Bao lam điện thờ được sơn son thếp vàng, chạm lộng hoa lá, rồng, phượng v.v... Điện thờ
phúc đức chính thần có tượng ông Bổn bằng gỗ cao khoảng 1,5m, một cỗ ngũ sự bằng đồng, một bài vị "Nhị Phủ Đại Bá Công". Tượng ông Bổn thể hiện một ông già khuôn mặt quắc thước, khoan hòa với chòm râu bạc trắng buông dài, dáng ngồi thoải mái, một tay gác lên tay ngai, một tay vừa mới vuốt chòm râu. Những nếp áo tượng buông chùng trong dáng nghĩ ngợi suy tư. Bên dưới tượng ông Bổn là hai tượng nhỏ khác như hai đồng tử đang đứng chờ được sai bảo.

Bên trái bàn thở ông Bổn là một gian điện thờ nhỏ hơn, thờ Quảng Trạch Tôn Vương, cùng 106 vị khác. Bàn thờ có hai di tượng, tượng một hài đồng yên vị trên ngai với vẻ mặt ngây thơ, có dáng như ngạc nhiên, bên dưới là tượng một nhà sư (hoặc đạo sĩ) mặc áo vàng, đầu trọc, lông mày rậm uốn cong lên. Trên trang thờ Quảng Đại Tôn Vương còn một bức liễn nhỏ ghi ba chữ "Phụng
Sơn Tự". Bên phải bàn thờ ông Bổn, đối xứng với bàn thờ Quảng Trạch là bàn thờ "Thái tuế". Trên bàn thờ là một đạo sĩ, tay đang lắc chuông, chung quanh là ba con hổ trong trạng thái gầm ghè hung hãn. Vị đạo sĩ vẫn bình tĩnh nhìn về phía trước như đang thu phục lũ dã thú. Trước tượng đạo sĩ là tượng một đồng nhi ở trần đang múa gươm.

Dãy nhà giữa bên phải chính điện là nơi làm việc của Ban trị sự Nhị Phủ miếu. Dãy nhà bên trái là nơi đặt điện thờ Quan Công, Quan Thế Âm bồ tát và hai bàn thờ nhỏ hơn một thờ bà Chúa Sanh
(Chúa Sanh nương nương) và bà phu nhân Hoa Phấn (Hoa Phấn phu nhân). Những di tượng nơi các điện thờ, bàn thờ ở bên trái cũng gần giống với nhiều chùa Hoa khác thờ Quan Công, Quan Thế Âm...

Bên trong chùa Ông Bổn hiện còn lưu lại 10 cặp liễn bằng gỗ, 10 bức hoành phi cũng bằng gỗ được sơn thếp chạm trổ rất khéo léo. Hầu hết các liễn, hoành này có niên đại Quang Tự đời nhà Thanh tức được hoàn thành vào cuối thế kỷ trước. Ngoài ra trong chùa còn hai quả chuông, một bằng đồng và một bằng gang. Quả chuông đúc bằng gang có ghi năm chế tạo "Quang Tự nguyên
niên" (tức năm 1875), với dòng chữ "chúng thương đồng cúng" (do những người buôn bán cúng cho chùa). Chuông này khá nặng và to lớn, nhà chùa không có giá treo nên đành để dãi dầu phong sương ở dưới đất góc chùa, cạnh lò đốt vàng mã. Một chuông khác đúc bằng đồng, dáng nhỏ, thanh thoát có ghi chữ "ất Dậu trọng thu", có lẽ được đúc vào năm 1825.

Nhìn chung, kiến trúc và tư tưởng chùa Ông Bổn - Nhị Phủ miếu tương đối đơn giản, nhưng vẫn tạo được không khí trang nghiêm của một cơ sở tín ngượng, tôn giáo và thể hiện một phong cách đặc sắc văn hóa của người Hoa ở thành phố. Việc chọn ông Bổn làm vị thần thờ cúng chính của ngôi chùa cũng là một đặc điểm đáng lưu ý của tôn giáo, tín ngưỡng của người Hoa ở Việt Nam nói chung.

Hàng năm, chùa Ông Bổn có nhiều ngày lễ hội lớn. Đặc biệt ngày lễ chính của chùa là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám theo âm lịch. Theo Ban trị sự của chùa, đó là ngày sinh và ngày mất của
ông Bổn. Lễ vật cúng ông Bổn thường là heo quay, heo sống, gà luộc, hoa trái, nhang đèn v.v... Ngươi Hoa phần lớn là người gốc Phúc Kiến đem lễ vật đến chùa cúng rất đông. Bà con người Hoa thường mua những vòng hương thắp cúng treo khắp vòm trần chùa tỏa khói thơm nghi ngút suốt nhiều tháng.

Ngoài hai ngày lễ chính, chùa Ông Bổn cũng có một số bà con người Hoa đến cúng chùa vào dịp Tết Nguyên đán, Nguyên Tiêu, Rằm tháng Chạp... Người Hoa ở thành phố tới lễ chùa, dự hội rất
đông vui. Thường vào dịp tết Nguyên Đán, các đội múa Rồng đến tổ chức biểu diễn múa ngay sân chùa thu hút hàng ngàn người xem. Các đội võ thuật, thể dục thể thao, cũng thường tổ chức các cuộc thi đấu tại sân chùa. Vào Rằm tháng Giêng một số bà con người Hoa đến lễ chùa và xin vay mượn tiền của các vị thần thánh trong chùa như Ông Bổn, Quan Công để làm ăn buôn bán. Sự vay mượn này có tính chất tượng trưng, nhưng đến cuối năm vào Rằm tháng Chạp, bà con đến chùa trả lễ đầy đủ cả vốn lẫn lời bằng số tiền mặt bỏ vào các thùng phước sương. Vào dịp này số người đến chùa Ông Bổn, cũng như nhiễu chùa khác xin xăm, bói toán khá nhộn nhịp. Phải chăng, những trò diễn, sinh hoạt văn hóa này là những nhánh tầm gửi mọc trên một cành cây, cần phải trừ bỏ một cạch thấu tình đạt lý?

Kho tàng lễ hội cổ truyền việt Nam
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến dark vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (26-11-2014)
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #12
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Nét độc đáo - lễ hội làng Tạ Xá

Làng Tạ Xá xưa có tên là Lường Tè, nằm trong cụm bốn làng Lường là Lường Tè, Lường Bụi, Lường Lủi, Lường Lau, thuộc xã Lương Xá, tổng Lương Xá, huyện Phù Vân, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc xã Đại Thắng (Phú Xuyên). Xưa cả bốn làng có một ngôi nghè chung thờ vị thần Trung Thành Đại vương thượng đẳng phúc thần, người có công giúp vua Hùng Duệ Vương dẹp giặc cứu nước và lập ra Lương Xá trang, tức xã Lương Xá.
Lễ hội cổ truyền xưa, cả bốn làng đều tổ chức rước thánh làng về nghè hàng xã tế lễ rất trọng thể từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội đã diễn ra nhiều cuộc thi tài giữa các làng, trong đó thi gà, thi gạo, thi bánh chưng. Trong các cuộc thi này, người Tạ Xá vốn cẩn thận, khéo tay, có kỹ thuật và óc thẩm mỹ nên thường đạt giải cao. Mỗi môn thi của mỗi năm có 4 người được làng chỉ định, lần lượt từ tuổi cao làm trước và cứ thế bắt lượt tiếp theo cho năm sau.

* Thi gà

Bốn người đến lượt dự thi thường chọn gà nuôi trước dăm, bảy tháng, có khi cả năm. Mỗi suất thi chỉ một con, nhưng thường phải nuôi vài con để đến khi thi chọn con đẹp nhất. Gà thi là gà sống thiến. Từ khi thiến đến khi thi phải cách vài tháng, sau khi thiến phải cầm lồng, nuôi dưỡng chăm sóc khá cẩn thận. Người nuôi phải nghiền cơm nóng với cám gạo rồi vê viên nhồi cho gà ăn. Như vậy gà mới béo, đẫy, chắc thịt, thịt thơm ngon. Con gà thi nặng khoảng 2-2,5kg. Lúc đem thi, con gà trông béo, dáng khỏe, màu sắc đẹp, mượt mà. Con gà thi đạt giải nhất sẽ được đem đi thi với hàng xã và được làm thịt để tế thần vào ngày 13 ở nghè hàng xã. Con giải nhì, giải ba tế ở đình, đền mẫu. Người thi gà đạt giải nhất được làng thưởng hai sào ruộng tốt.

Con gà được giải sẽ làm thịt để tế thần. Cách làm thịt gà mới thật cầu kỳ, đòi hỏi bàn tay khéo léo. Khi cắt tiết, không nắm chặt đầu gà, cánh và đùi gà để tránh đọng máu, tránh da gà chỗ đó bị tím, mầu xấu. Người ta chỉ cầm ở mỏ gà, giữ phần lông cánh gà và phần cẳng chân con gà. Chỗ cắt tiết, dùng dao nhỏ, nhọn, chọc tiết để khi gà luộc chín, vết cắt ngậm lại chứ không há ra. Nhúng nước sôi để làm lông cũng phải khéo, vừa đủ độ để gà khỏi tuột da. Gà được mổ moi, gan, lòng, mề làm sạch nhồi trong bụng gà. Cắt chân gà bên dưới khớp để tránh chỗ cắt thịt bị co khi luộc chín. Khi luộc, đặt gà trong nồi rộng. Đầu, cổ, cánh được kê, chống cài đũa giữ cho tư thế con gà ở dạng tự nhiên, đầu, cổ cân, ngỏng cao, không vẹo về bên nào, cánh xòe cánh phượng, dáng bay. Luộc đun nhỏ lửa, vừa chín, không tuột, không nứt, nhất là hai đùi. Luộc xong vớt ra, dùng mỡ gà xoa nhẹ đều lên da gà một lượt, làm cho con gà có màu vàng mịn màng. Đặt gà trên mâm đồng, mồm ngậm một bông hồng đỏ tươi đang bắt đầu nở. Gà được giải là lễ vật tế thần.

* Thi gạo nếp và bánh chưng

Gạo nếp phải là nếp cái trắng. Cũng bốn người được cắt lượt thi. Gạo thi khoảng một mâm, nhưng phải xay giã gấp hai, ba lần để còn chọn lọc. Gạo xay xong, sàng sẩy sạch trấu, chọn sơ lần đầu rồi mới cho vào cối giã. Mỏ cối phải thay bằng mỏ gỗ hoặc gốc tre gài gọt tròn đầu nhẵn nhụi để tránh gãy gạo, giã làm nhiều lần, giần sạch cám và chọn nhiều lần để gạo không lẫn, hạt gạo trắng bóng, đẹp mầu. Khi chọn, đổ từng bát tãi mỏng trên mâm đồng, nhặt bỏ hết các hạt gạo tẻ, hạt đầu ruồi, óc cá, tấm và loại bỏ cả những hạt gạo nếp tuy nguyên vẹn nhưng mầu xỉn hoặc nếp giống khác. Gạo rộng đều tăm tắp, trắng muốt, anh ánh phớt xanh là đạt tiêu chuẩn. Cũng như gà thi, gạo đạt giải cũng được đồ xôi, gói bánh chưng dự thi với hàng xã và được dâng lên tế thần ở nghè công xã.

Bốn người thi gạo được gói bánh chưng dự thi. Mỗi suất thi được giao cấy 5 sào ruộng. Khi thi mỗi suất gói 31 chiếc bánh chưng, mỗi chiếc cả nhân nặng độ một cân. Gạo được vo rất cẩn thận, cho từng mẻ vào rá mới, mỗi mẻ chỉ một bát gạo dội nước giếng trong, không vo xát mà xóc xóc nhiều lần, giữ cho hạt gạo lành nguyên. Đậu xanh lòng vàng được chọn lọc kỹ, xay cho vỡ đôi, ngâm kỹ, đãi thật sạch vỏ rồi thổi chín, giã mịn. Nhân thịt lợn là mỡ khổ của con lợn ngon, không lẫn nạc, không có bì, được thái vuông vắn đều nhau. Lá gói bánh thường được chọn mua lá dong làng Diền (xã Hồng Thái ngày nay) trồng trên đất bãi phù sa sông Hồng mầu mỡ, lá to bản, không dầy, không giòn, mầu xanh mịn, chứ không dùng lá dong rừng dầy, giòn, xanh thẫm, không đẹp mầu bánh. Người gói bánh phải là tay thợ khéo, cẩn thận. Bánh gói tay vuông vức, cao thành, chặt tay, đều nhau như đúc. Nhân đỗ, thịt nằm giữa bánh, cách đều các cạnh, các góc. Bánh đạt tiêu chuẩn là khi bóc ra, mặt ngoài bánh có màu xanh phơn phớt mịn màng của mầu lá dong non, bên trong màu trắng, lớp nhân: Đậu vàng ươm, mỡ trắng. Khi sắt ra, phần nhân của miếng nào cũng đều bằng nhau, trông thật ngon mắt, thơm, béo ngậy, hấp dẫn. 31 chiếc bánh chưng thi, một chiếc được cắt ra để chấm thi. Bánh của ai được nhất cũng được rước đi thi ở nghè hàng xã, giải nhì, ba lễ ở đình và đền mẫu.

Thi gà, gạo, xôi, bánh chưng xưa là nét đẹp cổ truyền của làng Tạ Xá. Sản vật nông nghiệp dự thi sau khi tế thần được phân chia đều cho mọi gia đình trong làng. Tuy ít ỏi, chỉ một miếng nhỏ thôi, nhưng ai cũng quý, ai cũng thấy ngon vì đó là lộc Thánh, nên đã có câu “Một miếng xôi đình bằng ghính xôi nhà”.

Từ sau cách mạng Tháng Tám và những năm chiến tranh, hội làng bị gián đoạn không tổ chức được. Khoảng chục năm lại đây, Tạ Xá đã khôi phục lại hội làng tháng 3, gọn nhẹ hơn, 11 vào đám, 12 giã hội, được dân làng và người xa quê nhiệt tình hưởng ứng, với tinh thần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông, cùng nhau góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu dẹp, có đời sống tinh thần - văn hóa phong phú.

Lễ hội tháng 3 năm 2003, Tạ Xá đã tổ chức trở lại tục thi gà. Lễ hội tháng 3 năm 2004 này, Tạ Xá khôi phục trở lại tục thi bánh chưng theo cách thức của cha ông đời trước.

Báo Hà Tây
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #13
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội đình Thần Thắng Tam


Ðình Thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm có 3 di tích: Ðình Thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ Hành, lăng ông Nam Hải.

Theo truyền thuyết Ðình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng Tàu, đó là: Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Hàng năm lễ hội Ðình Thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Ðây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.

Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc... và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ. Phần hội có nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội...

Lễ hội Ðình Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Lễ hội mang đậm nét văn hoá dân gian và bản sắc dân tộc.

ST
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #14
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu


Chùa Bà Thiên Hậu là một di tích văn hoá của tỉnh Bình Dương. Chùa được kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, Bình Phước và một số tỉnh lân cận.

Lễ hội chùa Bà hàng năm được tổ chức vào 3 ngày từ 13 đến 15 tháng 1 âm lịch. Ðêm 13/1 âm lịch, nhân dân ở thị xã Thủ Dầu Một bày bàn ra trước nhà để cúng tế chuẩn bị cho lễ rước Bà ngày hôm sau. Dân chúng các vùng lân cận cũng đổ về đây khá đông.

Sáng 14 lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền: kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Ngày 15/1 dân chúng lại kéo nhau về chùa Bà để thắp hương cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới.

Lễ hội chùa Bà Lái Thiêu, Bình Dương là một lễ hội dân gian mang những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ

ST
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #15
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Nét độc đáo trong lễ giỗ Nguyễn Trung Trực


Trước lễ giỗ chính thức 5-7 ngày hàng trăm người từ các tỉnh Ðông bằng sông Cửu Long đã kéo về ... để làm công quả. Họ chung tay sửa sang đền thờ, dựng trại, đắp lò nấu cơm... thành tâm như con cháu lo cung giỗ cho ông bà vâỵ nhiều người tiếp tục nấu cơm, rửa bát đũa, don dẹp cho đến hết lễ hội 3-5 ngày mới quay về nhà.

Trong lễ giỗ đóng góp là tuỳ tâm. Các bà, các chị buôn bán ở chợ thì thường 5-7 người góp lại gạo, rau cho đủ một xe đạp, xe lôi rồi gọi một xe nào ở gần, nói là gửi cho đền cụ Nguyễn. Chỉ cần nói vậy là đảm bảo số hàng trên được chuyển đến nợi chu đáo. Nhiều người đạp xe lôi còn không lấy tiền chở đò đến đền cụ Nguyễn.

Trong và sau lễ giỗ 3-5 ngày, nhân dân tự nguyện kê lo ở một khu riêng trong đền để nấu cơm chay phục vụ miễn phí cho tất cả khách đến dự lễ. Cơm và thức ăn được dọn lên mâm, ai đói cứ việc ăn, ăn xong lại có người dẹp. Nhà bếp phục vụ bà con tư 3 giờ sáng đến 12 giờ đêm hàng ngày. Gạo và thức ăn do người dân hỷ cúng, năm nào sau lễ giỗ cúng dư và trăm kg và Ban quản lý đem tặng người nghèo.

Chị Sáu Hồng ở An Giang năm nào cũng về đền thờ làm công quả cho biết : "Ðoàn chúng tôi đi hơn 10 người, đạp xe từ An Giang qua đây làm tiếp nhà bếp. Khách ăn đông, làm mệt nhưng bù lại rất vui. Có lẽ chỉ ở lễ giỗ cụ Nguyễn mọi người mới được bình đẳng trước mâm cơm như thế. Giầu có hay sang hèn đến đâu đều được phụ vụ chu đáo ". Một du khách từ Nha Trang vào thì ngạc nhiên: "Tôi chưa thấy lễ hội nào đông mà trật tư như thế này. Ban ngày hay ban đêm đường phố chật như nêm nhưng không hề xẩy ra chuyện lộn xộn"

Khách xa đi thành đoàn có nhu cầu còn được bố trí chỗ ngủ chu đáo, miễn phí. Ðó có thể là trụ sở cơ quan nhà nươc hoặc nhà dân gần đền...

ST
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #16
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội Chol- Chnam-Thmey

Hằng năm, cứ vào đầu tháng tư dương lịch khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống, bà con Khơme các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung háo hức chuẩn bị đón một năm mới theo phong tục truyền thống.

Thật ra lễ đón mừng năm mới Chol- Chnam- Thmey chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng 14/4 (năm nhuận bắt đầu vào ngày 13/4). Lễ hội Chol- Chnam- Thmey mang đậm nét văn hoá Phật giáo tiểu thừa: từ thời gian (gắn với Phật lịch), địa điểm tổ chức (nhà chùa), nghi thức lễ (tụng kinh, cầu phước, dâng cơm cho các vị sư sãi), và chủ tiến hành lễ (thường là các vị sư sãi) nên ngoài ý nghĩa mừng năm mới còn là lễ làm phước lớn của đồng bào Khơme. Trong ba ngày lễ hội (năm nhuận là bốn ngày), ngoài việc tham gia các hoạt động chính ở chùa, người Khơme còn tổ chức thể thao tranh tài giữa thanh niên các phum sóc như lễ giấu khăn, kéo co, cướp cờ, chọi trâu, hay đá cầu, bóng chuyền... Có nơi tổ chức văn nghệ như hát ayay, lam-thol...

Trong năm, ngoài lễ hội Chol- Chnam- Thmey, người Khơme ở Trà Vinh còn tổ chức các ngày lễ khác như Pithi Sene-Dolta (lễ cúng ông bà); Bon OK- Om-Bok (lễ cúng trăng), Chotsima (lễ mừng xây xong chùa mới)... và hầu hết được tổ chức tại chùa, mang đậm nét văn hoá Phật giáo. Chùa Khơme ngoài chức năng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng còn là nơi giao lưu trao đổi văn hoá cộng đồng.

Hơn 30% dân số tỉnh Trà Vinh là đồng bào Khơme, có hơn 100 ngôi chùa (nhiều ngôi được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia như chùa Ông Mẹt, chùa Âng, chùa Sam- Krông- Ek...) với kiểu hợp mái độc đáo và những hoạ tiết trang trí sặc sỡ, thường khép mình dưới những tán dầu đại thụ, trên những giống cát được phủ kín bởi những cây thốt nốt to khoẻ, xanh um.

Trà Vinh còn là điểm dừng chân, thưởng ngoạn của du lịch với di tích ao Bà Om nổi tiếng miền Tây Nam bộ- một địa danh độc đáo gắn với nét văn hoá Khơme. Chùa Cò, chùa Dơi, biển Ba Động... cũng là những điểm du lịch khá lý tưởng nếu như chúng được khai thác, kết hợp tổ chức một cách đúng mức và khéo léo vào những dịp lễ hội truyền thống.

Về Trà Vinh khi những hạt mưa đầu mùa lất phất bay, khi những tán lá thốt nốt vừa vươn mình thay lá, khi bông băng lăng vừa trổ tím góc sân chùa... du khách có dịp biết đến những nơi mà phồn hoa chưa từng chạm tới để đắm mình trong không khí lễ hội Khơme độc đáo đầy màu sắc tín ngưỡng và để ngắm các cô thiếu nữ Khơme duyên dáng trong điệu múa lam-thol...

Theo Tuổi trẻ chủ nhật
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #17
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội Đua ghe ngo


Người Khmer ở Ðồng bằng sông Cửu Long có đến vài chục lễ nghi một năm, trong đó có 3 lễ truyền thống của dân tộc. Lễ mừng năm mới, mừng tuổi (chol chnam thmay) lễ cúng ông bà (đon ta), lễ cúng trăng lễ Oc om bok vào rằm tháng 12 (Kdoek). Lúc này lễ vừa mừng mùa cấy trồng mùa mưa kết thúc, vừa là lễ hết một năm. Cử lễ vào ngày răm, ngày trăng tròn sáng nhất. Với người theo đạo Phật ánh trăng còn là ánh sáng của Ðức Phật Thích Ca Om bok là cốm đẹp.

Trong lễ cúng trăng, cốm dẹp là lễ vật quan trọng nhất. Trước lễ cả tháng nhà nhà đã lo chuẩn bị. Họ ra ruộng nếp lựa từng bông lúa chín tới về giã nên mẻ cốm thơm dẻo.

Oc om bok là đút cóm dẹp, cho trẻ con được hưởng cốm cúng trăng. Người già đút cóm cho từng đứa trẻ rồi vỗ lưng chúng hỏi con ước mơ gì ? Từng đứa trẻ nói lời mơ ước. Người lớn nghe xem đó là những "điềm" báo tương lai mùa tới, ngày sau. Sau khi hưởng kễ cúng là cuộc sống vui chơi tưng bừng.

Dịp lễ Oc om bok, cũng là dịp lễ hội đua ghe ngo (umtuk), một lễ hội được tổ chức hằng năm từ mấy trăm năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long.

Truyền thuyết kể: Ngày xưa, có một ngày nước lụt đột xuất lên mênh mông giữa giờ nhọ. Các con sóc vội dùng ghe xuồng chở thật lẹ các vị sư đang đi khất thực về chùa. Về sau người ta tổ chức đua ghe ngo để nhớ lại sự việc đó...

Lễ hội đua ghe ngo ngày xưa được mở tại vàm sông này. Ðến kì hội ghe chở sư sãi, chở lương thực, chở người xem kéo tới chật dòng. Các ghe đua tới tự bắt cặp đua từng đôi, từng đôi. Ngoài đua ghe còn dàn khán võ, còn tổ chức hát dù kê, kịch rô băm...Trước 1975 cuộc đua được tổ chức ở Guida.

Từ 1977, lễ hội đua ghe được tổ chức với quy mô lễ hội văn hoá thể thao cấp toàn quốc tại Sóc Trăng.

Những chiếc ghe ngo là vật dụng sinh hoạt văn hoá được chế tạo, bảo quản ở trong chùa của sóc.Chiếc nào chiếc náy sơn phết, trang trí rực rỡ, đầu đuôi cong vút, oai nghiêm dáng con vật mang biểu tượng của chùa.

Những rồng vàng, bạch tượng, bạch mã, ó biển, sư tử. Những thân ghe như thân rồng, rắn, cá sấu lội sông nước dài 25m, 58, 60 con dần là những thanh niên được sóc bình chọn vừa có đức vừa có sức khoẻ vào cuộc đua với quyết tâm đem thắng lợi về cho phum sóc. Những ghe chùa Tam Sóc, Tập Rèn, Chăm Pa, Xẻo Me, Ngan Dừa...là những gương mặt nổi tiếng xưa nay. Trong số này ghe Chùa Tam Sóc đã được vinh dự đi dự cuộc đua ghe ngo mừng 10 năm giải phóng Cam-Pu-Chia năm 1998 với các đội ghe ngo của nước chủ nhà và nước Lào. Ðây là cuộc thi ghe ngo duy nhất có mặt 3 đội của 3 nước Ðông Dương từ xưa đến nay. Ðội Tam Sóc đoạt giải nhất -các báo nước bạn tán dương vô địch Ðông Dương. Chiếc ghe ngo là vật thiêng của mỗi chà. Mỗi ghe đều có thần ghe...Hầu như các thần là các Niềng. Nhưng trước đây phụ nữ bị cấm kị không được tới gàn nhà ghe (nông tuk) ở chùa, họ càng không có cơ hội làm con dầm. Từ 1992. Từ 1992 đến nay đã xuất hiện các đội đua ghe ngo nữ của huyện Kế Sách, huyện Long Phú...làm cho lễ hội thêm hào hứng.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, không lễ hội văn hoá thể thao thu hút khán giả bằng lễ hội đua ghe ngo. Mỗi kì đua ghe 2,5 vạn, 3 vạn người đổ về thị xã Sóc Trăng. Người chật đuờng phố. Ðêm trước lễ không ngủ. Nhóm bạn, nhóm hội...Mời nhau ly rượu đế. Tiếng hát hầy hầy dô... vang khắp đường chính hẻm phụ tới sáng để rồi mọi người chen chật bên bờ kinh xáng thị xã, chen cả xuống ghe ngo lướt bay về đích.

Du lịch Việt Nam
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #18
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ cúng bến nước của đồng bào Êđê (Đắk Lắk)


Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nên phong tục này đã được bảo tồn và tổ chức hàng năm nhằm đáp ứng lòng tin của đồng bào dân tộc và thể hiện chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Buổi Lễ cúng bến nước thường diễn ra như một ngày hội của buôn làng Êđê. Sau hồi chiêng ngân dài như đưa ta vào thế giới tâm linh sâu thẳm và trang nghiêm, Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc lễ cúng ông bà tổ tiên để thông báo cho ông bà về sự có mặt đông đủ con cháu trong buôn làng. Khi lễ cúng cho ông bà tổ tiên kết thúc, một hồi chiêng nữa ngân lên và đó cũng là khi thầy cúng bắt đầu làm lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Kết thúc lễ cúng Yàng, những hồi chuông dài tiếp tục ngân vang, những cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi, cùng mọi người theo bước chân thầy cúng về bến nước đầu buôn.

Lễ cúng bến nước diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Thầy cúng đọc lời khấn cầu mong Thần nước mang nước, nguồn sức sống quan trọng nhất đến cho buôn làng. Sau lễ cúng những bầu nước mát ngọt được những người con của buôn làng gùi về trong niềm vui hân hoan. Mọi người lại quây quần bên nhau uống rượu cần trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên – một di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Bên cạnh Lễ cúng bến nước còn nhiều Lễ khác như Lễ trưởng thành, Lễ ăn trâu, Lễ ăn cơm mới… của đồng bào dân tộc Êđê là dịp để tất cả đồng bào trong buôn quây quần tụ họp bên nhau. Bà con thêm tình đoàn kết, cùng chung nhau niềm vui để tiếp tục phấn đấu xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc, buôn làng ngày một giàu đẹp hơn.

Du lịch Việt Nam
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #19
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Hội đua voi


Sau mấy tháng hạn hán kéo dài, một cơn mưa như trút nước bất ngờ đổ xuống TP Buôn Ma Thuột một đêm cuối tháng ba vừa qua; nhưng ở buôn Đôn cách đó 30km lại chẳng được giọt nước nào!

Sáng hôm sau, chúng tôi có mặt ở sân vận động Buôn Đôn giữa rừng thưa để theo dõi một cuộc đua của 12 chú voi. Những “cỗ chiến xa” biết cử động ấy giáng những cái chân to như cột nhà lao nhanh về đích sau khi có lệnh xuất phát. Dân địa phương và du khách hào hứng tột độ khi tận mắt chứng kiến cuộc đua voi cực kỳ ngoạn mục. Sau cuộc đua là những màn biểu diễn khác của voi cũng rất hấp dẫn.

Có điều thật đáng tiếc: tại sao một hội đua voi... quá đã như thế lại không hề được quảng bá, “tiếp thị” trước để kéo du khách đến với Tây nguyên: chỉ có chừng hơn chục khách Tây, Nhật cùng khoảng trên 50 khách nội địa đến với buôn Đôn nhân sự kiện này. Trong khi đó những màn trình diễn voi tại Thái Lan thu hút hàng nghìn du khách khắp nơi.

Báo Tuổi trẻ
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #20
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ Kỳ An ở đình Châu Phú

Từ ngoài vào, bên trái là miếu thờ Sơn quân, bên phải là am thờ Ngũ hành. Bắt đầu gian chính điện, sau gian võ ca, là bàn thờ hội đồng, bàn thờ ông tượng, thờ thần Bạch mã, kế đó là bàn thờ thành hoàng bổn cảnh, bàn thờ hai ông: Đỗ Đăng Tàu (chánh vệ thuỷ): Lệ Văn Sanh (phó vệ thuỷ), rồi bàn thờ Thoại Ngọc Hầu, bàn thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Hai bên là các ban thờ tả ban, hữu ban, tiền hiền, hậu hiền.

Vị thần chính được thờ trong đình Châu Phú là Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là người có công với miền Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng. Năm 1698 ông nhận chức Kinh lược vào đất Gia Định, lần đầu tiên, tổ chức việc hành chánh, tạo nề nếp cho người dân đi khẩn hoang.

Năm 1700 ông chết, chúa Nguyễn Phúc Chu truy phong là hiệp tán công thần, đặc tấn chưởng dinh. các vua nhà Nguyễn, bắt đầu từ Gia long đều truy phong chức tước cho ông. Ngày 29 tháng 11 năm 1852, vua tự Đức phong ông là thượng đẳng thần, chuẩn cho làng Châu Phú, huyện tây Xuyên phụng thờ. Có lẽ khi ấy, ông được coi là thành hoàng làng Châu Phú. Bởi lẽ, trước đó, các cuốn sách về vùng này như Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Đại nam nhất thống chí (các quan chép sử nhà Nguyễn) đều chưa chép gì về ngôi đình và việc thờ này. Hai cuốn sách đều nói, tại vùng này có đền thờ ông. Đại Nam nhất thống chí chép: "Đền thờ Lễ công ở địa hạt thôn Châu Phú, huyện Tây Xuyên, cựu trấn thủ Nguyễn Văn Thụy dựng đền này phụng tự Tiền thống suất chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đến nay, hương hoả còn y như trước mà rõ có linh ứng"(1).

Việc đưa Thoại Ngọc Hầu vào thờ phụng ở đây, không rõ vào thời gian nào.

Với các ban thờ, nhân vật được phụng thờ như trên, lễ Kỳ Yên tại đình Châu Phú được tổ chức theo trình tự sau:

1. Lễ thỉnh sắc: Bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày mùng 10/5 âm lịch tiến hành lễ thỉnh "sắc thần Nguyễn hữu cảnh" từ Nhà lớn về đình. Lễ này rất long trọng, có xe hoa, long đình, chiêng, trống, học trò lễ v.v... các vị trong ban quản trị đình thần mặc áo dài khăn đóng đi hầu phía sau. Sau lễ thỉnh "sắc thần Nguyễn hữu cảnh" là lễ thỉnh "Sắc thần Thoại Ngọc Hầu" tại phủ thờ của ông Nguyễn Khắc Mi (cháu nhiều đời của Thoại Ngọc hầu), sắc thần của hai ông chánh vệ thuỷ Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thuỷ Lê Văn Sanh.

2. Lễ túc yết: Lễ túc yết được diễn ra theo trình tự nghi thức dân gian truyền thống thường thấy ở các đình trong tỉnh An Giang. Đúng một giờ đêm ngày 11/5 âm lịch Ban quản trị của đình đã tề tựu đông đủ để bắt đầu cúng túc yết. Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông chánh tế- cũng là trưởng ban quản trị đình.

- Lễ vật chính dâng cúng trong buổi lễ túc yết gồm có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng huyết, một ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, thân phủ lên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.

Bắt đầu vào lễ, ông chánh tế đến dâng hương lễ trước bàn thờ, rồi lần lượt Ban quản trị thay nhau vào lễ. Kế đến là phần "Khởi chinh cổ", sau khi đánh ba hồi trống gỗ và ba hồi chiêng mõ. Ban nhạc lễ với các nhạc cụ dân tộc bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc tửu, tiệm trà bắt đầu.

Diễn tiến của buổi lễ đều theo sự điều khiển của người xướng lễ.

Sau khi dâng hương, dâng ba tuần rượu gọi là chuốc tửu và dâng trà gọi là tiệm trà, theo lời xướng của người xướng lễ, bản văn tế (văn chúc) được mang đến trước bàn thờ. Ban tế quỳ xuống "đọc văn", trong khi ban nhạc lễ trỗi nhạc để phụ họa cho giọng đọc. Dứt bài văn tế, ông chánh tế nghỉ cúng, đốt văn bản này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết coi như đã xong.

3. Lễ xây chầu và hát bội. Sau khi lễ túc yết xong, là đến lễ xây chầu và hát bội được tổ chức tại gian võ ca phía trước chính điện. những người tham dự cũng ăn mặc chỉnh tề xếp thành hai hàng nhưng từ cửa chính điện trở ra. Trên gian võ ca, tất cả diễn viên đoàn hát bội hoá trang, trống mõ sẵn sàng. Ông chánh bái ca công (Chủ trì lễ xây chầu) nhúng cành dương vào tô nước cầm trên tay vẩy ra xung quanh và đọc lời cầu nguyện:

- "Nhất sái thiên thanh". (Trời thêm thanh bình)

- "Nhị sái địa linh" (Đất thêm tươi tốt)

- "Tam sái nhơn trường" (Người được sống lâu)

- "Tứ sái quỷ diệt hình" (quỷ dữ bị tiêu diệt).

Đọc xong, ông chánh bái đánh ba hồi trống và nói: "Ca công- tiếp hát", lập tức trống mõ của đoàn hát bội rộ lên và chương trình hát bội được bắt đầu. Đoàn hát rất nhiều xuất với các tích tuồng xưa như: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Trưng nữ Vương, Lưu kim Đính, Sơn hậu...

4. Lễ Chánh tế: vào 3 giờ sáng ngày 12/5 âm lịch bắt đầu lễ chánh tế, nghi thức diễn lại như lễ túc yết là sau phần dâng trà là phần âm thực mang ý nghĩa truyền thống. Phần thưởng của thần ban cho vị chánh tế.

5. Lễ nối sắc: Tiến hành vào lúc 13 giờ ngày 12/5 âm lịch- ngày cuối cùng của lễ hội. Nghi thức cũng giống lễ thỉnh sắc. Lễ hội kỳ yên tại đình thần Châu Phú đến đây là kết thúc.

Lễ hội này thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, người nào cũng trang phục chỉnh tề, quỳ lạy trước bàn thờ và cầu nguyện thần linh sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi, sản xuất phát triển, nhân dân ấm no.

Như thế, lễ Kỳ Yên ở đình Châu Phú mang hai lớp ý nghĩa vừa tưởng nhớ một vị có công khai phá miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian đáng được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện phát triển.


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:38 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps