Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Văn Thơ ::..

..:: CLB Văn Thơ ::.. Văn học , Thơ , Truyện , tùy bút , ..

Nếu còn có ngày mai - Sidney Sheldon

Nếu còn có ngày mai - Sidney Sheldon

this thread has 27 replies and has been viewed 86780 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 25-08-2006, 04:58 PM   #11
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 16

Với một ngàn đô la mà Conrad Morgan ứng trước, Tracy mua hai bộ tóc giả - một vàng hoe và một đen, do rất nhiều bím tóc nhỏ xíu kết thành. Nàng mua một bộ đồng phục màu xanh sẫm, một bộ áo liền quần màu đen, và một vali Gucci giả của người bán đồ trên đường Lexington. Cho tới lúc này mọi chuyện đều êm xuôi. Như Morgan đã hứa, Tracy nhận được một phong bì trong đó có bằng lái xe mang tên Eiien Branch, một chỉ dẫn về hệ thống bảo vệ của ngôi nhà bà Bel1amy, mã số mở cái két sắt trong phòng ngủ, và chiếc vé xe lửa đi St. Lolns, một khoang riêng.
Mình sẽ không bao giờ ở một nơi như thế này nữa, nàng tự hứa với mình.
Nàng thuê ôtô và lái về hướng Đảo Dài. Thế là nàng đã trên đường thực hiện một vụ trộm.
Chuyện mà nàng đang làm có cái ảo tưởng của một giấc mộng, và nàng thấy sợ hãi. Nếu bị bắt thì sao? Sự mạo hiểm này có đáng không?
Thật hết sức đơn giản, Conrad Mọrgan đã nói.
Ông ấy sẽ không dính vào một chuyện như thế này nếu không thấy chắc ăn.
Ông ta cần giữ tiếng tăm. Mình cũng phải giữ cho mình chứ, Tracy cay đắng thầm nghĩ, và tất cả thật là tồi tệ. Bất kỳ khi nào có một viên kim cương bị mất, mình sẽ cảm thấy tội lỗi cho đến khi chứng tỏ được là vô tội Tracy biết là nàng đang lâm gì? Nàng đang tạo cho mình một sự căm giận, chuẩn bị tâm lý để thực hiện một hành vi phạm tội. Điều đó không thành. Cho tới lúc tới khu Sea Cliff, nàng vẫn run rẩy vì sợ hãi, hai lần suýt lái xe lao khỏi mặt đường. Có thể là cảnh sát sẽ giữ mình lại vì tội lái xe cẩu thả, nàng thầm hy vọng, và mình có thể nói với Morgan rằng gặp chuyện trục trặc.
Song không hề thấy bóng dáng một chiếc xe cảnh sát nào cả. Hẳn là thế, Tracy nghĩ bụng, họ chẳng bao giờ có mặt khi người ta cần tới.
Nàng tiếp tục chạy xe theo như lời chỉ dẫn của Conrad Morgan. “Ngôi nhà kề sát biển, Morgan mô tả. “Nó là một biệt thự kiểu Phục Hưng. Cô không thể nào không nhận ra nó”.
Giá mình đừng nhận ra nó. Tracy thầm cầu khẩn.
Thế nhưng nó lại hiện ra sừng sững trong bóng tối, giống như tòa lâu đài có ma trong một cơn ác mộng, có vẻ như bị bỏ hoang. Sao những người hầu lại dám nghỉ hết vào cuối tuần nhỉ, Tracy bực bội nghĩ. Họ đáng bị đuổi việc.
Tracy lái xe vào sau một hàng cây lớn, nơi nó được che khuất và tắt máy, ngồi lắng nghe tiếng côn trùng rả rích trong đêm. Ngoài ra chỉ còn sự yên tĩnh, vắng lặng. Ngôi nhà cách xa đường trục chính và giờ này trong đêm thì cũng chẳng còn xe cộ đi lại gì nữa.
“Đám cây cối che khuất tất cả, cô bạn thân mến, và kẻ hàng xóm gần nhất cũng cách đó cả dặm, do vậy cô đừng lo bị nhìn thấy. Đội tuần tra sẽ đến vào lúc 22 giờ và trở lại vào lúc 2 giờ sáng thì cô đã đi lâu rồi còn gì”.
Tracy nhìn đồng hồ. Đã 23 giờ.. Lần kiểm tra thứ nhất đã qua. Nàng còn ba giờ trước khi đội tuần tra sẽ đến kiểm tra lần thứ hai. Hoặc là chỉ ba giây đồng hồ để quay xe chạy về New York và quên hẳn cái chuyện điên rồ này đi. Nhưng trở về đâu được? Những hình ảnh cứ lóe lên trong đầu nàng. Viên phó quản lý ở cửa hàng đồ dùng trẻ em:
“Tôi rất lấy làm tiếc, cô Whitney, nhưng mà khách hàng của chúng tôi phải được hài lòng ...”.
Bà Murphy:
“Có thể quên chuyện tìm_một công việc về máy tính đi. Họ sẽ không thuê bất kỳ ai có tiền án, tiền sự gì đó.
Morgan. “25 ngàn đô la, miễn thuế, trong một hai giờ đồng hồ. Nếu cô áy náy ... bà ta thực sự là một người đàn bà ghê gớm.
Mình đang làm gì thế này? Tracy nghĩ. Mình không phải là kẻ cắp. Không phải kẻ cắp thực thụ. Mình chỉ là một tay nghiệp dư ngờ nghệch sắp suy sụp rã rời vì căng thẳng.
Chỉ cần biết nghĩ một chút thôi, mình sẽ đi khỏi đây, khi hãy còn kịp, trước khi đội tuần tiễu tới, một phát súng nổ và họ mang mình ném vào nhà xác. Mình có thể còn hình dung ra một cái tít trên báo:
TỘI PHẠM NGUY HIỂM CHÊT TRONG MỘT VỤ TRỘM BỊ NGĂN CHẶN.
Sẽ có ai đến khóc trong đám tang mình? Ernestine và Amy. Tracy nhìn đồng hồ. Ôi, lạy Chúa, nàng đã ngồi đó mà mơ màng mất đến hai mươi phút. Nếu làm, tốt nhất là bắt đầu đi thôi.
Tracy không nhúc nhích được, cứng hết cả người vì sợ hãi. Mình không thể nào cứ ngồi mãi ở đây, nàng tự nhủ.
Sao mình không đi ra để ngó ngôi nhà một chút nhỉ? Xem qua thôi mà.
Tracy hít thật mạnh và ra khỏi xe. Nàng đang mặc bận áo liền quần màu đen, hai đầu gối run lẩy bẩy, chậm rãi tiến đến gần ngôi nhà, và thấy nó tối thui.
Nhớ mang gang tay - nàng nhớ lời Conrad Morgan và lấy ra, xỏ vào. Ôi, Chúa ơi, mình đang làm gì đó. Thực sự là mình đang bắt đầu rồi. Tim đập thình thịch đến nỗi nàng không còn nghe thấy tiếng gì khác nữa.
“Chuông báo động ở bên trái cửa ra vào phía trước. Có năm nút bấm. Đèn đỏ sáng - nghĩa là hệ thống báo động sẵn sàng làm việc. Để tắt nó đi, thì cần bấm -2-4-1-1. Khi vào rồi thì nhớ khép cửa lại, đùng cái đèn bấm này, đừng bật đèn trong nhà, ngừa trường hợp có ai đó ngẫu nhiên chạy xe qua. Phòng ngủ chính ở trên lầu, phía tay trái, trông ra cửa vịnh. Cô sẽ tìm thấy cái két sau một bức chân dung của Louis Bel1amy. Đó là một cái két rất đơn giản. Cô chỉ cần quay theo mã số này”.
Conrad Morgan đã dặn dò nàng kỹ lưỡng.
Tracy đứng như trời trồng, run rẩy, sẵn sàng chạy trốn nếu có một tiếng động nhỏ nhất. Đêm yên tĩnh. Chậm rãi, nàng với tay ấn vào hàng nút bấm của hệ thống báo động, lòng thầm mong không đạt hiệu quả gì. Ngọn đèn đỏ phụt tắt.
Bước tiếp theo sẽ trói buộc nàng, và nàng nhớ cách nói của những phi công về hoàn cảnh này:
Điểm không quay lại được.
Tracy cho chìa vào ổ khóa, cánh cửa bật mở. Nàng đứng đợi cả nguyên phút đồng hồ trước khi bước vào bên trong. Mọi dây thần kinh trong nàng đều căng thẳng tới tột độ trong khi nàng đứng lặng, nghe ngóng, không dám nhúc nhích.
Toàn bộ ngôi nhà chìm trong yên tĩnh. Nàng lấy đèn bấm ra, bật sáng và nhìn thấy cầu thang bèn tiến lại và leo lên. Giờ đây tất cả những gì nàng muốn là làm cho xong càng sớm càng tất và rồi chạy khỏi đây ngay.
Cái hành lang trên lầu trông thật bí hiểm trong luồng sáng của chiếc đèn bấm, và nó còn làm cho các bức tường như lay động. Tracy ngó vào từng phòng đi qua. Tất cả đều trống trơn, không hề có ai.
Căn phòng ngủ chính ở cuối hàng láng, trông ra vịnh, đúng như Morgan mô tả. Nó thật đẹp, toàn một màu hồng sẫm, với chiếc giường có màn che và chiếc tủ commốt được trang trí với những bông hồng đỏ thắm. Có hai ghế dài kê đối diện nhau, một lò sưởi và một cái bàn nhỏ kê ngay trước đó chắc để làm bàn ăn sáng. Tracy nghĩ, lẽ ra thì mình đã sống trong một căn nhà giống như thế này cùng Charles và đứa con của mình với anh ta.
Nàng bước tới bên cửa sổ và ngắm nhìn các con tàu bỏ neo xa xa ngoài vịnh.
Cho con biết, lạy Chúa, cái gì đã làm cho Chúa định rằng Lois Beliamy sống trong ngôi nhà đẹp đẽ này và con thì đang, ở đây để ăn trộm? Nào. Cô bé. Tracy tự nhủ, đừng có băn khoăn gì nữa. Đây là chuyện chỉ xảy ra một lần. Nó sẽ qua đi trong vài phút, song nếu cứ đứng đây thì chẳng bao giờ làm được gì hết.
Nàng rời cửa sổ và bước tới bức chân dung mà Morgan đã mô tả. Lois Bel1amy đầy vẻ cứng rắn và tự phụ. Đúng thật. Có vẻ là một người đàn bà ghê gớm - nàng nghĩ bụng. Bức tranh mở ra và sau đó là một cái két nhỏ.
Tracy nhớ lại mã số. Ba vòng bên phải, dừng lại ở 42. Hai vòng về bên trái, dừng ở 10. Một vòng về bên phải, đừng ở 30. Hai tay run rẩy đến nỗi nàng phải làm lại lần thứ hai, và nghe tiếng “cạch”, cửa cái két mở ra.
Trơng két đầy những phong bì và giấy tờ. Nhưng Tracy bỏ qua chúng. Ở phía trong, trên mặt cái giá nhỏ là chiếc túi da sơn dương. Tracy với tay nhấc nó ra. Đúng lúc đó, tiếng chuông báo động vang lên, và đó là thứ âm thanh to nhất mà Tracy từng nghe thấy. Nó như dồn dập vang lên từ mọi góc phòng đến xé cả tai. Nàng đứng chết lặng, đứng người.
Có sai sót gì vậy? Conrad Morgan đã không biết gì về bộ phận báo động đặt trong két - tín hiệu báo động sẽ phát ra khi túi kim cương bị nhấc khỏi giá đỡ chăng?
Phải rời đây thật nhanh, nàng ấn cái túi da vào trong áo rời chạy ra hướng đầu thang gác. Và lúc này, ngoài các tín hiệu báo động đang dồn dập nàng còn nghe thấy một âm thanh khác nữa, âm thanh của tiếng còi xe cảnh sát đang lao đến gần. Tracy đứng dừng lại ở đầu cầu thang, hoảng sợ, tim đập cuồng lên, miệng khô đắng. Nàng chạy lại bên một cửa sổ, vén rèm lên và ghé ra ngoài.
Một chiếc xe tuần tiễu sơn hai màu trắng đen đang dừng lại trước ngôi nhà, và một cảnh sát chạy ra phía sau, trong khi viên cảnh sát thứ hai tiến tới cửa trước.
Không còn lối thoát nào cả. Tiếng chuông báo động vẫn vang vang và bỗng nhiên nàng thấy nó thật giống tiếng chuông khủng khiếp trong các hành lang của nhà tù Nam Louisiana.
Trung úy Melvin Durkin đã phục vụ trong lực lượng cảnh sát ở Sea Cliff tới 10 năm. Đây là một khu vực yên tĩnh và hoạt động chính của cảnh sát là đối phó với những kẻ phá phách gàn dở, một vài vụ trộm xe hơi, rồi thỉnh thoảng là dăm ba vụ gây lộn giữa những sâu rượu. Tiếng chuông báo động ở ngôi nhà của Bellamy là một loại hoàn toàn khác. Chính vì loại tội phạm này mà trung úy Durkin gia nhập lực lượng cảnh sát. Anh biết bà Lois Bellamy và cũng biết về bộ sưu tập tranh và số nữ trang quý giá của bà:
Từ hôm bà ta đi vắng, anh đã xếp ngôi nhà này thành một điểm kiểm tra thường xuyên, vì nó là mục tiêu thèm khát của những kẻ đào tường khoét vách. Và giờ đây, trung úy Durkin nghĩ bụng, có vẻ là mình đã tóm được một tên. Anh chỉ cách đây hai khu phố khi có thông báo bằng rađio từ công ty bảo vệ. Vụ này sẽ được ghi nhận vào hồ sơ của mình đây. Thật tuyệt - anh thầm nghĩ.
Trung úy Durkin ấn chuông cửa. Anh muốn có thể đàng hoàng ghi trong báo cáo rằng đã nhấn chuông ba lần trước khi đột nhập bằng vũ lực. Người đồng nghiệp của anh đã bao phía sau, vậy chẳng còn cơ hội nào cho tên trộm tẩu thoát. Anh hoàn toàn có thể ẩn mình đợi bên ngoài, thế nhưng cũng lại muốn bất ngờ xuất hiện ngay trong nhà. Không tên trộm nào có thể trốn thoát khỏi tay Melvin Durkin.
Khi viên trung úy với tay định bấm chuông lần nữa thì cửa trước đột ngột mở ra. Anh đứng ngây người nhìn. Trong ngưỡng cửa là một phụ nữ trong chiếc áo ngoài mỏng tang đến mức chẳng cần phải tưởng tượng thêm gì mấy. Mặt cô ta trát một lớp kem phấn gì đó và đầu thì đội chiếc mũ để giữ tóc.
Cô ta cật vấn. “Chuyện quỷ quái gì vậy, hả?”.
Trung úy Durkin nuốt nước bọt. “Tôi ... cô là ai?”.
“Tôi là Ellen Branch. Tôi là khách ngủ lại của nhà bà Lois Bellamy. Bà ấy đang đi châu Âu”.
“Tôi biết rồi”. Viên trung úy lúng túng. “Bà ấy không nói với chúng tôi rằng cô một người khách ở nhà”.
Người phụ nữ gật đầu, đầy vẻ hiểu biết. “Bà Lois chẳng vẫn vậy đó thôi?
Xin lỗi. Tôi không thể chịu nổi cái âm thanh này”.
Nói đoạn người khách của Lois Bellamy với tay lên bấm mấy cái nút của hệ thống báo động và tiếng chuông ngừng bặt.
“Vậy dễ chịu hơn”, cô ta nói nhẹ. “Tôi không thể nói hết sự sung sướng được thấy ông”. Rồi dịu dàng. “Tôi đang chuẩn bị lên giường ngủ thì chuông báo động kêu vang lên. Tôi tin rằng có bọn trộm trong nhà, tôi ở đây chỉ có một mình. Những người giúp việc thì đã về từ trưa rồi”.
“Cô có bằng lòng để chúng tôi được ngó quanh một chút không?”.
“Xin mời, chính tôi muốn thế đấy”.
Chỉ mất ít phút là viên trung úy và đồng nghiệp của anh ta có thể tin chắc rằng không có kẻ nào đang lẩn trốn quanh quẩn đâu đây.
“Không có gì cả”, trung úy Durkin nói. “Báo động nhầm. Có cái gì đó trục trặc thôi. Không thể lúc nào cũng tin vào ba cái đồ điện tử này được. Cô nên báo cho công ty bảo vệ và yêu cầu họ kiểm tra lại hệ thống báo động”.
“Nhất định tôi sẽ làm thế”.
“Thôi, có lẽ chúng tôi sẽ lại lên đường”. Viên trung úy nói.
“Xin cảm ơn về việc các ông đã đến đây. Bây giờ, tôi cảm thấy an toàn hơn”.
Cô ta có tấm thân tuyệt vời, trung úy Durkin nghĩ bụng. Anh băn khoăn không biết vẻ mặt cô ta trông thế nào nếu như không có lớp kem phấn và những cái lô cuốn tóc kia. “Cô sẽ ở đây lâu chứ, cô Branch?”.
“Một hoặc hai tuần nữa, tới lúc bà Lois trở về”.
“Nếu tôi có thể làm gì giúp cô, xin cho biết nhé”.
“Cám ơn ông, tôi sẽ chờ ông”.
Tracy đứng nhìn theo chiếc xe cảnh sát lao vào màn đêm. Nàng nhẹ bẫng người đi. Khi chiếc xe đã khuất, nàng chạy vội lên gác, rửa sạch lớp kem phấn, gỡ mấy cuộn lộ của Lois Bellamy ra khỏi đầu và trút bỏ cái váy ngủ, mặc trở lại bộ đồ màu đen và rời khỏi nhà bằng cửa trước, thận trọng đặt lại chuông báo động.
Cho mãi tới lúc chạy nửa quãng đường về Manhattan, sự liều lĩnh kia mới tác động đến cân não và nàng bỗng cười khúc khích, rồi cười to đến mức không kìm được, phải dừng xe lại bên đường. Nàng cười mãi cho tới lúc nước mắt giàn giụa. Đó là lần đầu tiên nàng cười trong suốt một năm trời. Cảm giác đó thật tuyệt, tuyệt.

__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-08-2006, 05:04 PM   #12
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 17

Khi đoàn tàu rời khỏi ga Pennsylvania, Tracy mới thấy bớt lo ngại. Từng giây đồng hồ, nàng đã đợi một bàn tay nặng nề chộp lấy vai, một giọng nói cất lên “Cô đã bị bắt”. Nàng cẩn thận để ý các hành khách khi họ lên tàu, và không thấy có biểu hiện gì lo ngại. Tuy vậy, đôi vai nàng vẫn run run vì căng thẳng, cố tự nhủ rằng khó ai có thể phát hiện ra vụ trộm vào lúc này, và ngay cả trong trường hợp như vậy, cũng không có chứng cớ gì liên hệ tới nàng được. Conrad Morgan sẽ chờ nàng ở St. Louis với 25 ngàn đô la. Hai mươi lăm ngàn mà nàng có thể tự tiêu pha! Nàng phải làm việc ở nhà băng cả năm trời mới có thể kiếm được số tiền đó. Mình sẽ đi châu Âu, Tracy nghĩ. Paris. Không, không phải là Paris. Charles và mình định đi tuần trăng mật ở đó. Mình sẽ đi London. Ở đó mình sẽ không còn là một con chim trong lồng nữa. Cứ như nàng vừa được tái sinh vậy.
Khóa cánh cửa ngăn riêng của mình lại, nàng lấy cái túi da và mở xem. Một dãy những viên đá lấp lánh tràn xuống tay. Có ba cái nhẫn kim cương lớn, một cái nạm ngọc, một cái vòng đeo bằng Saphia, ba đôi khuyên tai, và hai dây chuyền, một bằng ngọc Rubi, một bằng ngọc trai.
Chỗ nữ trang này trị giá tới hơn một triệu đô la. Tracy sững sờ cả người.
Và trong lúc con tàu đang băng băng lướt qua vùng Đồng quê, nàng ngả người trong ghế và đầu óc thoáng hiện lại những diễn biến của buổi tối. Thuê xe ... chạy tới Sea Cliff ... sự yên lặng của màn đêm ... ngắt hệ thống báo động và xâm nhập vào ngôi nhà ... mở két ... choáng váng vì tiếng chuông báo động ... sự xuất hiện nhanh chóng của cảnh sát. Họ không thể nào hình dung được rằng người phụ nữ mặt đầy kem phấn, tóc quấn lô lại chính là tên trộm mà họ đang tìm kiếm.
Giờ đây, ngồi thanh thản trong ngăn riêng trên chuyến tàu đi St. Louis, Tracy cho phép mình mỉm một nụ cười hài lòng. Việc qua mặt cảnh sát làm nàng thấy thích thú. Có cái gì đó thật hấp dẫn khi kề sát một nguy hiểm nào đó rồi lại vượt qua được. Nàng cảm nhận thấy sự táo bạo, thông minh, và sự chiến thắng trong chuyện đó, có cảm giác thật khoan khoái.
Có tiếng gõ vào ngăn của nàng. Tracy vội vã cho đồ nữ trang vào túi da và đặt cái tín vào trong vali, lấy chiếc vé tàu ra, và mở cửa. Một người chừng ngoài ba mươi, còn người kia thì già hơn khoảng chục tuổi. Người trẻ tuổi hơn vẻ khôi ngô, ria mép nhỏ gọn, mang một cặp kính gọng sừng và đằng sau đó là đôi mắt ra vẻ thông minh. Người lớn tuổi hơn dáng dấp nặng nề, tóc dầy đen, mắt nâu, lạnh như tiền:
“Tôi có thể giúp gì các ông?” Tracy hỏi.
“Vâng, thưa tiểu thư”. Người lớn tuổi đáp. Ông ta móc ví và giơ ra một tấm căn cước ...
CỤC ĐIỀU TRA LIÊN BANG BỘ TƯ PHÁP - HOA KỲ.
“Tôi là nhân viên đặc biệt Dennis Trevor. Đây là nhân viên đặc biệt Thomas Bowers”.
Miệng Tracy chợt khô đắng, nàng cố gượng cười.
“Ôi ... e rằng tôi chẳng hiểu gì cả. Có chuyện gì chăng?”.
“Tôi e là như thế đấy, thưa cô”, người nhân viên trẻ lên tiếng. Anh ta nói giọng miền Nam mềm mại. “Cách đây vài phút, đoàn tàu này đã vào địa phận New Jersey.
Việc chuyên chở đồ ăn cắp từ bang này sang bang khác là một hành vi vi phạm pháp luật Liên bang”.
Tracy muốn ngất xỉu. Như có một tấm phim mờ chắn trước mắt vậy, tất cả đều nhòa đi.
Người đàn ông đứng tuổi, Dennis Trevor nói. “Mời cô mở hành lý ra nào?”.
Đó không phải một đề nghị, mà là mệnh lệnh.
Hy vọng duy nhất của nàng là chỉ còn cách giả vờ như không biết gì. “Dĩ nhiên là tôi sẽ không mở! Tại sao các ông lại dám xông vào buồng tôi như thế này!” Giọng nàng đầy vẻ phẫn nộ. “Có phải tất cả công việc của các ông là đi vòng vòng quấy nhiễu các công dân vô tội không? Tôi sẽ gọi người phụ trách toa xe”.
“Chúng tôi đã nói với người phụ trách toa xe này rồi” Trevor nói.
Sự giả vờ của nàng thật không đạt kết quả gì. Nàng lắp bắp. “Các ông ... có giấy phép khám xét không?”.
Người đàn ông trẻ nói nhẹ nhàng. “Chúng tôi không cần phải có giấy phép đó, thưa cô Whitney. Chúng tôi đã biết từ khi hành động phạm tội của cô đang diễn ra cơ”.
Vậy là họ thậm chí biết cả tên. Nàng đã bị sập bẫy. Không còn lối thoát nào.
Hết cả rồi.
Trevor bước đến mở va li. Việc ngăn lại chẳng còn ích gì Tracy đứng nhìn trong lúc người đàn ông trẻ lục lọi và lôi cái túi da ra, mở xem nó và nhìn đồng nghiệp rồi gật đầu. Tracy không còn đứng nói. Nàng ngồi sụp xuống ghế.
Trevor móc trong túi quần ra một danh mục, làm vẻ kiểm tra mấy thứ đồ trong cái túi da theo danh mục đó và nhét cái túi vào người. “Đủ cả đấy, Tom”.
“Làm sao ... Làm sao mà các ông phát hiện ra?” Tracy đau đớn hỏi.
“Chúng tôi không được phép đưa ra một thông tin gì”, Trevor đáp. “Cô đã bị bắt. Cô có quyền im lặng và có quyển thuê một luật sư đại diện cho cô trước khi cô nói bất cứ điều gì. Mọi điều cô nói lúc này có thể được dùng làm bằng chứng chống lại chính cô. Cô hiểu chưa?”.
Nàng lí nhí đáp, “Vâng”.
Thomas Bowers nói. “Tôi rất lấy làm tiếc về chuyện này. Ý tôi muốn nói, tôi biết lai lịch cô, vả tôi thực sự lấy làm tiếc”.
“Lạy Chúa”, người đàn ông lớn tuổi kêu lên. “Đây đâu phải là một cuộc thăm viếng xã giao”.
“Tôi_biết, nhưng tuy vậy ...”.
Người đàn ông lớn tuổi chìa ra trước Tracy chiếc còng tay. “Yêc cầu đưa tay đây”.
Tracy thấy tim thắt lại vì đau khổ, bỗng nhớ cảnh ở sân bay New Orleans khi mà họ khóa tay nàng, những ánh mắt dòm ngó. “Xin ông. Các ông ... các ông có buộc phải làm thế không?”.
“Vâng, thưa cô”.
Người trẻ tuổi nói khẽ. “Tôi có thể nói riêng với anh một chút không, Dennis?”.
Dennis Trevor nhún vai. “Được”.
Hai người bước ra ngoài hành lang. Tlacy thờ thẫn và tuyệt vọng, lõm bõm nghe tiếng hai người kia.
“Lạy Chúa, Dennis, không nhất thiết phải còng cô ta làm gì. Cô ta sẽ chẳng trốn đi đâu:..”.
“Đến khi nào thì mới thôi cái kiểu đa cảm này đi, hả” Khi mà anh cũng đã phục vụ ở cơ quan này lâu như tôi tồi ...”.
“Nào. Nương tay cho cô ta một chút. Cô ta đã đủ hoảng hốt lắm rồi và ...”, Không cần biết chuyện cô ta sẽ làm gì ...”.
Nàng không nghe được phần cuối, và cũng không muốn nghe gì nữa hết.
Họ trở vào. Người đàn ông lớn tuổi có vẻ bực dọc.
“Thôi được” ông ta nới. “Chúng tôi sẽ không còng tay cô nữa. Tới ga sau chúng tôi sẽ đưa cô xuống. Chúng tôi sẽ báo trước cho xe của Cục ra chờ. Cô không được rời khỏi đây rõ chưa?”.
Không còn có thể làm gì được nữa. Bây giờ thì không được rồi đã quá muộn.
Nàng đã bị bắt quả tang. Bằng cách nào đó, cảnh sát đã theo dõi được nàng và thông báo cho FBI biết.
Hai người nhân viên đang ở ngoài hành lang nói chuyện gì đó với người phụ trách toa xe. Bower chỉ Tracy và nói gì mà nàng không nghe được. Người phụ trách toa xe gật đầu. Bowes đóng cánh cửa lại, và với Tracy, nó như cánh cửa phòng giam vừa sập vào.
Cảnh đồng quê lướt nhanh, những bức tranh thoáng hiện qua khung cửa sổ, thế nhưng Tracy không hề thấy gì hết. Nàng ngồi đó, chết lặng vì sợ hãi, lo âu.
Tai nàng ù lên, dù không phải do tiếng động của con tàu. Nàng sẽ không có thể còn một cơ hội thứ hai nữa. Nàng là một tội phạm nguy hiểm. Họ sẽ dành cho nàng bản án nặng nhất, và lần này thì sẽ không còn có dứa con nhỏ của ông tổng giám thị để mà cứu nữa, sẽ không còn gì cả ngoài những năm tù khủng khiếp gần như kéo dài vô tận. Và Bertha Lớn nữa.
Làm sao mà họ biết được nhỉ? Tracy tự hỏi. Người duy nhất biết về vụ này là Conrad Morgan, và ông ta không có lý do gì để trao nàng và túi kim cương cho FBI cả. Có thể là một nhân viên nào đó trong cửa hiệu của ông ta đã biết chuyện và báo trước cho cảnh sát. Nhưng dù chuyện thế nào thì với nàng cũng chẳng có gì khác cả. Nàng đã bị bắt. Tại ga tới nàng sẽ lại bị đưa trở lại nhà tù. Sẽ có một cuộc hỏi cung sơ bộ, rồi phiên tòa, và rồi ...
Tracy nhắm nghiền mắt lại, không muốn nghĩ thêm gì nữa, cảm thấy những giọt những mắt nóng hổi lăn xuống hai bên má.
Đoàn tàu bắt đầu chạy chậm lại. Tracy thở mạnh, như thấy ngạt hơi vậy.
Hai nhân viên FBI kia sẽ quay lại bây giờ thôi Một nhà ga hiện ra và ít giây sau đoàn tàu dừng hẳn lại. Đã đến lúc phải đi. Tracy đóng va li lại, mặc áo khoác và lại ngồi xuống, nhìn chằm chằm vào cánh cửa, chờ đợi nó bật mở. Mấy phút trôi qua. Không thấy hai người đàn ông kia xuất hiện. Họ đang 1àm gì nhỉ? Nàng nhớ lời họ nói. “Chúng tôi sẽ đưa cô xuống ở ga sau. Chúng tôi sẽ báo trước cho xe của Cục ra chờ. Cô được được rời khỏi đây”.
Nàng nghe tiếng người phụ trách toa xe. “Tất cả đã lên ...” Tracy bắt đầu lo.
Có thể ý họ là sẽ chờ nàng ở dưới sân ga. Chắc là vậy. Nếu nàng cứ ngồi lại trên tàu, họ sẽ buộc nàng thêm tội định chạy trốn, và điều đó sẽ làm cho tình hình xấu hơn nữa. Tracy chộp lấy cái va li và vội vã bước ra hành lang.
Người phụ trách toa xe chạy lại. “Cô xuống đây à, thưa cô?” Ông ta hỏi. “Cô nên nhanh lên đi. Để tôi giúp nào. Một người phụ nữ trong tình trạng sức khỏe như cô thì không nên mang vác gì”.
Tracy nhìn ông ta. “Tình trạng sức khỏe của tôi sao cơ?
“Cô chẳng việc gì phải ngượng ngùng. Hai người anh cô đã bảo tôi là cô đang có thai và đề nghị tôi lưu ý tới cô một chút”.
“Các anh tôi ...”.
“Những chàng trai rất tốt. Họ thực sự lo lắng cho cô đấy”.
Tracy thấy tất cả đều quay cuồng, chao đảo.
Người phụ trách toa xe giúp Tracy bước xuống. Đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh.
“Ông có biết các anh tôi đi đâu không?” Tracy gọi với lên.
“Thưa cô, không. Khi tàu mới dừng bánh thì họ đã nhảy vào một chiếc tắc xi”.
Với túi kim cương bị lấy cắp trị giá cả triệu đô la, Tracy hậm học nghĩ.
Tracy quyết định ra sân bay. Đó là nơi duy nhất mà nàng có thể nghĩ tới.
Nếu bọn chúng lên tắc xi có nghĩa là bọn chúng không có phương tiện riêng, và chắc chắn là chúng muốn chuồn khỏi thị trấn này càng sớm càng tốt.
Nàng ngả người trên ghế tắc xi, giận dữ vì điều chúng đã làm đối với nàng và xấu hổ vì đã để chúng lừa gạt quá dễ dàng. Ồ, nhưng chúng quả là giỏi, cả hai gã thực sự giỏi, đã tạo ra vẻ hết sức thuyết phục. Nàng thấy đỏ mặt vì đã bị bẫy bằng những cái trò cảnh sát thật - cảnh sát giả quá cũ kỹ.
Lạy Chúa, Dennis, không cần thiết phải còng tay cô ta làm gì. Cô ta sẽ chẳng trốn đi đâu ...
“ôĐến khi nào thì mới thôi cái kiểu đa cảm này đi, hả. Khi mà anh cũng phục vụ ở cơ quan này lâu như tôi rồi ...
Cơ quan này? Có thể cả hai gã cũng đang là những kẻ bị truy nã. Được, nàng sẽ giành lại số kim cương đó cho bằng được. Nàng đã trải qua quá nhiều gian nguy và không đời nào chịu để hai kẻ lừa đảo này qua mặt. Miễn rằng phải đến được sân bay kịp thời. Nàng dướn lên nói với người lái xe. “Xin chạy nhanh hơn nữa được không?”.
Họ đang đứng trong hàng người chờ lên máy bay ở cổng đi và thoạt đầu nàng đã không nhận ra họ ngay được. Gã trẻ hơn, kẻ tự xưng là Thomas Bowers đã bỏ kính, bỏ ria mép, và màu mắt đã chuyển từ xanh sang xám. Người kia, Deunis Trevor, giờ đây hói đầu chứ không phải là có mớ tóc dày và đen nữa.
Tuy nhiên, không thể nhầm họ được. Họ đã không đủ thời gian để thay quần áo.
Khi Tracy đến thì hai gã đã gần sát tới cổng vào.
“Các ông quên một thứ”. Tracy nói.
Họ cùng quay lại và giật mình. Gã trẻ hơn cau mặt.
“Cô làm gì ở đây hả? Người ta đã phái một chiếc xe ra đón cô cơ mà”. Giọng nói miền Nam của gã đã biến đâu mất.
“Vậy tại sao ta không cùng quay lại kiếm chiếc xe?”.
Tracy đề nghị.
“Không thể. Chúng tôi đang theo một vụ khác.
Trevor giải thích. “Chúng tôi phải kịp chuyến bay này”.
“Trước hết, hãy trả lại tôi túi kim cương”, Tracy đòi.
“Sợ rằng chúng tôi không thể làm thế được”, Thomas Bower nói. “Đó là tang vật. Chúng tôi sẽ gửi cho cô một giấy biên nhận”.
“Không. Tôi không cần giấy biên nhận. Tôi muốn trả lại túi kim cương kia”.
“Rất tiếc”, Trevor đã giơ giấy lên máy bay cho nhân viên kiểm soát. Tracy nhìn quanh, tuyệt vọng, và thấy một viên cảnh sát sân bay đứng gần đó, nàng kêu lên, “Ống sĩ quan! Ông sĩ quan!”.
Hai gã đàn ông kia nhìn nhau, hất hoảng.
“Cô làm cái quỷ quái gì thế, hả? “ Trevor khẽ rít lên.
“Cô muốn cả bọn đều bị tóm hả?”.
Viên cảnh sát đã đến bên họ. “Gì vậy, cô gái? Có việc rắc rối gì không?”.
“Ôi, không có rắc rối gì đâu”, Tracy vui vẻ nói. “Hai quý ông tuyệt diệu này đã tìm thấy chỗ nữ trang mà tôi đánh mất, và họ mang trả lại cho tôi. Tời đã sợ rằng phải đến FBI vì việc này rồi đó”.
Hai gã kia cuống cuồng nhìn nhau.
“Họ cho rằng có thể ông sẽ vui lòng đưa tôi ra tắc xi”.
“Chắc chắn là thế, rất vui lòng”.
Tracy quay sang hai gã kia. “Bây giờ thì an toàn rồi, các ông trao chỗ kim cương lại cho tôi. Ông sĩ quan đáng mến này sẽ giúp tôi”.
“Không nên như thế”. Tom Bowers phản đối. “Sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng tôi ...”.
“Ồ không, tôi muốn vậy”. Tracy giục. “Tôi biết việc đi kịp chuyến bay này là rất quan trọng đối với các ông.
Hai gã nhìn viên cảnh sát, rồi nhìn nhau, bất lực. Họ không còn có thể làm gì được. Rất miễn cưỡng, Tom Bowers móc túi ra lấy ra cái túi da.
“Nó đây rồi!” Tracy kêu lên, đỡ cái túi từ tay gã, mở ra xem, “ơn Chúa, đủ cả”.
Tom Bowers cố vớt vát. “Tại sao không để chúng tôi giữ hộ cho đến lúc cô”.
“Chẳng cần phải thế”. Tracy vui vẻ đáp rồi mở ví cất chỗ kim cương vào và lấy ra hai tờ 5 đô la, đưa cho mỗi gã một tờ. “Đây là một chút tượng trưng cho sự đánh giá cao của tôi đối với việc mà hai ông đã làm”.
Tất cả hành khách đã vào hết. Nhân viên hàng không nói. “Đây là lời nhắc cuối cùng. Tất cả quý khách phải lên máy bay ngay”.
“Cảm ơn các ông một lần nữa”. Tracy mỉm cười bước đi với viên cảnh sát.
“Thời buổi bây giờ thật khó tìm được người lương thiện”.

__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-08-2006, 05:25 PM   #13
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 18

Thomas Bowers - tức Jeff Stevens - ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài trong lúc chiếc máy bay cất cánh. Anh đưa khăn mùi xoa lên mắt và hai vai rung rung lên xuống.
Dennis Trevor - tức Brandon Higgins - ngồi kế bên, ngạc nhiên. “Này”, ông ta nói. “Chỉ là chuyện tiền bạc, có gì mà phải khóc”.
Jeff Stevens quay sang, nước mắt giàn giụa, và Higgins ngơ ngác nhận ra rằng Jeff đang cười rũ rượi. “Có chuyện quỷ quái gì với cậu thế Higgins hỏi.
“Cũng có gì đáng cười đâu”.
Với Jeff thì lại khác. Cái cách mà Tracy Whitney đã qua mặt họ ở sân bay là một trò bịp tuyệt vời nhất mà anh được chứng kiến. Thật quả là kẻ cắp gặp bà già. Conrad Morgan đã bảo rằng người phụ nữ này chỉ là một kẻ nghiệp dư. Lạy Chúa, Jeff nghĩ, cô ta sẽ đến thế nào nếu là chuyên nghiệp nhỉ? Tracy Whitney chắc chắn là người đàn bà đẹp nhất mà Jeff Stevens từng thấy. Và thông minh nữa. Jeff vốn tự hào là người giỏi nhất trong nghề lừa bịp này, thế mà cô ta đã vượt qua anh. Chú Willie cũng sẽ phải mến cô ta, Jeff nghĩ bụng.
Chú Willie là người dạy dỗ Jeff. Mẹ Jeff, người được thừa kế một tài sản lớn, đã cưới một người đàn ông đầy ảo tưởng với những giấc mộng làm giàu mau chóng, chỉ có điều những giấc mộng đó chẳng bao giờ thành hiện thực cả Cha Jeff là một người đàn ông đầy sức hấp dẫn, cực kỳ đẹp trai và mồm miệng thì không ai sánh kịp. Chỉ năm năm sau ngày cưới, ông đã phá tan cả cái cơ nghiệp được thừa kế của vợ. Những hồi ức sớm nhất của Jeff khi còn rất nhỏ là việc cha mẹ cãi lộn về tiền bạc và những cuộc ngoại tình của cha. Đó là một cuộc hôn nhân khủng khiếp và cậu bé quyết tâm:
Mình sẽ không bao giờ lấy vợ cả:
Không bao giờ.
Người em của cha cậu, chú Willie, làm chủ một gánh tạp kỹ nhỏ lang thang đây đó, và bất kỳ khi nào đi ngang vùng Marion, Ohio, nơi mà gia đình Stevens sống, chú cũng đến thăm. Chú là một người đàn ông vui vẻ nhất mà Jeff từng biết, đầy nhưng lời hứa hẹn về một ngày mai tươi đẹp Chú luôn luôn mang tới những thứ quà hấp dẫn, và dạy Jeff những trò ảo thuật tuyệt diệu. Chú Willie đầu tiên làm nghề ảo thuật trong một gánh xiếc và khi nó sắp tan vỡ thì chú bèn nắm lấy nó.
Khi Jeff mười bốn tuổi, mẹ cậu chết trong một tai nạn xe hơi. Hai tháng sau, cha Jeff cưới một cô hầu bàn mười chín tuổi. “Một người đàn ông sống độc thân là hoàn toàn phi tự nhiên”. Cha giải thích như thế. Song cậu thì hết sức bất bình, cảm thấy sự phản bội ở vẻ vô tình của cha.
Cha Jeff làm nghề giao hàng và phải vắng nhà ba ngày trong tuần. Một đêm, khi Jeff ở nhà một mình với người mẹ kế, cánh cửa buồng ngủ của cậu bị mở ra đã làm cậu thức giấc. Tí tẹo sau cậu cảm thấy một tấm thân trần truồng, mềm mại áp sát vào mình. Jeff hoảng hất nhổm dậy.
“Ôm chị đi, Jeff bé bỏng”, người mẹ kế trẻ tuổi thầm thì. “Chị sợ sấm lắm”.
“Làm ... làm gì có sấm”. Jeff lắp bắp.
“Nhưng mà có thể có. Báo nói là trời mưa mà”. Cô ta áp chặt tấm thân trần truồng lên người cậu bé. “Làm tình với chị đi”.
Jeff hoảng sợ. “Được. Ta chơi trong giường của bố nhé”.
“Được chứ?” Cô ta cười khoái chí. “Cho thêm lạ, phải không?”.
“Tôi sẽ sang đó ngay”. Jeff hứa.
Cô ta trườn ra khỏi giường đi sang phòng ngủ kia. Jeff chưa bao giờ mặc quần áo nhanh đến thế. Cậu nhảy qua cửa sổ đi về phía Cimarron, bang Kansas, nơi gánh tạp kỹ của chú Willie đang biểu diễn, không hề ngoái cổ lại.
Khi chú Willie hỏi vì sao bỏ nhà ra đi, cậu chỉ nói:
“Cháu không hợp với mẹ kế”.
Chú Willie gọi điện cho cha Jeff, và sau một hồi nói chuyện dài đã đi đến quyết định là cậu bé sẽ ở lại gánh tạp kỹ. “Nó sẽ học ở đây được nhiều hơn ở bất cứ một trường học nào”, chú Willie hứa hẹn.
Bản thân gánh tạp kỹ là cả một thế giới. “Không phải chúng ta diễn một thứ trò vặt ngày chủ nhật ở trường học”, chú Willie giải thích cho Jeff. “Chúng ta là những nghệ sĩ lừa gạt. Thế nhưng, con ạ, phải nhớ rằng, không thể bịp người ta trừ phi họ bắt đầu nổi lòng tham”.
Những thành viên trong gánh đều trở thành bạn của Jeff. Gánh cũng có một nhóm các cô gái trẻ, và họ bị cậu bé trẻ trung hấp dẫn. Jeff thừa hưởng tính nhạy cảm của mẹ và vẻ đẹp của người cha, và các cô gái đã tranh giành nhau xem ai là người “được” làm mất đi sự trinh tiết của Jeff.
Bài học vỡ lòng về tình dục của Jeff diễn ra với một cô gái xinh đẹp phụ trách tiết mục uốn dẻo và trong vài năm liền cô ta đã là cái mẫu để những người đàn bà khác noi theo.
Chú Willie đã thu xếp để Jeff có cơ hội được làm tất cả các ngón nghề khác nhau của gánh tạp kỹ.
“Một ngày nào đó, tất cả những thứ này sẽ là của cháu”, chú Willie bảo, “và cách duy nhất để có thể nắm giữ nó là phải rành về nó hơn bất kỳ kẻ nào khác”.
Jeff bắt đầu với trò “ném mèo”, một trò mà người chơi phải trả tiền để có bóng ném vào sáu con mèo làm bằng giấy bồi với đế gỗ sao cho chúng rơi vào một cái lưới.
Người diễn trò sẽ chứng minh rằng ném ngã chúng thật là dễ dàng, nhưng khi người chơi bắt đầu ném, một “xạ thủ nấp sau tấm vải phông sẽ nâng một cái cần để giữ vững đế gỗ của các con mèo giấy. Có trời mà đánh ngã được chúng.
“Trời, ném hơi quá thấp đấy”, người diễn trò sẽ la lên.
“Chỉ có một việc là ném cho thật ngon lành”.
Từ “ngon lành” là một ám hiệu, ngay khi người diễn trò nói vậy, kẻ giấu mặt kia sẽ hạ cái cần xuống và người diễn trò sẽ ném ngã con mèo. Khi đó anh ta sẽ nói. “Thấy chưa?” và đó là ám hiệu để kẻ giấu mặt lại nhấc cái cần giữ lên. Và dĩ nhiên, luôn luôn có một anh chàng công tử nào đó muốn khoe với cô bạn gái đang khúc khích cười cánh tay tuyệt vời của mình.
Jeff cũng diễn trò số đếm. Một trò mà khách bỏ tiền để được ném vòng cao su lên những cái ghim cài vải có đánh số. Họ được hứa rằng nếu tổng các con số ném được bằng đúng 20 thì sẽ được thưởng một thứ đồ chơi đắt tiền.
Nhưng điều mà khách chơi không biết là người diễn trò có thể đánh tráo các con số để bảo đảm con số 20 không bao giờ đạt được.
Một hôm, chú Willie nói với Jeff. “Làm tất đấy, bé con, chú tự hào về cháu, cháu sẽ được chuyển sang diễn trò Skilô”.
Đám người diễn trò Skilô này là những thành phần tinh túy nhất, và các thành viên khác đều nhìn họ ghen ty. Họ kiếm được nhiều tiền hơn người khác, ngủ khách sạn hạng nhất và lái những chiếc xe bóng lộn. Trò này ồm một hình tròn phẳng được chía các ô có gài một con số đánh dấu với một mũi tên thăng bằng ở giữa. Người chơi sẽ quay một cái vòng và khi nó dừng, mũi tên chỉ con số nào thì con số đó được nhấc ra. Người diễn trò giải thích rằng khi nào tất cả các con số đều bị nhấc ra hết thì người chơi sẽ được thưởng một khoản tiền lớn.
Khi người chơi đã gần tới đích, người diễn trò bèn khuyến khích đặt thêm tiền cược. Anh ta sẽ nhìn quanh với vẻ hồi hộp và thì thào. “Tôi muốn anh thắng, bởi có thể anh sẽ thưởng cho tôi một ít mà”.
Người diễn trò còn có thể dúi cho người chơi 5 hoặc 10 đô la và nói. “Đặt thêm cho tôi được không? Anh không thể thua được”. Và kẻ máu mê kia bỗng cảm thấy mình có một đồng minh, hắn sẽ dốc túi ra. Jeff trở thành sành nghề trong việc moi túi người chơi. Khi khả năng tới đích đã rất lớn, sự kích động cũng tăng lên.
Jeff sẽ kêu lên. “Giờ thì anh không thể trượt nữa rồi”, Kẻ kia sẽ đặt thêm tiền và có khi còn chạy về nhà lấy nữa, dĩ nhiên là hắn ta chẳng bao giờ được cả.
Keren, một vũ nữ xinh đẹp còn rủ rê Jeff chơi trò “Chìa khóa”.
“Sau khi đã xong việc mồm mép cám dỗ mọi người”, vào tối thứ bảy, Karen nói với Jeff. “Gọi vài ông khách ra, từng người một, và bán cho họ một chiếc chìa khóa của cái buồng ngủ lưu động của tôi nhé”.
Mỗi chiếc chìa này giá 5 đô la. Tới nửa đêm, cả tá đàn ông, có khi nhiều hơn nữa, đợi chờ tới nhoài người ra quanh chỗ xe ngủ của Keren. Trong khi đó, ở một khách sạn trong thành phố, Karen đang trần truồng ôm Jeff. Hôm sau, khi đám đàn ông này kéo tới để trả thù thì gánh tạp kỹ đã lên đường lâu rồi.
Trong bốn năm từ khi bỏ nhà ra đi, Jeff đã hiểu được nhiều về bản chất con người. Cậu phát hiện ra rằng để gợi lên lòng tham của ai đó thật là dễ dàng. Họ tin vào những điều không thể tin được chỉ vì lòng tham đã buộc họ phải tin vào đó. Vào tuổi 18, Jeff đẹp trai đến mức làm các cơ gái phải choáng váng. Ngay một phụ nữ hờ hững nhất cũng lập tức để ý và mến mộ cặp mắt tơ màu xám, dáng người cao và mớ tóe đen quăn của cậu. Những người đàn ông thì khoái vẻ hài hước, thoải mái, thông minh mà Jeff có. Thậm chí đám trẻ con, dường như thấy mình cũng đang nới chuyện với một đứa trẻ trong con người Jeff và bao giờ cũng đặt ngay lòng tin vào cậu. Đám khách nữ luôn phỉnh phờ tán tỉnh Jeff nhưng chú Willie cảnh cáo cậu.
“Tránh xa bộn con gái thành phố ra, cậu bé của ta. Cha chúng nó thường là cảnh sát trưởng cả đấy?”.
Việc Jeff phải từ giã gánh tạp kỹ ra đi là do vợ của người ném dao. Đoàn tới biểu diễn ở Milledgeville, bang Goergia, và những ngôi lều được dựng lên. Một tiết mục mới đã được ký hợp đồng với nghệ sĩ ném dao người Sicin được mệnh danh là Zobini vĩ đại và cô vợ tóc vàng hấp dẫn của ông ta.
Trong khi Zorbini vĩ đại đang cùng đoàn dàn dựng các đồ nghề thì vợ ông ta mời Jeff tới phòng riêng của vợ chồng họ trong khách sạn ở thành phố.
“Zorbini sẽ bận bịu suốt ngày”. Chị ta nói với Jeff.
“Chúng ta hãy vui với nhau một chút nhé”.
Nghe được quá.
“Hãy đi đâu một giờ rồi trở lại đây “. Chị ta nói.
“Sao lại phải đi đâu một giờ vậy?” Jeff hỏi.
Chị ta nhoẻn cười. “Phải chừng ấy thì tôi mới chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng được”.
Sự tò mò của Jeff tăng lên, và sau cùng, khi quay lại, chị ta đón cậu ở cửa vào, trần truồng. Jeff choàng tay ôm, nhưng chị ta ngăn lại và nói. “Vào đây đã”.
Cậu ta theo vào phòng tắm và trố mắt ngạc nhiên. Chị ta đã bơm đầy nước ấm vào bồn và hòa vào đó sáu thứ nước trái cây có ga.
“Cái gì thế này?” Jeff hỏi.
“Món khai vị đó. Cởi quần áo ra, chàng trai”.
Jeff làm theo.
“Nào, vào đây”.
Jeff bước vào bồn tắm và ngồi xuống, cảm giác thật là đặc biệt. Thứ nước thơm tho, trơn trơn này như thấm vào từng thớ thịt, xoa bóp khắp cơ thể. Người phụ nữ tóc vàng cũng ngồi vào theo.
Giữa lúc đó, cửa phòng tắm bật mở và Zorbini vĩ đại xông vào. Người đàn ông Sicin thoáng nhìn cảnh tượng ấy và gầm lên.
Jeff không kịp nghe ông ta quát gì nữa, nhưng cái cơn giận đó thì cậu biết, và khi Zorbini vĩ đại lao ra ngoài để lấy dao thì Jeff vụt nhảy ra khỏi bồn tắm, người bóng nhầy lớp nước quả và vớ vội quần áo, nhẩy qua cửa sổ, vẫn trần truồng, lao người chạy dọc xuống sườn đồi. Cậu nghe thấy một tiếng thét phía sau và cảm thấy tiếng rít của lưỡi dao vụt qua đầu cậu. Vèo, một lưỡi dao nữa, và lúc này cậu đã ở ngoài tầm ném. Cậu vội vã mặc quần áo và đi ra bến xe, nhảy lên một chiếc xe buýt và rời khỏi thành phố.
Sáu tháng sau, Jeff đã ở Việt Nam.
Mỗi người lính nghĩ về cuộc chiến tranh mỗi khác và Jeff rời Việt Nam với sự bất mãn nặng nề đối với giới cầm quyền và sự khinh ghét bộ máy quan liêu. Anh đã tham gia hai năm vào một cuộc chiến tranh không thể chiến thắng và sững sờ bởi sự phung phí tiền của và sinh mạng con người, ghê tởm với sự phản bội và lừa gạt của các tướng lĩnh và các chính sách - những kẻ miệng lưỡi dối trá. Ta đã bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh không ai mong muốn, Jeff nghĩ.vậy. Một trò bịp. Trò bịp lớn nhất thế giới này.
Một tuần sau khi giải ngũ, Jeff nhận được tin về cái chết của chú Willie.
Gánh tạp kỹ đóng cửa. Quá khứ đã kết thúc. Bây giờ đã đến lúc Jeff phải sống với tương lai.
Tiếp theo là một loạt những cuộc phiêu lưu. Đối với Jeff, cả thế giới này lả một màn tạp kỹ và mọi người đều là đối tượng để anh lừa gạt. Jeff đã đăng quảng cáo trên báo bán mỗi tấm hình màu của tổng thống với giá một đô la đặt mua rồi gửi cho nạn nhân một con tem bưu điện có hình tổng thống trên đó.
Jeff cho loan báo trên các tạp chí nhắc nhở công chúng chỉ còn sáu mươi ngày để gửi vào 5 đô la, rằng sau hạn đó là thôi không nhận nữa. Lời quảng cáo không nói cụ thể 5 đô la sẽ mua được cái gì, thế mà tiền vẫn cứ đổ vào.
Jeff yêu thích các loại tàu thuyền và có hôm, một người bạn mách rằng có chỗ làm việc trên một chiếc tàu đi Tahiti, Jeff đã ký hợp đồng làm thủy thủ trên tàu đó.
Con tàu thật là đẹp, dài khoảng sáu mươi mét, nổi bật lên dưới ánh nắng.
Tất cả các cánh buồm đều rộng mở. Mặt boong đóng bằng gỗ tếch, thân tàu đóng bằng gỗ lim sam Ogeron.
Trên tàu có một phòng ăn lớn cho mười hai người, một phòng bếp ở phía mũi trước. Ngoài thuyền trưởng, một người phục vụ và một đầu bếp, nhóm thủy thủ gồm có năm người. Công việc của Jeff là rút kéo buồm lên, lau bóng những khu cửa sổ bằng đồng, và leo trèo trên các xà ngang để rút gấp buồm lại.
Chuyến đi này con tàu chở một nhóm hành khách gồm tám người.
“Chủ của nó là Hollander”. Người bạn của Jeff nói vậy.
Trên thực tế, chủ con tàu là cô Louise Hollander xinh đẹp, tuổi hai mươi lăm, có mái tóc vàng óng ả. Cha cô là chủ của cả nửa vùng Trung Mỹ. Các hành khách khác đều là bạn bè cô chủ mà đám đồng nghiệp của Jeff giờ là những kẻ trên tiền.
Ngày đầu tiên ra khơi, trong lúc Jeff đang làm việc dưới ánh nắng gay gắt, đánh bóng những tay vịn bọc đồng trên boong thì Louise Hollanđer dừng lại bên.
“Cậu mới lên tàu này?”.
“Jeff nhìn lên. “Vâng”.
“Cậu có một cái tên chứ?”.
“Jeff Stevens”.
“Đó là một cái tên đẹp”. Jeff im lặng. “Cậu biết tôi là ai không?”.
“Không”.
“Tôi là Louis Hollander, chủ con tàu này”.
“Tôi hiểu. Vậy là tôi làm việc cho cô”.
Cô ta nở một nụ cười hờ hững. “Đúng vậy”.
“Vậy thì nếu muốn đồng tiền của cô là có ích, hãy nên để tôi tiếp tục công việc của mình”. Jeff bước tới cái trụ tiếp theo.
Ở các phòng nghỉ của họ, vào ban đêm, đám thủy thủ thường kể những câu chuyện giễu cợt về đám hành khách. Thế nhưng Jeff phải tự thú nhận với mình rằng cậu rất ghen tỵ với họ - về tiểu sử, học vấn, và phong cách thoải mái vân vân ... Họ xuất thân từ các gia đình giàu có và được học hành ở các trường hạng nhất. Còn trường học của cậu chỉ là chú Willie và gánh tạp kỹ khốn khổ kia.
Một trong những thành viên của gánh đã từng là giáo sư khảo cổ học trước khi bị ném ra khỏi trường vì tội đánh cắp và bán các di vật quý báu. Ông ta và Jeff thường có những cuộc trò chuyện dài và vị giáo sư đã khơi dậy ở Jeff long nhiệt tình với khảo cổ học. “Con có thể nhìn vào quá khứ để thấy cả tương lai nhân loại”. Vị giáo sư nói. “Nghĩ về nó một chút, con trai ạ. Hàng nghìn năm trước đây đã có những người như ta và con, mơ ước những giấc mơ, sáng tác những câu chuyện dân gian ... sống hết đời họ, và sinh ra các tổ tiên của chúng ta”. Cặp mắt ông nhìn về xa xăm. “Carthage - đó là nơi ta muốn tiến hành một cuộc khai quật. Ngay từ rất lâu trước khi Jesus ra đời, nó đã là một thành phố lớn, một Paris của châu Phí cổ đại. Dân chúng đã có những môn thể thao, các cuộc đua xe và có nhà tắm công cộng lớn. Sân vận động Maximuc ở đó lớn bằng năm cái sân bóng đá bây giờ vậy” Ông ta nhìn thấy vẻ thích thú trong cặp mắt của cậu bé. “Con có biết Cato lớn đã thường kết thúc các bài nói của ông ấy trước thượng viện La Mã thế nào không? Ồng ấy bảo, Catharge phải bị phá hủy.
Mong mỏi của ông ấy sau cùng đã trở thành hiện thực. Người La Mã đã biến nơi đó thành một đống gạch vụn và hai mươi lăm năm sau đã quay lại xây dựng trên đống tro tàn này một thành phố lớn. Ta mong rằng một ngày nào đó có thể đưa con tới nơi ấy làm một cuộc khai quật, cậu bé của ta ạ”.
Một năm sau, vị giáo sư đã chết vì say rượu, còn Jeff thì tự hứa với mình rằng sẽ có ngày tiến hành một cuộc khai quật ở Carthege để tưởng nhớ vị giáo sư.
Đêm cuối cùng trước khi con tàu cặp bến Tahiti, Jeff được gọi đến phòng riêng của Louise Hollander. Cô ta khoác trên người cái áo choàng bằng lụa mỏng.
“Cô muốn gặp tôi ư, cô chủ?”.
“Anh có phải là kẻ đồng tính luyến ái không, Jeff?”.
“Tôi không tin rằng đó là việc liên quan tới cô, thưa cô Hollander, thế nhưng câu trả lời của tôi là không. Tôi là một kẻ khó chiều”.
Louise Hollander mỉm môi lại. “Anh thích loại đàn bà nào? Gái làm tiền chăng?”.
“Thỉnh thoảng. Còn gì không, cô chủ?”.
“Có Tôi sẽ mở một bữa tiệc vào tối mai. Anh có muốn dự không?”.
Jeff nhìn người phụ nữ hồi lâu trước khi trả lời. “Sao lại không”.
Chuyện bắt đầu theo cách đó.
Louise Hollander đã có hai đời chồng trước khi đến tuổi hai mươi mốt, khi gặp Jeff thì luật sư của cô ta cũng chỉ mới vừa hoàn thành một giải pháp đối với ông chồng thứ ba. Đêm thứ hai kể từ khi họ buông neo trong cảng Papecte, và vào lúc khách khứa cùng đám thủy thủ đã lên bờ cả, Jeff nhận được lệnh đến khu ca bin của Louise Hollander. Khi Jeff tới nơi, cô ta xuất hiện trong tấm váy áo bằng lụa sặc sỡ, xẻ hai bên tới tận đùi.
“Tôi đang cố cởi cái thứ này ra”, cô ta nói. “Vậy mà cái khóa kéo bị hỏng”.
Jeff bước lại xem xét. “Nó làm gì có khóa kéo”.
Cô ta nhìn vào mắt Jeff và mỉm cười. “Tôi biết chứ.
Cái đó chính là chỗ rắc rối đấy”.
Họ làm tình với nhau ngay trên mặt boong, nơi những làn gió nhiệt đới nhẹ nhàng vuốt ve thân thể họ như một sự âu yếm. Sau đó, họ nằm nghiêng người, quay mặt vào nhau. Jeff chống khuỷu tay lên và nhìn xuống Louise. “Cha cô không phải là cảnh sát trưởng chứ?” Jeff hỏi.
Cô ngồi dậy, ngạc nhiên. “Cái gì?”.
“Cô là người thành phố đầu tiên mà tôi đã ăn nằm cùng. Chú Willie đã cảnh cáo tôi rằng cha của các cô gái thành phố thường là cảnh sát trưởng cả”.
Từ đó, đêm nào họ cũng làm tình. Lúc đầu bạn bè của Louise thấy buồn cười. Họ đã nghĩ Jeff lại là thứ đồ chơi mới của Louise. Thế nhưng khi cô ta thông báo ý định sẽ cưới Jeff thì họ sững người vì ngạc nhiên.
“Hãy vì Chúa, Louise, cậu ta chả là cái gì cả. Cậu ta xuất thân từ một gánh tạp kỹ thôi mà. Lạy Chúa, có thể là cậu đang định cưới một gã lực điền. Cậu ta đẹp trai ... đành rằng thế. Và cậu ta có thể làm tình tuyệt vời. Nhưng ngoài chuyện tình dục, hai người dứt khoát là không có gì chung cả, bạn thân mến”.
“Louise, Jeff chỉ là thứ lót dạ chứ đâu phải bữa tiệc chiều”.
“Cô còn phải tính đến địa vị xã hội nữa chứ”.
“Nói thẳng ra thì cậu ta sẽ không thể nào phù hợp được, phải vậy không, thiên thần của tôi?”.
Nhưng không gì có thể lay chuyển Louise. Jeff là người đàn ông tuyệt diệu nhất mà cô ta từng biết. Cô đã phát hiện ra rằng những người đàn ông quá đẹp trai đều hoặc là ngu xuẩn hoặc là chậm chạp tới mức không chịu được còn Jeff thì vừa thông minh, vừa hóm hỉnh, và sự kết hợp của hai thứ đó là một sự quyến rũ khó mà cưỡng lại.
Khi Louise đề cập tới chuyện cưới xin, Jeff cũng kinh ngạc y hệt như bạn bè của cô ta.
“Tại sao lại thế. Cô đã có thể xác tôi rồi còn gì. Tôi không thể hiến cho cô cái mà tôi không có”.
“Thật đơn giản thôi, Jeff. Em yêu anh. Em muốn chia sẻ cuộc sống của em với anh cho tới cuối đời”.
Chuyện cưới xin vốn là một ý nghĩ xa lạ, và đột nhiên vấn đề trở thành ngược lại. Dưới vẻ bề ngoài tinh tế và quảng giao của Louise Hollander, thực ra là một cô gái yếu đuối, đáng thương. Cô ấy cần có mình, Jeff nghĩ. Ý nghĩ về một cuộc sống gia đình ổn định, và con cái, bỗng trở nên hấp dẫn mạnh mẽ. Đối với Jeff thì có vẻ như là anh đã liên tục chạy một quãng đường quá dài ... dài đến không còn tới được nữa. Đã đến lúc phải dừng lại.
Ba ngày sau, họ kết hơn tại tòa thị chính Tahiti.
Khi họ quay trở về New York, Jeff được triệu đến văn phòng của Forgarty, luật sư riêng của Louise, một người đàn ông bé nhỏ, lạnh lùng, miệng luôn mím chặt.
“Tôi có một văn bản để anh ký đây”, viên luật sư tuyên bố.
“Loại văn bản gì vậy?”.
“Một cam kết. Nó chỉ xác nhận rằng trong trường hợp cuộc hôn nhân của anh với Louise Hollander ...”.
“Louise Stenvens chứ?”.
“Với Louise Stenvens tan vỡ, anh sẽ không đòi chia sẻ về tài chính đối với ...”.
Jeff nghiến răng. “Ký vào đâu?”.
“Anh không muốn ngồi đọc xong à?”.
“Không. Tôi không cho rằng ông hiểu vấn đề. Tôi không cưới cô ta vì cái chuyện tiền bạc chết tiệt ấy”.
“Đúng vậy, ông Stenvens? Tôi chỉ ...”.
“Ông muốn tôi ký vào đó hay không?”.
Viên luật sư đặt tờ giấy ra trước Jeff. Anh nghuệch ngoạc ký vào rồi hầm hầm bỏ ra ngoài. Chiếc xe hơi sang trọng của Louise và người tài xế đã đợi sẵn.
Khi chui vào xe, Jeff bật cười. Có trời mà biết tại sao mình lại nổi đóa lên như thế” Cuộc đời mình là cuộc đời của một kẻ lường gạt, và lần đầu tiên khi mình định ngay thẳng thì người ta lại sợ bị lừa - Jeff thấy mình xử sự thật kỳ cục.
Louise đưa Jeff tới một hiệu may hạng nhất ở Manhattan “Trông anh sẽ thật tuyệt vời trong bộ đồ buổi tối đấy” cô ta dỗ dành. Và quả là thế thật. Chị chưa đầy hai tháng sau ngày cưới, cô bạn thân nhất của Louise đã cố quyến rũ chàng thanh niên tuấn tú mới xuất hiện này, thế nhưng Jeff lờ hết. Anh quyết tâm làm cho cuộc hôn nhân trở thành tốt đẹp.
Budge Hollander, anh trai của Louise, tiến cử Jeff làm một chân hội viên trong câu lạc bộ dành riêng Pilgrim New York, và được chấp thuận. Budge 1à một người đàn ông to béo, tuổi trung niên, chủ một công ty tàu biển, một đồn điền trồng chuối, nhiều đồng cỏ chăn nuôi, một công ty đóng thịt hộp, và nhiều thứ khác nữa mà Jeff không đếm xuể. Budge Hollander đã chẳng cần giấu giếm sự khinh thị của ông ta với Jeff.
“Thật ra thì cậu không thuộc tầng lớp chúng tôi, phải vậy không? Nhưng chừng nào cậu làm hài lòng Louise trên giường, thì chừng đó mọi chuyện sẽ tết cả. Tôi rất yêu quý em gái tôi”.
Jeff đã phải dùng hết sức mạnh ý chí để tự kiềm chế. Mình không cưới cái lão khốn kiếp này. Mình cưới Louise - anh tự nhủ.
Những hội viên khác của câu lạc bộ Pilgrin thì cũng tệ hại như vậy. Họ thấy Jeff thật đáng tức cười, các buổi trưa bọn họ đều ăn tại câu lạc bộ, và đề nghị Jeff kể cho nghe chuyện về quá khứ của mình. Và Jeff đã cố tình làm cho những câu chuyện càng thêm vẻ tàn nhẫn.
Jeff và Louise sống trong một biệt thự 25 phòng, với đầy kẻ hầu người hạ, ở khu Đông Manhattan. Louise có các dinh cơ ở Long Island và Bahamans, có biệt thự ở Sardinia, và căn hộ lớn trên đại lộ Foch ở Paris. Ngoài chiếc du thuyền, Louise còn có một.chiếc Maserati, một chiếc Rolls Corniche, một chiếc Lamborghini và chiếc Damler - những chiếc xe hơi hảo hạng.
Một buổi sáng Jeff tỉnh dậy trên chiếc giường kiểu thế kỷ Mười tám, mặc lên người áo ngủ Sulka, và đi tìm Louise. Anh thấy vợ trong phòng ăn sáng.
Anh phải kiếm một việc làm, Jeff nói với vợ.
“Để làm gì chứ, anh yêu? Chúng ta không cần tiền mà”.
“Không phải là chuyện tiền nong. Em đừng nghĩ rằng tôi có thể hài lòng ngồi không và được bưng đồ ăn tới tận miệng. Anh phải làm việc “.
Louise nghĩ ngợi một lát. “Cũng được, thiên thần của em. Em sẽ nói với Budge. Anh ấy có một hãng cổ phiếu. Anh có muốn trở thành một người mua bán cổ phiếu không, anh yêu?”.
“Gì cũng được, miễn là có việc làm”. Jeff càu nhàu.
Thế Jeff đi làm công cho Budge. Trước đây, anh chưa bao giờ có việc làm mà giờ giấc ổn định cả. Mình sẽ yêu thích công việc, Jeff hy vọng.
“Khi nào thì em và anh sẽ có một đứa con? “Jeff hỏi Louise, sau bữa ăn sáng hôm chủ nhật.
“Ngay thôi mà, anh yêu. Em đang cố đấy”.
“Lên giường nào. Chúng ta lại thử một lần nữa xem sao”.
Jeff được xếp ngồi cùng bàn ăn dành riêng cho ông anh vợ và dăm ông chủ khác trong câu lạc bộ Pilgrin.
Budge loan báo. “Các bạn thân mến, chúng tôi mới công bố báo cáo hàng năm của công ty thịt hộp. Lợi nhuận lên tới 40 phần trăm”.
“Thì làm sao không lời thế được chứ?” Một người trong bọn cười lớn. “Anh đã hối lộ cái bọn thanh tra chết tiệt ấy” Ông ta quay sang nói với mấy người kia.
“Ông bạn Budge khôn ngoan của chúng ta đây mua thịt phế phẩm, cho đóng mác thượng hạng vào rồi bán mà”.
Jeff giật mình. “Mọi người ăn thứ thịt đó, lạy Chúa. Họ cho cả trẻ con ăn nữa. Ông ta đùa vậy thôi, phải không anh Budge?”.
Budge cười phá lên. “Trông anh chàng đạo đức kìa!”.
Trong ba tháng tiếp theo đó Jeff đã biết rõ về những người ngồi ăn cùng bàn với mình. Edxeller đã bỏ ra cả triệu bạc hối lộ để có thể xây dựng một nhà máy ở Libi. Mike Quincef, đứng đầu một tổ hợp công nghiệp, là một tên kẻ cướp chuyên mua lại các công ty chứng khoán và mách nước bất hợp pháp cho đồng bòn khi nào nên bán hoặc nên mua các cổ phiếu. Alan Thompson, người giàu nhất a bàn ăn này đã khoe khoang chính sách của công ty hắn, “Trước khi người ta thay đổi các điều luật đó, chúng tôi thường sa thải những người già một năm trước khi họ đến tuổi về hưu. Tiết kiệm được cả một gia tài đấy”.
Tất cả bọn họ đều trốn thuế, gian dối trong lĩnh vực bảo hiểm, đưa ra những báo cáo chi phí láo toét, và đưa tình nhân của mình vào danh sách trả lương dưới danh nghĩa thư ký hoặc trợ lý gì đó.
Lạy Chúa, Jeff nghĩ. Bọn họ cũng chỉ là những kẻ lường gạt ăn mặc sang trọng mà thôi.
Những bà vợ thì cũng chẳng khá hơn. Họ vơ vét tất cả những gì mà bàn tay tham lam của họ có thể với tới và lừa dối những ông chồng của mình. Bọn họ đều chơi trò “Chìa khóa”, Jeff nghĩ mà thấy kinh tởm.
Khi Jeff cố gắng kể lại cảm nghĩ của mình với Louise, cô ta cười phá lên.
“Đừng có ngây thơ, Jeff. Anh đang sung sướng với cuộc sống này, phải không nào?”.
Sự thật thì không phải là anh sung sướng gì. Jeff cưới Louise bởi vì tin rằng cô ta cần đến mình, và cho rằng con cái sẽ biến chuyển mọi thứ.
“Chúng ta hãy có một đứa con đi. Đến lúc rồi. Chúng ta đã cưới nhau đã một năm còn gì”.
“Thiên thần của em, hãy kiên nhẫn. Em đã tới bác sĩ, và ông ta bảo em không có vấn đề gì. Có thể là anh nên đi kiểm tra xem có bình thường không”.
Jeff “không có trục trặc gì trong việc sản sinh ra những đứa con khỏe mạnh”, ông bác sĩ bảo đảm như vậy.
Vậy mà vẫn không có gì xảy ra.
Vào cái ngày thứ hai đen tối đó, thế giới của Jeff tan vở. Nó bắt đầu vào buổi sáng khi anh vào tủ thuốc của Louise để kiếm một viên Apspirin, và thấy cả một giá đầy những thuốc tránh thai. Trong số đó có một hộp đã được dùng gần hết.
Nằm ngay bên cạnh nó là một cái lọ đựng thứ bột trắng tinh và cái muỗng nhỏ mạ vàng. Và tất cả chỉ mới chỉ là bắt đầu của ngày hôm đó. Buổi trưa, trong lúc Jeff đang ngồi trong một chiếc ghế bành lớn, sâu lút ở câu lạc bộ Pilgrin để chờ Budge thì nghe tiếng hai người đàn ông nói chuyện phía sau.
“Cô ả thề sống thề chết rằng cái thằng cha ca sĩ người Ý đó làm tình khỏe lắm”.
“Ồ, ả Louise thì luôn thích cái của đó”.
Họ đang nói về một Louise nào khác, Jeff tự nhủ.
“Có thể đó là lý do mà ả cưới vội cái thằng tạp kỹ kia. Thế mà ả đã tự kể những mẩu chuyện khôi hài về thằng nhóc đó. Anh sẽ không thể tin nổi những điều hắn đã từng làm hồi trước ...”.
Jeff đứng phắt dậy và loạng choạng bỏ ra khỏi câu lạc bộ, giận dữ khủng khiếp, một cảm giác chưa bao giờ có. Jeff muốn giết chóc, muốn giết cái anh chàng người Ý nào đó, muốn giết Louise. Trong một năm qua, không biết cô ta đã ăn nằm với bao nhiêu người đàn ông khác nữa? Bọn họ đã cười vào mũi anh trong suốt thời gian vừa rồi. Budge, Ed Zeller, Mike, Quincy, Alan Thompson và mấy mụ vợ đã và đang giễu cợt, nhạo báng anh. Và cả Louise nữa, cái người phụ nữ mà Jeff muốn che chở. Phản ứng đầu tiên của Jeff là muốn thu xếp hành trang và xéo đi ngay. Nhưng thế thì không hay ho gì, bọn khốn nạn kia sẽ là người có tiếng cười sau cùng.
Chiều hôm đó, khi Jeff về nhà anh thì Louise vẫn chưa về. “Bà đi từ sáng”, Pickens, người quản gia nói. “Tôi nghĩ là bà mắc hẹn gì đó”.
Thì chắc vậy, Jeff nghĩ, với thằng cha ca sĩ người Ý đó chứ còn gì nữa. Lạy Chúa.
Cho tới lúc Lomse trở về thì Jeff đã hoàn toàn bình tĩnh.
“Một ngày tốt lành cả chứ, em?” Jeff hỏi.
“Ôi, vẫn những chuyện tẻ nhạt hàng ngày ấy mà, anh yêu đi sửa sang đầu tóc, mặt mũi một chút này, đi mua sắm này ... Còn anh thế nào, thiên thần của em?”.
“Rất thú vị”, Jeff nói đúng sự thực. “Anh đã hiểu biết thêm nhiều điều”.
“Anh Budge nói với em là anh làm việc rất tốt”.
“Đúng vậy”. Và anh sẽ làm tốt hơn nữa”.
Louise vuốt ve tay Jeff. “Đức ông chồng tuyệt vời của em. Lên giường với em sớm đi nào”.
“Tối nay thì không”, Jeff. “Anh nhức đầu lắm”.
Suốt cả tuần tiếp theo, Jeff tính toán các kế hoạch của mình.
Một bữa trưa tại câu lạc bộ, anh bắt đầu. “Có ai trong số các ông biết tí gì về những vụ lừa gạt bằng máy tính điện tử không?”.
“Sao vậy?” Ed Zeller muốn biết. “Cậu định làm một vụ à?”.
Tất cả cười ồ lên.
“Không, tôi nói chuyện nghiêm túc đấy”, Jeff nói chắc nịch. “Đó là một vấn đề lớn. Người ta đang lợi dụng các máy tính điện tử để cướp đoạt các nhà băng, công ty bảo hiểm và các ngành khác nữa hàng tỷ đô la. Và tình hình ngày càng tệ hại thêm”.
“Có vẻ đúng lĩnh vực của cậu.đấy”. Budge làu bàu.
“Tôi đã gặp một người có cái máy tính mà ông ta cam đoan rằng không thể nào lợi dụng nó được”.
“Và cậu muốn quật ngã hắn à?” Mike Quincy đùa.
“Trên thực tế, tôi quan tâm tới việc hùn tiền để tài trợ cho ông ta. Tôi chỉ băn khoăn không biết có ai trong các ông biết đôi chút về máy tính không”.
“Không”. Budge cười lớn. “Nhưng bọn ta biết mọi thứ về việc tài trợ cho một nhà sáng chế, có phải thế không, anh bạn?”.
Cả bọn lại cười phá lên.
Hai ngày sau, Jeff bỏ qua cái bàn thường lệ vẫn ngồi và giải thích với Budge.
“Tôi xin lỗi, tôi không ngồi cùng các ông hôm nay được. Tôi có mời một người khách ăn trưa ở đây”.
Khi Jeff đã bỏ sang bàn khác, Alan Thompson cười cợt.
“Có lẽ là chú nhóc sẽ ăn trưa với cô ả có râu ở rạp xiếc đấy”.
Một người đàn ông tóc bạc dáng gù gù bước vào phòng ăn và được đưa tới bàn Jeff.
“Lạy Chúa!” Mike Quincy kêu lên. “Đó có phải là giáo sư Ackerman không?”.
“Giáo sư Arkerman là ai vậy?”.
“Anh không bao giờ đọc gì khác ngoài các báo cáo tài chính ư, Budge?
Vernon Ackerman được in hình trên trang bìa của tờ Time hồi tháng trước đấy.
Ông ta là Chủ tịch Ủy ban khoa học quốc gia của Tổng thống. Hiện đang là nhà khoa học danh tiếng nhất đất nước”.
“Ông ta có chuyện quỷ quái gì với cậu em rể yêu quý của tôi thế nhỉ?”.
Jeff và vị giáo sư mải mê trao đổi một câu chuyện gì đó suốt cả bữa trưa, còn Budge và bạn hữu của ông ta thì càng trở nên tò mò hơn. Khi vị giáo sư về, Budge vẫy Jeff lại bàn mình.
“Này, Jeff. Ai đó?”.
Vẻ mặt Jeff đầy ngượng nghịu “ờ ... ý anh muốn hỏi Vernon ấy à?”.
“Phải. Hai người nói chuyện về vấn đề gì vậy?”.
“Chúng tôi ... Ờ ...” Những người kia nhìn vẻ mặt cũng thừa biết Jeff muốn lẩn tránh câu hỏi này. “Tôi ... ờ ... Định viết một cuốn sách về ông ta. Ông ta là một nhân vật rất thú vị”.
“Tôi đã không biết rằng cậu còn là một nhà văn đấy”.
“Ồ, tôi nghĩ là chuyện gì mà chẳng cần phải có sự khởi đầu”.
Ba ngày sau, Jeff có một vị thực khách khác. Lần này thì Budge là người nhận ra ông ta. “Kìa! Đó là Seymonr Jarett, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty máy tính quốc tế Jarett đấy. Lão ta có chuyện trời đánh gì với Jeff không biết?”.
Và Jeff cùng với vị khách của anh lại trao đổi một câu chuyện dài đầy sôi nổi. Khi bữa trưa đã qua, Budge tìm bằng được Jeff.
“Jeff thân mến, cậu có chuyện gì với Seymonr Jarett vậy?”.
“Có gì đâu”, Jeff đáp nhanh, “chỉ một chút chuyện phiếm ấy mà”. Anh định bỏ đi. Budge chặn lại.
“Đừng vội thế, cậu bé thân mến. Seymonr Jarett bận trăm công ngàn việc.
Không đời nào ông ta ngồi lê nói chuyện suông đâu”.
Jeff nghiêm chỉnh trở lại. “Thôi được. Sự thực là Seymonr sưu tầm tem, Budge ạ, và tôi nói với ông ta về một con tem tôi có thể kiếm được cho ông ta thôi mà”.
Sự thực cái đít tao đây này, Budge nghĩ.
Tuần lễ sau đó, Jeff ăn trưa tại câu lạc bộ với Charlie Bartlett, chủ tịch. của hãng Bartlett Bartlett, một trong số những hãng đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới.
Budge, Ed Zeller, Alan Thompson và Mike Quincy kinh ngạc nhìn hai người trò chuyện, đầu ghé sát vào nhau.
“Cậu em rể của anh đạo này chắc hẳn có những người bạn đường tầm cỡ”, Zeller bình luận. “Không biết nó đang toan tính gì thế nhỉ, Budge?”.
Budge bực bội đáp. “Tôi đâu có biết, quỷ tha ma bắt đi nếu như tôi không mò ra điều đó. Nếu mà Jarett và Bartlett đã quan tâm đến, thì dứt khoát chuyện phải liên quan tôi một hũ tiền”.
Họ thấy Bartlett đứng lên sốt sắng bắt tay Jeff và ra về Khi Jeff đi ngang qua bàn họ, Budge túm lấy cánh tay anh. “Ngồi xuống, Jeff. Chúng tôi có câu chuyện nhỏ muốn nói với cậu”.
Tôi phải trở lại văn phòng”, Jeff khước từ:
“Tôị.”.
“Cậu làm việc cho tôi, cậu nhớ chứ? Ngồi xuống”. Jeff miễn cưỡng ngồi.
Budge tiếp tục. “Cậu ăn trưa với ai thế”.
Jeff ngập ngừng. “Không có gì đặc biệt đâu. Một người bạn cũ ấy mà”.
“Charlie Bartlettt mà là một người bạn cũ?”.
“Đại loại thế”.
“Vậy cậu và ông bạn cũ Charlie quý hóa đó bàn chuyện gì vậy, Jeff “Trời ... chủ yếu là về ô tô. Ông bạn Charlie rất khoái những chiếc ô tô cổ kính, và tôi có nghe về một chiếc Packard 37, bốn cửa, có thể tháo rời ...”.
“Dẹp mẹ chuyện đó đi?” Budge quát lên. “Cậu không sưu tầm tem hay bán chác xe cộ, hay viết sách siếc mẹ gì hết. Cậu thực sự đang bận tâm về việc gì hả?”.
“Không có gì cả. Tôi ...”.
“Cậu đang kiếm tiền cho một vụ gì đó phải không, Jeff “ EdZel1er hỏi thẳng.
“Không mà”. Anh đáp hơi quá nhanh một chút.
Budge choàng cánh tay lực lưỡng ôm ngang người Jeff. “Này, anh bạn, đây là anh rể cậu. Chúng ta là người nhà, cậu nhớ chứ? “ Ông ta ôm chặt lấy Jeff.
“Đó là chuyện liên quan tới cái Máy tính loại an toàn mà cậu đã nhắc tới hồi tuần trước phải không?”.
Nàng vẻ mặt Jeff họ có thể thấy rằng đã bắt nọn được anh.
“Thì đúng vậy đấy”.
“Tại sao cậu đã không nói với chúng tôi về sự tham gia của giáo sư Ackerman?”.
“Tôi không nghĩ rằng các ông sẽ quan tâm”.
“Cậu đã nhầm. Khi cần vốn, cậu phải tới gặp bạn bè”.
“Ngài giáo sư và tôi đâu có cần vốn”, Jeff nói. “Jarett và Bartlett ...”.
– Jarett và Bartlett là những con cá mập khốn khiếp! Bọn họ sẽ nuốt sống cậu”. Alan Thompson kêu lên.
Ed Zeller chộp lấy cái ý đó. “Jeff, khi cậu làm ăn với bạn bè, cậu sẽ không bị thua thiệt”.
“Mọi việc đã được thỏa thuận rồi”, Jeff bảo bọ.
“Cậu đã ký một thứ gì chưa?”.
“Chưa, nhưng tôi đã hứa”.
“Vậy thì chưa có gì được thỏa thuận cả. Trời đất, Jeff, trong chuyện kinh doanh người ta thay đổi ý kiến từng giờ”.
“Tôi thực là không nên thảo luận chuyện này với các ông”, Jeff lớn tiếng.
“Không được nhắc đến tên của giáo sư Ackerman. Ông ấy đang làm việc theo hợp đồng cho một cơ quan của chính phủ”.
“Chứng tôi biết thế”, Thompson nới vẻ thông cảm. “Ngài giáo sư có cho là cái máy đó chắc chắn bảo đảm không?”.
“Ồ, ông ấy biết chắc điều đó”.
“Nếu đối với Ackerman mà nó là tốt, thì với chúng tôi nó cũng tất, phải vậy không các bạn?”.
Tất cả đều tỏ ý tán thành.
“Nhưng này, tôi không phải là một nhà khoa học”. Jeff nói. “Tôi không thể bảo đảm bất kỳ điều gì. Theo chỗ tôi hiểu, các thứ này có thể là chẳng có giá trị gì cả”.
“Được rồi. Chúng tôi hiểu. Nhưng vẫn bảo rằng nó có giá trị của nó, Jeff ạ.
Cái máy này có thể to bằng chừng nào”.
“Anh Budge, thị trường cho cái máy này sẽ rộng khắp thế giới. Thậm chí tôi không biết nói thế nào cả. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng nó”.
“Khoán tài trợ ban đầu mà cậu đang tìm kiếm là bao nhiêu?”.
“Hai triệu đô la, nhưng hiện tất cả chúng tôi chỉ còn là hai trăm năm mươi nghìn đôla, Bartlett đã hứa ...”.
“Quên Bartlett đi. Ngần đó là gì đâu, anh bạn thân mến. Chúng ta sẽ tự thu xếp lấy, giữ nó trong phạm vi gia đình. Phải không”.
“Phải quá đi chứ”.
Budge ngẩng lên và búng ngón tay, một người bồi bàn vội chạy đến.
“Dominick này, mang cho ông Stevens vài tờ giấy và một cây bút”.
Giấy bút được cung cấp gần như tức khắc.
“Chúng ta có thể gói ghém câu chuyện này vào đây”.
Budge nói với Jeff. “Cậu làm ngay văn bản, dành mọi quyền cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ ký vào đó, sáng mai cậu sẽ nhận một tấm séc bảo đảm, trị giá hai trăm năm mươi ngàn đô la. Cậu thấy thế được không nào?”.
Jeff cắn môi. “Anh Budge, tôi đã hứa với ông Bartlett ...”.
“Kệ mẹ lão Bartlett”, Budge gầm lên. “Cậu đã lấy em gái lão hay em gái tôi?
Nào, viết đi”.
“Chúng tôi chưa có bằng phát minh của cái máy này, và ...”.
“Viết đi, quỷ tha ma bắt?” Budge ấn cái bút vào tay Jeff. Vẻ đầy miễn cưỡng, Jeff viết:
“Văn bản này sẽ trao toàn bộ quyền bản hiệu, và lợi nhuận của tôi đối với chiếc máy điện toán mang tên SUCABA cho những người mua lại bản quyền là Donald Budge Hollanđer, Eđ Zekker, Alan Thompson và Mike Quincy với giá hai triệu đô la, trả ngay hai trăm năm mươi ngàn đô la khi ký văn bản này. SUCABA cần được thử nghiệm rộng rãi, giá rẻ, vận hành bảo đảm không có trục trặc, và sử dụng ít năng lượng hơn so với bất kỳ một máy điện toán nào khác hiện đang lưu hành trên thị trường. SUCABA không có yêu cầu bảo dưỡng hoặc thay thế linh kiện trong một giai đoạn ít nhất là mười năm?
Tất cả bọn họ đều đứng ngay sau nhìn Jeff viết.
“Lạy Chúa!” Ed Zel1er nói. “Mười năm? Không ai dám tuyên bố báo đảm như vậy cho bất kỳ một chiếc máy nào khác trên thị trường”.
Jeff tiếp tục. “Những người mua hiểu rằng cả giáo sư Vernon Ackermman lẫn tôi đều chưa cầm bằng phát minh của chiếc SUCABA ...”.
“Chúng tôi sẽ lo chuyện đó”, Alan Thompson sốt ruột cắt ngang. “Dĩ nhiên là tôi có một luật sư chuyên về bằng phát minh”.
Jeff vẫn đang viết tiếp. “Tôi đã nói rõ với những người mua rằng SUCABA có thể không hề có giá trị gì, và rằng cả giáo của Ackkekrman và tôi đều không làm bất kỳ một sự giới thiệu hay bảo đảm gì về SUCABA trừ những điều nói trên.
Anh ký xuống dưới và giơ tờ giấy lên. “Các ông có hài lòng không?”.
“Cậu chắc về chuyện mười năm chứ”“ Budge hỏi.
Bảo đảm. Tôi sẽ làm một bản sao nữa”. Jeff nói. Họ theo dõi anh thận trọng chép lại những gì đã viết.
Budge chộp lấy mấy tờ giấy từ tay Jeff và ký tên lên đó Zeller, Quincy, và Thompson làm theo.
Budge cười hể hả. “Một bản cho chúng tôi, một bản cho cậu. Vậy là các ông bạn Seymour Jarett và Charlie Bartltt sẽ bị ném trứng thối vào mặt, ha, phải không các bạn? Tôi nóng lòng chờ đợi lúc họ biết rằng họ đã bị loại khỏi vụ này”.
Sáng hôm sau, Budge đưa cho Jeff một tấm séc bảo đảm trị giá hai trăm năm mươi ngàn đô la.
“Cái máy tính đâu?” Budge hỏi.
“Tôi đã thu xếp để nó được chuyển lên đây, tại câu lạc bộ này, vào lúc buổi trưa. Tôi nghĩ rằng như thế là phù hợp nhất vì rằng chúng ta sẽ đều có mặt khi anh nhận nó”.
Budge vỗ vỗ vào vai Jeff. “Cậu biết đấy, Jeff, cậu là một tay khá. Hẹn gặp lại vào buổi trưa”.
Khi trưa đến, một người giao hàng mang một cái hộp xuất hiện trước cửa phòng ăn của câu lạc bộ Pilgrin và được đưa tới bàn của Budge, nơi ông ta cùng ngồi với Zeller, Thompsom và Quincy.
“Đây rồi?” Budge kêu lên. “Lạy Chúa! Cái máy lại còn xách tay được cơ chứ”.
“Chúng ta có nên đợi Jeff không”“ Thompson hỏi.
“Kệ mẹ nó. Cái này giờ đây là của bọn ta”. Budge xé bỏ lớp giấy bọc ngoài của cái hộp. Trong đó là một ổ rơm. Ông ta thận trọng tới mức gần như kính cẩn nhắc cái vật nằm trong đó ra. Cả bọn ngồi lặng nhìn chằm chằm vào đó. Nó là một cái khung hình chữ nhật nhỏ nhắn, có một loạt cái que ngang, trên đó có sâu những viên gỗ nhẵn bóng, tròn tròn. Tất cả im lặng hồi lâu.
“Cái gì vậy?” Sau cùng thì Quincy cất tiếng.
Alan Thompson nói. “Nó là một cái bàn tính. Một trong những thứ mà người phương Đông dùng để đếm ...”.
Mặt ông ta chợt tái ngắt. “Lạy Chúa SUCABA là cách viết đảo ngược của chữ ABACUS - nghĩa là bàn tính”. Ông ta quay sang Budge. “Một kiểu đùa giỡn gì chăng”.
Zelle dằn từng tiếng. “Vận hành bảo đảm không trục trặc kỹ thuật, tiêu hao ít năng lượng hơn so với bất kỳ một máy tính điện toán nào hiện có trên thị trường ... chặn ngay cái séc ngớ ngẩn kia lại”.
Cả bọn lao tới bên máy điện thoại.
“Séc bảo đảm của ngài ư? “ Người kế toán trưởng đáp, “Không có gì phải lo ngại cả. Sáng nay ông Stevens đã rút tiền mặt rồi ạ”.
Pickens, người quản gia hết sức bối rối. “Nhưng quả thực là ông Jeff Stevens đã sắp xếp hành lý và đã ra đi.
Ông ấy nói gì đó về một chuyến đi xa”.
Chiều hôm đó, Budge cuống cuồng tìm cách liên lạc với giáo sư Vernon Ackerman.
“Đúng vậy. Jeff Stevens. Một chàng trai hấp dẫn. Ông nói là em rể ông à?”.
“Thưa giáo sư, ngài và Jeff đã thảo luận về chuyện gì thế?”.
“Tôi cho rằng chả có gì phải bí mật cả. Jeff sốt sắng muốn viết một cuốn sách về tôi. Cậu ta đã thuyết phục tôi rằng thế giới muốn biết về con người thật của một nhà khoa học”.
Seymonr Jarett rất kín miệng. “Tại sao ông lại muốn biết ông Jeff Stevens và tôi đã bàn bạc gì? Ông là một người sưu tầm tem cạnh tranh với Jeff à?”.
“Không tôi ...”.
“Ồ, ông sẽ không lợi lộc gì trong việc xía ngang thế này đâu. Hiện chỉ còn duy nhất có một con tem như vậy thôi, và ông Stevens đã đồng ý bán cho tôi khi ông ta kiếm được”.
Budge đã biết Charlie Bartlett sắp nói gì trước cả khi ông ta mở miệng. “Jeff Stevens? Ồ, phải, tôi sưu tầm xe hơi cổ. Cậu Jeff biết nơi có chiếc Packard 37 bốn cửa có thể tháo rời, vẫn còn mới nguyên” ...
“Đừng lo”, Budge nói với đồng bọn. “Chúng ta sẽ thu hồi tiền của ta lại và ném thằng chó đẻ ấy vào tù cho tới mãn đời nó. Kiệm một cái lệnh bắt”.
“Ông có cái hợp đồng đó ở đây không, Budge?”.
“Có ngay đây”. Ông ta đưa cho Fogarty văn bản mà Jeff đã thảo ra và ông ta đã ký vào.
Viên luật Sư nhìn lướt qua một lượt rồi chậm rãi đọc lại. “Hắn có cưỡng ép các ông ký tên vào đây không?”.
“Sao, không!” Mike Quincy nói. “Chúng tôi đòi ký”.
“Các ông có đọc trước không?”.
Ed Zeller bực bội đáp. “Dĩ nhiên là chúng tôi đã đọc.
Ông nghĩ rằng chúng tôi ngu ngốc cả à?”.
“Cái đó xin để các ông tự đánh giá. Các ông đã ký một hợp đồng xác nhận là các ông đã được cho biết rằng cái mà các ông mua với số tiền hai trăm năm mươi ngàn đô la là một đồ vật chưa được cấp bằng phát minh và có thể hoàn toàn chẳng đáng giá gì. Theo cách nói của một giáo sư già cả như tôi thì, các ông đã bị chơi một vố thật đau một cách hết sức trịnh trọng”.
Ở Reno, Jeff đã xin ly dị. Và chính trong thời gian ổn định nơi ăn chốn ở tại đó anh đã gặp Conrađ Morgan, người đã có một thời gian làm việc cho chú Willie. “Cậu có thể sẵn lòng giúp tôi một việc nhỏ không, Jeff Conrad Morgan nêu vấn đề, “Có một phụ nữ trẻ đi trên xe lửa từ New York tới St. Louis mang theo một ít kim cương ...”.
Jeff lơ đãng nhìn qua cửa sổ máy bay và nghĩ về Tracy. Trên mặt anh thoáng một nụ cười.
Khi Tracy trở lại New York, nơi dừng đầu tiên của nàng là trụ sở Conrad Morgan và công ty. Morgan đưa Tracy vào phòng làm việc của ông ta, đóng cửa lại, xoa xoa tay và nói. “Cô bạn thân mến, tôi đang rất lo lắng.
“Tôi đã đợi cô ở St. Louis và ...”.
“Ông đã không đến St. Louis”.
“Cái gì? Ý cô định nói gì vậy?” “Cặp mắt xanh của ông ta nhướn cao, sáng lên tinh quái”.
“Tôi muốn nói là ông đã không đi St. Louis. Ông chưa bao giờ có ý định đón tôi ở đó cả”.
“Chắc chắn là không phải thế đâu. Cô có chỗ kim cương và tôi ...”.
“Ông đã cử hai gã đàn ông đi cướp nó khỏi tay tôi”.
Vẻ lúng túng hiện rõ trên khuôn mặt Morgan. “Tôi không hiểu gì cả”.
“Lúc đầu tôi nghĩ là có sự rò rỉ trong tổ chức của ông, nhưng hóa ra không phải vậy, đúng không nào? Chính là ông. Ông bảo với tôi rằng ông đích thân lo vé tàu cho tôi, bởi vậy ông là kẻ duy nhất biết số ngăn tôi ngồi. Tôi dung một cái tên khác và đã hóa trang, nhưng người của ông đã biết chính xác nơi phải tìm tôi”.
Khuôn mặt tròn ngộ nghĩnh của ông ta đẩy vẻ ngạc nhiên. “Cô đang định nói với tôi rằng có mấy kẻ nào đó đã cướp đoạt số kim cương của cô ư?”.
Tracy mỉm cười “Tôi đang định nói với ông rằng họ đã không làm được điều đó”.
Lần này thì vẻ ngạc nhiên trên mặt Morgan hoàn toàn thành thực. “Cô có trong tay chỗ kim cương”.
“Đúng. Đám tay chân của ông vì quá vội ra sân bay nên đã bỏ chúng lại”.
Morgan nhìn Morgan soi mói giây lát. “Xin lỗi”.
Ông ta đi qua một cái cửa riêng sang phòng bên, còn Tracy thả mình ngồi xuống đi văng một cách thoải mái.
Conrad Morgan mất dạng tới gần mười lăm phút, khi trở lại, khuôn mặt ông ta vẫn còn đọng vẻ hết hoảng. “Tôi sợ rằng đã có một sai lầm. “Một sai lầm lớn.
Cô là một phụ nữ thông minh, cô Whitney. Cô đã kiếm được 25 ngàn đô la của cô”. Ông ta mỉm cười thán phục. “Trao cho tôi kim cương và ...”.
“Năm mươi ngàn”.
“Xin cô nói lại?”.
“Tôi đã đánh cắp chúng hai lần. Vậy là phải năm mươi ngàn đô la, thưa ông Morgan”.
“Không được”, ông ta nói dứt khoát. Cặp mắt tôi lại. “Tôi e rằng tôi không thể nào đưa cho cô tới ngần ấy được”.
Tracy đứng dậy. “Hoàn toàn được thôi. Tôi sẽ thử tìm ai đó ở Las Vegas mà người đó cho rằng vậy là phải giá”.
Nàng bước ra cửa.
“Năm mươi ngàn đô la cơ à?” Conrad Morgan hỏi lại.
Tracy gật đầu.
“Chỗ kim cương đó ở đâu?”.
“Trong một hộp thư lưu ở ga Penn, ngay khi nào ông trao tiền - tiền mặt - và đưa tôi ngồi vào một chiếc tắc xi, tôi sẽ trao ông chìa khóa”.
Conrad Morgan thở dài cam chịu thất bại. “Cô đã ngã giá xong”.
“Cảm ơn ông”, Tracy đáp vui vẻ. “Làm ăn với ông thật là dễ chịu”.

__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-08-2006, 05:27 PM   #14
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 19

Daniel Cooper đã biết về nội dung cuộc họp sáng hôm đó tại văn phòng của J.J.Reynolds, bởi vì, ngày hôm trước, tất cả các điều tra viên của công ty đã được nhận một tường trình về vụ trộm diễn ra cách đó một tuần ở ngôi nhà của LoisA Bellamy. Daniel Cooper rất ghét chuyện học hành. Ông ta luôn sốt ruột khi phải ngồi nghe những bài nói dài dòng và ngu ngốc.
Cooper đến văn phòng của J.J.Reynolds muộn tới bốn mươi lăm phút, giữa lúc Reynolds đang phát biểu.
“Thật hân hạnh là anh đã ghé đến”. J.J.Reynolds nói cạnh khóe. Không có phản ứng gì đáp lại. Chỉ tổ phí lời, Reynolds nghĩ bụng. Cooper không hiểu những lời nói mỉa mai - hay bất kỳ thứ gì khác, theo chỗ mà Reynolds hiểu mỗi việc làm cách nào để tóm được bọn tội phạm mà thôi. Và ở điểm này thì ông ta buộc phải thừa nhận thằng cha kia là một tài năng thật sự.
Ngồi trong phòng của Reynolds là ba điều tra viên cự phách nhất của cộng ty:
Davit Swift, Robert Schiffer và Jerry Davis.
Tất cả các ông đều đã đọc báo cáo về vụ trộm ở nhà bà Bellamy”, Reynolđs nói:
“Nhưng có điều mới cần nói thêm:
Lois Bellamy chính là em họ của ông giám đốc cảnh sát. Ông ta đang làm ầm lên”.
Thế cảnh sát hiện đang làm gì?” Davis hỏi.
“Lẩn tránh báo chí. Không thể trách họ được. Đám cảnh sát điều tra như một lũ ngốc. Họ đã chuyện trò thực sự với tên trộm mà họ bắt gặp trong ngôi nhà, và rồi để ả chuồn mất”.
“Vậy thì họ phải nhớ đúng nhận dạng của ả”, Swift nói.
“Họ chỉ nhớ rõ về cái váy ngủ của ả thôi”, Reynolds đáp nhanh, vẻ khinh thị.
“Tấm thân của ả đã gây ấn tượng mạnh đến nỗi đầu óc họ biến đâu mất cả.
Thậm chí họ không biết cả màu tóc nữa. Ả ta đã đội một thứ mũ giữ tóc gì đó, và mặt thì trét kín kem. Họ mô tả đó là một phụ nữ chừng giữa tuổi hai mươi với bộ mông và cặp vú kỳ diệu. Không có được một dấu vết gì hết. Chúng ta không có thông tin gì để làm cơ sở. Không gì cả”.
Lúc này, Daniel Cooper mới lên tiếng “Có, chúng ta có”.
Tất cả quay sang nhìn ông ta, với nhiều mức độ khó chịu khác nhau:
“Anh đang nói về cái gì vậy?” Reynolds hỏi.
“Tôi biết cô ta là ai”.
Từ hôm trước, khi đọc bản tường trình, Cooper quyết định phải xem xét ngôi nhà của bà Bellamy, vì đó là bước đi lôgic đầu tiên. Đối với Daniel, logic là sự trật tự mà. Chúa đã sắp đặt, là giải pháp cơ sở của mọi vấn đề và để đạt tới sự lôgic, người ta luôn phải bắt đầu từ đâu. Cooper đã lái xe chạy tới khu dinh thự của Benamy trên Đảo Dài, nhìn ngó một chút, vẫn không ra khỏi xe, quay đầu, và chạy tới Manhattan. Ông ta đã biết được tất cả những gì muốn biết.
Ngôi nhà hoàn toàn biệt lập, và không có thứ phương tiện giao thông công cộng nào ở gần đó, điều đó có nghĩa là tên trộm chỉ có thể tới ngôi nhà bằng xe hơi riêng.
Ông ta đang giải thích cho mấy người có mặt trong văn phòng của Reynolds.
“Bởi vì không muốn sử dụng chiếc xe của mình vì sợ bị phát hiện, phương tiện mà cô ta dùng trên thực tế hoặc là đồ bị đánh cắp hoặc là đồ đi thuê. Trước tiên tôi quyết định tìm hiểu ở các hãng cho thuê xe đã. Tôi giả định rằng cô ta đã thuê xe ở Manhattan, nơi dễ che giấu vết tích nhất”.
Jerry Davis không đồng tình. “Anh lại đùa rồi Cooper. Mỗi ngày ở Manhattan phải có tới hàng ngàn chiếc xe được cho thuê”.
Cooper phớt lờ lời cắt ngang đó. “Tất cả các giao dịch thuê mướn xe đều được đưa vào máy tính. Người phụ nữ mà chúng ta đang đề cập đã tới hàng Budget ở số 61 trên đường 23 Tây lúc 20 giờ hôm xảy ra vụ trộm thuê một chiếc Chevy Caprlce và trả lại vào lúc 2 giờ sáng”.
“Làm sao anh biết đó chính là chiếc xe mà ả đã sử dụng vào vụ trộm?”.
Reynolds hỏi một cách hoài nghi.
Cooper bắt đầu bực mình với các câu hỏi ngu ngốc này. “Tôi kiểm tra công tơ mét. Từ Manhattan tới dinh thự của Lois Bellamy là 32 dặm và 32 dặm trở về. Con số này hoàn toàn khớp với chỉ số trên đồng hồ đo của chiếc Caprice.
Chiếc xe được thuê với cái tên Ellen Branch”.
“Một cái tên giả”. David Swift đoán.
“Đúng vậy. Tên thật cô ta là Tracy Wihitney”.
Cả mấy người nhìn chằm chằm vào ông ta. “Làm thế quái nào mà anh biết điều đó?” Schiffer căn vặn.
“Cô ta đã đưa tên và địa chỉ giả, nhưng còn phải ký giao kèo thuê xe. Tơi mang văn bản này qua bên kỹ thuật của cảnh sát để họ kiểm tra dấu tay. Những dấu tay trên đó là của Tracy Wihitney. Cô ta đã có thời gian nằm trong nhà tù dành cho phụ nữ Nam Louisiana. Nếu các ông còn nhớ thì biết rằng tôi đã nói chuyện với cô ta cách đây một năm về vụ mất cắp bức Renoir”.
“Tôi nhớ”, Reynolds gật gù. “Khi đó anh đã nói rằng cô ta vô tội”.
“Khi đó thì đúng vậy. Nhưng bây giờ thì không còn vô tội nữa. Cô ta đã làm vụ trộm ở nhà Bellamy”.
Thằng cha khốn kiếp lại đã mò ra, và hắn ta đã làm cho nó trở nên đơn giản.
Reynolds phải cố để khỏi tỏ ra ghen tị. “Thật là ... thật là một công việc hữu hiệu, Cooper. Thực sự hữu hiệu. Chúng ta sẽ ghim ả lại. Chúng ta sẽ báo cho cảnh sát tóm lấy ả và ...”.
“Trên tội chứng gì? “ Coơper bình thản hỏi. “Tội thuê xe à? Cảnh sát không nhận diện được cô ta, và cũng không có một tý tẹo chứng cớ gì để chống lại cô ta cả”.
“Vậy chúng ta sẽ phải làm gì?” Schiffer hỏi. “Để ả bỏ đi thản nhiên vậy sao?”.
“Lần này thì đúng thế, Cooper trả lời. “Nhưng giờ thì tôi biết rõ rồi. Cô ta sẽ còn dính vào một vụ khác. Và khi đó tôi sẽ tóm cô ta”.
Sau cùng thì cuộc họp đã kết thúc. Cooper muốn tắm lắm rồi. Ông ta lấy ra một cuốn sổ nhỏ màu đen và ghi rất cẩn thận:TRACY WIHITNEY.

__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-08-2006, 05:30 PM   #15
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 20

Đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống mới, Tracy quyết định. Nhưng sống thế nào đây? Mình đã từ một nạn nhân thành một ... gì nhỉ? Một kẻ trộm cắp - đúng vậy. Nàng nghĩ về Joe Romano, Anthony Orsatti, Perry Pope, và thẩm phán Lawrence. Không, mình chỉ là một kẻ báo thù. Vậy thôi. Hoặc giả lìa một kẻ phiêu lưu. Nàng đã vượt mặt cảnh sát, hai kẻ lừa gạt chuyên nghiệp, và một lão chủ kim hoàn lá mặt lá trái. Nàng nghĩ về Emestine với Amy, và cảm thấy ray rứt. Rồi vì một sự thôi thức từ đáy lòng, Tracy đi tới cửa hàng Schwarz và mua một bộ đồ chơi gồm nguyên một nhà hát kịch bằng búp bê, với khoảng nửa ta nhân vật, gửi cho Amy bằng đường bưu điện. Tấm thiếp đính kèm ghi dòng chữ MỘT VÀI NGƯỜI BẠN MỚI CHO CHÁU, NHỚ CHÁU NHIỀU. THÂN ÁI, TRACY.
Tiếp đó nàng tới một cửa hàng bán đồ da, lông thú ở đại lộ Madison và mua một cái khăn quàng bằng lông cáo xanh cho Ernestine và gửi bưu điện cùng với một ngân phiếu hai trăm đô la. Tấm bưu thiếp đính kèm ghi một dòng đơn giản:
CÁM ƠN, ERNESTINE. TRACY.
Nợ nần giờ trả xong. Tracy nghĩ. Và đó là một cảm giác thanh thản. Tữ nay nàng hoàn toàn tự do, đi đâu, làm gì tùy thích.
Nàng đã chào mừng sự độc lập của mình bằng việc thuê một căn hộ hạng nhất, trong khách sạn Helmsley Palace. Từ phòng khách của căn hộ trên tầng thứ 47 này, nàng có thể nhìn xuống nhà thờ lớn mang tên thánh Patrich và thấy cả cây cầu mang tên George Washington ở đằng xa. Chỉ cách đó vài dặm, theo một hướng khác, là cái nơi khủng khiếp mà nàng đã ở thời gian qua. Không bao giờ nữa, Tracy nhủ thầm.
Nàng mở chai sâm banh mà bộ phận quản lý gửi tặng rồi ngồi nhấm nháp từng ngụm nhỏ, ngắm mặt trời lặn trên những tòa nhà chọc trời của Manhattan.
Cho tới lúc trăng lên thì Tracy cũng đã có quyết định trong đầu:
Sẽ đi London.
Nàng đã sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống có thể mang lại.
Mình đã hoàn thành nghĩa vụ. Tracy nghĩ. Mình xứng đáng được hưởng một chút hạnh phúc nào đó.
Tracy nằm dài trên giường và bật ti vi xem bản tin muộn trong ngày. Hai người đàn ông đang được phỏng vấn. Boris Melinikov có vóc dáng thấp, đậm, mặc bộ complê màu nâu chẳng vừa vặn chút nào, và Pietr Negulesco ngồi đối diện thì cao, gầy, vẻ hào hoa. Tracy không thể hình dung hai người đàn ông này có thể có điểm gì tương đồng được.
“Trận đấu cờ này sẽ được tổ chức ở đâu vậy?” Người phóng viên truyền hình hỏi.
“Ở Sochi, bên bờ biển Đen tuyệt vời”, Mel1nikov đáp.
“Cả hai anh đều là đại kiện tướng quốc tế, và trận đấu này đã thu hút sự chú ý rất lớn. Trong các trận đấu trước, các anh đã người này giành lại dành lại vô địch từ người kia, và trận cuối cùng mới đây thì ... hòa. Thưa anh Neguleso, hiện nay anh Melinikov đang giữ danh hiệu vô địch. Anh có nghĩ rằng sẽ có thể đoạt lại nó htừ tãy anh ấy không?”.
“Chắc chắn là thế” Negulesco trả lời.
“Anh ta sẽ chẳng có cơ hội đó”. Mel1nikov phản ứng.
Tracy không hề biết gì về môn cờ vua, thế nhưng ở cả hai người đàn ông kia có một vẻ tự phụ mà nàng cảm thấy khó chịu. Nàng bấm điều khiển từ xa để tắt ti vi, rồi ngủ.
Sáng hôm sau, Tracy dừng lại trước quầy vé và đặt một phòng hạng nhất trên con tàu Elizabeth II. Hồi hộp như một đứa trẻ trước chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên, nàng dùng cả ba ngày tiếp theo vào việc mua sắm quần áo, hành lý.
Buổi sáng hôm ra khơi, Tracy thuê một chiếc xe hơi sang trọng đưa nàng ra cảng. Khi tới bến số 3, nơi giao nhau của đại lộ 55 Tây và đại lộ 12, bến đỗ mà tàu Nữ hoàng Elizabeth II đang buông neo, cả khu vực này đông nghẹt các phóng viên, và trong giây lát, Tracy co rúm người vì sợ hãi. Rồi nàng nhận ra là họ đang phỏng vấn hai người đàn ông đứng ngay dưới chân cầu tàu - Melinikov và Negulesco, hai đại kiện tướng cờ vua. Tracy đi ngang qua chỗ họ, chìa vé và hộ chiếu cho một sĩ quan đứng ở chân cầu tàu, rồi đi theo cẩu thang dẫn lên tàu.
Một người phục vụ xem vé của Tracy và hướng dẫn cô tới phòng của nàng.
Đó là một nơi tuyệt vời. Giá vé để có nó đắt kinh khủng, thế nhưng Tracy nghĩ rằng nó sẽ đáng với đồng tiền.
Nàng sắp xếp hành lý đâu vào đấy rồi lang thang ra bên ngoài. Gần như ở mọi chỗ trên tàu đều có những cuộc chia tay, với những tiếng cười, những câu chuyện và với sâm banh. Không có ai ra tiễn nàng cả, không có ai để nàng quan tâm tới và cũng không có ai quan tâm tới nàng. Không hẳn thế, Tracy tự nhủ.
Bertha Lớn thèm muốn minh đấy thôi. Và nàng cười chua chát.
Tracy lững thững lên boong trên và không hề nhận thấy những cái nhìn ngưỡng mộ của đám đàn ông và những cái lườm nguýt ghen tị của đám đàn bà đang theo sát từng bước chân nàng.
Tracy nghe thấy tiếng còi trầm trầm cất lên và những lời yêu cầu vang vang.
“Tất cả người đi tiễn xin mời lên bờ” và đột nhiên thấy hết sức hồi hộp. Nàng đang khởi hành tới một tương lai hoàn toàn chưa biết ra sao.
Con tàu khổng lồ rùng mình, những chiếc tàu kéo bắt đầu lôi nó ra khỏi cảng, và cùng với những hành khách khác, Tracy đứng nhìn bức tượng Thần Tự Do đang xa dần. Sau đó nàng đi vớ vẩn ngó nghiêng con tàu.
Nữ hoàng El1zabeth II là cả một thành phố nổi, dài hơn ba trăm mét và cao mười hai tầng. Nó có bốn phòng ăn lớn, sáu tiệm rượu, hai phòng khiêu vũ và hai hộp đêm. Trên tàu còn có cả tá cửa hiệu nhỏ, bốn bể bơi, một phòng tập thể dục, một sân chơi gôn và một đường chạy.
Tracy thấy choáng ngợp, nàng nghĩ - cứ ở mãi trên tàu này cũng được.
Nàng đã đặt sẵn một bàn trong phòng ăn Công Chúa ở tầng trên, hẹp hơn nhưng trang nhã hơn so với phòng ăn chính:
Nàng vừa ngơi xuống bàn thì một giọng nói quen thuộc cất lên. “Ồ, xin chào!”.
Tracy giật mình nhìn lên và thấy Tom Bower.- kẻ mạo nhận FBI hôm nào, đang đứng đó. Ôi, không thể. Sao lại thế này cơ chứ, nàng thầm than vãn.
“Thật là một sự bất ngờ dễ chịu. Cô có bằng lòng cho tôi ngồi cùng không”.
“Rất sẵn sàng”.
Anh ta nhẹ nhàng ngồi xuống ghế đối diện và mỉm cười thân mật. “Chúng ta cớ thể là bạn nhau được đấy. Ít nhất thì cũng đều có mặt ở đây vì cùng một lý do, phải không nào?”.
Tracy không hiểu anh ta đang nói về cái gì. “Này ông Bower”.
“Stevens”, giọng anh ta thật thoải mái. “Jeff Stevens”.
“Gì thì cũng vậy thôi”. Tracy nhỏm dậy.
“Đợi đã nào. Tôi muốn phân trần về dịp gặp lần trước giữa chúng ta”.
“Không có gì phải giải thích cả”, Tracy quả quyết.
“Một đứa trẻ ngớ ngẩn cũng đã có thể đoán ra và đã đoán ra”.
“Tôi nợ Conrad Morgan một chút ân huệ”, anh ta mỉm cười ngượng nghịu.
“Tôi sợ rằng ông ta đã không hài lòng gì với tôi”.
Cũng vẫn cái phong cách thơải mái và vẻ quyến rũ ngây thơ đã từng lừa gạt nàng. Lạy Chúa, Dennis, chẳng cần phải khóa tay cô ta làm gì. Cô ta sẽ không chạy trốn đi đâu Anh ta từng đóng kịch.
Nàng hằn học đáp. “Tôi cũng chẳng hài lòng gì với ông. Ông định sẽ làm gì trên con tàu này vậy? Chẳng lẽ ông lại không nên có mặt trên một con tàu chạy đường sông thì hơn à?”.
Anh ta cười lớn. “Với Maximilian Pierpont trên tàu, đây chính là cơn tàu chạy đường sông đấy”.
“Ai cơ?”.
Anh ta ngạc nhiên. “Nào, thôi đi. Quả thực cô không biết à?”.
“Biết cái gì?”.
“Max Pierpont là một trong những người giàu nhất thế giới. Thói quen của ông ta là buộc các công ty cạnh tranh phải phá sản. Ông ta yêu những con ngựa chậm chạp và những phụ nữ nhanh nhẹn, và cả hai thứ đó ông ta đều có rất nhiều. Đó là kẻ tiêu xài lớn cuối cùng đấy”.
“Và ông định giúp Pierpont tiêu thụ bớt chỗ của cải dư thừa của ông ta chăng?”.
“Quả là đúng thế đấy”. Anh ta nhìn nàng vẻ dò xét. “Cô có biết tôi và cô cần phải làm gì không?”.
“Chắc chắn là tôi biết, thưa ông Stenens. Chúng ta nên nói lời tạm biệt”.
Và anh ngồi đó nhìn khi Tracy đứng dậy đi ra khỏi phòng ăn.
Nàng ăn chiều ngay trong phòng riêng. Và băn khoăn không hiểu số mệnh run rủi thế nào mà lại đặt Jeff chắn trên đường đi của nàng nữa thế. Nàng chỉ muốn quên đi nỗi sợ hãi đã cảm thấy trên chuyến tàu ấy. Hừ mình sẽ không để cho hắn làm hỏng chuyến đi này. Đơn giản là sẽ phớt lờ hắn đi.
Sau bữa ăn chiều, Tracy đi lên trên boong. Một bầu trời đêm huyền dịu với những vì tinh tú được gắn trên nền trời mượt như nhung vậy. Nàng đứng đó trong ánh trắng, ngắm nhìn những làn sóng biển lấp lánh và lặng nghe từng làn gió ào ào. Trong lúc đó, anh đã đến bên nàng.
“Cô không biết là đứng đây trông cô đẹp đến thế nào đâu. Cô có tin vào những chuyện tình trên boong tàu không”.
“Chính ông là người mà tôi không tin. Vậy đấy”. Nói rồi nàng định bỏ đi.
“ôĐợi dã. Tôi có tin tức cho cô đây. Tôi mới phát hiện ra rằng Max Pierpont không có trên tàu, thế đấy Tới phút cuối cùng thì ông ta hủy bỏ chuyến đi”.
“Ồ, thật là xấu hổ. Vậy là ông chịu uổng cái vé”.
“Không hẳn”, anh nhìn nàng dò xét. “Cô có muốn kiếm một tài sản nho nhỏ nhân chuyến đi này không”.
Gã đàn ông này là không thể tin được, nàng nghĩ. “Trừ khi ông có một chiếc tàu ngầm hoặc một máy bay lên thẳng bỏ túi, còn thì tôi cho rằng ông sẽ không thể trốn đi đâu được với những thứ ông cướp của bất kỳ ai đó trên con tàu này”.
“Có ai nói về chuyện cướp bóc đâu nào:
Cô có bao giờ nghe về Boris Meinikov hay Pietr Negulesco chưa?”.
“Có thì sao?”.
“Cả hai đang trên đường đi Nga để thi đấu trận vô địch cờ vua. Nếu như tôi dàn xếp để cô có thể chơi với hai người bọn họ”, Jeff nói hào hứng, “thì chúng ta sẽ kiếm được cả đống tiền. Một cái bẫy hoàn hảo đấy”.
Tracy nhìn anh ta đầy nghi ngờ. “Nếu như ông dàn xếp để tôi có thể chơi với hai người bọn họ? Đó là một cái bẫy hoàn hảo của ông à?”.
“Chứ sao. Cô thấy thế nào?”.
“Tôi thấy thích:
Chỉ có chút vướng mắc nhỏ thôi”.
“Cái gì vậy?”.
“Tôi không biết chơi món này”.
Anh ta mỉm cười, vẻ hiền lành. “Không sao. Tôi sẽ dạy cô”.
“Ông điên rồi. Nếu cần một lời khuyên thì tôi xin nói là ông nên tìm cho mình một bác sĩ tâm thần. Chúc ngủ ngon”.
Sáng hôm sau, trời đất run rủi thế nào mà Tracy thực sự đã va chạm với Milnikov. Anh ta đang chạy buổi sáng trên boong tàu, và khi Tracy đi tới chỗ góc sân thì bị anh ta đâm sầm vào, nàng ngã xuống.
“Không có mắt à”, anh ta quát lên. Và rồi tiếp tục chạy như thường.
Tracy ngồi trên sàn boong tàu, nhìn theo. “Thật là thô bỉ?” Nàng đứng dậy và phủi bụi trên người.
Một nhân viên phục vụ lại gần. “Cô có bị đau không”.
Tôi thấy anh ta ...”.
“Không, tôi không sao, cảm ơn anh”.
Không kẻ nào có thể làm hỏng chuyến đi này, nàng nghĩ.
Khi trở lại ca bin, có sáu lời nhắn là hãy gọi cho ông Jeff Stevens. Nàng lờ chúng đi. Buổi chiều, nàng đi bơi, rồi đọc sách, và cho tới tối khi nàng đi tới một quầy nhỏ để làm một ly trước bữa ăn tối, hoàn toàn thấy khoan khoái, dễ chịu. Song sự hưng phấn chẳng được mấy chốc. Pietr Nugulesco đang ngồi uống trong quán. Nhìn thấy Tracy, anh ta đứng dậy. “Cho phép tôi được mời cô một ly, tiểu thư xinh đẹp?”.
Tracy lưỡng lự, rồi mỉm cười. “Ồ, vâng, cảm ơn ông”.
“Cô uống gì?”.
“Xin ông một ly vodka”.
Nugulesco gọi người phục vụ rồi quay sang Tracy. “Tôi là Pietr Nugulesco”.
“Tôi biết”.
“Lẽ tất nhiên. Mọi người đều biết tôi. Bởi tôi là người chơi cờ vĩ đại nhất thế giới. Còn ở tổ quốc, tôi là một anh hùng dân tộc”. Anh ta ghé sát bên Tracy, đặt một tay lên đầu gối nàng. “Tôi cũng còn là người chơi rất tuyệt trên giường nữa”.
Tracy nghĩ là đã nghe nhầm. “Cái gì cơ?”.
“Tôi là người chơi rất tuyệt trên giường”.
Nàng muốn hắt ly rượu vào mặt anh ta, nhưng đã kịp kìm chế. Và xử sự nhẹ nhàng hơn. “Xin phép”, nàng nói, “Tôi cần gặp một người bạn”.
Nàng đi tìm Jeff Stevens, và thấy anh trong phòng ăn Công Chúa, thế nhưng khi vừa định tiến lại, nàng nhận ra anh ta đang ngồi ăn với một phụ nữ có mái tóc vàng mặt non dễ thương. Nàng quay người lập tức đi ra hành lang. Một giây sau, Jeffđã ở bên cạnh.
Tracy ... Cô muốn gặp tới à?”.
“Tôi không muốn kéo ông khỏi ... bữa ăn”.
“Đó chỉ là thứ tráng miệng, Jeff nói nhẹ nhàng. “Tôi có thể giúp gì cô?”.
“Về chuyện Mel1nikov và Nugulesco, ông nghiêm túc đấy chứ?”.
“Dứt khoát là thế. Sao nào?”.
“Tôi nghĩ rằng cả hai người bọn họ đều cần một bài học về lễ độ”.
“Tôi cũng vậy. Và chúng ta kiếm ra tiền trong khi dạy bảo họ đấy”.
“Tốt. Kế hoạch của ông thế nào?”.
“Cô sẽ đánh bại họ trên bàn cờ ạ”.
“Tôi không đùa với ông đâu”.
“Tôi cũng vậy”.
“Tôi đã nói với ông là tôi không biết chơi cờ. Tôi không biết đâu là quân tốt và đâu là quân vua. Tôi ...”.
“Đừng lo, Jeff quả quyết. Tôi dạy cô đôi chút và cô sẽ giết chết cả hai gã”.
“Cả hai?”.
“Ồ, tôi chưa nói với cô à? Cô sẽ chơi đồng thời cả hai gã”.
Jeff đang ngồi bên Boris Melinikov trong quán Plano trên boong tàu:
“Người phụ nữ này là một tay chơi cờ kỳ lạ”, Jeff rỉ tai Melinikov, “đang trên một chuyến vi hành”.
Boris làu bàu. “Phụ nữ thì biết gì về cờ. Họ không suy nghĩ được”.
Cô này thì khác đấy. Cô ta nói rằng có thể thắng ông dễ dàng.
Boris Melinikov cười vang lên. “Không ai có thể thắng tôi, dù là dễ dàng hay không”.
“Cô ta sẵn sàng cá mười ngàn đô la, rằng cô ta có thể chơi cùng lúc với cả ông và Pietr Nugulesco và hỏa với ít nhất là một trong hai người”.
Boris Melinikov suýt nữa thì bị sặc. “Trời! Thật là ... thật là nực cười. Cùng lúc đấu với cả hai chúng tôi? Cái ... cái cô gái nghiệp dư này á?”.
“Đúng thế. Cá mười ngàn đô la với mỗi người”.
“Tôi sẽ chỉ chơi để dạy cho kẻ ngu ngốc đó một bài học thôi”.
“Nếu ông thắng, khoản tiền đó sẽ được gửi ở bất kỳ ngân hàng nào mà ông chọn”.
Vẻ thèm khát thoáng hiện trên khuôn mặt Boris. “Tôi chưa bao giờ nghe tên người này. Và đấu với cả hai chúng tôi? Trời, cô ta chắc là điên”.
“Cô ta có hai mươi ngàn đô la tiền mặt đấy”.
“Quốc tịch gì?”.
Mỹ”.
“A, đó là lời giải thích. Tất cả những người Mỹ giàu có đều điên khùng, đặc biệt là đám phụ nữ”.
Jeff nhổm dậy. “Tôi cho rằng vậy là cô ta chỉ phải đấu với một mình Nugulescoi.
“Nugulesco sẽ đấu với cô ta à?”.
“Vâng, tôi chưa nói với ông sao? Cô ấy muốn đấu với cả hai nhưng nếu ông sợ ....”.
“Sợ? Boris Melinikov mà sợ” Anh ta gầm lên. “Tôi sẽ giết cô ta như giết con rệp. Khi nào thì trận đánh nực cười này diễn ra vậy?”.
“Cô ấy định vào tối thứ sáu. Tối cuối cùng trên biển khơi”.
Boris Melinikov ngẫm nghĩ. “Tốt nhất là chơi ba ván, ai thắng hai là thần”.
“Không. Một trận thôi”.
“Và được mười ngàn đô la”.
“Đúng thế”.
Boris thở dài. “Tôi không có sẵn ngần ấy tiền mặt”.
“Không sao”, Jeff cam đoan với anh ta. “Tất cả điều mà cô Wihitney muốn là niềm vinh hạnh được đấu với Boris Melinikov lừng danh. Nếu thua, ông tặng cô ấy tấm chân dung của mình. Nếu thắng, ông được mười ngàn đô la”.
“Ai giữ tiền đặt?”:
Vẻ nghi ngờ hiện rõ trên giọng nói anh ta.
“Thủ quỹ con tàu này”.
“Rất tốt”, Melinikov quyết tâm. “Tối thứ sáu. Chính xác là ta sẽ bắt đầu lúc giờ”.
“Cô ấy sẽ hài lòng về điều đó”, Jeff khẳng định.
Sáng hôm sau, Jeff nói chuyện với Nugulesco trong phòng tập thể dục.
“Cô ta là người Mỹ à?” Pietr Nugulesco nói. “Tôi phải biết mới phải. Tất cả người Mỹ đều là những con chim cu cả”.
“Cô ta là một người chơi cờ giỏi”.
Pietr Nugulesco khoát tay ra vẻ khinh thị. “Giỏi thì chưa đủ giải nhất mới đáng nói. Và tôi là người giỏi nhất”.
“Chính vì vậy nên cô ta mới háo hức muốn được đấu với ông. Nếu thua, ông tặng cô ấy một tấm chân dung của mình. Nếu thắng, ông được mười ngàn đô la tiền mặt ...”.
“Nugulesco không đấu với những kẻ nghiệp dư”.
“Gửi vào bất kỳ ngân hàng nào mà ông thích”.
“Tôi không bàn chuyện đó nữa”.
“Ồ, vậy thì tôi chắc là cô ta sẽ phải đấu với mình Boris Melinikov thôi”.
“Gì cơ” Ông nói Melinikov đã đồng ý dấu với người phụ nữ này?”.
“Tất nhiên. Nhưng cô ta hy vọng là được dấu cùng lúc với hai ông”.
“Tôi chưa bao giờ nghe một chuyện mà ... mà ...”.
Nugulesco lắp bắp, lúng túng tìm từ. “Ngạo mạn! Cô ta là ai mà dám nghĩ rằng có thể đánh bại hai đại kiện tướng cờ vua mạnh nhất thế giới hả? Cô ta mới trên trời rơi xuống chăng?”.
“Tâm tính cô ta kể cũng hơi thất thường”, Jeff thừa nhận, “nhưng tiền của cô ta thì quá được. Toàn tiền mặt”.
Ông nói là đánh bại cô ta thì được mười ngàn đô la?”.
“Đúng vậy”.
“Và Boris Melinikov cũng được ngần ấy?”.
“Nếu như ông ta thắng cô ta?”.
Pietr Nugulesco cười. “Ồ, anh ta sẽ thắng, và tôi cũng vậy”.
“Giữa chúng ta thì nói thật, tôi chẳng hề ngạc nhiên về điều đó cả”.
“Ai sẽ giữ tiền đặt?”.
“Thủ quỹ của con tàu này”.
Tại sao lại để Melinikov là người duy nhất mới được tiền ở người phụ nữ này nhỉ? Pietr Nugulesco nghĩ.
“Ông bạn của tôi này, ông và tôi thế là đã thỏa thuận, vậy ở đâu và khi nào?”.
“Tối thứ sáu. 22 giờ. Phòng Nữ hoàng”.
Pietr Nugulesco nở một nụ cười đầy tham lam. “Tôi sẽ có mặt ở đó”.
“Anh nói là họ đã đồng ý phải không”“ Tracy kêu lên.
“Đúng thế”.
“Tôi thấy chóng mặt quá”.
“Tôi sẽ kiếm cái khăn ướt cho cô ngay”.
Jeff lao vào buồng tắm của Tracy, đưa một cái khăn mặt xuống vòi nước ạnh, rồi mang trở lại. Nàng đang nằm duỗi dài trên đi văng. Anh ấp chiếc khăn lên trán nàng. “Cô có thấy dễ chịu hơn không?”.
“Thật khủng khiếp tôi cho rằng tôi mắc chứng đau nửa đầu”.
“Cô đã bị thế này bao giờ chưa?”.
“Chưa”.
“Vậy thì không phải đâu. Tracy, hãy nghe tôi, trước một việc như thế này thì cảm giác lo lắng là hoàn toàn tự nhiên thôi”.
Nàng chồm dậy và quăng cái khăn mặt ướt đi. “Một việc như thế này?
Khơng bao giờ có một việc như thế này cả. Tôi phải đấu với hai đại kiện tướng cờ vua quốc tế mà chỉ với một bài học về cờ do anh dạy và ...”.
“Hai chứ”, Jeff chữa lại. “Cô có một tài năng trời phú về môn cờ đấy”.
“Lạy Chúa, sao tôi để anh lôi vào chuyện này nhỉ?”.
“Bởi vì chúng ta sắp kiếm một đống tiền”.
“Tôi không muốn kiếm tiền nhiều như thế làm gì”, Tracy thét lên. “Tôi muốn con tàu này chìm đi cho rảnh nợ”.
“Nào, hãy bình tĩnh”, Jeffnói giọng vỗ về. “Chuyện sẽ ...”.
“Chuyện sẽ trở thành một thảm họa. Mọi người trên tàu đều sẽ theo dõi tấn kịch này cho mà xem”.
“Đó mới là vấn đề đấy, phải không nào?” Jeff cười.
Jeff đã thu xếp mọi chuyện cần thiết với người thủ quỹ trên tàu. Anh giao cho ông ta giữ số tiền đặt cọc - 20 ngàn đô la và yêu cầu chuẩn bị cho hai bàn cờ vào tối thứ sáu. Chuyện lan đi khắp tàu, và đám hành khách hên tục tìm tới Jeff để hỏi xem có thực là hai trận đấu sẽ cùng xảy ra không.
“Chắc chắn thế”, Jeff cam đoan với họ. “Thật không thể tin được. Tội nghiệp cô Wihitney, cô ta tin là mình có thể thắng. Cô ta lại còn cá cược nữa chứ”.
“Tôi muốn biết”, một hành khách hỏi, “liệu tôi có thể đặt một chút tiền cá không.
“Chắn chắn dược. Bao nhiêu tiền tùy thích. Cô Wihitney sẵn sàng cá mười ăn một đấy”.
Nếu mà là một triệu ăn một thì phải biết lúc khoản tiền cược đầu tiên được đặt, tất cả tàu trở nên báo động. Dường như tất cả ai nấy, từ đôi thợ máy đến các sĩ quan hàng hải đều muốn tham dự. Người ta đặt từ 5 đô la đến 5 ngàn đô la và tất cả đều ném vào cửa Boris và Pietr.
Người thủ quỹ đa nghi đã đến gặp thuyền trưởng, “Thưa ngài, tôi chưa bao giờ thấy có chuyện như thế này. Một sự hoảng loạn. Gần như tất cả hành khách đều đặt tiền cá độ. Tôi đàng giữ phải tới hai trăm ngàn đô la dấy”.
Viên thuyền trưởng ngẫm nghĩ, “Anh nói là cô Wihitney sẽ đồng thời đấu cả với Melinikov và Nugulesco à”.
“Thưa thuyền trưởng, vâng”.
“Anh đã kiểm tra xem hai người đàn ông đó có đúng là Pietr Nugulesco và Boris Melinikov không?”.
“Ồ, chắc chắn là đúng, thưa ngài”.
“Không có khả năng là họ cố tình để thua trận này chứ?”.
“Không có chuyện đó. Tôi nghĩ là họ thà chết còn hơn.
Và nếu họ thua người phụ nữ này thì quả là họ có thể chết khi về đến nước họ”.
Viên thuyền trưởng dùng mấy ngón tay vuốt vuốt tóc, vẻ mặt thoáng lúng túng. “Anh có biết gì về cô Wihitney hoặc ông Stevens này không?”.
“Thưa ngài, không. Tôi chỉ biết chắc chắn rằng họ là hai người khách đi riêng rẽ”.
Viên thuyền trưởng quyết định. “ở đây sặc mùi lừa gạt đấy, và bình thường ra tôi sẽ ngăn chặn nó. Tuy nhiên, tôi biết đôi chút về môn cờ này, và nếu có thứ gì mà tôi có thể mang mạng sống của tôi ra mà đánh cược thì chính là việc không thể lừa gạt trên bàn cờ. Hãy cứ để trận đấu diễn ra”. Ông ta đi lại bên bàn làm việc của mình, lấy ra một cái ví màu đen, “Đặt cho tôi năm mươi bảng. Về cửa mấy tay đại kiện tướng kia”.
Vào lúc 21 giờ tối thứ Sáu phòng Nữ hoàng đã đông nghẹt hành khách đi vé hạng nhất và cả các hành khách đi vé hạng hai, hạng ba, cùng các sĩ quan và thủy thủ đang không phải làm nhiệm vụ. Thể theo yêu cầu của Jeff, hai căn phòng đã được chuẩn bị cho cuộc đấu này. Một bàn chính giữa căn phòng Nữ hoàng, còn bàn kia thì được đặt ở phòng tiếp tân kế bên. Giữa hai phòng có rèm che để tạo nên sự ngăn cách.
“Làm vậy để các đối thủ khỏi bị phân tán suy nghĩ Jeff giải thích. “Và chúng tôi muốn rằng người xem không đi lại từ phòng này sang phòng kia trong khi trận đấu đang diễn ra”.
Những sợi dây thừng bện bằng nhung đã được chăng chung quanh hai chiếc bàn để ngăn người xem lại quá gần. Với hành khách trên tàu, họ cảm thấy đang được chứng kiến một sự kiện không bao giờ còn có thể thấy lại một lần nữa. Họ không biết gì về cô gái Mỹ xinh đẹp kia, trừ điều duy nhất là cô ta không thể - mà bất kỳ ai khác cũng vậy - đấu cùng lúc với cả Nugulesco và Melinikov lừng lẫy và ít nhất cũng hòa một trận.
Jeff giới thiệu Tracy với hai tay đại kiện tướng chỉ ít phút trước khi trận đấu bắt đầu. Trông nàng cứ như trong một bức họa Grecian. Chiếc váy dài bằng lụa mỏng dính màu xanh, để lộ một bên vai. Cặp mắt dường như to ra trên gương mặt trắng xanh.
Pietr Nugulesco nhìn Tracy chăm chú. Cô đã giành thắng lợi trong tất cả các giải quốc gia từng tham dự ư?
Anh ta hỏi vậy.
“Vâng”. Tracy đáp, vẻ thành thật.
Anh ta nhún vai, “Tôi chưa bao giờ nghe nói về cô cả”.
Boris Melinikov cũng thô thiển chẳng kém gì. “Người Mỹ các cô không còn biết dùng tiền vào việc gì”, anh ta nói, “tôi muốn được cảm ơn cô trước. Thắng lợi này sẽ làm gia đình tôi hài lòng”.
Cặp mắt Tracy chuyển sang màu xanh sẫm, “Ông chưa thắng mà, ông Melinikov”.
Melinikov cười vang cả phòng, “Cô tiểu thư quý mến, tôi không biết cô là ai, nhưng tôi biết tôi chứ. Tôi là Boris Melinikov lừng danh tên tuổi.
Vào lúc 22 giờ, Jeff nhìn quanh và thấy cả hai phòng đã đông chật người xem. Anh nói lớn, “Đã đến lúc trận đấu bắt đầu”.
Tracy ngồi xuống bàn, trước mặt là Melinikov và một lần nữa - lần thứ một trăm - nàng dằn vặt mình vì đã để bị lôi cuốn vào chuyện này.
“Chẳng có gì đáng kể hết trong chuyện này”, Jeff đã cam đoan. “Hãy tin ở tôi”.
Và nàng đã tin anh ta như một con mụ ngu ngốc. Mình điên thật rồi, Tracy nghĩ. Nàng sắp đấu với hai kiện tướng cờ vua mà nàng thì không hề biết gì về môn cờ này, trừ có bốn giờ học với Jeff. Và việc phải đến đã bắt đầu đến ...
Melinikov thì quay sang dám đông đang hồi hộp, mỉm cười với họ. Anh ta huýt gió gọi người phục vụ. “Cho một ly Napoleon”.
Để công bằng với tất cả, Jeff đã nói trước với Melinikov, “Tôi đề nghị ông chơi quân trắng và đi trước còn trong trận gặp ông Nugulesco, cô Wihitney sẽ chơi quân trắng và sẽ đi trước”.
Cả hai đại kiện tướng đều đồng ý.
Lúc này, khi đám khán giả đứng im phăng phắc theo dõi cuộc đấu, Boris Melinikov đi nước mở đầu, đưa quân tốt trước mặt quân hậu tiến lên hai ô.
Mình không chỉ đơn giản đánh bại người phụ nữ này, mà là sẽ nghiền nát cô ta.
Anh ta ngước nhìn Tracy. Nàng nhìn bàn cờ, gật đầu, và đứng dậy, chưa động đến một quân nào. Một người phục vụ rẽ đám đông để Tracy đi sang phòng bên, nơi Pietr Nugulesco đang ngồi chờ. Trong gian phòng này ít nhất cũng phải có tới trăm người xem. Tracy ngồi xuống ghế đối diện với Nugulesco.
“A, con bồ câu nhỏ của tôi. Cô đã đánh bại Boris chưa?” Anh ta cười ồ lên với lời đùa đó.
“Tôi đang làm thế đấy, ông Nugulesco”, Tracy thản nhiên đáp.
Nàng với tay và tiến quân tốt trước mặt quân hậu trắng lên hai ô, Nugulesco nhìn và cười nhạo. Anh ta đã hẹn tới phòng xoa bóp trong vòng một giờ tới, nhưng lúc này anh ta còn muốn kết thúc cuộc cờ sớm hơn nữa, bên đi quân tốt trước quân hậu đen của mình lên hai ô. Tracy nhìn bàn cờ trong giây lát và đứng dậy. Người phục vụ hộ tống nàng trở lại bàn của Bons Melinikov.
Tracy ngồi xuống và đi quân tốt trước quân hậu đen của mình lên hai ô, và thoáng thấy cái gật đầu tán thưởng của Jeff.
Không một giây lưỡng lự, Boris Melinikov tiến quân tốt đứng trước quân tượng hậu lên hai ô.
Hai phút sau đó, tại bàn của Nugulesco, Tracy tiến quân tốt đứng trước quân tượng hậu lên hai ô.
Nugulesco đi quân tốt đứng trước quân vua.
Tracy đứng dậy đi sang phòng bên, nơi Boris Melinikov đang chờ, lặp lại nước đi của Nugulesco.
Ra thế! Cô ta không hoàn toàn là một kẻ nghiệp dư đâu, Melinikov thầm nghĩ, để xem cô ta xử nước này thế nào. Anh ta đi quân mã hậu tới chỗ quân tượng 3.
Tracy nhìn nước đi của anh ta, gật đầu, và trở lại trước Nugulesco, nàng cóp lại nước cờ của Melinikov.
Nugulesco dịch quân tốt trước quân tượng hậu lên hai ô, và Tracy sang phòng Melinikov, lặp lại nước cờ đó của Nugulesco.
Với sự ngạc nhiên mỗi lúc một tăng, hai nhà đại kiện tướng đi tới chỗ nhận ra rằng họ đang đứng trước một đối thủ tài năng. Dù những nước cờ của họ thông minh đến thế nào đi chăng nữa, kẻ nghiệp dư này vẫn có thể chống đỡ được.
Bởi vì mỗi người mỗi nơi nên Boris Melinikov và Pietr Nugulesco không hề hay biết rằng, trên thực tế, họ đang đấu với nhau. Tracy lại Nugulesco từng nước cờ của Melinikov. Và khi Nugulesco phản công thì Tracy lại dùng nước đi đó để chống lại Melinikov.
Tới chừng giữa cuộc cờ thì cả hai nhà đại kiện tướng không còn dám tự phụ gì nữa. Thựe sự là họ đang phải đánh vật để giữ lấy tiếng tăm của mình. Họ đi đi lại lại trong lúc cân nhắc tính toán các nước cờ và hút thuốc rất nhiều. Tracy tỏ ra là người duy nhất giữ được vẻ bình thản.
Lúc đầu, để kết thúc trận đấu nhanh chóng. Melinikov đã thí một quân mã mở đường cho quân tượng trắng của anh ta uy hiếp quân vua đen. Tracy đã mang nước cờ này sang chơi ở bàn của Nugulesco và đã khiến anh ta phải xem xét nó một cách thận trọng, rồi đập lại bằng cách che sườn bị hở, và khi Nugulesco bỏ tượng để đưa quân xe lên hàng thứ bảy phía bên trắng. Melinikov đã chống đỡ trước khi quân xe đen cớ thể làm rối loạn hàng tất phòng ngự.
Tracy đi lại giữa hai gian phòng. Trận đấu đã diễn ra suốt bốn giờ đồng hồ, và không một ai trong đám khán giả nhúc nhích gì hết.
Mỗi đại kiện tướng đều mang trong đầu hàng trăm trận đấu với các đại kiện tướng khác. Bởi vậy, khi trận đấu đặc biệt này đang đi vào giai đoạn cuối, thì cả Melinikov và Nugulesco đều nhận ra dấu ấn của nhau.
Đồ lợn, Meiinikov thầm nghĩ. Cô ta đã học với Nugulesco. Hắn truyền nghề cho cô ta.
Còn Nugulesco thì nghĩ cô ta là kẻ được Melinikov bảo trợ. Thằng cha khốn kiếp đã dạy cô ta hết cả.
Càng cố đấu với Tracy bao nhiêu, họ càng đi tới chỗ nhận ra rằng quả là không có cách nào đánh bại nàng được. Trận đấu đang đi đến chỗ phải hòa.
Đến giờ thứ sáu của trận đấu, 4 giờ sáng, khi các đấu thủ đã đi vào thế cờ tàn, mỗi bên chỉ còn lại ba quân tốt, một quân xe và một quân vua. Không còn khả năng giành phần thắng cho bất kỳ bên nào nữa. Melinikov xem xét bàn cờ hồi lâu, rồi thở dài nghẹn ngào và nói, “Tôi đề nghị hòa”.
Giữa những tiếng ồn ào nổi lên, Tracy đáp. “Tôi chấp thuận”.
Đám đông trở nên náo nhiệt.
Tracy đứng dậy, len qua đám đông sang phòng bên. Khi cô vừa định ngồi xuống ghế, Nugưlesco, bằng giọng nói nghẹn lại, lên tiếng, “Tôi đề nghị hòa”.
Đám đông lại ồn cả lên. Họ không thể nào tin được cái điều họ vừa chứng kiến. Một phụ nữ không tên tuổi gì mà lại đồng thời thủ hòa dược với cả hai đại kiện tướng lừng danh thế giới.
Jeff xuất hiện bền cạnh Tracy. “Nào”, anh mỉm cười, “cả hai chúng ta đều cần uống một chút”.
Khi họ đi rồi, Boris Melinlkov và Pietr Nugulesco vẫn ngồi chết lặng trên ghế, đờ đẫn nhìn lên bàn cờ trước mặt.
Tracy và Jeff ngồi trong một tiệm rượu ở boong trên.
“Cô thật tuyệt vời”, Jeff cười lớn. “Cô không để ý vẻ mặt của Melinikov à?
Tôi đã nghĩ rằng hắn ta sắp bị một cơn đau tim đấy”.
“Tôi sắp bị một cơn đau tim thì đúng hơn”, Tracy nói, “chúng ta được bao nhiêu?”.
“Khoảng hai trăm ngàn đô la. Chúng ta sẽ nhận ở tay thủ quỹ vào sáng mai, khi tàu cập bến Southamton. Tôi sẽ đợi cô ở phòng ăn vào giờ sáng”.
“Tốt”.
“Tôi nghĩ là tôi phải đi ngủ đây. Cho phép tôi được đưa cô trở về phòng”.
“Tôi chưa thể ngủ được, anh Jeff ạ. Tôi vẫn còn hồi hộp quá. Anh cứ về ngủ trước đi thôi”.
“Cô đã là một nhà vô địch”. Jeff nói và cúi người hôn nhẹ lên má nàng “Chúc cô ngủ ngon, Tracy”.
“Chúc ngủ ngon, Jeff.”.
Nàng nhìn theo anh ta. Đi ngủ ư? Chẳng nên tí nào!
Đây là một trong những đêm kỳ diệu nhất trong đời nàng. Hai gã kia đã quá tự phụ và ngạo mạn. Jeff thì nói “Hãy tin ở tôi” và nàng đã nghe theo. Nàng không hề có ảo tưởng gì về Jeff. Anh ta là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Anh ta có vẻ khôi ngô, hóm hỉnh, thông minh và phong cách thoải mái. Song dĩ nhiên, Tracy sẽ không thực sự để tâm đến anh ta làm gì.
Jeff đang về phòng thì gặp một sĩ quan của tàu.
“Ông Stevens này, trận đấu thật tuyệt diệu. Tin tức về nó đã bay theo sóng vô tuyến rồi đấy. Tôi đang hình dung ra cảnh giới báo chí sẽ đón chào hai vị ở Southamton. Ông là bầu của cô Wihitney à?”.
“Không, chúng tôi vừa mới quen nhau trên tàu thôi”.
Jeff trả lời nhẹ nhàng song đầu thì căng lên. Nếu như người ta liên hệ anh ta với Tracy lại, chuyện sẽ mang vẻ một vụ lừa đảo. Thậm chí sẽ có thể có cả một cuộc điều tra. Anh quyết định phải thu tiền trước khi bất kỳ một sự nghi ngờ nào nảy sinh.
Jeff viết cho Tracy một mẩu giấy. ĐÃ LẤY TIỀN, VÀ SẼ GẶP CÔ TRONG BỮA ĂN SÁNG MỪNG THẮNG LỢI TẠI KHÁCH SẠN SAVOY.
CÔ THẬT LÀ TUYỆT VỜI. JEFF. Anh cho mẩu giấy vào phong bì dán lại và đưa cho người phục vụ.
“Làm ơn chuyển giúp tôi cho cô Wihitney ngay khi vừa sáng”.
“Thưa ngài, vâng”.
Jeff rảo bước về phòng làm việc của người thủ quỹ.
“Xin lỗi vì làm phiền ông, nhưng mà chỉ còn vài giờ nữa là chúng ta cập bến và tôi biết là lúc đó ông sẽ rất bận, bởi vậy tôi muốn biết liệu ông có thể trao lại tiền cho tôi ngay bây giờ không?”.
“Không có gì khó khăn cả”. Người thủ quỹ nở một nụ cười. Cô tiểu thư của ông quả là một phù thủy đấy, phải không nào?”.
“Quả có thế”.
“Xin phép cho tôi hỏi, ông Stevens, cô ta học chơi cờ ở đâu vậy?”.
Jeff ghé lại, nói nhỏ. “Tôi nghe nói cô ta học với Bobby Fischer” Người thủ quỹ lấy ra khỏi két sắt hai phong bì khổ lớn. “Mang ngần này tiền mặt thì quá nhiều đấy. Ông có muốn tôi đổi sang cho ông thành một ngân phiếu không?”.
“Thôi, khỏi phiền ông. Tiền mặt cũng tết rồi”, Jeff quả quyết “Tôi đang băn khoăn không biết liệu ông có thể làm ơn giúp tôi một chút việc được không?
Chiếc tàu chở thư và bưu phẩm sẽ ra cặp mạn tàu này trước khi ta cập bến, phải không ạ?”.
“Thưa ông, đúng thế. Hai tàu sẽ cặp mạn lúc 6 giờ”.
Tôi sẽ rất biết ơn nếu ông có thể thu xếp để tôi vào bờ trên chiếc tàu bưu điện đó. Bà mẹ tôi đang ốm rất nặng, và tôi muốn được gặp bà trước khi ...”.
giọng anh trầm xuống ... “trước khi quá muộn”.
“Ô, ông Stevens, tôi xin chia buồn. Tất nhiên là tôi có thể giải quyết chuyện đó cho ông. Tôi sẽ dàn xếp trước với bên hải quan”.
Vào lúc 6 giờ 15, với hai chiếc phong bì lớn nhét cẩn thận dưới đáy va li, Jeff Stevens trèo dọc theo chiếc thang xuống con tàu chở thư tín bưu phẩm. Anh ngoảnh lại nhìn lần cuối con tàu lớn - với những hành khách còn đang ngủ say.
Jeff sẽ vào bờ trước tàu Nữ hoàng Elilabeth rất nhiều, “Một chuyến đi thứ vị”.
Jeff nới với một thủy thử của chiếc tàu thư.
“Quả là thế đấy!” Một giọng nói cất lên đồng tính Jeff quay lại. Tracy đang ngồi trên đống dây chào, những sợi tóe lòa xòa trên mặt.
“Tracy. Cô làm gì ở đây thế?”.
“Anh nghĩ là tôi đang làm gì nào?”.
Anh thấy rõ vẻ mặt nàng. “Đợi một phút? Cô không nghĩ là tôi đang lẩn đi chứ?”.
“Tại sao tôi lại phải nghĩ thế nhỉ.” Giọng nàng cay nghiệt.
“Tracy, tôi có viết giấy nhắn lại cho cô. Tôi dự định gặp cô ở khách sạn Savoy và ...”.
“Tời biết rồi”, nàng cắt ngang. “Ông sẽ không bao giờ từ bỏ cái kiểu đó, phải không”.
Anh nhìn nàng, không còn gì để nói nữa.
Trong phòng của Tracy ở khách sạn Savoy, nàng chăm chú nhìn Jeff đếm tiền. “Phần của cô là một trăm lẻ một ngàn đô la”.
“Cám ơn ông.” Giọng nàng lạnh băng.
Jeff nôi. “Cô phải biết là cô đã nghĩ sai về tôi đấy Tracy. Tôi mong rằng cô cho tôi cơ hội để phân trần. Cô có bằng lòng ăn cơm tối cùng tôi hôm nay không?”.
Tracy lưỡng lự rồi gật đầu. “Được thôi”.
“Tốt. Tôi sẽ đón cô lúc 20 giờ nhé”.
Tối, hôm đó, khi Jeff đến và xin gặp Tracy, người nhân viên khách sạn đáp.
“Rất tiếc, thưa ngài. Cô Wihitney đã trả buồng hồi chiều. Cô ấy không để lại địa chỉ sẽ tới”.

__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-08-2006, 05:35 PM   #16
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 21

Mãi về sau này, Tracy mới quả quyết rằng chính cái lời mời viết tay đó đã thay đổi cuộc sống của nàng.
Sau khí lấy ở Jeff phần tiền của mình, Tracy trả buồng, rời khỏi khách sạn Savoy và chuyển tới số 47 đường Công Viên - một khách sạn yên tĩnh với các phòng rộng rãi, dễ chịu và sự phục vụ thượng hạng.
Vào ngày thứ hai ở London, tấm thiếp mời được người hầu phòng chuyển tới nàng. Những dòng chữ rất đẹp và, ngay ngần:
Một người bạn chung có cho ý rằng chúng ta mà làm quen được với nhau thì thật có lợi. Cô sẽ tới uống trà cùng tôi ở khách sạn Ritz chiều nay vào lúc 16 giờ chứ? Mong cô thứ lỗi vì sự đường đột, tôi sẽ cài một bống cẩm chướng đỏ trên ve áo”. Tấm thiệp được ký tên.
“Gunther Hartog..”.
Tracy chưa từng nghe cái tên này. Ý định đầu tiên của nàng là lờ lời mời này đi, thế nhưng tính tò mò đã thắng, và vào lúc 16 giờ 15, nàng xuất hiện trước cửa căn phòng sang trọng của khách sạn Ritz, và nhận ra ông ta ngay. Tracy đoán ông ta chừng độ 60 vẻ dễ ưa, khuôn mặt nghị lực, có học và nước đa mịn màng, khỏe mạnh.
Ông ta mặc một bộ đồ màu xám cật rất khéo và trên ve áo có bông cẩm chướng.
Khi Tracy đi lại, ông ta đứng dậy và nghiêng đầu chào. “Cám ơn cô đã nhận lời mời của tôi”.
Hartog mời Tracy ngồi với vẻ lịch sự cổ điển mà nàng thấy dễ chịu. Ông ta có vẻ như thuộc về một thế giới khác. Tracy không hình dung nổi ông ta muốn gì ở nàng.
Tôi tới đây vi tính tò mò”, Tracy thú nhận. “Nhưng ông có chắc rằng ã không nhầm tôi với một Tracy Wihitney nào khác không?”.
Gunther Hartog mỉm cười. “Theo chỗ tôi được biết thì chỉ có duy nhất Tracy Wihitney thôi”.
“Nói cho chính xác thì ông đã nghe những gì nào?”.
“Có lẽ là ta nên nói chuyện đó khi uống trà thì hơn”.
Người ta dọn ra những chiếc bánh mỳ nhỏ nhồi trứng, món cá hồi, dưa chuột, rau cải xoong và gà quay cùng với cả những chiếc bánh nương nóng hổi phết lẫn kem và mứt, những chiếc bánh ngọt và thứ trà Twinings.
“Ổng có nhắc tới một người bạn chung”. Tracy mở đầu.
“Conrad Morgan. Tôi vẫn làm ăn với ông ta mà”.
Tôi cũng đã làm với ông ta một lần, Tracy nghĩ, và ông ta đã lừa gạt tôi.
“Conrad rất ngưỡng mộ cô”. Gunther Hartog nói.
Tracy nhìn ông ta kỹ hơn. Hartog có dáng dấp của một nhà quý tộc giàu có.
Vậy thì ông ta muốn gì ở mình?
Tracy lại băn khoăn, quyết định cứ để Hartog theo đuổi câu chuyện của ông ta, thế nhưng không hề có sự đề cập nào nữa tới Morgan hay cái gì có thể là chuyện lợi cho cả hai người.
Tracy cảm thấy hứng thú với cuộc nói chuyện này. Gunther đã kể lại với nàng tiểu sử ông ta. “Tôi sinh ra ở Munich. Cha tôi là một chủ nhà băng. Ông giàu có, nhưng tôi e rằng mình đã lớn lên trong sự chán chường, được vây quanh bởi những bức họa tuyệt đẹp và những đồ cổ đắt tiền. Mẹ tôi là người Do Thái, và khi Hítle lên nắm quyền, cha tôi đã không chịu từ bỏ mẹ tôi, bởi vậy ông bị lột sạch hết. Cả hai đều chết trong một trận ném bom. Bạn bè đưa tôi thoát khỏi nước Đức, trốn sang Thụy Sĩ và khi chiến tranh qua đi, tôi đã quyết định chuyển tới London và mở một cửa hiệu đồ cổ nhỏ ở phố Mount. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó cô sẽ tới thăm cửa hiệu của tôi”.
Hóa ra tất cả là vậy, Tracy ngạc nhiên nghĩ, chắc ông ta muốn bán cho mình một thứ gì đó?
Nhưng rồi nàng thấy mình đã nhầm.
Khi trả tiền, Gunther Hartog bình thản nới. “Tôi có một trang viên nhỏ ở Hampshire. Cuối tuần có vài người bạn đến chơi, tôi sẽ rất sung sướng nếu được cô có mặt ở đó”.
Tracy lưỡng lự, người đàn ông này hoàn toàn xa lạ, và vẫn chưa hề biết là ông ta muốn gì ở nàng. Song nàng nghĩ mình cũng chẳng còn gì để mất cả.
Chuyến đi chơi cuối tuần này hóa ra thật tuyệt diệu.
“Cái trang viên nhỏ” của Hartog là một biệt thự cổ thời thế kỷ Mười bảy nằm trong khu đất rộng chừng ba mươi mẫu Anh. Gunther Hartog góa vợ, và nếu không tính những người hầu, thì có thể nói là hoàn toàn độc thân.
Ông ta đưa Tracy đi xem cơ ngơi của mình, kể cả một chuồng ngựa sáu, bảy con và sân nuôi gà, lợn.
“Nhờ vậy, chúng tôi sẽ không bao giờ đới”, ông ta nói vẻ âu sầu “Còn bây giờ xin để tôi giới thiệu với cô sở thích thực sự của tôi”.
Ông ta dẫn Tracy tới một chuồng lớn đấy chim bồ câu.
“Chúng là những con bồ câu đưa thư đấy”, giọng Gunther đầy vẻ tự hào.
“Cô nhìn những con chim tuyệt diệu này xem. Có thấy con màu xám biếc xanh kia không. Đó là Margo”. Ông ta tóm con chim lên, giữ trong tay. “Mi thực sự là một con bé đanh đá, mi có biết vậy không nào? Nó ăn hiếp những con khác nhưng là một con tuyệt vời nhất đấy”. Ông ta dịu dàng vuốt ve đám lông cổ chim và rồi cẩn thận đặt nó xuống.
Màu sắc của đàn chim quả là đa dạng, xanh đen xanh xám, với các viền khác nhau, và xám bạc.
“Không có những con màu trắng sao?” Tracy hỏi.
“Không bao giờ người ta dùng bồ câu trắng đưa thư cả, Gunther giải thích.
“Bởi lẽ những lông vũ trắng rất dễ rụng, thế mà trên đường .về, bồ câu bay với tốc độ bình quân bốn mươi dặm một giờ”.
Tracy đứng xem Gunther cho đàn chim ăn với khẩu phần đặc biệt cộng thêm các vitamin khác nữa.
“Chúng là những con vật kỳ diệu”, Gunther nói. “Cô có biết là chúng có thể tìm đường trở về từ khoảng cách hơn năm trăm dặm không?”.
“Thật tuyệt”.
Và những người khách của Gunther cũng tuyệt vời”.
Có một vị bộ trưởng trong nội các đến cùng với vợ, một bá tước, một vị tướng cùng bạn gái của ông ta, và quận chúa xứ Morvi, một phụ nữ trẻ trung, hấp dẫn. “Xin gọi tôi là VJ”, chị ta nói bằng cái giọng không ngữ điệu, mặc chiếc xa ri màu hồng sẫm điểm những đường thêu màu vàng, và mang trên mình những đồ nữ trang bằng kim cương đẹp nhất mà Tracy từng thấy.
“Tôi giữ phần lớn đồ nữ trang của tôi, trong két sắt VJ”, phân bua. Dạo này nhiều trộm cướp lắm”.
Chiều chủ nhật trước hôm Tracy phải trở về London Gunther mời nàng vào phòng làm việc của ông ta. Họ ngồi đối diện nhau, giữa là một khay trà. Vừa rót trà vào những ly Beueek mỏng tang, Tracy vừa nói, “Ông Gunther, tôi không hiểu vì sao ông lại mời tôi tới đây, nhưng dù sao chăng nữa thì tôi cũng vẫn thấy thật dễ chịu”.
“Tôi rất hài lông, cơ Tracy”. Thế rồi ngừng một lát ông ta nối tiếp. “Tôi đã để ý quan sát cô”.
“Tôi biết thế”.
“Cô có dự định gì cho tương lai không?”.
Cô ngập ngừng. “Không. Hiện thời, tôi chưa quyết định sẽ phải làm gì”.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm việc với nhau”.
“Ý ông nói là với tiệm đồ cổ của ông ư?”.
Ông ta cười lớn. “Không, cô bé thân mến. Sẽ thật là xấu hổ nếu phung phí tài năng của mình. Cô thấy đấy, tôi biết về hành động táo bạo của cô trước Morgan.. Cô đã ứng xử tuyệt vời”.
“Ông Gunther ... tôi đã bỏ tất cả những thứ đó lại phía sau rồi”.
“Nhưng phía trước cô là gì nào? Cô vừa nói là không có dự định gì. Cô phải nghĩ về tương lai của mình chứ. Dù cô có một đống tiền đi chăng nữa thì rồi một ngày nào đó cũng sẻ hết. Tôi đề nghị với cô một sự hợp tác. Tôi giao thiệp với các giới có thế lực ở phạm vi quốc tế. Tôi tham gia các hội từ thiện, các hội săn bắn và các hội đua thuyền. Tôi biết việc đi về của những kẻ giàu có”.
“Tôi không thấy điều đó có liên quan gì tới mình”.
“Tôi có thể đưa cô gia nhập giới thượng lưu đó. Tôi có thể cung cấp cho cô thông tin về những món nữ trang, những bức họa cực kỳ đắt giá và những chỉ dẫn giúp cô đoạt được chúng một cách an toàn. Đó chỉ là việc tước đoạt lại của những kẻ làm giàu trên sự thiệt hại của người khác mà thôi. Mọi thứ đều sẽ được chia một cách công bằng giữa chúng ta. Cô trả lời thế nào?”.
“Tôi trả lời là không”.
Ông ta nhìn cô, nghĩ ngợi. “Tôi hiểu. Cô sẽ gọi cho tôi một khi cô thay đổi ý kiến chứ?”.
“Tôi sẽ không đổi ý đâu, ông Gunther”.
Tracy yêu thích London. Nàng ăn ở các nhà hàng Le Gavroche, Bill Bentley, Coin du Feu và những khi rời khỏi nhà hát sau các buổi diễn nàng tới tiệm Drones để thưởng thức món humberger Mỹ chính cống. Nàng tới thăm nhà hát Quốc gia, nhà hát Ôpêra Hoàng gia và tham dự các cuộc bán đấu giá các tác phẩm của Christie và Sotheby. Nàng đi mua sắm ở các cửa hàng sang trọng như Harrods, Fortnum và Mason, thuê một chiếc xe và một người lái, và đã có một kỳ nghỉ cuối tuần đáng ghi nhớ ở khách sạn Checoton Glen, New Hampshire.
Nhưng tất cả đều rất đắt tiền. Dù có một đống tiền đi chăng nữa thì một ngày nào đó nàng cũng tiêu hết.
Gunther Hartog nói đúng. Số tiền nàng éo chẳng thể đủ để chỉ dùng mãi được, và Tracy nhận thấy nàng phải có dự tính cho tương lai.
Nàng còn được mời tới nghỉ cuối tuần vài lần nữa ở trang viên của Gunther, và ngày càng thấy dễ chịu hơn khi tiếp xúc với ông ta.
Một tối chủ nhật, trong bữa ăn, một nghị sĩ quốc hội quay sang hỏi Tracy.
“Cô Wihitney, tôi chưa bao giờ gặp một người Texas chính cống cả. Họ thế nào nhỉ?”.
Tracy liền làm các điệu bộ bắt chước một quả phụ Texas mới phất lên và đã làm cho tất cả cười thích thú.
Sau đó, khi chỉ có riêng Tracy và Gunther, ông ta hỏi.
“Cô có muốn giả bộ như thế để kiếm được một khoản nhỏ không?”.
“Ông Gunther, tôi đâu có phải diễn viên”.
“Cô tự đánh giá mình quá thấp đấy. Có một hãng kim hoàn ở London, Paker and Paker, vốn quen với cái việc, như người Mỹ các cô vẫn nói, tước đoạt ngay khách hàng của mình. Cô vừa làm tôi nảy ra một cách thức hay trong việc bắt họ phải trả giá cho sự bất lương đó”. Rồi Gunther nói ra kế hoạch của mình”.
“Không”, Tracy đáp. Nhưng càng nghĩ về câu chuyện của Gunther, nàng càng thấy bị hấp dẫn. Nàng nhớ lại cái cảm giác đầy kích động khi lừa được mấy viên cảnh sát ở Long Island, rồi đến Jeff Stevens và Boris Melinikov, Pietr Nugulesco. Đó là những cảm giác không thể nào quên nổi. Tuy nhiên tất cả đã thuộc về quá khứ.
“Không, thưa ông Gunther”. Tracy nói lại. Nhưng lần này giọng nàng đã bớt đi vẻ chắc chắn.
Trời tháng Mười mà London ấm lạ thường và người Anh cũng như khách du lịch đã tận dụng ánh nắng mặt trời rực rỡ. Dòng xe cộ buổi trưa tấp nập đã gây những ùn tắc ở khu Trafalgar Square, Charing Cross và Piccadil1y Cirens. Một chiếc xe Daimler màu trắng rẽ khỏi phố Oxford chạy vào phố New Bond, len lỏi giữa dòng xe cộ và dừng lại trước một cửa hiệu kim hoàn lớn. Một tấm biển trang trọng, bóng lộn gắn bên cửa ra vào:
PR AND PARKER. Người tài xế mặc đồng phục mở cửa sau ra. Một phụ nữ trẻ, tóc vàng, mặt trát son phấn, trong một chiếc váy bó sát người kiểu Ý và chiếc áo khoác ngoài bằng lông chồn - hoàn toàn không hợp với thời tiết nhảy ra khỏi xe.
“Đi lối nào vậy, anh bạn trẻ?” Giọng cô ta oang oang, nặng thổ âm Texas.
Người tài xế chỉ về phía cửa tòa nhà. “Kia, thưa bà”.
“Tốt. Đợi quanh đâu đấy, không lâu đâu”.
“Tôi có thể sẽ phải chạy vòng vòng khu phố này, thưa bà ở đây không được phép đỗ xe”.
Cô ta vỗ vỗ lên lưng anh ta và nói:
“Cứ làm việc mình phải làm, công tử bột ạ”.
Công tử bột? Người tài xế bực bội. Phải lái loại xe cho thuê này thật là một sự trừng phạt. Anh ta không ưa dân Mỹ, nhất là người Texas. Họ là những kẻ thô bạo, ỷ vào đồng tiền. Anh ta hẳn sẽ phải kinh ngạc nếu biết rằng người khách này chưa bao giờ đặt chân tới vùng đất đó.
Tracy kiểm tra lại diện mạo qua cửa kính của gian trưng bày, nở một nụ cười thoải mái và đền đàng bước lại cửa ra vào mà một người gác mặc đồng phục đã mở sẵn cho nàng.
“Xin chào bà”.
“Chào cậu. Các người có bán gì nữa không ngoài ba thứ đồ nữ trang giả hả?
“ Rồi nàng cười khoái trá với câu đùa ấy.
Người gác cổng sa sầm mặt. Còn Tracy phớt lờ bước vào cửa hiệu, mang theo một mùi thơm quá mức của nước hoa Chloe.
Arthur Chilton, người bán hàng, bước về phía khách.
“Cho phép tôi được phục vụ bà”.
“Có thể được đấy, mà cũng có thể không. P.J thân yêu của tôi bảo tôi hãy tự mua cho mình một món quà sinh nhật, vì vậy tôi đang ở đây. Các anh có gì nào?”.
“Bà có ý muốn đặc biệt về một thứ gì không?”.
“Này, anh bạn, người Anh các anh là những người làm việc nhanh nhẹn, có phải không?” Nàng cười khàn khàn trong cổ họng và vỗ vai anh ta. “Có thể là một vài viên ngọc chẳng hạn. P.J yêu quý của tôi muốn mua cho tôi thứ đó đấy”.
“Xin mời bà đi lối này ...”.
Chilton đưa nàng lại bên một tủ kính, nơi trưng bày vài chiếc khay đựng những viên ngọc.
Nàng ném một cái nhìn khinh khỉnh. “Đây là loại nhóc con:
Cỡ bố mẹ chúng đâu hả?”.
Chilton cứng cỏi đáp. “Những viên ngọc này giá cũng tới ba mươi nghìn đô la đấy ạ”.
“Quỷ quái thật, chừng đó chỉ đáng tiền tôi trả người làm đầu cho tôi mà thôi”. Người đàn bà cười hô hố P.J yêu quý của tôi sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu như tôi mang về mấy cái hòn sỏi tý tẹo này”.
Chilton cố thử hình dung ra cái ông P.J yêu quý kia.
Hẳn là to béo và cũng ồn ào, đáng ghét như người đàn bà này. Họ xứng với nhau lắm.. Tại sao tiền bạc lại cứ chảy vào những kẻ không đáng được hưởng thế nhỉ? Anh ta bực dọc nghĩ.
“Bà quan tâm đến loại có giá trị tiền bao nhiêu ạ?”.
“Tại sao không bắt đầu từ thứ gì đó có giá khoảng một trăm tờ lớn nhỉ”.
Anh ta ngây người ra. “Môt trăm tờ lớn ạ?”.
“Quỷ quái thật, tôi cứ nghĩ rằng các người phải nói thứ tiếng Anh của nhà vua cơ đấy. Một trăm tờ lớn. Một trăm ngàn”.
Anh ta nuốt nước bọt. “Ô, Nếu vậy thì có lẽ bà nên nói chuyện với ông quản lý của chúng tôi”.
Viên quản lý Gregory Halston, nhất quyết đòi đích thân làm các vụ giao dịch lớn, và đối với những người làm công thì điều đó chẳng hề gì vì lẽ nhân viên của hãng Parker and Parker này không được nhận chút xíu hoa hồng nào hết. Và với một khách hàng như thế này thì Chilton chỉ cảm thấy dễ chịu khi có thể giao lại cho Halston mà thôi. Chilton bấm một nút điện dưới quầy hàng, và giây lát sau một người đàn ông với khuôn mặt tai tái, vẻ tham lam ló ra từ một cánh cửa phía sau. Anh ta thoáng nhìn người phụ nữ tóc vàng ăn mặc kỳ cục kia và thầm mọng sao đừng có khách hàng quen nào xuất hiện cho tới khi người phụ nữ này đi khỏi.
Chilton nói, “Ông Halston, đây là bà ... ờ ...? “ Anh ta quay sang phía người phụ nữ.
“Benecke, anh bạn, Mary Lou Benecke. Vợ của P.J. Benecke Chắc rằng các anh đều đã nghe tiếng ông chồng cao quý của tôi, P.J. Benecke?”.
“Thì dĩ nhiên rồi”. Gregory Holston hơi nhếch môi.
“Bà Benecke muốn mua viên ngọc, thưa ông Halston”.
Gregnry Halston chỉ các khay ngọc. “Chúng tôi có những viên ngọc xinh xắn ở kia ...”.
“Bà ấy muốn thứ có giá khoảng một.trăm ngàn đô la”.
Lần này nụ cười trên gương mặt Gregory Halston là hoàn toàn thành thực.
Một ngày được mở đầu thế này thì thật tuyệt.
Anh biết đấy, nhân ngày sinh nhật tôi, P.J. yêu quý muốn tôi tự mua cho mình một thứ gì đó thật đẹp”.
“Phải vậy, Halston nói. “Xin mời bà theo tôi”.
“Anh chàng bịp bợm này, liệu có gì để giới thiệu với tôi không hả?” Người đàn bà tóc vàng cười khúc khích.
Halston và Chilton giận tái mặt, đưa mắt nhìn nhau. Bọn người Mỹ khốn kiếp.
Halston đưa người đàn bà tới trước một cánh cửa và dùng chìa khóa mở nó ra. Họ bước vào căn phòng nhỏ, sáng trưng, và Halston thận trọng khóa cánh cửa sau lưng lại.
Đây là nơi chúng tới dành riêng cho các khách quý”, anh ta nói.
Ở giữa phòng là một cái tủ chứa đầy những viên kim cương ru bi, ngọc bích sáng lấp lánh.
“Ô, cái này khá hơn đây. P.J. yêu quý của tôi chắc sẽ rất thích”.
Bà có thấy ưng ý với viên ngọc, hay kim cương nào chưa ạ?”.
“Ồ; để xem đã”. Nàng bước tới bên ngăn tủ chứa những viên ngọc bích.
“Cho tôi thử xem cái đám kia nào”.
Halston lấy ra khỏi túi mình một chìa khóa nhỏ khác, mở ngăn tủ, nhấc một khay ngọc bích ra và đặt lên trên mặt bàn. Có mười viên ngọc lớn dựng trong một cái hộp lót nhung. Halston thấy người đàn bà nhặt lên viên lớn nhất, một viên ngọc bích nằm trên một cái cặp tóc bằng bạch kim.
“Như cách nói của P.J. yêu quý thì thứ này có ghi tên tôi ở trên đó”.
“Bà có con mắt tuyệt vời. Đây là một viên ngọc Colombia, 10 ca ra màu xanh cỏ. Nó không hề có vết và ...”.
“Ngọc nào mà chẳng có vết”.
Halston đắn đo một tích tắc và nhượng bộ ngay. “Tất nhiên, bà nói rất phải.
Ý tôi muốn nói là ... Bây giờ anh ta mới để ý thấy rằng cặp mắt người đàn bà xanh thẳm như màu của viên ngọc mà bà ta đang mân mê trong tay, xoay đi xoay lại, xem xét các mặt của nó.
“Chúng tôi còn có một bộ lớn hơn nếu ...”.
“Thôi khỏi, anh bạn yêu quý. Tôi sẽ lấy viên này”.
Việc mua bán diễn ra chưa đầy ba phút đồng hồ.
“Quý hóa quá”, Halston nói. Rồi anh ta tế nhị thêm vào, “Tính ra đô la là một trăm ngàn. Bà sẽ thanh toán thế nào ạ?”.
“Halston, đừng có bận tâm chuyện đó, cậu công tử bột ạ. Ngay tại London này, tôi có một tài khoản bằng đô la. Tôi sẽ viết một tấm séc nhỏ. Rồi P.J. sẽ trả tôi sau”.
“Tuyệt diệu. Tôi sẽ cho lau chùi viên ngọc cho bà và rồi cho chuyển tới tận khách sạn nơi bà ở”.
Thực ra thì chẳng cần phải lau chùi viên ngọc, nhưng Halston không hề có ý định rời nó ra cho tới khi tấm séc của bà ta được chuyển khoản xong, vì lẽ anh ta biết quá nhiều nhà kim hoàn đã bị mất tiền bởi những kẻ lừa đảo thông minh.
Halston vẫn lấy làm hãnh diện về việc chưa bao giờ để ai bịp, dù chỉ là một đồng bảng.
“Tôi sẽ cho chuyển viên ngọc tới đâu ạ?”.
“Chúng tôi ở khách sạn Dorch”.
Halston ghi lại:
Khách sạn Dorchester”.
“Một khách sạn lộn xộn”, nàng cười mỉa. “Bây giờ người ta không thích khách sạn này nữa vì nó đầy người Ả Rập, thế nhưng P.J. của tôi lại có rất nhiều công chuyện làm ăn với bọn họ. Ông ấy luôn mồm nói, Dầu lửa, bản thân nó là cả một vương qươc. P:J. Benecke là một người đàn ông tuyệt vời.
“Tôi tin là như vậy”. Halston đáp theo bổn phận.
Anh tá đứng nhìn người đàn bà xé ra một tờ séc và bắt đầu viết, rồi nhận ra rằng đó là mẫu séc của ngân hàng Barclays. Tất. Anh ta có bạn ở đó và người bạn này có thể xác minh cái tài khoản của gia đình Benecker.
Anh ta nhận tấm séc. “Tôi sẽ chuyển viên ngọc tới tận tay bà vào sáng mai”.
“P.J yêu quý sẽ thích nó lắm đấy”, nàng cười rạng rỡ.
“Tôi chắc là ông nhà sẽ thích nó”, Halston lịch sự đáp.
Anh ta tiễn nàng ra cửa trước.
“Halson ...” .
Anh ta đã toan nói “Halston”, song lại thôi. Việc quái gì? Lạy Chúa, anh ta sẽ chẳng bao giờ để mắt tới bà ta nữa cơ mà. “Dạ, bà muốn gì ạ?”.
“Một chiều nào đó, anh phải tới uống trà với chúng tôi nhé. Anh sẽ rất khoái ông P.J của tôi cho mà xem”.
Tôi thật tình muốn được vinh hạnh đó. Nhưng đáng tiếc, tôi đều phải làm việc các buổi chiều”.
“Thật chán chết”.
Anh ta nhìn theo bà khách đang bước ra hè đường. Một chiếc Daimler màu trắng trườn tới và người tài xế bước ra mở cửa xe. Bà ta quay lại giơ ngón tay trái làm hiệu chao alston khi chiếc xe lăn bánh.
Halston trở lại phòng làm việc của mình, tức khắc nhấc điện thoại gọi tới người bạn ở nhà băng Barcelays.
“Peter thân mến, tớ có trong tay tờ séc một trăm ngàn đô la tính vào tài khoản của một_bà Mary Lou Beneckẹ nào đó Cậu xem hộ có vấn đề gì không?”.
“Cầm máy, anh bạn”.
Halston đợi. Gần đấy, hàng họ ế ẩm nên anh ta càng mong là tấm séc ấy không có vấn đề gì. Anh em nhà Parker, chủ cửa hàng này, đã khô ng ngớt trách cứ anh ta, cứ như chính anh ta chứ không phải sự suy thoái kinh tế là nguyên nhân của sự ế ẩm đó vậy. Tất nhiên, phần lợi nhuận thì vẫn không đến nỗi quá tệ, bởi vì hãng Parker and Parker này có một xưởng chuyên gia công đồ kim hoàn, và thường thường những thứ đồ kim hoàn này khi được giao lại cho khách hàng thì chất lượng không còn bằng so với lúc nhập vào ban đầu nữa. Có nhiều lời phàn nàn, song chẳng có chứng cớ cụ thể gì cả.
Peter đã trở lại máy. “Không có vấn đề gì, Gregory, tài khoản đó có dư tiền để thanh toán cho tấm séc”.
Halston thở phào nhẹ nhõm. “Peter, cảm ơn cậu”.
“Có gì đâu”.
“Tuần sau đi ăn trưa nhé, tớ trả tiền”.
Sáng hôm sau, tấm séc được thanh toán và chiếc cặp gắn viên ngọc Colombia được một người giao hàng chuyển lại cho bà P.J Benecke tại khách sạn Dorchester.
Buổi chiều, khi gần tới giờ đóng cửa, thư ký của Gregory Halston bước vào nói. “Có một bà Benecker đến gặp ông, thưa ông Halston”.
Anh ta lặng người đi. Hẳn là mụ ta đến để trả cái cặp, và anh ta khó có thể từ chối nhận lại. Quỷ tha ma bắt cái đám đàn bà, cái bọn người Mỹ, và tất cả cái bọn người Texas ấy đi cho rảnh? Halston cố lấy vẻ tươi cười bước ra chào.
“Xin chào bà, bà Benecke. Tôi cho là ông nhà đã không thích món quà ...”.
Bà ta mỉm cười. “Anh nhầm rồi, anh chàng kỳ cục này. P.J của tôi thích nó đến phát điên lên ấy chứ?”.
Tim Halston rộn cả lên. “Thật vậy à?”.
“Đúng ra thì ông ấy thích nó tới mức muốn mua một cái nữa để rồi sửa thành một cặp khuyên tai. Cho tôi lấy thêm một cái cùng cặp với cái này đi”.
Gregory thoáng nhăn mặt. “Sợ rằng chúng ta đã gặp khó khăn một chút đây, bà Benecker”.
“Khó khăn gì vậy, anh bạn thân mến?”.
“Viên ngọc của bà là viên duy nhất. Không còn một viên nào khác giống nó cả. Bây giờ, xin giới thiệu với bà một viên rất đẹp, khác kiểu, mà tôi có thể ...”.
“Tôi không muốn kiểu khác. Tôi muốn một viên giống như viên này thôi”.
“Thưa bà Benecker, hoàn toàn ngay thẳng mà nói thì không có nhiều viên ngọc Colombia không hề có vết”, anh ta nhìn vẻ mặt hà khách. “Gẩn như không hề có vết đâu ạ”.
Nào, anh chàng công tử bột này. Phải có một viên ở đâu đó chứ”.
Thành thực mà nói, tôi thấy rất ít những viên ngọc cỡ đó và tìm kiếm một viên ngọc khác cùng cỡ, cùng màu hệt như thế này thì gần như là không thể được”.
“Người Texas chúng tôi có câu nói rằng cái điều gọi là không thể được là điều làm ta mất thêm một chút thì giờ mà thôi. Thứ bảy này là sinh nhật. P. J.
muốn tôi có cặp khuyên tai đó và P.J. muốn là phải được”.
“Tôi thực sự không nghĩ rằng tôi có thể ...”.
“Tôi đã trả cho cái cặp vừa rồi bao nhiêu nhỉ? Một trăm tờ lớn phải không?
Tôi tin rằng P.J của tôi sẽ có thể chấp nhận giá hai hoặc ba trăm ngàn để có một viên như thế nữa đấy”.
Gregory Halston vội vã nhẩm tính. Phải có một phiên bản nữa của viên ngọc ở đâu đó, và nếu P.J Benecke chịu trả tới 200.000 đô la thì quả là một món lời lớn. Mà thật ra, Halston nghĩ, mình có thể biến nó thành khoản lời cho riêng mình.
Anh ta đáp. “Thưa bà Benecke, tôi sẽ cố gắng tìm. Tôi quả quyết với bà là không éo một cửa hiệu kim hoàn nào ở London có một viên ngọc bích giống hệt như thế được, nhưng thường vẫn có thể có từ các vụ bán đấu giá. Tôi sẽ đăng quảng cáo xem có kết quả gì không.
“Anh có thời gian từ giờ tới cuối tuần”, bà khách tóc vàng nói. “Và giữa anh, tôi và cái cột đèn thì có thể nói thật là P.J yêu quý của tôi chịu trả tới giá ba trăm năm mươi ngàn đấy”.
Rồi bà Benecke bước ra phía cửa, cái áo lông chồn xù xù sau lưng.
Gregơry Halston vào ngồi trong phòng làm việc mơ màng. Định mệnh đã đẩy vào tay anh ta một ả đàn bà tóc vàng đỏng đảnh đến nỗi sẵn sàng trả 350 ngàn đô la để mua cho được một viên ngọc giá 100 ngàn. Một khoản lãi ròng .000 đô la, Gergory Halston thấy rằng không cần phải làm bận lòng anh em nhà Parker với các chi tiết của vụ mua bán này. Chỉ việc đơn thuần ghi lại vụ bán viên ngọc thứ hai với giá 100000 đô la và bỏ túi phần còn lại. Khoản .000 đô la kia sẽ đủ để anh ta gây dựng cuộc sống mới.
Tất cả việc mà anh ta phải làm bây giờ là kiếm một viên ngọc y hệt viên đã bán cho bà P.J Benecke.
Hóa ra việc này khó khăn hơn nhiều so với dự tính của Halston. Không một chủ hiệu kim hoàn nào, qua liên hệ bằng điện thoại, có được thứ anh ta yêu cầu.
Anh ta đăng lời rao tìm trên các tờ báo của London và liên hệ với các hãng Christie và Sotheby và hàng tá văn phòng đại lý khác nữa. Trong mấy ngày sau đó Halston chết ngập trong một thác những ngọc là ngọc, tốt có, xấu có, có cả những viên cỡ hạng nhất, thế nhưng không có viên nào trong số đó gần giống với thứ mà anh ta đang tìm kiếm.
Vào thứ tư, bà Benecke gọi điện đến. “P.J yêu quý của tôi bắt đầu thấy sốt ruột rồi đấy. Anh đã tìm được chưa?”.
“Chưa, thưa bà Benecke”, Halston cam đoan. “Nhưng bà đừng lo, chúng tôi sẽ tìm được”.
Vào ngày thứ sáu, Tracy lại gọi điện tới nhắc. Ngày mai là sinh nhật tôi”.
“Tôi biết, thưa bà Benecke. Nếu mà có thêm một vài ngày nữa thì tôi chắc là có thể ...”.
“Ồ thôi, đừng bận tâm làm gì, anh chàng công tử bột ạ Nếu sáng mai mà anh không kiếm được viên ngọc đó, tôi sẽ trả lại viên mà tôi đã mua ở chỗ anh. P.J của tôi, cầu Chúa phù hộ cho trái tim của ông ấy, định sẽ mua chó tôi một dinh thự ở nông thôn thay vào đó. Anh đã bao giờ nghe nói về khu Sus*** chưa?
Halston toát mồ hôi. “Bà Benecke”, anh ta khẩn khoản. “Bà sẽ thấy rất khó sống ở Sus***:
Bà sẽ thấy chán ngắt khi phải sống trong một biệt thự ở nông thôn.
Đa phần những ngôi nhà này đang ở trong tình trạng tồi tàn. Chúng không có hệ thống lò sưởi và ...”.
“Giữa riêng anh và tôi”, nàng ngắt lời. “Nói thật là tôi thích cặp khuyên tai hơn. P.J của tôi thậm chí còn tỏ ý chịu trả bốn trăm ngàn đô la để mua một viên ngọc như thế nữa. Anh không thể biết P.J yêu quý của tôi là người bướng bỉnh đến thế nào đâu”.
Bốn trăm ngàn Halston như cảm thấy những đồng tiền đang lọt qua giữa các ngón tay mình. “Bà cứ tin ở tôi, tội đang làm tất cả những gì có thể”, anh ta nài nỉ. “Tôi cần thêm chút ít thời gian nữa”.
“Việc đó đâu phụ thuộc vào tôi, anh bạn thân mến. Tùy vào P.J thôi”.
Rồi máy im bặt.
Halston ngồi lặng, nguyền rủa số mệnh. Anh ta có thể tìm viên ngọc 10 ca ra như thế ở đâu ra cơ chứ? Quá mải mê với những ý nghĩ dằn vặt trong đầu, anh ta không nghe thấy tín hiệu gọi của máy đàm thoại nội bộ. Mãi tới hồi thứ ba, anh ta mới giật mình bấm nút và gắt lên. “Cái gì thế?”.
“Có một bà Marissa gọi điện tới, thưa ông Halston. Bà ấy đề cập tới lời rao của ta tìm mua viên ngọc ạ”.
Một viên ngọc nữa? Đã có ít nhất chục cú điện thoại gọi tới trong buổi sáng, và chẳng được việc gì cả. Anh ta nhấc máy lên và nói, giọng khiếm nhã. “Nghe đây”.
Một giọng phụ nữ mềm mại mang âm hưởng của Ý cất lên, “Xin chào ngài.
Tới đọc thấy trên báo rằng ngài muốn mua một viên ngọc bích phải không ạ?”.
“Nếu như nó phù hợp với các yêu cầu chất lượng của tôi thì đúng vậy”. Anh ta không giấu nổi vẻ sốt ruột trong giọng nới của mình.
“Tôi có một viên ngọc vốn là kỷ vật của gia đình trong nhiều năm qua. Nó đúng là một kỷ vật, thật đáng buồn, nhưng hoàn cảnh giờ đây buộc tôi phải bán nó”.
Anh ta đã từng nghe những chuyện kiểu đó. Mình phải liên hệ lại với hãng Christie, Halston nghĩ. Hoặc với hãng Sothaby. Có khi tới phút cuối cùng lại được việc cũng nên, hoặc giả ...
“Thưa, ngài đang tìm mua một viên ngọc bích mười ca ra phải không ạ?
“Đúng thế”.
“Tôi có một viên mười ca ra - màu xanh - Colombia”.
Halston cảm thấy cổ họng như nghẹn lại khi toan cất tiếng. “Xin ... xin bà nói lại xem nào?”.
“Vâng. Tôi có một viên ngọc Colombia mười ca ra, màu xanh cỏ. Ông có muốn mua không?”.
Anh ta thận trọng đáp. “Không biết bà cô thể ghé qua và cho tôi xem được không?”.
“Không, thật dáng tiếc, tôi sợ rằng tôi đang bận. Chúng tôi đang chuẩn bị cho nhà tôi một bữa tiệc tại đại sứ quán mà. Có thể là tuần tới tôi mới. ..”.
Không! Tuần tới thì quá muộn. “Tôi có thể đến gặp bà được không ạ?” Anh ta cố giấu vẻ sốt sắng. “Tôi có thể tới ngay bây giờ”.
“Ôi, không. Tôi đang bận mà. Tôi đang định đi mua bán ...”.
“Bà đang ở đâu, thưa bà?”.
“Khách sạn Savoy”.
“Tôi sẽ có mặt sau mười lăm phút, mười phút thôi”.
Giọng anh ta hăng hái.
“Cũng được. Và tên ngài là ...”.
“Halston. Gregory Halston”.
“Xin mời tới phòng hai mươi sáu”.
Tắc xi chạy sao chậm thế? Tâm trạng Halston thoắt sung sướng thoắt lo âu, rồi lại sung sướng đến nghẹt thở. Nếu viên ngọc này mà giống với viên ngọc kia, anh ta sẽ trở nên giàu có tới mức cả trong giấc mơ cũng không dám. Ông P.J. kia sẽ trả 400 ngàn đô la. Một khoản lãi ròng 300 ngàn. Ta sẽ mua một cơ ngơi bên sông Riviere, và một chiếc thuyền cao tốc nữa chứ. Với một biệt thự riêng, một chiếc thuyền riêng, ta sẽ tha hồ cám dỗ những cậu trai trẻ trung, xinh xắn mà ta thích ...
Gregory Halston là một kẻ theo thuyết vô thần, ấy vậy mà khi bước vào hành lang của khách sạn Savoy, trên đường tới căn phòng số 26, anh ta thấy mình đang thầm cầu nguyện:
xin để cho viên ngọc này vừa lòng ông P.J Benecke.
Anh ta đứng trước cửa phòng 26, cố thở sâu và chậm để lấy lại vẻ bình tĩnh rồi gõ cửa, và không nghe rõ tiếng trả lời.
Ôi, lạy Chúa, Halston nghĩ. Bà ta đã đi rồi. Bà ta đã không đợi mình. Bà ta đi mua sắm và ...
Cánh cửa mở ra, và Halston thấy mình đúng trước một người đàn bà trạc 50 vẻ trang nhã, với cặp mắt sẫm màu, gương mặt đầy nếp nhăn và mái tóc đã điểm bạc.
Khi nói, giọng bà ta mềm mại với cái âm hưởng của tiếng Ý mà Halston đã biết. “Cái gì vậy, thưa ông”.
“Tôi là G ... Gregory Halston. Bà đã gờ ... gọi điện cho tôi” Anh ta lắp bắp vì quá hồi hộp.
“À, vâng? Tôi là Marissa đây. Xin mời ngài vào”.
“Cám ơn bà”.
Anh ta bước vào phòng, cố khép hai đầu gối lại nhau cho đỡ run. Suýt nữa anh ta đã buột miệng, “Viên ngọc đâu? “Nhưng biết là phải kìm chế. Không được tỏ ra quá sốt sắng. Nếu viên ngọc là đáng hài lòng, anh ta sẽ có lợi thế trong việc mặc cả. Dù sao thì mình cũng là chuyên gia còn bà ấy chỉ là một kẻ nghiệp dư.
“Xin mời ngồi”, bà ta nói.
Anh ta ngồi xuống cái ghế tựa.
“Xin lỗi. Tôi nói tiếng Anh kém quá”.
“Không, không? Tiếng Anh của bà rất tuyệt”.
“Cám ơn. Ngài có muốn dùng một chút cà phê? Hay trà?”.
“Không, xin cám ơn bà”.
Anh ta thấy nôn nao trong bụng. Hỏi đến viên ngọc ngay thì có vội quá không? Nhưng cũng không thể đợi thêm, dù chỉ một giây. “Cái viên ngọc ...”.
Bà ta đáp ngay, “A, vâng. Bà nội trao viên ngọc này cho tôi và tôi muốn được chuyển lại cho con gái khi nó 25 tuổi, nhưng nhà tôi đang mở một cuộc kinh doanh mới ở Milano, và tôi ...”.
Halston có nghe thấy gì đâu. Anh ta không quan tâm đến chuyện đời sống tẻ nhạt của người đàn bà xa lạ này, mà chỉ nóng lòng muốn được thấy viên ngọc.
Anh ta không thể chịu đựng nổi sự trì hoãn dài dòng và vô ích này.
“Điều quan trọng là giúp chồng tôi có thể bắt tay vào việc” Bà ta gượng cười phiền muộn. “Có thể là tôi đang phạm sai lầm trong việc này”.
“Không, không”. Halston vội nói. “Chẳng sai gì cả, thưa bà. Giúp chồng là bổn phận của người vợ. Viên ngọc giờ ở đâu ạ?”.
“Tôi có ở ngay đây”, bà ta đáp rồi thò tay vào túi lấy ra viên ngọc được gói kỹ đưa cho Halston. Anh ta nhìn nó và thấy bừng bừng cả người. Đó là một viên ngọc Colombia 10 ca ra óng ả, màu xanh cỏ. Nó giống viên ngọc mà anh ta đã bán cho bà Benecke về kích cỡ, màu sắc đến mức gần như không thể phát hiện sự khác nhau giữa chúng. Thật giống hệt, Halston tự nhủ, và chỉ chuyên gia mới cớ thể thấy sự khác biệt được. Hai bàn tay Halston run run, cố buộc mình phải trấn tĩnh lại.
Anh ta xoay xoay viên ngọc, ngắm nghía các mặt lung linh tuyệt đẹp của nó, và rồi bình thản nói. “Một viên ngọc khá xinh xắn”.
“Vâng, thật là đẹp. Trong bao nhiêu năm qua tôi thật yêu thích nó, và chả muốn phải rời nó ra”.
“Bà đang làm một việc đúng đắn”, Halston vỗ về. “Một khi mà việc làm ăn của ông nhà thành đạt thì bà sẽ có thể mua bao nhiêu viên ngọc này chẳng được”.
Chính đó là điều tôi nghĩ đấy. Ngài thật biết thông cảm”.
“Việc này là tôi giúp cho một người bạn, thưa bà. Cửa hiệu chúng tôi có những viên ngọc đẹp hơn thế này nhiều, nhưng bạn tôi muốn có một viên hợp với viên mà vợ anh ta đã mua. Tôi nghĩ rằng anh ta sẽ chịu trả tới sáu mươi ngàn đô la để có được viên ngọc này đấy”.
Halston mím chặt môi. Mình có thể chấp nhận giá cao hơn cơ mà? Anh ta mỉm cười. “Biết nói thế nào nhỉ ... Tôi nghĩ rằng tôi có thể thuyết phục bạn tôi mua với giá một trăm ngàn. Kể thì đó là một đống tiền, nhưng anh ta nóng lòng muốn có viên ngọc này”.
“Nghe cũng được”, người đàn bà nói.
Và tim Gregory Halston như căng phồng lên trong lồng ngực. “Tốt! Tôi có mang theo cuốn séc của mình, tôi sẽ viết một tấm séc cho bà ...”.
“Ô, không ... Tôi sợ rằng chừng ấy chẳng đủ để giải quyết khó khăn của tối được”, Giọng đầy buồn rầu.
Halston nhìn bà ta chằm chằm. “Khó khăn của bà ư?”.
“Vâng. Như tôi đã giải thích đấy, chồng tôi đang đi vào một công cuộc làm ăn mới, và ông ấy cần ba trăm năm mươi ngàn đô la. Tôi có một trăm ngàn, tiền riêng, để đưa ông ấy, và tôi còn cần hai trăm năm mươi ngàn nữa. Tôi cứ ngỡ là bán viên ngọc này sẽ được ngần ấy”.
Anh ta lắc đầu. “Thưa bà, toàn thế giới này không có viên ngọc bích nào đáng giá ngần ấy tiền cả. Xin bà tin tôi, một trăm ngàn đô là cái giá hơi cao rồi đấy.
“Ông Halston, tôi tin là vậy, “ bà ta nói. “Nhưng cũng chẳng giúp gì được ông nhà tôi, có phải không nào?” Bà ta đứng lên. “Tôi sẽ giữ lại cho con gái tôi vậy”. Bà ta chìa bàn tay thanh tú của mình ra. “Xin cám ơn ngài. Cám ơn ngài đã đến đây”.
Halston chết lặng. “Xn đợi một chút”, anh ta nói.
Lòng tham đang vượt lên tên mọi cảm giác thông thường và anh ta quyết không để tuột mất viên ngọc khỏi tay mình. “Xin mời bà ngồi lại. Tôi chắc là chúng ta có thể đi tới một sự dàn xếp có tình có lý Nếu tôi có thể thuyết phục khách hàng của tôi trả một trăm năm mươi ngàn đô la.”.
“Hai trăm năm mươi ngan đô la”.
“Nào thôi, hại trăm ngàn vậy?”.
“Hai trăm năm mươi ngàn đô la”.
Bà ta không hề lay chuyển. Halston tính toán phần mình. Món lời 150.000 đô lá rõ ràng còn hơn là không có gì Có nhà là một biệt thự và một con thuyền nhỏ hơn, nhưng vẫn là cả một gia sản. “Và cũng đáng để đổi với những cư xử bủn xỉn của anh em nhà Parker. Halston sẽ đợi một hai ngày rồi thông báo cho họ quyết định của mình. Tuần sau thì mình sẽ ở Cote d Azur của nước Pháp rồi.
“Xin theo ý bà”, anh ta nói.
“Tuyệt. Tôi rất hài lòng”.
Thì dĩ nhiên là mụ mãn nguyện còn gì, đồ chó, Halston thầm nghĩ. Thế nhưng phần anh ta cũng không có gì phải phàn nàn. Anh ta có thể gây dựng cả một cuộc sống. Halston nhìn viễn ngọc một lần nữa rồi bỏ nó vào túi “Tôi sẽ trao cho bà tấm séc tính vào tài khoản của cửa hiệu”.
“Tốt. Cám ơn ngài”.
Halston viết séc rồi trao nó cho bà ta. Mình sẽ yêu cầu bà P.J Benecke viết tờ séc 400.000, Peter sẽ giúp rút ra tiền mặt, và mình sẽ bỏ túi khoản chênh lệch.
Mình cũng sẽ thu xếp với Peter để sao cho tấm séc 250.000 đô la này không xuất hiện trong báo cáo tài chính hàng tháng của anh em nhà Parker.
Một trăm năm mươi ngàn đô la. Halston như đã cảm thấy nắng ấm của bờ biển miền Nam nước Pháp mơn man trên mặt ...
Chuyến tắc xi trở về cửa hiệu dường như chỉ mất ít giây đồng hồ. Halston hình dung ra vẻ sung sướng của bà Benecke khi nghe anh ta báo tin. Không những đã kiếm được viên ngọc bà ta yêu thích, mà còn giúp bà ta khỏi phải sống trong một ngôi nhà nông thôn tàn tạ nữa.
Khi Halston bước thấp bước cao đi vào cửa hiệu, Chilton nói. “Thưa ngài, có một khách hàng ở đây đang muốn ...”.
Halston vui vẻ gạt anh ta sang bên. “Đợi đã”.
Anh ta không có thì giờ cho các thứ khách hàng. Lúc này, và không bao giờ nữa. Từ giờ trở đi, người ta sẽ phải phục vụ Halston. Anh ta sẽ có thể đi mua hàng ở các cửa hiệu Hermes, Gucci, Lanvin, và ...
Halston khấp khởi bước vào phòng làm việc, đóng cửa lại, đặt viên ngọc lên bàn, và quay số điện thoại.
Giọng người nhân viên tổng đài vang lên “Khách sạn Dorchester đây”.
“Xin phòng Oliver Messel”.
“Ông muốn nói chuyện với ai ạ?”.
“Bà P.J. Benecke”.
“Xin đợi một chút”.
Halston huýt sáo miệng khe khẽ.
Tiếng người nhân viên tổng đài lại vang lên. “Xin lỗi ông, bà Benecke đã trả buồng rồi ạ”.
“Vậy bà ta đã chuyển sang buồng nào thì hãy cứ gọi buồng ấy”.
“Bà Benecke đã thôi không còn ở khách sạn này ạ”.
“Thật vô lý. Bà ấy ...”.
“Tôi sẽ để ông nói chuyện với bộ phận tiếp tân”.
Một giọng đàn ông cất lên. “Bộ phận tiếp tân đây. Xin phép được giúp đỡ ông ...?”.
“Vâng. Bà Benecke đang ở buồng nào vậy?”.
Bà Benecke đã rời khỏi khách sạn sáng nay”.
Phải có một lý do. Một sự việc khẩn cấp nào đấy.
“Xin cho địa chỉ tiếp theo của bà ấy vậy. Đây là ...”.
“Xin lỗi, bà ấy không để địa chỉ lại”.
“Dứt khoát bà ấy có để địa chỉ lại”.
“Tôi đích thân làm thủ tục thanh toán, trả buồng với bả Benecke mà. Bà ấy không để lại cái gì cả”.
Thật như một nhát dao đâm thẳng vào bụng. Halston chậm chạp buông máy và ngồi lặng người, hoang mang. Phải tìm cách liên hệ để báo cho bà. ấy biết rằng sau cùng thì anh ta đã tìm được viên ngọc. Trong khi chờ đợi, phải lấy lại tờ séc 250.000 đô la ở chỗ bà Marissa.
Anh ta hấp tấp quay số gọi khách sạn Savoy.
“Xin buồng hai mươi sáu”.
“Xin cho biết ông gọi ai ạ?”.
“Bà Marissa”.
“Xin đợi”.
Nhưng thậm chí khi người nhân viên tổng đài chưa trở lại, một inh cảm khủng khiếp đã báo trước cho Halston cái thảm họa mà anh ta sẽ phải chịu.
“Xin lỗi. Bà Marissa đã trả buồng.
Anh ta gác máy. Những ngón tay run bần bật đến mức phải khó khăn lắm mới quay nổi số máy của nhà băng. “Cho tôi nói với kế toán trưởng ... nhanh lên Tôi muốn chặn một tấm séc”.
Dĩ nhiên là đã quá muộn. Halstơn đã bán một viên ngọc bích với giá một trăm ngàn đô la và rồi mua lại chính viên ngọc đó với giá hai trăm năm chục ngàn.
Gregory_Halston rũ người trên ghế, dằn vặt nghĩ cách giải thích với anh em nhà Parker.

__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-08-2006, 12:45 PM   #17
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 22

Một cuộc sống mới bắt đầu đối với Tracy. Nàng mua ngôi nhà cổ rất đẹp a 45 Quảng trường Eaton - thật hoàn hảo cho việc tiếp bạn bè, khách khứa. Ngôi nhà có “Nữ hoàng Anne” cách người Anh dùng để chỉ một khu vườn phía trước nhà, và “Mary Anne”, một khu vườn phía sau, và vào mùa họa thì cả hai đều thật hấp dẫn. Gunther đã giúp Tracy trong việc sắm sửa đồ đạc, và ngay khi công việc chưa hoàn thành thì ngôi nhà đã là một trong những nơi kỳ thú của London.
Gunther đã giới thiệu Tracy là một quả phụ trẻ tuổi, giàu có nhờ tài sản của chồng - một nhà kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - để lại. Nàng mau chóng nổi danh, đẹp lộng lẫy, thông minh và quyến rũ, nhanh chóng bị ngập bởi những lời mời mọc.
Rảnh rỗi, Tracy làm những chuyến đi ngắn sang Pháp, Thụy Sĩ, BI và Ý, và mỗi lần như vậy nàng cùng Gunther Hartog đều kiếm được tiền.
Dưới sự hỗ trợ của Gunther, Tracy Tracy đã nghiên cứu các cuốn Niên giám Gotha và Các tước vị quý tộc của Debrett - những cuốn sách chính thống cung cấp tốt cả các thông tin về giới hoàng tộc ở châu Âu. Tracy đã biến thành con kỳ nhông đổi màu, một chuyên gia trong lĩnh vực hóa trang và thay đổi giọng nói, âm điệu. Nàng đã có trong tay tới nửa tá hộ chiếu khác nhau ở nhiều nước, khi thì nàng là nữ hầu tước Anh, khi thì là một chiêu đãi viên hàng không Pháp, và khi lại là một quả phụ Nam Mỹ. Trong một năm nàng đã tích lũy được món tiền quá mức cần thiết. Nàng lập ra một quỹ riêng và lấy ở đó để đóng góp những khoản tiền lớn, nặc danh, cho các tổ chức giúp đỡ những phụ nữ mới ra tù, và nàng thu xếp để hàng tháng, một khoản tiền lớn được chuyển đến cho Otto Schmidt. Thậm chí, giờ đây nàng không hề còn ý nghĩ từ bỏ những hành động tội lỗi này nữa. Nàng thích thú tính thách đố của việc lừa gạt những người thông minh và thành đạt trong cuộc sống. Chỉ có một nguyên tắc sống mà nàng tôn trọng:
Tránh gây đau khổ cho những người lương thiện. Những kẻ phải nhảy dựng lên trước mánh khóe của nàng đều là những kẻ hoặc tham lam hoặc vô đạo đức, hoặc cả hai. Tracy tự hứa với mình không ai phải tự tử vì những gì mình làm với họ.
Báo chí bắt đầu đăng tải tin tức về những hành vi lừa gạt táo tợn đang xảy ra khắp chậu Âu, và bởi vì Tracy luôn luôn cải trang dưới những diện mạo khác nhau, nên cảnh sát đã tin rằng có một băng phụ nữ đang tiến hành một loạt các vụ đó. Tổ chức cảnh sát Quốc tế cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc này.
Tại trụ sở ở Manhattan của Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế, J.J Reynolds triệu tập Daniel Cooper đến.
“Chúng ta đang gặp khó khăn”, Reynolds nói. “Nhiều khách hàng châu Âu của chúng ta đang bị tiến công mà rõ ràng là do một băng nhóm phụ nữ. Tốt cả đang ầm ĩ cả lên. Họ đòi phải bắt giữ chúng lại. Tổ chức Cảnh sát Quốc tế đã nhận hợp tác với chúng ta. Đó là công việc của cậu, Dan ạ, cậu phải đi Paris”.
Tracy đang ăn chiều với Gunther Hartog tại tiệm Seott trên phố Mount.
“Tracy này, cô đã bao giờ nghe nói về Maximilian Pierpont chưa?”, Cái tên có vẻ quen quen. Nàng đã nghe ở đâu rồi nhỉ?
Và chợt nhớ ra. Jeff Stevens đã nói tới khi họ ở trên boong tàu Nữ hoàng El1zabeth? “Chúng ta có mặt ở đây vì cùngmột lý do. Maximilian Pierpont?
“Ông ta rất giàu chứ gì?”.
“Và bỉ ổi. Chuyên mua các Công ty rồi cướp phá chúng”.
Tracy nhớ lại lời Otto Schmldt. “Khi Joe Romano nắm lấy toàn hộ công việc, hắn đuổi tốt cả mọi người và đưa người của hắn vào thay thế. Rồi hắn bắt đầu cướp phá công ty Họ đã lấy mọi thử công việc kinh doanh ngôi nhà, chiếc xe của mẹ cô ...
Gunther ngạc nhiên nhìn nàng. “Tracy, cô có khỏe không?”.
“Tôi khỏe”. Đôi khi cuộc sống thật là bất công, nàng nghĩ, và chính chúng ta phải là người làm cho mọi chuyện công bằng trở lại.
“Hãy cho tôi biết thêm về Maximil1an Pierpont đi”, nàng nói với Gunther. .
“Cô vợ thứ ba mới ly dị, và giờ đây ông ta sống một mình. Tôi nghĩ có thể Anh kiếm được tiền nếu như cô làm quen với quý ông này. Ông ta đã đặt mua vé trên chuyến tàu tốc hành phương Đông vào ngày thứ sáu, từ London đi Ixtambun.
Tracy mỉm cười. “Tôi chưa bao giờ được đi trên tàu tốc hành Phương Đông.
Tôi cho rằng sẽ thấy thích thú”.
Gunther mỉm cười. “Tốt. Maximil1an Pierpont có trong tay bộ sưu tập trứng chim Faberge đáng kể nhất nằm ngoài ảo tàng Hermitage ở Leningrađ. Nó vẫn được ước đoán là có giá tới hai mươi triệu đô la”.
Tracy hỏi. “Nếu mà tôi lấy được mấy quả trứng đó cho ông thì ông sẽ làm gì với chúng, Gunther? Chúng nổi tiếng thế thì làm sao mà bán được?”.
“Tracy thân mến, còn có những nhà sưu tầm tư nhân chứng. Hãy đem những quả trứng bé nhỏ đó về, và tôi sẽ tìm được ổ cho chúng.
“Để tôi xem liệu có thể làm gì được”.
“Cũng không dễ tiếp cận Maximilian Pierpont đâu. Tuy vậy, có hai con bồ câu khác cũng đặt vé trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông vào ngày thứ sáu - đi dự Liên hoan phim ở Venice. Tôi nghĩ rằng chúng cũng đủ béo để có thể được vặt lông rồi. Cô đã nghe nói về Silvana Luadi chưa?”.
“Minh tinh màn bạc người Ý?”.
“Cô ta kết hôn với Aiberto Fornati, người sản xuất những bộ phim anh hùng ca khủng khiếp. Fornati thì đầy tai tiếng về chuyện thuê mướn diễn viên và đạo diễn với một khoản tiền mặt nhỏ nhoi, hứa với họ về một khoản chia phần trăm khá lớn trong số lợi nhuận về sau, rồi thì chẳng cho họ tý gì nữa. Hắn ta đủ sức để mua cho vợ những món nữ trang khá đắt tiền. Hắn càng không chung thủy với vợ bao nhiêu thì càng cho vợ nhiều đồ nữ trang bấy nhiêu. Bây giờ thì Silvana phải dư sức mở cửa hiệu kim hoàn của riêng ả ta ấy chứ. Tôi nghĩ rằng cô sẽ thấy họ là những người bạn đồng hành thú vị”.
“Tôi thấy thích đấy”. Tracy đáp.
Đoàn tàu tốc hành Phương Đông khởi hành từ ga Victoria ở London vào, các thứ sáu hàng tuần lúc 11 giờ 44 phút, chạy đi Ixtambun, với các điểm tạm dừng ở Boulogue, Paris, Lausanne, Milan và Venice. Ba mươi phút trước giờ khởi hành, một bàn kiểm soát được đặt ngay lối cửa ra vào để lên tàu, và hai nhân viên lực lưỡng mặc đồng phục trải một tấm thảm đỏ trước chiếc bàn rồi đứng sang hai bên đón khách.
Những ông chủ mới của đoàn tàu tốc hành Phương Đông đã hy vọng làm sống lại dĩ vãng vẻ vang của những đoàn xe lửa chở khách thời cuối thế kỷ 19, và đoàn tàu mới này được đóng giống hệt như đoàn tàu ngày trước với một toa kiểu Ănglê dùng làm nơi ngồi chơi, giải trí, vài toa dùng làm phòng ăn, một toa dùng làm tiệm giải khát, và các toa dùng làm phòng ngủ.
Một nhân viên trong bộ đồng phục xanh nước biển thời năm 1920 với những chiếc tua vàng mang hai chiếc va li và chiếc xắc nhỏ của Tracy tới tận ca bin của nàng, một chổ hơi nhỏ. Có một chiếc ghế duy nhất phủ thảm len, nền thêu hoa. Thảm trải sàn, cũng như cái thang để leo lên giường, đều một màu xanh.
Ca bin cứ giống như một hộp kẹo.
Tracy đọc tấm thiếp gắn trên chai sâm banh nhỏ để sẵn trên bàn:
OLIVER AUBERT, TRƯỞNG TÀU.
Mình sẽ chờ khi có cái gì đó đáng chúc mừng, Tracy nghĩ.
Maximilian Pierpont. Jeff Stevens đã bị lỡ. Được hớt tay trên ông Stevens thì cũng thú vị đấy. Tracy mỉm cười với ý nghĩ đó.
Nàng loay hoay sắp xếp hành lý và treo sẵn ra ngoài mấy bộ quần áo cần dùng tới. Nàng thích đi trên chiếc máy bay phản lực của hãng Pan American hơn là trên một xe lửa, nhưng chuyến đi này thì đầy hứa hẹn là hứng thú.
Đúng giờ, đoàn tàu tốc hành Phương Đông rời khỏi ga. Tracy ngồi tựa mình trên ghế ngắm nhìn vùng ngoại ô phía Nam London lướt qua khung cửa sổ.
giờ 15 hôm đó, đoàn tàu tới cảng Folkestone nơi hành khách xuống phà để vượt eo biển sang Boulogne thuộc Pháp, và từ đây, họ lên một đoàn tàu tốc hành Phương Đông khác chạy tiếp về phía Nam.
Tracy gặp một nhân viên trên tàu, hỏi anh ta. “Tôi nghĩ rằng ông Maximilan Pierpont đang cùng đi với chúng ta. Anh có thể chỉ ông ta cho tôi không A. Anh nhân viên lắc đầu. “Rất tiếc, thưa cô. Ông ta đặt buồng, trả tiền, nhưng không thấy mặt dâu cả. Tôi nghe nói ông ấy là người tính nết rất thất thường.
Ở Boulogne, hành khách được đưa lên đoàn tàu tốc hành Phương Đông chạy trên phần lục địa châu Âu.
Không may là cabin của Tracy cũng giống hệt như trên đoàn tàu trước, và cái giường chẳng êm ái gì cả làm nàng khó chịu, nằm lỳ trong cabin suốt cả ngày dế tính toán kế hoạch, và tới tôi mới bắt đầu mặc áo xống.
Tàu tốc hành Phương Đông quy định ăn mặc trang trọng vào buổi tối, và Tracy lựa một chiếc váy dài màu trắng sữa lộng lẫy may bằng hàng tơ mỏng dính, tốt chân và đôi giày màu xám. Trước khi ra khỏi cabin, nàng đứng trước gương ngắm lại thật kỹ. Cặp mắt màu xanh lục đầy vẻ ngây thơ, gương mặt toát lên vẻ vụng về, yếu đuối. Cái gương mặt thật dối trá. Tracy thầm nghĩ. Mình đấu còn là một phụ nữ như vậy nữa. Mình đang sống một cuộc sống giả tạo, Nhưng thú vị.
Vừa ra khỏi cabin, cái ví trên tay nàng tuột rơi xuống sàn và khi cúi xuống nhặt, nàng nhanh nhẹn xem xét các ổ khóa. Mỗi cánh cửa cabin trên tàu có hai ổ khóa. Một Yale, và một kiểu Universal. Không có vấn đề gì đáng kể Tracy tiếp tục đi về phía toa xe, nơi đặt phòng ăn.
Đoàn tàu có ba toa xe dùng làm nơi ăn uống. Các ghế ngồi đều phủ thảm len, các bức vách được ốp gỗ, và những ngọn đèn gắn trên trần tỏa ra một thứ ánh sáng dịu dàng. Tracy bước vào phòng ăn thứ nhất và thấy có dăm ba bàn còn trống. Một nữ tiếp viên đón nàng. “Tiểu thư dùng bàn cho một người ạ?”.
Tracy đưa mắt nhìn quanh. “Tôi đang tìm bạn:
Cảm ơn”.
Nàng đi tiếp sang toa ăn sau. Phòng này Đông hơn, nhưng cũng vẫn còn vài bàn trống chỗ.
“Chúc một buổi tối tốt lành cô tiếp viên chào. “Tiểu thư ăn một mình sao?”.
“Không, tôi ăn với bạn. Cám ơn”.
Nàng đi sang toa ăn thứ ba. Tốt cả các bàn đều đã có người.
Cô tiếp viên đón ngay ở cửa. “Thưa, tôi e rằng bà phải đợi Tuy nhiên, ở hai toa kia vẫn còn bàn đấy ạ”.
Tracy nhìn quanh và đã thấy mục tiêu của mình tại một bàn trong tít tận góc phòng. “Không sao”, Tracy nói, “Tôi có bạn mà”.
Nàng bước lại cái bàn ở góc xa đó. “Xin lỗi”, nàng nói dè dặt. “Dường như tốt cả các bàn đều chật rồi. Các vị có cho phép tôi ngồi cùng không ạ?”.
Người đàn ông nhanh nhẹn đứng dậy, nhìn nàng chằm chằm và thốt lên “Tốt thôi. Xin mời ngồi. Tôi là Alberto Fornati và đấy là vợ tôi, Silvana Luadi”.
“Tôi là Tracy Wihitney”:
Chuyến đi này nàng dùng hộ chiếu thật.
“A, một phụ nữ Mỹ. Tôi nói tiếng Anh thì tuyệt vời”.
Alberto Fornati người thấp, béo và hói đầu. Ô Rome, người ta bàn tán rất nhiều trong suốt mười hai năm qua kể từ khi họ chung sống với nhau, về nguyên nhân gì đã làm cho Silvana Luadi chịu cưới Fomati. Silvana Luadi là một người phụ nữ in vẻ đẹp quý tộc, với thân hình gợi cảm và tài năng bẩm sinh. Cô ta đã giành một Oscar, một Cành cọ bạc và luôn luôn được mời đóng phim. Tracy nhận thấy cô ta mặc chiếc váy dài buổi tối biểu Valentino - giá năm ngàn đô la, và đồ nữ trang mà cô tạ mạng trên người phải trị giá tới gần một triệu. Nàng nhớ lại lời Gunther:
Hắn càng không chung thủy với vợ bao nhiêu thì càng cho vợ nhiều đồ nữ trang bấy nhiêu. Bây giờ thì Silvana phải được sức mở hiệu kim hoàn riêng của cô ta ấy chứ.
“Đây là lần đầu tiên cô đi tàu tốc hành Phương Đông phải không, tiểu thư”.
Sau khi nàng ngồi xuống, Fornati mở đầu câu chuyện.
“Thưa vâng”.
“A, đoàn tàu này đẩy những câu chuyện lãng mạn cặp mắt ông ta ướt rượt.
“Có nhiều mẩu chuyện lý thú. Ví dụ, ngài Basil Zaharoff, trùm lái súng, vẫn thường đi trên đoàn tàu này ngày trước - luôn luôn ở cabin số 7. Một đêm ông ta nghe có tiếng kêu và cửa cabin ông ta bi xô bật. Một người phụ nữ Tây Ban Nha trẻ trung, xinh đẹp ngã nhào vào ông ta”. Fornati dừng lời, phết bơ lên miếng bánh và đưa vào miệng. “Cô ta đang bị chồng dọa giết. Các bên cha mẹ đã thu xếp cho cuộc hôn nhân, và cô gái tội nghiệp đến lúc đó mới biết người chồng bị bệnh tâm thần. Zaharoff đã ngăn cản người chồng và an ủi cô gái trẻ trung đang khiếp sợ và rồi từ đó bắt đầu một cuộc tình đầy lãng mạn kéo dài suốt bốn mươi năm”.
“Thật thú vị”. Tracy đáp, cặp mắt mở to thích thú.
“Đúng thế đấy. Sau đó, họ lại gặp nhau trên tàu tốc hành Phương Đông, ông ta ở cabin số 7 và cô ấy ở số 8.
Khi người chồng kia chết, cô tiểu thư này và Zaharoff đã kết hôn, và để làm một biểu tượng cho tình yêu của mình, ông ta đã tặng cô ấy cả một sòng bạc ở Monta Carlo, như một món quà cưới”.
“Một câu chuyện thật hay, thưa ông Fornati Silvana ngồi câm lặng như một tảng đá.
“Ăn đi”, Fornati giục Tracy. “Ăn đi”.
Bữa ăn gồm có sáu món, và Tracy để ý thấy Alberto Fornati ăn hết từng món một và ăn nốt luôn cả phần dư lại trên đĩa của vợ. Giữa những miếng ăn, ông ta liên tục tán nhăng nhít.
“Cô là một diễn viên hẳn?” ông ta hỏi Tracy.
Nàng cười lớn. “Ồ, không. Tôi chỉ là một khách du lịch bình thường”.
Ông ta mỉm cười. “Cô làm diễn viên dược đấy, vì cô đẹp lắm”.
“Cô ấy đã nới không phải là diễn viên”. Giọng Slivana gay gắt.
Alberto Fornati vẫn phớt lờ. “Tôi sản xuất phim”, ông ta kể với Tracy. “Cô chắc đã nghe về những bộ phim đó?
Những kẻ man rợ, Người Titan chống lại người đàn bà siêu phàm ...”.
“Tôi không được xem nhiều phim”. Tracy đáp, vẻ có lỗi, cảm thấy cái chân to béo của ông ta áp vào chân mình dưới gầm bàn.
“Có thể tôi sẽ thu xếp để cô xem một vài phim của tôi”.
Mặt Silvana trắng bệch ra vì giận dữ.
“Cô đã bao giờ tới Rọme chưa, cô bạn thân mến?
Chân ông ta bắt đầu cọ vào chân Tracy.
“Thực sự là tôi đang định đi Rome sau khi đến Venice”.
“Tuyệt diệu! Rất hay! Chúng ta sẽ ăn một bữa với nhau. Có phải không, em yêu”“ Ông ta hét nhanh sang Silvana trước khi nối tiếp. “Chúng tôi có một biệt thự tuyệt đẹp kế bên con đường Appian. Mười mẫu ...” Ông ta dang tay ra để mô tả và gạt rơi bát xúp xuống lòng cô vợ. Tracy không thể biết đó là một cử chỉ vô tình hay hữu ý nữa.
Silvana đứng phắt dậy nhìn những vết loang lổ trên váy “Thật thô bỉ!” Cô ta kêu lên rồi đùng dùng bỏ ra khỏi phòng ăn, tốt cả các cặp mắt đều đổ dồn theo.
“Thật đáng tiếc”. Tracy lẩm nhẩm. “Một bộ váy áo đẹp đến thế, Nàng chỉ muốn tát vào mặt gã đàn ông vì đã hạ nhục người vợ. Cũng là đáng với số nữ trang mà cô ta nhận được, Tracy nghĩ.
Ông ta thở dài. “Fornati này sẽ mua cho cô ta một bộ đồ khác. Đừng để ý tới.
Cô ta rất ghen”.
“Tôi tin rằng cô ấy có lý do để ghen như vậy”. Tracy cố che giấu sự mỉa mai bằng một nụ cười.
Ông ta vênh váo. “Cũng có thể. Mọi phụ nữ đều thấy Fornati này rất hấp dẫn”.
Tracy cố lắm mới khỏi cười phá lên. “Tôi hiểu điều đó”.
Ông ta với qua bàn và cầm lấy tay Tracy. “Fomati thích cô, Fomati rất thích cô. Cô làm gì để sống nhỉ?”.
“Tôi là một thư ký thôi. Tôi đã phải dành dụm tiền để có chuyến đi này đấy”.
“Tôi hy vọng là cô có được một chỗ làm việc thú vị ở châu Âu”.
Cặp mắt lồi của ông ta đảo khắp thân hình nàng. “Cô sẽ không gặp khó khăn gì, Fornati này hứa như vậy.
Fornati xử đẹp với những ai chơi đẹp với Fornati”.
“Ông thật là tuyệt vời”, Tracy nói vẻ ngượng nghịu.
Ông ta hạ giọng thì thào. Có thể chúng ta nên thảo luận chuyện này ở cabin của cô vào cuối buổi tối này được không?”.
“Thế thì ngượng chết”.
“Tại sao?”.
“Ông nổi tiếng như vậy. Có thể là mọi người trên tàu đều biết ông”.
“Hiển nhiên là thế”.
“Nếu họ thấy ông tới cabin của tôi ... ờ, ông biết đấy, có thể có người hiểu lầm. Tất nhiên, nếu như cabin của ông ở gần chỗ tôi thì ... Ông ở cabin số mấy”.
“Số 70”. Ông ta nhìn nàng, đầy hy vọng.
Tracy thở dài. “Tôi lại ở toa xe khác. Sao chúng ta sẽ không gặp nhau ở Venice nhỉ?”.
Ông ta mỉm cười. “Được. Vợ tôi, cô ấy ở lỳ trong phòng suốt. Không chịu được nắng trên mặt. Cô đã đến Venice bao giờ chưa?”.
“Chưa”.
“A! Cô và tôi sẽ đi Torcello, một hòn đảo tuyệt đẹp với tiệm ăn thượng hạng, tiệm Locanda Gipriani. Nó cũng là một khách sạn nhỏ nữa”. Cặp mắt ông ta sáng lên. “Hết sức kín đáo”.
Tracy nhoẻn nụ cười, vẻ hiểu ý. “Nghe hấp dẫn nhỉ”.
Nàng hạ hàng mi xuống, vẻ như không nói nên lời.
Fornati xiết chặt tay nàng và thì thào tình tứ. “Em chưa biết thế nào là sự hấp dẫn đâu, em yêu ạ”.
Nửa giờ sau, Tracy đã trở về cabin của mình.
Đoàn tàu tốc hành Phương Đông lao nhanh trong màn đêm tẻ nhạt, ngang qua Paris, Diìon và .Vallarbe, trong khi hành khách đều ngủ yên giấc. Họ đã nộp hộ chiếu từ tối hôm trước và các thủ tục qua biên giới là do các nhân viên trên tàu giải quyết.
Vào lúc 3 giờ 30 sáng, Tracy lặng lẽ rời khỏi cabin của mình. Thời điểm là vấn đề có tính quyết định. Đoàn tàu sẽ băng qua biên giới Thụy Sĩ và tới Lausane lúc 5 giờ 21 phút và phải tới Milan, Ý, lúc 9 giờ 15.
Phong phanh trong bộ đồ lót và chiếc rốp mỏng, với một túi giấy, Tracy đi dọc theo hành lang, tốt cả các giác quan đều căng thẳng, sự kích động quen thuộc lâm tim nàng đập mạnh. Trong cabin không có toa lét riêng, nhưng ở đầu mỗi toa tàu. Nếu bị hỏi, nàng đã sẵn sàng để trả lời rằng đang đi tìm phòng vệ sinh dành cho nữ, nhưng chưa thấy. Song nhân viên toa xe đang tranh thủ mấy giờ đồng hồ về sáng để ngon giấc.
Tracy đến được cabin E70 không gặp trở ngại gì. Nàng nhẹ nhàng xoay tay nắm. Cửa khóa. Tracy mở túi giấy, lấy ra một dụng cụ bằng kim loại, một chai nhỏ, và một xilanh, rồi bắt tay vào việc.
Mười phút sau nàng đã trở lại cabin của mình và ba mươi phút sau đó, đã ngủ say với nụ cười còn đọng lại trên khuôn mặt mới được rửa ráy sạch sẽ, thơm tho.
Vào lúc 7 giờ sáng, khoảng hai giờ đồng hồ trước lúc đoàn tàu đến Milan, có những tiếng kêu rầm rĩ vọng ra từ cabin E70 đã làm hành khách thức giấc. Một nhân viên của đoàn tàu chạy vội vào cabin E70.
Silvana Luadi đang kêu thét điên loạn. “Trời ơi! Giúp tôi với, cô ta gào lên.
“Bao nhiêu đồ nữ trang của tôi mất sạch rồi. Đoàn tàu khốn kiếp này đầy những kẻ cắp”.
“Xin bà bình tĩnh nào”, người phụ trách toa xe nài nỉ, Những người khách ...”.
“Bình tĩnh?” Cô ta rít lên. “Làm sao mà anh còn dám bảo tôi bình tĩnh hả, đồ ngốc? Có kẻ nào đó đã ăn cắp chỗ nữ trang trị giả tới hơn một triệu đôla của tôi”.
“Làm sao mà chuyện này có thể xảy ra nhỉ?” Alberto Fornati kêu lên. “Cửa vẫn khóạ., và Fornati này rất thính ngủ cơ mà. Nếu có kẻ lẻn vào thì tôi sẽ bĩết ngay”.
Phụ trách toa xe thở dài. Ông ta quá biết chuyện xảy ra như thế nào, bởi vì trước đây đã từng như thế. Trong đêm, ai đó lần mò dọe theo hành lang và xịt nguyên một xi lanh đầy ê te qua lỗ khóa. Các ổ khóa chỉ là đồ chơi với những kẻ biết rõ chúng đang làm gì. Sau khi đã lấy được thứ mình muốn, hắn sẽ lặng lẽ trở ra trong khi các nạn nhân vẫn còn đang mê mệt. Nhưng có một điểm khác.
Trước đây thì các vụ trộm đều chỉ được phát giác sau khi tàu đã đến ga cuối cùng, do vậy bọn trộm đã có cơ hội tẩu thoát. Còn vụ này lại khác. Chưa một ai xuống tàu kể từ khi xảy ra, vậy thì chỗ đồ nữ trang đó vẫn còn trên tàu.
“Xin đừng lo”, người phụ trách toa xe hứa hẹn với vợ chồng Fornati. “Các vị sẽ lấy lại được số châu báu đó. Tên trộm vẫn eòn ở trên tàu mà”.
Nói rồi, ông ta chạy đi gọi điện cho cảnh sát.
Khi đoàn tàu tốc hành Phương Đông từ từ dừng bánh tại ga Milan, hai mươi cảnh sát mặc sắc phục đã giăng hàng chờ sẵn với mệnh lệnh không để bất kỳ một hành khách hoặc một thứ hành lý nào rời con tàu.
Luigi Ricci, viên thanh tra phụ trách nhóm công tác này, được đưa thẳng tới cabin Fornati.
Chẳng có gì khác ngoài việc Silvana Luadi càng trở nên điên cuồng, tuyệt vọng hơn. “Tốt cả số nữ trang mà tôi có đều nằm trong cái hộp đó”, cô ta gào thét. “Và lại không được bảo hiểm gì cơ chứ?”.
Viên thanh tra xem xét cái hộp đựng đồ nữ trang đã trống rỗng. “Cô có chắc đêm qua đã cho tốt cả nữ trang c vào đây không, tiểu thư?”.
“Tốt nhiên chứ còn gì. Đêm nào tôi cũng bỏ vào đây cả Cặp mắt long lanh eủa cô ta - từng làm run rẩy hang triệu người hâm mộ - nhòa lệ, và thanh tra Ricci cảm thấy sẵn lòng lao vào lửa.
Ông ta bước ra cửa cabin và ghé mũi ngửi ngửi lỗ khóa. Có thể thấy phảng phất mùi ê te còn vương lại.
Chắc chắn là đã có chuyện trộm cắp và ông ta quyết định bắt cho được cái bọn vô đạo ấy.
Thanh tra Ricci đứng thẳng người lên và nói. “Xin đừng lo quá, tiểu thư.
Không cách nào chuyển được chỗ nữ trang đó khỏi đoàn tàu này. Nó sẽ trở lại với cô”.
Thanh tra Ricci có đầy đủ lý do để tin tưởng vậy. Sợi dây thòng lọng đang được thắt lại và không hề có khả năng nào cho tên trộm tẩu thoát.
Từng hành khách được các nhân viên điều tra đưa vào một phòng đợi của nhà ga đã được canh chừng cẩn thận, và người ta đã khám xét họ kỹ càng. Hành khách nói chung, mà phần nhiều trong số họ là những người có tên tuổi, đã hết sức bất bình vì sự xúc phạm này.
“Tôi xin lỗi”, thanh tra Ricci giải thích với từng người một. “Nhưng một vụ trộm eả triệu đôla là một việc hết sức nghiêm trọng”.
Trong lúc đó, các nhân viên khác đang lật ngược cabin của họ lên, kiểm tra từng phân vuông, kỹ lưỡng. Một cơ hội quý giá cho thanh tra Ricci và ông ta quyết tận dụng nó. Khi thu hồi lại được số nữ trang, ông ta cẩm chắc là được đề bạt và tăng lương. Tiếng tăm của ông ta sẽ nổi lên như cồn. Silvana Luadi sẽ biết ơn vả có thể sẽ mời ...
Ông ta đưa ra những mệnh lệnh kiên quyết hơn.
Có tiếng gõ trên cửa cabin Tracy và một nhân viên điều tra bước vào.
“Xin lỗi tiểu thư. Đã có một vụ trộm. Chúng tôi cần khám xét tốt cả các hành lý. Xin mời đi theo tôi”.
“Một vụ trộm à?” Giọng nàng đầy hoảng hốt. “Trên chuyến tàu này ư?”.
“Tôi e là như vậy, thưa tiểu thư”.
Khi Tracy bước ra khỏi cabin của mình họ ập vào mở các vali và khám xét kỹ lưỡng từng thứ đồ bên trong.
Sau bốn giờ đồng hồ, kết quả của cuộc khám xét là dăm gói thuốc phiện, vài gam cocain, một con dao và một khẩu súng bất hợp pháp. Không hề thấy dấu vết chỗ châu báu kia.
Thanh tra Ricci không thể nào tin vào kết quả đó. “Các anh đã lục lọi toàn bộ đoàn tàu chưa?” Ông ta chất vấn.
“Thưa ông thanh tra, chúng tôi đã kiểm tra từng xăng ti mét một, đầu máy, các phòng ăn, tiệm giải khát, các toa lét, tốt cả các cabin. Chúng tơi đã khám hành lý cả các nhân viên trên tàu. Tôi có thể thề với ông rằng đám nữ trang đó không có trên đoàn tàu này. Có thể là cô ta đã tưởng tượng ra vụ trộm”.
Nhưng thanh tra Ricci thì biết rõ hơn. Ông ta đã nói chuyện với những người bồi bàn và họ xác nhận Silvana Luadi quả thực có mang những thứ nữ trang đẹp mê hồn vào bữa ăn chiều hôm trước.
Một đại diện của hãng tốc hành Phương Đông đã đáp máy bay tới Milan.
“Các ông không được giữ đoàn tàu lâu hơn nữa”, ông ta kiên quyết. “Tàu chúng tôi đã chậm nhiều so với lịch trình rồi”.
Thanh tra Ricci đành chịu thua. Không có lý do gì để giữ đoàn tàu lại.
Không còn làm gì được nữa. Cách giải thích duy nhất mà ông nghĩ tới là có thể trong đêm, tên trộm đã quẳng chỗ nữ trang xuống cho đồng bọn chờ sẵn bên đường tàu. Nhưng liệu có thể xảy ra theo cách đó không nhỉ? Việc tính toán cho khớp thời gian là không thể được. Tên trộm không thể biết trước khi nào thì hành lang trên tàu yên ắng, rồi khi nào thì đoàn tàu chạy qua điểm hẹn trước, tại một nơi hoang vắng? Đây thực sự là một việc bí ẩn mà ông ta không đủ sức lý giải.
“Cho đoàn tàu tiếp tục chạy”. Ricci ra lệnh rồi bất lực nhìn theo nó từ từ rời khỏi sân ga. Vậy là hết việc đề bạt, lên lương, hay một cơ hội sung sướng với c nàng Silvana Luadi xinh xắn nữa.
Chủ đề bàn tán duy nhất trong phòng ăn sáng hôm đó là vụ trộm này.
“Hàng mấy năm nay tôi mới lại được thấy một sự việc kích động thế này”, một bà giáo vẻ mô phạm thú nhận.
Bà ta nhón tay cầm vào sợi dây chuyền vàng mỏng manh có gắn viên kim cương bé xíu và nói thêm, “Thật may là chúng đã không lấy mất của tôi”.
“May thật đấy”, Tracy nghiêm trang tán thành.
Khi Alberto Fornati bước vào phòng ăn, ông ta thoáng thấy Tracy và vội vã đi tới, “Dĩ nhiên là cô đã biết chuyện xảy ra. Nhưng cô có biết người bị cướp đoạt lại chính là vợ của Fornati này không?”.
“Không!”.
“Đúng thế đấy! Cuộc sống của tôi đầy rẫy những đe dọa. Một băng cướp đã lẻn vào cabin của tôi và dùng thuốc mê làm tôi ngủ vui. Fornati này đã có thể chết luôn rồi còn gì”.
“Thật khủng khiếp quá”.
“Thật tai hại cho tôi. Bây giờ tôi sẽ lại phải mua bù cho Sllvana toàn bộ số bị mất đó. Cả một gia tài ấy chứ”.
Cảnh sát không tìm lại được à?”.
“Không, nhưng Fornati thì biết chúng đã tẩu tán số nữ trang đó thế nào?”.
“Thật à! Sao nào?”.
Ông ta nhìn quanh và hạ giọng. “Một tên đồng bọn đã chờ sẵn tại một trong các ga mà chúng ta đã chạy qua trong đêm. Tên trộm chỉ việc ném chỗ nữ trang xuống khỏi đoàn tàu, và thế là xong”.
Tracy thán phục. “Ông phải thật là thông minh mới đoán ra điều đó được”.
“Ờ, ông ta nhướng cặp lông mày lên một cách đầy ý nghĩa.
“Cô sẽ không quên cuộc hẹn hò nho nhỏ ở Venice chứ;”.
Tracy mỉm cười. “Sao tôi có thể quên được?”.
Ông ta siết chặt cánh tay nàng. “Fornati này mong ngóng cuộc hẹn hò đó.
Bây giờ tôi phải quay lại để an ủi Silvana. Cô ta đang phát cuồng lên kia”.
Khi đoàn tâu tốc hành Phương Đông dừng bánh tại nhà ga Senta Lucia ở Venice, Tracy ở trong số những người khách đầu tiên xuống tàu. Nàng mang hành lý ra thẳng sân bay và lên chuyến bay đầu tiên đi London.
Cùng với hành lý của nàng là toàn bộ nữ trang của Silvana Luadi.
Gunther Hartog sắp được sung sướng.

(Còn Tiếp...)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-08-2006, 12:49 PM   #18
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 24

Ngôi nhà Tracy ở quảng trường Eaton là một thiên đường. Nó nằm trong khu vực đẹp vào loại nhất của London, gồm toàn những ngôi nhà cổ kính với những khu vườn đầy cây xanh. Những chị bảo mẫu trong những bộ đồ phục hồ bột thẳng nếp đầy những chiếc xe nôi trên các lối đi rải sỏi, bọn trẻ lớn hơn thì chơi đùa vui vẻ. Mình nhớ Amy quá - Tracy chạnh lòng.
Nàng bước dọc theo những phố cổ đã đi vào truyền thuyết, ghé qua cửa hàng rau quả và một hiệu thuốc trên phố Elizabeth, lặng ngắm những bông hoa rực rỡ màu được bày bán nay bên ngoài các cửa hiệu nhỏ nằm hai bên đường phố.
Gunther Hartog đã lưu ý để sao cho Tracy đóng góp Đúng cho những tổ chức từ thiện chân chính và gặp gỡ những người đáng gặp. Nàng đã hẹn hò với những công tước giàu có và cả các bá tước khánh kiệt, và nhiều người đã ngỏ lờỉ xin được kết hôn với nàng.
“Mỗi người đều nghĩ cô là mục tiêu lý tưởng”. Gunther Hartog cười lớn. “Cô đã thực sự làm được cho mình những điều tuyệt diệu, Tracy ạ. Giở đây cô hoàn toàn vững vàng trong cuộc sống. Tốt, cả những gì cô cần nay đều đã có rồi”.
Đúng như vậy. Tracy có tiền gửi ở khắp châu Âu, có nhà ở London và một nhà nghỉ ở St. Moritz. Có tất cả những gì mà nàng cần. Trừ một người để chia sẻ những thứ đó. Tracy nghĩ tới cuộc sống mà lẽ ra mình đã có, với một người chồng và một đứa trẻ. Liệu còn có thể có được nữa không? Không bao giờ nàng có thể tiết lộ với một người đàn ông nào đó rằng nàng thực sự là ai, lại cũng không thể sống dối trá với việc giấu kín quá khứ của mình, nhưng lại biết rõ rằng sẽ không bao giờ có thể quay lại cuộc sống mà nàng đã từng sống. Cũng được thôi, Tracy kiêu hãnh nghĩ. Rất nhiều người cô độc. Gunther nói Đúng.
Mình đã có tốt cả mà.
Chiều tối hôm sau, nàng mở tiệc, bữa tiệc đầu tiên kể từ khi từ Venice trở về.
“Tôi trông chờ việc này” Gunther nói. “Các bữa tiệc của cô đắt giá nhất London đấy”. Tracy dịu dàng đáp. “Hãy xem người đỡ đầu của tôi là ai nào”.
“Những ai sẽ đến dự?”.
“Tốt cả mọi người”.
Chiều tối, hóa ra còn một khách nữa không nằm trong cái số “Tất cả mọi người” mà Tracy dự kiến. Nàng đã mời nữ nam tước Howarth, một người thừa kế trẻ đẹp, hấp dẫn, và khi thấy nữ nam tước đến, Tracy đã ra đón. Nụ cười vụt tắt trên môi Tracy. Đi cùng với nữ nam tước là JeffStevens.
“Tracy thân mến, tôi chắc chị chưa biết anh Stevens, còn Jeff, đây là Tracy Wihitney, nữ chủ nhân”.
Tracy nói vẻ cứng nhắc, “Rất hân hạnh, anh Stevens”. Jeff đỡ lấy tay Tracy và giữ nó hơi lâu quá mức cần thiết. “Chị Tracy Wihitney ư?” Anh ta nói. “Dĩ nhiên rồi.
Tôi là một người bạn của chồng chị. Chúng tôi cùng ở Ấn Độ với nhau mà”.
“Thật thú vị làm sao!” Nữ nam tước Howarth kêu lên.
“Lạnh, anh ấy chưa bao giờ nói về anh cả”. Tracy lạnh lùng.
“Thật thế à? Tôi ngạc nhiên đấy. Anh bạn cũ đáng yêu của tôi. Thật buồn vi việc xảy ra cho anh ấy”.
“Ôi; chuyện gì đã xảy ra vậy?” Nữ nam tước hỏi.
Tracy nhìn chằm chằm vào Jeff. “Thực ra cũng chẳng có gì đấu”.
“Chẳng có gì!” Jeff nói với vẻ trách cứ. “Nếu tôi nhớ chính xác thì anh ấy đã bị treo cổ ở Ấn Độ”.
“Ở Pakistan”, Tracy nói chắc nịch. “Và tôi đã nhớ là chồng ti có nói về anh thật. Vợ anh thế nào?”.
Nữ nam tước Howarth nhìn Jeff. “Anh chưa bao giờ nói là anh có vợ cả, Jeff.
“Cecily và tôi đã ly dị”.
Tracy mỉm cười ngọt ngào. “Ý tôi muốn nói tới Rose”.
“Ồ, cô vợ đó”.
Nữ nam tước Howarth sững người. “Anh đã hai lần cưới vợ?
“Một lần thôi”, Jeff dễ dàng đáp. “Rose và tôi đã bỏ nhau lâu rồi. Khi đó chúng tôi đều còn quá trẻ mà”. Anh dậm chân toan bước đi.
Tracy hỏi thêm. “Còn hái đứa trẻ sinh đôi thì sao?”.
Nũ nam tước Howarth kêu lên. “Sinh đôi à?”.
“Hai lúa sống chung với mẹ”. Jeff nói với Howarth, rồi nhìn Tracy, “Tôi không thể nói hết sự thú vị khi được trò chuyện cùng chị, chị Wihitney ạ.
Nhưng chúng tôi không được phép độc giữ chủ nhân”. Nói rồi anh nắm tay nữ nam tước, bước đi.
Sáng hôm sau, Tracy chạm trán với Jeff trong buồng thang máy của cửa hiệu Harlods, lúc đó đang Đông khách.
Tracy bước ra khi thang máy dừng lại ở tầng ba, và nàng quay lại nói với Jeff, giọng to và rõ ràng. “Nhân đây, xin hỏi, làm cách nào anh thoát ra khỏi những lời cáo buộc hôm trước thế” “Cửa thang máy khép lại để mặc Jeff trong buồng thang máy đầy những người lạ soi mói nhìn.
Đêm đó, Tracy nằm nghĩ tới Jeff, và bật cười. Anh ta thật có sức quyến rũ, một gã khốn kiếp nhưng đầy hấp dẫn. Khi nghĩ tới mối quan hệ của Jeff với nữ nam tước Howarth, nàng biết đó là mối quan hệ kiểu gì. Jeff và mình đều cùng một giuộc mà, Tracy nghĩ:
Cả hai sẽ không bao giờ ngừng lại trên bước đường đời. Cuộc sống của cả hai đầy những kích động, hồi hộp và những phần thưởng.
Nàng hướng ý nghĩ của mình sang công việc sắp tới. Vụ này sẽ diễn ra ở miền Nam nước Pháp, và nó là cả một thách thức. Gunther cho biết cảnh sát đang lùng kiếm một băng các phụ nữ bất lương, Nàng ngủ thiếp đi với nụ cười đọng trên môi.
Trong căn phòng khách sạn của mình ở Paris, Daniel Cooper đang xem xét các báo cáo mà thanh tra Trignant gửi tới. Một số vụ ông ta đã biết còn các vụ khác thì chưa. Đúng như thanh tra Trignant nói, tốt cả nạn nhân đều là những kẻ có nhiều tai tiếng xấu. Cooper ngẫm nghĩ rõ ràng các thành viên của băng này tự coi họ là những Robin Hoods.
Chỉ còn ba bản báo cáo nữa. Bản trên cùng có tiêu đề BRUCXEN. Một số đồ kim hoàn trị giá hai triệu đôla đã bị đánh cắp khỏi cái két gắn a trong tường của ông Van Ruysen nào đó, một nhà kinh doanh cổ phiếu người Bỉ, người có dính dáng tới một số vụ mờ ám về tài chính.
Các chủ nhân đang đi nghỉ ở xa, ngôi nhà hoàn toàn vắng người và ...
Cooper để mắt tới một chi tiết, tim ông ta dập dồn lên, quay lại từ dòng đầu tiên và đọc lại bản báo cáo, chú ý tới từng từ. Vụ này khác các vụ trước ở một chi tiết đầy ý nghĩa:
Tên trộm đã đụng phải hệ thống báo động, và khi cảnh sát ập tới, họ được một phụ nữ, trên mình chỉ mặc chiếc váy ngủ hở hang, trong suốt, đón tận cửa. Tóc cô ta được nhét gọn trong một cái mũ chụp và mặt thì đang đầy kem. Cô ta nhận là khách của gia đình Van Ruysen. Cảnh sát đã tin như vậy, và đến khi họ liên lạc được với các chủ nhân thì người phụ nữ kia và chỗ kim hoàn đã biến mất.
Cooper đặt tập báo xuống bàn. Lôgic, lôgic!
Thanh tra Trignant nóng nảy. “Ông nhầm rồi. Tôi nói với ông là một phụ nữ thì không thể gây ra tốt cả các vụ phạm tội này được”.
“Có một cách để kiểm tra điều đó”, Daniel Cooper nói.
“Cách gì?”.
“Tôi muốn có các số liệu từ một máy tính về thời gian và địa điểm xảy ra các vụ trộm cắp và lừa đảo trong thời gian gần đây nhất”.
“Điều đó quá đơn giản nhưng ...”.
Sau đó, tôi muốn có một báo cáo về việc nhập cảnh của tốt cả các nữ du khách người Mỹ có mặt ở các thành phố trên vào thời điểm xảy ra các vụ phạm tội đó. Có thể là cô ta đã sử đụng hộ chiếu giả phần lớn thời gian, nhưng cũng có khả năng cô ta sử dụng cả hộ chiếu thật”.
Thanh tra Trignant ngẫm nghĩ. “Tôi thấy cách lập luận của ông có lý, ông Cooper”. Ông chăm chú nhìn người đàn ông nhỏ thó trước mặt và có phần nào mong rằng Cooper đã nhầm lẫn. Ông ta quá tự tin. “Được thôi. Tôi sẽ cho bộ máy của chúng tôi hoạt động”.
Vụ trộm đầu tiên trong loạt này xảy ra ở Stôckhôn, Thụy Điển. Báo cáo của chi nhánh INTERPOL tại đây đã liệt kê danh sách các du khách Mỹ tới đây trong tuần lễ đó, và tên của các phụ nữ được đưa vào máy tính. Thành phố tiếp theo được kiểm tra là Milan. Khi tên của các nữ du khách Mỹ tại Milan trong thời gian xảy ra vụ trộm được mang tới đối chiếu với vụ Stơckhôn kia thì có 55 tên trùng lặp Danh sách này được đối chiếu một lần nữa với tên của các phụ nữ Mỹ có mặt ở Irelan trong thời gian xảy ra một vụ lường gạt, số trùng lặp giảm xuống còn 15. Thanh tra Trignant đưa bản danh sách này cho Daniel Cooper.
“Tôi sẽ so danh sách này với vụ ở Berlin nữa”, thanh tra Trignant nói.
“Và.”.
Daniel Cóoper ngước mắt lên. “Thôi không cần”.
Cái tên đầu tiên trong danh sách này là TRACY WIHITNEY.
Sau cùng thì đã có một dấu vết cụ thể, bộ máy của INTERPOL bắt đầu làm việc. Các thông báo đỏ mức ưu tiên tối cao - được gửi đi các nước thành viên, nhắc cảnh sát hãy theo dõi Tracy Wihitney.
“Chúng tôi cũng đã gửi đi các thông báo Xanh”, thanh tra Trignant cho biết.
“Thông báo Xanh là thế nào?” Cooper hỏi.
“Chúng tôi sử dụng một hệ thống mã bằng màu sắc. Một thông báo Đỏ là ưu tiên hàng đầu, Xanh da trời là yêu cầu thông tin về một kẻ bị tình nghi. Xanh lục thông báo cho các cơ quan cảnh sát biết một cá nhân nào đó đang bị nghi vấn và cần theo dõi. Đen là yêu cầu tin tức về những xác chết không nhận dạng được.
Các chữ X – D lưu ý tính thượng khẩn của một bức điện, còn chữ D là khẩn.
Bây giờ thì bất luận cô Wihitney này đi đến đâu, từ lúc bắt đầu làm thủ tục hải quan, là cô ta sẽ bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ”.
Ngày hôm sau những tấm hình của Tracy Wihitney do nhà tù nữ ở Nam Louisiana gửi đi đã nằm trong tay INTERPOL.
Daniel Cooper gọi điện thoại đường dài tới nhà riêng của J.J. Reynolds Sau cả chục hồi chuông mới có người nghe máy.
“Hello?”.
“Tôi cần một vài thông tin”.
“Cậu đấy à, Cooper? Lạy Chúa, ở đây đang là 4 giờ sáng. Tời đang ngủ ngon”.
“Tôi muốn ông gửi cho tôi tốt cả những gì ông có được về Tracy Wihitney.
Các bài báo, băng videọ ....tất cả.
“Chuyện gì đang ...?”.
Cooper gác máy.
Sẽ có ngày ta giết thằng chó đẻ này, Reynolds thề với mình.
Trước đây, Daniel Cooper không mấy quan tâm tới Tracy Wihitne Còn bây giờ, đó là nhiệm vụ. Ông ta dán các tấm hình nàng lên tường căn phòng khách sạn và đọc tất cả các bài báo viết về nàng. Ông ta thuê về một bộ video và chiếu đi chiếu lại các đoạn phim truyền hình về Tracy Wthitney sau khí nàng bị kết án và sau khi được phóng thích khỏi nhà tù. Cooper đã ngồi trong căn phòng tối om giờ này sang giờ khác xem các đoạn phim, và chút ngờ vực lúc đầu đã biến thành điều khẳng định, “Chính cô là cả băng phụ nữ này, cô Wihitney”. Daniel Cooper nói to một mình. Rồi ông ta bấm nút tua lại để xem một lần nữa.


(Còn Tiếp...)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-08-2006, 12:54 PM   #19
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 26

Biarritz, thành phố nhỏ trên bờ biển miền Tây Nam nước Pháp đã mất đi nhiều vẻ quyến rũ của nó so với hồi đầu thế kỷ. Sòng bạc BeUevue một thời lừng danh nay đã đóng cửa vì phải tu sửa quá nhiều, còn sòng bạc Municipal trên phố Mazagran giờ đây là một tòa nhà tàn tạ với mấy cửa hiệu nhỏ và một trường dạy khiêu vũ. Các biệt thự cổ trên những sườn đồi cũng đã mang vẻ sa sút lắm rồi.
Tuy vậy, vào mùa đi nghỉ, khoảng từ tháng Bảy đến tháng Chín, những người giàu có, vương giả của châu Âu vẫn kéo tới đây để chơi bạc, tắm nắng và ôn lại dĩ vãng. Những người không có dinh thự riêng ở đây thì thường ngụ tại khách sạn Palais ở số 1 đại lộ Hoàng Đế. Vốn là một biệt điện mùa hè eủa Napoléon đệ Tam, khách sạn này nằm trên một mũi đất nhô ra Đại Tây Dương, trong một cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu:
một bên là ngọn đèn biển với những tảng đá tai mèo khổng lồ nhô lên sừng sững từ mặt biển xám xịt giống như những con quái vật thời tiền sử, và bên kia là con đường men sát theo bờ biển.
Một buổi chiều cuối tháng Tám, nữ bá tước người Pháp Marguerite de Chantilly bước vào gian tiền sảnh của khách sạn Palais. Đó là một phụ nữ trẻ, tao nhã với mái tóc vàng mềm mại. Nàng mặc chiếc váy dài Giveney bằng lụa màu xanh lục đốm trắng, tôn thêm vẻ đẹp của thân hình đến mức phụ nữ phải ngoái theo ghen ty còn đàn,ông thì há mồm thèm muốn.
Nữ bá tước lại bên người gác cửa. “Cho tôi xin chìa khóa buồng”, nàng nói bằng thứ tiếng Pháp rất quyến rũ.
“Có ngay, thưa nữ bá tước”. Anh ta đưa Tracy chiếc chìa khóa và mảnh giấy ghi lời nhắn lại qua điện thoại.
Trong lúc Tracy bước về phía thang máy, một người đàn ông đeo kính, ăn mặc xộc xệch đột ngột quay người khỏi chỗ trưng bày khăn quàng Hermes đụng vào nàng, làm chiếc ví nàng cầm trên tay rơi xuống sàn.
“Ồ, cô bạn”, ông ta nói. “Tôi hết sứe xin lỗi”, rồi nhặt lên và trao lại cho nàng. “Xin thứ lỗi cho tôi”. Người đàn ông nói giọng Trung Âu.
Nữ bá tước Marguerite de Chantilly khẽ gật đầu vẻ kiêu kỳ, bước đi.
Người phục vụ giúp nàng vào thang máy và đế nàng bước ra ở tầng ba.
Tracy đã chọn thuê phòng 312 vì biết rằng lựa chọn này cũng quan trọng như việc chọn khách sạn ở Capri, thì phải là phòng 522 khách sạn Quisisana. Ở Majorac phải là phòng Hoàng Gia của khách sạn Son Vida, trông ra các sườn núi và cửa biển đằng xa. Ở New York, phải là phòng Tower 4717 của khách sạn Helmslay Palace, còn ở Asterdam thì lại phải là phòng 325 của khách sạn Amstel, nơi mà du khách được ru ngủ nhờ tiếng sóng êm ái của dòng nước trong con kênh đào lớn.
Từ căn phòng 312 của khách sạn Palais nhìn ra có thế thấy một phong cảnh trải rộng của cả đại dương và thành phố. Từ các cửa sổ, Tracy đều có thể ngắm những con sóng ào ạt đập vào những tảng đá lớn nhô lên khỏi mặt biển. Ngay phía dưới cửa sổ là một bể bơi lớn hình bầu dục mà màu nướcs xanh trong của nó thật tương phản với màu xám của biển khơi, và cạnh nó là một bãĩ rộng nhấp nhô ô dù che nắng. Các bức tường trong phòng đều được phủ lụa màu xanh trắng, chân tường ốp đá hoa cương, thảm rèm đều một màu hồng nhạt. Các cánh cửa gỗ đều bóng lộn lên cùng với thời gian.
Khi đã khóa cửa lại, Tracy gỡ bỏ tóc giả và xoa xoa mặt. Nữ bá tước là vai trò nàng đóng khéo nhất. Có hàng trăm tước hiệu để chọn trong cuốn Hoàng tộc và tước vị của Debrett cũng như trong cuốn Niên giám Gotha. Các cuốn sách này hết sức quý giá đối với Tracy, bởi lẽ chúng cho biết lịch sử các dòng họ từ hàng thế kỷ, với tên tuổi cha mẹ, con cái, trường học, nhà cửa và nơi cư trú của họ. Chỉ cần đơn giản chọn một gia đình danh tiếng và trở thành một người họ xa, đặc biệt là một người họ hàng xa giàu có Con người ta dễ bị ấn tượng với những danh vọng và tiền của.
Tracy nghĩ về người đàn ông lạ mặt đâm choàng vào nàng dưới tiền sảnh và mỉm cười. Bắt đầu rời đây.
Tối đó, nữ bá tước Marguerite de Chantiliy đang ngồi trong tiệm rượu của khách sạn thì người đàn ông hồi chiều tiến lại bàn nàng.
“Xin lỗi”, ông ta dè dặt nói, “Tôi thấy cần phải một lần nữa xin cô thứ lỗi cho sự vụng về quá đáng của tôi lúc chiều”.
Tracy nở một nụ cười đầy vẻ khoan dung. “Có gì đâu.
“Đó là chuyện chẳng may mà”.
“Cô thật rộng lượng quá; Ông ta ngập ngừng. “Tôi sẽ thấy dễ chịu hơn nếu được phép mời cô một ly rượu”.
“Vâng nếu ông muốn vậy”.
Ông ta nhẹ nhàng ngồi xuống ghế đối diện. “Xin cho phép được tự giới thiệu. Tôi là giáo sư AdolfZuckerman”.
“Còn tôi là Marguerite de Chantilly”.
Zuckeman vẫy người bồi bàn. “Cô uống gì nhỉ?”.
“Sâm banh. Nhưng có lẽ ...”.
Ông ta giơ tay ra ý có tiền. “Tôi mời được mà. Thực ra thì tôi đang ở sát ngưỡng cửa khả năng mua được bất kỳ thứ gì trên thế giới này”.
“Thế ạ?” Tracy nhoẻn cười. “Ông thật nhiều diễm phúc”.
“Vâng”.
Zuckeman kêu một chai Bolliger, rồi quay sang Tracy, “Điều kỳ lạ nhất đã xảy đến với tôi. Thực ra thì chẳng nên nói chuyện này với một người lạ, nhưng tôi hồi hộp quá”. Ông ta dướn người gần lại và hạ giọng. “Nói thật với cô tôi chỉ là một giáo viên bình thường - hay nói Đúng ra là cho tới gần đây. Tôi dạy môn lịch sử. Cũng dễ chịu thôi nhưng cô biết đấy, không có gì hồi hộp cả”.
Nàng nghe với vẻ quan tâm đủ mức lịch sự.
“Nghĩa là không có gì hứng thú cho tới cách đây vài tháng”.
“Giáo sư Zuckeman, cho phép tôi hỏi, cách đây vài tháng có gì xảy ra vậy?”.
“Khi đớ tôi đang nghiên cứu về hạm đội Tây Ban Nha mà vua Philip phái đi đánh nước Anh hồi năm 1588 ấy, nhằm tìm kiếm các hiện vật sót lại để lôi cuốn đám sinh viên, và ngay trong kho lưu trữ của bảo tàng địa phương, tôi đã gặp một tài liệu quý báu mà không biết tại sao lại lẫn lộn vào những tài liệu khác.
Nó cung cấp tốt cả các chi tiết bí mật về cuộc viễn chinh này. Một chiếc tàu chở đầy vàng nén bị cho là đã chìm trong một cơn bão mà không hề để lại dấu vết gì”.
Tracy ngước nhìn, vẻ cân nhắc. “Cho là bị chìm?”.
“Đúng như thế. Nhưng theo các tài liệu mà tôi tìm thấy thì viên thuyền trưởng và đội thủy thủ đã cố ý đánh chìm con tàu trong một cái vịnh nhỏ hoang vắng với ý định sau này sẽ quay lại để vớt kho báu này lên. Thế nhưng họ đã bị bọn cướp biển sát hại trước khi có thể quay lại cái vịnh đó. Cái tài liệu này còn sót lại chỉ vì không một tên cướp biển nào biết viết hay biết đọc gì hết. Chúng không hề biết giá trị của cái mà chúng có trong tay”.
Giọng ông ta run run vì kích động. “Tôi có tài liệu đó, với các hướng dẫn chi tiết để có thể lấy lại chỗ vàng kia”.
“Ông giáo sư, thật là một phát hiện may mắn cho ông quá”. Giọng nàng đầy vẻ thán phục.
“Chỗ vàng nén đó hiện có thể trị giá tới 50 triệu đôla”.
Zưckeman nói. “Tất cả việc mà tôi phải làm là chỉ vớt nó lên”.
“Vậy cái gì đang ngăn cản ông?”.
Ông ta nhún vai lúng túng. “Tiền. Tôi phải thuê một chiếc tàu để trục vớt kho báu đó”.
“Tôi hiểu. Chuyện đó sẽ tốn bao nhiêu?”.
“Một trăm ngàn đôla. Phải thú nhận là tôi đã làm một điều cực kỳ ngu ngốc.
Tôi đã lấy hai mươi ngàn đôla, khoản tiền dành dụm của cả đời tôi, để đi tới đây, Biarrita, và vào một sòng bạc, hy vọng sẽ kiếm được đủ ...”.
Tiếng ông ta nghẹn lại.
“Và ông đã thua tốt”.
Ông ta gật đầu. Tracy thấy mấy giọt nước mắt ứa ra sau cặp kính.
Người phục vụ đưa sâm banh đến, bật nút chai và rót thứ chất lỏng ngọc ngà ấy vào hai chiếc ly.
“Chúc may mắn” ...Tracy nâng cốc.
“Cám ơn cô”.
Họ nhấm nháp từng ngụm nhỏ trong sự im lặng trầm ngâm.
“Xin lỗi vì đã bắt cô phải nghe những chuyện này”. Zuckeman nói. “Tôi đáng ra chẳng nên kêu ca vì những khó khăn của mình với một phụ nữ xinh đẹp như cô”.
“Nhưng tôi thấy câu chuyện của ông thật hấp dẫn”, Tracy đáp. “Ông chắc là chỗ vàng còn ở đó chứ?”.
“Không nghi ngờ gì cả. Tôi có trong tay các vận đơn nguyên bản và một bản đồ do chính tay viên thuyền trưởng vẽ. Tôi biết chính xác địa điểm của kho báu ấy”.
Tracy nhìn ông ta với vẻ mặt nghĩ ngợi, băn khoăn.
“Nhưng ông cần phải có một trăm ngàn đôla?”.
Zuckeman chép miệng buồn bã. “Vâng. Để có được cái kho báu trị giá năm mươi triệu”.
“Có thể là ...” Nàng ngừng bặt.
“Gì hả cô?”.
“Ông có nghĩ tới chuyện hùn vốn với ai khác không?”.
Ông ta ngạc nhiên. “Hùn ... chung vốn ư? Không. Tôi tính làm một mình.
Nhưng tốt nhiên, giờ tôi đã mất sạch cả tiền ...”. Giọng ông ta lại nghẹn ngào.
“Giáo sư Zuckeman, nếu như tôi sẽ đưa ông một trăm ngàn đôla?”.
Ông ta lắc đầu. “Dứt khoát là không, nữ bá tước ạ. Tôi không cho phép mình nhận tiền như vậy. Cô có thể mất tiền mà không được gì cả”.
“Nhưng nếu ông chắc chắn là kho báu nằm ở đó ...?”.
“Ồ về điều đó thì tôi chắc. Nhưng hàng trăm chuyện có thể xảy ra. Chẳng có gì bảo đảm cả”.
“Trong cuộc sống, ít có những bảo đảm. Câu chuyện của ông rất hấp dẫn. Có thể là, nếu tôi giúp được ông, thì cả hai chúng ta đều may mắn”.
“Không, tôi không bao giờ tha thứ cho mình được nếu vì chuyện không may nào đó mà cô mất không số tiền của mình”.
“Tôi có thể chấp nhận điều đó”, nàng quả quyết. “Và tôi sẵn sàng làm một hợp đồng về khoản đầu tứ của tôi mà, được chứ?”.
“Dĩ nhiên, chuyện đó là cần thiết”, Zuckeman thừa nhận. Ông ta ngồi im, ân nhắc vấn đề, giằng xé với những điều ái ngại. Sau cùng, ông ta nói, “Nếu đó là điều cô tự nguyện thì cô sẽ là bên chung vốn năm mươi phần trăm”.
Nàng mỉm cười hài lòng. “Được. Tôi chấp nhận”.
Ông giáo sư nói thêm ngay. “Tốt nhiên là sau khi trừ các khoản chi phí”.
“Lẽ tất nhiên. Chúng ta có thể sớm khởi sự chứ?”.
“Ngay lập tức”. Ông giáo sư đột nhiên trở nên hăng hái. “Tôi đã kiếm được chiếc tàu mà tôi muốn sử dụng. Nó có thiết bị nạo vét hiện đại và một đội thủy thủ bốn người.
Tất nhiên, chúng ta sẽ phải cho bọn họ một vài phần trăm nào đó của những gì mà chúng ta vớt lên được”.
“Chắc chắn là thế rồi”.
“Chúng ta nên bắt đầu càng sớm càng tốt, nếu không sẽ có thể chẳng thuê được chiếc tàu đó”.
“Trong năm ngày tôi sẽ giao tiền cho ông”.
“Tuyệt diệu!” Zuckeman kêu lên. “Vậy là tôi sẽ đủ thời gian để chuẩn bị. À, mà đây chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chúng ta, có đúng thế không nhỉ?”.
“Thì còn nghi ngờ gì nữa?”.
“Chúc cho công cuộc của chúng ta “. Ông giáo sư nâng ly lên.
Tracy nâng theo và nói, “Chúc nó mang lại lợi nhuận đúng như tôi đã cảm thấy”.
Họ chạm ly. Tracy nhìn ngang căn phòng và lạnh người. Ở một bàn tít trong góc là Jeff Stevens đang nhìn nàng với nụ cười dễ chịu trên khuôn mặt.
Cùng với anh ta là một phụ nữ rực rỡ trong những đồ nữ trang quý giá.
Jeff gật đầu với Tracy, và nàng mỉm cười nhớ lại cái đêm thấy anh ta bên ngoài dinh thự của De Matigny, với con chó bên cạnh. Mình đã thắng một điểm nàng sung sướng nghĩ.
“Vậy nếu cô cho phép”, Zuckeman nó “Tôi còn nhiều việc phải làm. Tôi sẽ liên lạc với cô sau”. Tracy lịch thiệp chìa tay ra, ông ta hôn lên tay nàng và bước đi.
“Tôi thấy vị khách của cô, và tôi không thể tưởng tượng vì sao. Trông cô trong bộ tóc vàng này thật là tuyệt vời”.
Tracy ngước lên. Jeff đã đang đứng bên. Anh ngồi xuống chiếc ghế mà ít phút trước đó AdolfZuckeman đã ngơi.
“Xin chúc mừng”, Jeff nói. “Vụ De Matiglly thật là tuyệt vời. Rất gọn gang”?.
“Anh mà nói vậy thì quả là một sự đánh giá cao, Jeffạ”.
“Tracy, cô làm tôi mất món tiền lớn đấy”.
“Rồi anh sẽ quen với điều đó thôi”.
Anh xoay xoay chiếc ly đặt trước mặt. “Giáo sư Zuckeman muốn gì vậy?”.
“Ôi, anh biết ông ấy à?”.
“Cứ cho là như vậy đi”.
“Ông ấy ... ô ... muốn cùng uống một ly rượu thôi mà”.
“Và kể cho cô nghe về cái kho báu dưới đáy biển của ông ta chứ gì?”.
Tracy chợt cảm thấy lo ngại. “Làm sao anh biết chuyện đó?”.
Jeff nhìn cô đầy ngạc nhiên. Từng nói với tôi rằng cô đã chấp nhận chuyện đó. Một trò bịp cũ rích”.
“Nhưng lần này thì không đâu”.
“Ý cô nói là cô tin lão?”.
Tracy bướng bỉnh đáp, “Tôi không muốn thảo luận chuyện này, nhưng đúng là tình cờ mà ông giáo sư có được một số thông tin gốc”.
Jeff lắc đầu tỏ ý không tin. “Tracy, lão ta định bịp cô đấy. “Lão đã đề nghị cô đầu tư bao nhiêu”.
“Xin đừng bận tâm”, Tracy nói, vẻ khó chịu. “Chuyện đó chỉ liên quan đến tiền của tôi và nó là việc riêng của tôi mà”.
Jeff nhún vai. “Đúng thế. Chỉ mong cô đừng nói rằng thằng Jeff này đã không cố khuyên ngăn cô thôi”.
“Thế không phải là anh cũng quan tâm tới số vàng đó ư?”.
Anh giơ hai tay lên, vẻ thất vọng. “Sao cô luôn luôn ngờ vực tôi như vậy nhỉ?”.
“Thật đơn giản”, Tracy đáp. “Tôi không tin anh. Người phụ nữ đi cùng anh là ai vậy?” Nàng lập tức hối tiếc và chỉ ước giá mà rút lại được câu hỏi đó.
“ZSuzanne! Một người bạn thôi”, “Tất nhiên là giàu có”.
Jeff cười gượng gạo. “Quả thật là như vậy, tôi nghĩ rằng cô ta cũng có chút tiền của. Ngày mai mời cô đến ăn trưa với chúng tôi”.
“Cám ơn, tôi không hề nghĩ tới chuyện quấy quả bữa trưa của anh. Anh đổi lại cho cô ta cái gì vậy?”.
“Đó là chuyện cá nhân”.
“Tôi chắc là như vậy”. Giọng nàng chợt gay gắt tới không ngờ.
Qua vành ly, nàng trộm ngắm anh. Thật sự là hấp dẫn ghê gớm. Vóc dáng chắc nịch, gọn gàng, cặp mắt màu trò tuyệt đẹp với hai hàng lông mi dài, và trái tim của một con rắn. Một con rắn thông minh.
“Đã bao giờ anh nghĩ tới việc chuyển sang làm ăn hợp pháp chưa?” Tracy hỏi. “Có thể anh sẽ rất phát đạt đấy”.
Jeff giật nảy người. “Cái gì hả? Từ bỏ tốt cả cuộc sống này à? Cô đùa chắc”.
“Thế mãi mãi anh là một kẻ lừa đảo à?”.
“Lừa đảo chuyên nghiệp ư? Không, tôi là một nhà kinh doanh”, anh đáp quả quyết.
“Ành mà là một ... một ... nhà kinh doanh?”.
“Tôi chạy trốn khỏi gia đình từ năm 14 tuổi và gia nhập một gánh tạp kỹ”.
“Mới 14 tuổi ư?” Đó là chi bết đầu tiên mà Tracy biết đằng sau cái con người hào hoa, quyến rũ và phức tạp này.
“Điều đó là tốt cho tôi. Tôi học được cách phải sống. Khi cuộc chiến tranh lạ lùng xảy ra tại Việt Nam, tôi đã đầu quân vào lực lượng Mũ nồi xanh và được học hành tử tế Tôi cho rằng điều chủ yếu mà tôi đã học được chính là việc thấy rõ cuộc chiến tranh đó là một trò bịp lớn nhất. So với chuyện đó thì cô và tôi chỉ là những kẻ nghiệp dư mà thôi”. Anh đột ngột chuyển đề tài. “Cô có thích đi xem một trận Pơlôtta không?”.
“Nếu đó là một thứ đổi chác của anh thì xin cám ơn. Không dám”.
“Đó là một trò chơi. Tôi có hai vé xem tối nay, và Suzanne không thể đi được. Cô có muốn đi không?”.
Ngoài ý định của mình, Tracy đã buột miệng nhận lời. Họ cùng ăn với nhau ở một quán nhỏ bên quảng trường. Bữa ăn của họ có thứ rượu nho địa phương và món thịt vịt béo ngậy cùng với khoai tây chiên và bánh tây Tất cả đều thơm phức.
Vừa ăn họ vừa nói chuyện chính trị, văn chương và Tracy nhận thấy rằng Jeff có nhiều kiến thức đáng ngạc nhiên.
“Khi mà cô phải sống tự lập từ tuổi 14”, Jeff nói, “cô sẽ học được mọi thứ rất nhanh. Trước tiên cô sẽ biết về các động cơ hành động của mình, rồi biết về các động cơ của kẻ khác. Một trò lừa bịp cũng na ná như môn võ nhu đạo.
Trong môn nhu đạo, người ta giành thắng lợi bằng chính sức mạnh của đối thủ. Còn trong một trò bịp, người ta dùng tới lòng tham lam của con mồi. Hãy làm cử chỉ đầu tiên thôi, việc còn lại kẻ kia sẽ làm nốt cho mình”, Tracy mỉm cười, băn khoăn rằng liệu Jeff có biết họ giống nhau đến thế nào không. Nàng thấy thích thú được ở bên anh, nhưng tin chắc rằng hễ có cơ hội thì anh cũng chẳng ngần ngại chơi cho nàng một vố. Cần phải dè chừng anh ta và Tracy luôn luôn nhắc mình điều đó.
Trận Pơlôtta diễn ra trên một sân ngoài trời lớn bằng một sân bóng đá, nằm giữa khu đồi của vùng Biarritz.
Hai đầu sân là hai bức tường bê tông màu xanh, khá lớn, ở khoảnh giữa là sân bóng, hai bên là những hàng ghế đá dành cho người xem.
Trời chập choạng tối; các ngọn đèn pha được bật sáng. Lúc Tracy và Jeff đến, các khán đài đã Đông chật người hâm mộ, và hai đội bắt đầu thi đấu.
Cầu thủ của mỗi đội lần lượt ném mạnh trái bóng vào bức tường bê tông và rồi hứng nó bật ra bằng một cái rổ dài và hẹp buộc ngang trên tay họ. Pơlôtta là một môn chơi đầy tốc độ và nguy hiểm.
Mỗi khi một cầu thủ hứng bóng trượt, đám đông lại gào lên.
“Họ thật là đam mê”. Tracy nhận xét.
“Cả đống tiền được mang cá cược vào các trận đấu này. Dân Basque là rất máu mê cờ bạc”.
Vì người xem vẫn tiếp tục kéo đến nên các hàng ghế trở nên chật chội và Tracy thấy mình bị ép sát vào Jeff. Không biết anh có cảm thấy thân thể mình áp vào mình không, nhưng dù có, chắc cũng làm bộ không để ý.
Nhịp độ và sự quyết liệt của trận đấu mỗi lúc mỗi tăng và những tiếng la hét của đám đông vang lên ngày càng lớn.
“Nó có nguy hiểm thật không nhỉ?” Tracy hỏi.
“Thưa nữ bá tước, trái bóng kia bay trong không khí với tốc độ gần một trăm dặm một giờ. Nếu nó trứng đầu, cô sẽ chết ngay. Nhưng ít khi các cầu thủ để lỡ bóng lắm”.
Anh vừa nói vừa vỗ lên tay cô một cách lơ đãng, mắt vẫn dán vào trận đấu.
Các cầu thủ đều rất có kỹ thuật, di chuyển hợp lý và hoàn toàn khống chế bóng. Nhưng vào quãng giữa hiệp, hoàn toàn bất ngờ, một cầu thủ ném rất mạnh trái bong nhưng lại chệch hướng và bóng không lao vào bức tường bê tông mà lại la thẳng về phía chiếc ghế băng mà Tracy và Jeff đang ngồi. Người xem rạp người xuống tránh, còn Jeff túm lấy Tracy, đẩy xuống đất và nằm đè lên nàng. Họ nghe tiếng rít của trái bóng ngay phía trên đầu và đập vào bức tường chắn phía sau. Tracy, ngay lúc này, vẫn kịp cảm thấy tấm thân rắn chắc của Jeff. Mặt anh kề sát mặt nàng.
Anh giữ yên nàng trong giây lát, rồi nhổm người lên, kéo nàng đứng dậy.
Đột nhiên cả hai cùng cảm thấy ngượng ngập.
“Tôi ... tôi cho rằng sự hồi hộp, kích động trong một buổi tối thế là đủ rồi”, Tracy nói. “Tôi muốn quay về khách sạn”.
Họ tạm biệt nhau trong hành lang.
“Tôi rất thích thú buổi tối này”, Tracy nói với Jeff một cách thật tình.
“Tracy, cô sẽ không tiếp tục với cái kế hoạch mò kiếm kho báu điên khùng kia của Zuckeman chứ?”.
“Tôi sẽ tiếp tục”.
Anh nhìn nàng hồi lâu. “Cô vẫn nghĩ là tôi săn đuổi chỗ vàng ấy à?”.
Nàng nhìn thẳng vào mắt anh ta. “Thế không phải sao?”.
Mặt anh ta đanh lại. “Chúc may mắn”.
“Chúc ngủ ngon, Jeff”.
Tracy trông theo anh quay người bước ra khỏi khách sạn. Nàng nghĩ anh sẽ đến Suzanne. Tội nghiệp cô ta ...
Người gác cửa nói lớn. “A, chào nữ bá tước. Có một bức điện cho bà”.
Đó là điện của giáo sư Zuckeman.
Adolf Zuckeman đã gặp rắc rối. Một rắc rối to. Ông ta đang ngồi trong phòng của Armand Grangier và sợ đến mức đái cả ra quần. Grangier là chủ của sòng bạc bất hợp pháp trong một dinh thự riêng sang trọng ở số 132 phố Frias.
Với Grangier thì việc sòng Municipal mở hay đóng cửa cũng chẳng có gì phải bận tâm, bởi lẽ cái Câu lạc hộ ở phố Frias này của lão luôn đông đúc các vị khách giàu có. Khác với các sòng bạc do chính phủ kiểm soát, tiền đặt ở đây không hạn chế và khách có thể chơi các kiểu bài khác nhau tùy theo sở thích.
Khách hàng của Grangier gồm có các Hoàng tử ArẬp, các nhà quý tộc Anh, các thương gia phương Đông và các vị quốc trưởng Phi châu. Những cô gái mơn mởn trong các bộ đồ hở hang lượn lờ trong phòng sẵn sàng mang tới phục vụ những ly sâm banh hay uytxky biếu không, bởi lẽ từ lâu Armand Grangier đã biết rõ ràng, hơn bất kỳ ai khác, chính những kẻ giàu cc lại rất muốn kiếm được cái gì đó mà không phải bỏ tiền ra. Grangier sẵn lòng chấp nhận việc mời không những ly rượu. Các ván bài sẽ bù lại cho hắn.
Cái câu lạc bộ này luôn đầy ắp phụ nữ trẻ đẹp sánh vai với những quý ông lớn tuổi, và sớm muộn gì họ cũng bị lôi cuốn về phía Grangier. Hắn là một ông chủ nhỏ bé, nhưng có nét hoàn hảo, cặp mắt nâu tinh nhanh và cái miệng mềm mại đầy khêu gợi. Hắn cao có một mét sáu, vậy mà sự kết hợp giữa vẻ mặt và dáng nhỏ nhắn của hắn lại cuốn hút cáe phụ nữ như một thanh nam châm.
Grangier cư xử với mỗi phụ nữ mỗi khác.
“Em thật tuyệt diệu, em yêu ạ, nhưng không may cho cả hai ta, tôi lại đang yêu một người khác đến phát điên lên được”.
Mà Đúng thế thật. Mỗi tuần hắn lại thay một người đàn bà, bởi lẽ ở Biarritz này không bao giờ hết những phụ nữ trẻ đẹp cả, và Grangier chỉ dành cho mỗi người một chút thời gian nồng nhiệt ngắn ngủi.
Cái mối liên hệ của Grangier với thế giới ngầm và cảnh sát đủ mạnh để giúp hắn duy trì sòng bạc của mình. Hắn đã trở thành chủ sòng từ chỗ là một thằng bé sai vặt cho đám buôn ma túy, những ai chống lại hắn đều chỉ phát hiện ra rằng gã đàn ông bé nhỏ này quả là nguy hiểm khi đã quá muộn.
Lúc này Armand Grangier đang tra hỏi AdolfZukeman. “Hãy nói rõ hơn về cơn mụ bá tướe mà anh đã gạ gẫm vào vụ kho báu kia đi”.
Từ cái giồng giận dữ của hắn, Zuckeman hiểu rằng đã xảy ra chuyện gì tồi tệ, rất tồi tệ.
Ông ta nuốt nước bọt và nói. “Ờ, cô ta là một quả phụ có rất nhiều tiền do người chồng để lại, và cô ta nới là sẽ chịu một trăm ngàn đô la”. Ông ta tự tin hơn khi nghe tiếng của chính mình. Một khi đã nhận được số tiền đó, ta sẽ nói với cô ta là con tàu khốn kiếp kia đã gặp nạn và chúng ta cần thêm năm mươi ngàn. Rồi lại một trăm ngàn khác nữa, và ông biết đấy cứ như thế”.
Ông ta nhận thấy Armand Grangier lộ rõ vẻ khinh miệt. “Có ... có vấn đề gì?
“ Giọng Grangier lạnh như tiền. “Vấn đề là ở chỗ tôi mời nhận được một cú phôn từ người của tôi ở Paris gọi tới Hắn đã làm giả một hộ chiếu cho con mụ bá tước của anh. Tên ả là Tracy Whitney và ả là người Mỹ”.
Miệng Zuckeman chợt khô đắng. Ông ta liền nói. “Cô ta ... cô ta có vẻ thật lòng quan tâm mà”.
“Đồ ngu, ả là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Còn anh thì định lừa đảo một kẻ lừa đảo”.
“Vậy sao cô ta lại đồng ý? Tại sao cô ta lại không từ chối phắt đi?”.
Giọng Grangier lạnh tanh. “Tôi không biết. Thưa ông giáo sư Nhưng tôi quyết phải tìm ra điều đó. Và khi ấy, tôi sẽ cho ả ta đi tắm ngoài vịnh. Không kẻ nào có thể biến Armand Grangier này thành một thằng ngốc được.
Còn bây giờ thì cầm máy lên. Bảo cô ả rằng một người bạn của ông đã hứa góp một nửa số tiền, và rằng tôi sẽ đến gặp ả ngay. Ông có làm được việc đó hay không”.
Zuckeman vội vã. “Được. Xin đừng lo”.
“Tôi lo dấy”, Armand Grangier chậm rãi nói, “Tôi lo nhiều về ông, ông giáo sư ạ”.
Armand Grangier vốn không ưa những điều bí ẩn. Cái trò một kho báu dưới đáy biển người ta đã diễn hàng thế kỷ nay nhưng nạn nhân phải là những tay khờ khạo cơ.
Không đời nào một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp lại mắc vào trò này cả. Chính điều bí ẩn đó đã làm Grangier bứt rứt không yên và định làm cho ra nhẽ. Và khi hắn đã có câu trả lời thì người phụ nữ kia sẽ được giao cho Brune Vicente.
Brunne rất khoái trò vờn giỡn với nạn nhân của mình trước khi thủ tiêu họ.
Armanđ Grangier bước ra khi chiếc xe sang trọng dừng lại trước khách sạn Palais. Hắn tiến lại chỗ Jules Bergerac, một người Basque tóc bạc trắng đã làm việc tại khách sạn này từ khi mới mười ba tuổi.
“Số phòng của nữ bá tước Marguerite de Chantilly”.
Có một quy định nghiêm ngặt cấm các nhân viên tiết lộ số phòng của khách, nhưng mọi quy định không được áp dụng với Armand Grangier.
“Buồng số 312, thưa ông Grangier”.
“Cám ơn”.
“Và cả phòng 311 nữa”.
“Grangier dừng phắt lại. Hả?”.
“Nữ bá tước thuê cả hai căn_phòng liền luôn với khu phòng của bà ấy”.
“Ô? Thế ai ở đó?”.
“Không có ai”.
“Không có ai? Anh chắc chứ?”.
“Vâng, thưa ông. Bà ta luôn khóa kín. Hầu phòng cũng không được vào mà”.
Vẻ cau có lộ rõ trên mặt Grangier. “Anh có chìa vạn năng chứ?”.
“Tất nhiên”.
Không một giây lưỡng lự, ông ta trao nó cho Armand Grangier. Jules Bergerac trông theo trong lúc Grangier bước về phía thang máy. Không ai dám cãi lại hắn cả.
Tới trước căn phòng của nữ bá tước, Armand Grangier thấy cửa để ngỏ. Hắn đẩy toang hai cánh ra và bước vào. Phòng khách trống không. “Hello? Có ai ở đây không?”.
Một giọng phụ nữ vọng ra từ một phòng khác. “Tôi đang tắm. Tôi ra ngay đây. Xin cứ tự nhiên cho”.
Grangier đi lại ngó nghiêng, mọi thứ đều là quen thuộc bởi lẽ trong nhiều năm qua hắn đã dàn xếp cho nhiều bạn bè tới ở khách sạn này. Hắn sộc vào phòng ngủ. Những đồ nữ trang đắt tiền để bừa bãi trên mặt bàn phấn.
“Tôi sẽ ra ngay đây”, vẫn giọng nói ấy từ phòng tắm vọng ra.
“Đừng vội vàng, nữ bá tước”.
“Bá tước cái cục cứt” Hắn cáu kỉnh chửi thầm. “Được, dù ngươi có giở trò gì ra đi nữa thì ngươi cũng sẽ bị quật lại, cô em yêu quý ạ. Hắn bước tới cái cửa thông sang phòng 311 kế bên. Cửa khóa, Grangier dùng chiếc chìa vạn năng để mở. Không khí trong phòng ngột ngạt. Jules nói là không có ai ở đây cả. Vậy tại sao ả lại cần?
Grangier chợt thấy lạ mắt. Một sợi dây dẫn điện màu đen, to tướng cắm vào một ổ điện trên tường, bò dọc trên sàn và biến mất vào phỏng vệ sinh. Cánh cửa nhỏ này chỉ hé mở đủ để sợi dây luồn qua được. Grangier không nén nổi tò mò, bước lại mở cánh cửa ra.
Một dãy những đồng một trăm đôla được cặp trên một sợi dây căng ngang để hong khô. Trên chiếc bàn nhỏ đặt chiếc máỷ chữ có một vật gì đó được đậy bằng một tấm vải Grangier giật tấm vải ra và thấy một chiếc máy in nhỏ mà trong đó vẫn còn tờ một trăm đôla còn đang ướt.
Cạnh chiếc máy in là một xấp giấy trắng cỡ bằng đồng tiền Mỹ và một bộ dao xén giấy. Vài tờ giấy bị cắt lẹm nằm vương vãi dưới sàn nhà.
Một giọng giận dữ sau lưng Grangịer. “Ông vào dây làm gì hả?”.
Grangier quay phắt lại. Tracy Whitney đứng sững sau lưng hắn, tóc ướt sũng, mình chỉ quấn có chiếc khăn tắm.
Armand Grangier nói nhẹ. “Tiền giả? Cô định giao cho chúng tôi tiền giả”.
Hắn quan sát vẻ thay đổi trên khuôn mặt nàng. Bác bỏ giận dữ và rồi là vẻ thách thức.
“Đúng vậy”. Tracy thừa nhận. “Nhưng cũng chẳng hề gì.
Không thể nào phải biệt chúng với đồng tiên thật cơ mà.”.
“Bịp”.
“Những đồng tiền này cũng có giá như vàng vậy”.
“Thế cơ à?” Giọng Grangier đầy vẻ khinh bỉ. Hắn gỡ mấy tờ giấy bạc còn ướt từ trên dây xuống yà chăm chú nhìn hết mặt này, rồi mặt kia, và rồi xem xét kỹ lưỡng hơn. Chúng thật hoàn hảo. “Ai làm cái mẫu in này?”.
“Việc đó thì liên quan gì nào? Xem đây, tôi sẽ làm xong một trăm ngàn đô la vào thứ sáu này”.
Grangier sững người. Và khi nhận ra điều mà nàng đang nghĩ, hắn cười phá lên. “Lạy Chúa”, hắn nói.”Cô thật ngu ngốc. Không hề có kho báu nào hết”.
Tracy lúng túng. “Ý ông nói gì, không có kho báu nào à? Giáo sư Zuckeman đã nói với tôi ...”.
“Và cô tin ông ta à? Thật nực cười, thưa nữ bá tước”.
Hắn xem lại đồng bạc trong tay một lần nữa. “Tôi sẽ giữ tờ 100 này”.
Tracy nhún vai. “Ông thích bao nhiêu thì cứ lấy. Nó chỉ là thứ giấy lộn”.
Grangier vơ một nắm những tờ đô la một trăm còn ướt ..Sao cô lại tin rằng đám hầu phòng sẽ không vào đây hả?” Hắn hỏi.
Tôi đã dúi tiền cho chúng rồi. Và khi đi vắng, tôi luôn khóa cửa này”.
Ả cũng khá đấy. Armand Grangier nghĩ - nhưng cũng chẳng đủ để cứu sống ả.
“Không được rời khách sạn”, hắn hạ lệnh. “Tôi muốn cô gặp một người bạn của tôi”.
Armand Grangier đã định giao người đàn bà này cho Brune Vieente ngay, nhưng một linh tính nào đó đã giữ hắn lại. Hắn kiểm tra lần nữa một trong số những tờ bạc.
Cả đống bạc giả từng qua tay hắn, nhưng không có tờ nào có thể sánh với tờ này. Thằng cha nào đúc cái bản in quả là tài năng. Tờ bạc có cảm giác như thật, các đường nét đều gọn gàng, tinh tươm. Màu sắc rõ nét và chính xác, thậm chí dù là còn ướt mà chân dung Benjimin Franklin trên đó vẫn hoàn hảo. Con mụ khốn kiếp kia nói cũng đúng. Khó mà phân biệt được tờ bạc hắn cầm trong tay với đồng tiền thật. Grangier áy náy không biết liệu có thể mang dùng nó như tờ bạc thật hay không. Đó là một ý nghĩ đầy cám dỗ.
Hắn quyết định chưa cho Brưne Vicete biết vội gọi Zucke- man tới và đưa cho ông ta một trong số mấy tờ một trăm đô la giả. “Mang đến nhà băng và đổi sang đồng Phrăng”.
Grangier nhìn theo trong lúc ông ta vội vã bước ra khỏi phòng. Đó là sự trừng phạt đối với những ngu xuẩn của Zuckeman. Nếu bị bắt, ông ta cũng sẽ không há miệng nói đã nhận tờ bạc giả từ ai, nếu như ông ta muốn sống. Nhưng nếu ông ta có thể tiêu được tờ bạc trót lọt ...
Để xem đã, Grangier nghĩ.
Mười lăm phút sau Zuckeman quay lại, đếm đủ số Phrăng vừa đổi được bằng tờ một trăm đô la. “Còn gì không sếp?”.
Grangier nhìn những đồng Phrăng. “Anh có gặp khó khăn gì không?”.
“Khó khăn? Không! Nhưng sao ạ?”.
“Tôi muốn anh quay lại, vẫn nhà băng đó”, Grangier hạ lệnh tiếp. “Tôi muốn anh nói rõ thế này ...”.
Adolf Zuckeman bước vào gian tiền sảnh của Ngân hàng Pháp và đến trước chiếc bàn mà viên quản lý đang ngồi.
Lần này thì Zuckeman ý thức được mối nguy hiểm, nhưng thà ông ta chấp nhận điều đó còn hơn là cơn giận của Grangier.
“Tôi có thể giúp gì ông được?” Viên quản lý hỏi.
“Vâng”, ông ta cố giấu nỗi sợ hãi, “Đêm qua tôi có chơi bài với mấy người Mỹ mà tôi gặp trong quán rượu”. Ông ta ngừng bặt.
Viên quản lý gật đầu ranh mãnh. “Và ông thua sạch cả tiền nên muốn vay một khoản chứ gì?”.
“Không”, Zuckeman nói, “Thật ... là tôi được. Chỉ có điều là tôi thấy mấy người kia không có vẻ thật thà gì”. Ông ta rút ra hai tờ 100 đô la “Họ trả tôi số tiền này và tôi sợ, rằng đó ... có thể lả bạc giả”.
Zuckeman nín thở khi người quản lý nhà băng vươn người ra và đỡ lấy mấy tờ bạc từ bàn tay béo múp của ông ta. Viên quản lý xem xét hai tờ bạc một cách thận trọng, mặt bên này rồi mặt bên kia rồi giơ chúng lên trước ánh sáng.
Ông ta nhìn Zuckeman và mỉm cười. “Ông đã gặp may, thưa ông. Đây là những đồng tiền thật”.
Zuckeman thở phào nhẹ nhõm. ơn Chúa? Mọi thứ đều ổn ca.
“Thưa sếp, không có gì rắc rối. Hắn ta nói chúng là tiền thật”.
Thật là quá mức tưởng tượng. Armand Grangier ngồi lặng suy tính, một kế hoạch đã hình thành trong óc hắn.
“Kiếm mụ bá tước lại đây”.
Tracy được để ngồi trong phòng của Armand Grangier, đối diện với hắn qua chiếc bàn trang trọng.
“Cô và tôi sẽ là bạn chung doanh”, Grangier thông báo.
Tracy nhổm dậy. “Tôi không cần một bạn hàng và ...
“Ngồi xuống”.
Nàng nhìn vào mắt Grangier và ngồi xuống.
“Biarritz này là của tôi. Cô thử cứ tiêu, dù chỉ một tờ trong số bạc đó, cô sẽ bị bắt nhanh đến nỗi không biết vì sao nữa. Hiểu chưa? Nhiều điều tồi tệ thường xảy ra với các cô gái xinh đẹp trong nhà tù của chúng tôi. Ở đây không có tôi, cơ không thể động chân động tay gì được”.
“Vậy là tôi mua sự bảo hộ từ ông à?”.
Cô nhầm. “Cái cô đang mua từ tôi là sự sống của chính cô đấy”.
Tracy tin vào điều đó.
“Bây giờ, cho tôi biết cô đã kiếm được cái máy in kia từ đâu vậy?”.
Tracy lưỡng lự và sự giằng xé đó làm cho Grangier khoái chí. Hắn theo dõi vẻ đầu hàng của nàng.
“Tôi mua được nó từ một người Mỹ sống ở Thụy Sĩ. Ông ta là chuyên gia khắc bản in của trung tâm in tiền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong hai mươi lăm năm, và khi họ cho ông ta nghỉ hưu thì có một trục trặc gì đó về lương hưu và do vậy, ông ta chưa hề nhận được một xu nào.
Ông ta thấy mình bị lừa dí và quyết định tự giành lại sự công bằng, vì thế ông ta đánh cắp các bản in đồng một trăm đô la mà lẽ ra đã bị hủy bỏ và sử dụng các mối quen biết để kiếm loại giấy mà Bộ Tài chính dùng để in tiền”.
Ra vậy, Grangier hân hoan nghĩ, vì thế mà trông tờ bạc cứ như thật. Sự hồi hộp của hắn tăng lên. “Mỗi ngày cái máy đó có thể in ra bao nhiêu tiền?”.
“Mỗi giờ chỉ được một tờ. vì mỗi mặt giấy phải được xử lý và ...”.
Hắn cắt ngang. “Có một máy in cỡ lớn hơn không?”.
“Có, ông ta có một c
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-08-2006, 01:51 PM   #20
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 26

Biarritz, thành phố nhỏ trên bờ biển miền Tây Nam nước Pháp đã mất đi nhiều vẻ quyến rũ của nó so với hồi đầu thế kỷ. Sòng bạc BeUevue một thời lừng danh nay đã đóng cửa vì phải tu sửa quá nhiều, còn sòng bạc Municipal trên phố Mazagran giờ đây là một tòa nhà tàn tạ với mấy cửa hiệu nhỏ và một trường dạy khiêu vũ. Các biệt thự cổ trên những sườn đồi cũng đã mang vẻ sa sút lắm rồi.
Tuy vậy, vào mùa đi nghỉ, khoảng từ tháng Bảy đến tháng Chín, những người giàu có, vương giả của châu Âu vẫn kéo tới đây để chơi bạc, tắm nắng và ôn lại dĩ vãng. Những người không có dinh thự riêng ở đây thì thường ngụ tại khách sạn Palais ở số 1 đại lộ Hoàng Đế. Vốn là một biệt điện mùa hè eủa Napoléon đệ Tam, khách sạn này nằm trên một mũi đất nhô ra Đại Tây Dương, trong một cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu:
một bên là ngọn đèn biển với những tảng đá tai mèo khổng lồ nhô lên sừng sững từ mặt biển xám xịt giống như những con quái vật thời tiền sử, và bên kia là con đường men sát theo bờ biển.
Một buổi chiều cuối tháng Tám, nữ bá tước người Pháp Marguerite de Chantilly bước vào gian tiền sảnh của khách sạn Palais. Đó là một phụ nữ trẻ, tao nhã với mái tóc vàng mềm mại. Nàng mặc chiếc váy dài Giveney bằng lụa màu xanh lục đốm trắng, tôn thêm vẻ đẹp của thân hình đến mức phụ nữ phải ngoái theo ghen ty còn đàn,ông thì há mồm thèm muốn.
Nữ bá tước lại bên người gác cửa. “Cho tôi xin chìa khóa buồng”, nàng nói bằng thứ tiếng Pháp rất quyến rũ.
“Có ngay, thưa nữ bá tước”. Anh ta đưa Tracy chiếc chìa khóa và mảnh giấy ghi lời nhắn lại qua điện thoại.
Trong lúc Tracy bước về phía thang máy, một người đàn ông đeo kính, ăn mặc xộc xệch đột ngột quay người khỏi chỗ trưng bày khăn quàng Hermes đụng vào nàng, làm chiếc ví nàng cầm trên tay rơi xuống sàn.
“Ồ, cô bạn”, ông ta nói. “Tôi hết sứe xin lỗi”, rồi nhặt lên và trao lại cho nàng. “Xin thứ lỗi cho tôi”. Người đàn ông nói giọng Trung Âu.
Nữ bá tước Marguerite de Chantilly khẽ gật đầu vẻ kiêu kỳ, bước đi.
Người phục vụ giúp nàng vào thang máy và đế nàng bước ra ở tầng ba.
Tracy đã chọn thuê phòng 312 vì biết rằng lựa chọn này cũng quan trọng như việc chọn khách sạn ở Capri, thì phải là phòng 522 khách sạn Quisisana. Ở Majorac phải là phòng Hoàng Gia của khách sạn Son Vida, trông ra các sườn núi và cửa biển đằng xa. Ở New York, phải là phòng Tower 4717 của khách sạn Helmslay Palace, còn ở Asterdam thì lại phải là phòng 325 của khách sạn Amstel, nơi mà du khách được ru ngủ nhờ tiếng sóng êm ái của dòng nước trong con kênh đào lớn.
Từ căn phòng 312 của khách sạn Palais nhìn ra có thế thấy một phong cảnh trải rộng của cả đại dương và thành phố. Từ các cửa sổ, Tracy đều có thể ngắm những con sóng ào ạt đập vào những tảng đá lớn nhô lên khỏi mặt biển. Ngay phía dưới cửa sổ là một bể bơi lớn hình bầu dục mà màu nướcs xanh trong của nó thật tương phản với màu xám của biển khơi, và cạnh nó là một bãĩ rộng nhấp nhô ô dù che nắng. Các bức tường trong phòng đều được phủ lụa màu xanh trắng, chân tường ốp đá hoa cương, thảm rèm đều một màu hồng nhạt. Các cánh cửa gỗ đều bóng lộn lên cùng với thời gian.
Khi đã khóa cửa lại, Tracy gỡ bỏ tóc giả và xoa xoa mặt. Nữ bá tước là vai trò nàng đóng khéo nhất. Có hàng trăm tước hiệu để chọn trong cuốn Hoàng tộc và tước vị của Debrett cũng như trong cuốn Niên giám Gotha. Các cuốn sách này hết sức quý giá đối với Tracy, bởi lẽ chúng cho biết lịch sử các dòng họ từ hàng thế kỷ, với tên tuổi cha mẹ, con cái, trường học, nhà cửa và nơi cư trú của họ. Chỉ cần đơn giản chọn một gia đình danh tiếng và trở thành một người họ xa, đặc biệt là một người họ hàng xa giàu có Con người ta dễ bị ấn tượng với những danh vọng và tiền của.
Tracy nghĩ về người đàn ông lạ mặt đâm choàng vào nàng dưới tiền sảnh và mỉm cười. Bắt đầu rời đây.
Tối đó, nữ bá tước Marguerite de Chantiliy đang ngồi trong tiệm rượu của khách sạn thì người đàn ông hồi chiều tiến lại bàn nàng.
“Xin lỗi”, ông ta dè dặt nói, “Tôi thấy cần phải một lần nữa xin cô thứ lỗi cho sự vụng về quá đáng của tôi lúc chiều”.
Tracy nở một nụ cười đầy vẻ khoan dung. “Có gì đâu.
“Đó là chuyện chẳng may mà”.
“Cô thật rộng lượng quá; Ông ta ngập ngừng. “Tôi sẽ thấy dễ chịu hơn nếu được phép mời cô một ly rượu”.
“Vâng nếu ông muốn vậy”.
Ông ta nhẹ nhàng ngồi xuống ghế đối diện. “Xin cho phép được tự giới thiệu. Tôi là giáo sư AdolfZuckerman”.
“Còn tôi là Marguerite de Chantilly”.
Zuckeman vẫy người bồi bàn. “Cô uống gì nhỉ?”.
“Sâm banh. Nhưng có lẽ ...”.
Ông ta giơ tay ra ý có tiền. “Tôi mời được mà. Thực ra thì tôi đang ở sát ngưỡng cửa khả năng mua được bất kỳ thứ gì trên thế giới này”.
“Thế ạ?” Tracy nhoẻn cười. “Ông thật nhiều diễm phúc”.
“Vâng”.
Zuckeman kêu một chai Bolliger, rồi quay sang Tracy, “Điều kỳ lạ nhất đã xảy đến với tôi. Thực ra thì chẳng nên nói chuyện này với một người lạ, nhưng tôi hồi hộp quá”. Ông ta dướn người gần lại và hạ giọng. “Nói thật với cô tôi chỉ là một giáo viên bình thường - hay nói Đúng ra là cho tới gần đây. Tôi dạy môn lịch sử. Cũng dễ chịu thôi nhưng cô biết đấy, không có gì hồi hộp cả”.
Nàng nghe với vẻ quan tâm đủ mức lịch sự.
“Nghĩa là không có gì hứng thú cho tới cách đây vài tháng”.
“Giáo sư Zuckeman, cho phép tôi hỏi, cách đây vài tháng có gì xảy ra vậy?”.
“Khi đớ tôi đang nghiên cứu về hạm đội Tây Ban Nha mà vua Philip phái đi đánh nước Anh hồi năm 1588 ấy, nhằm tìm kiếm các hiện vật sót lại để lôi cuốn đám sinh viên, và ngay trong kho lưu trữ của bảo tàng địa phương, tôi đã gặp một tài liệu quý báu mà không biết tại sao lại lẫn lộn vào những tài liệu khác.
Nó cung cấp tốt cả các chi tiết bí mật về cuộc viễn chinh này. Một chiếc tàu chở đầy vàng nén bị cho là đã chìm trong một cơn bão mà không hề để lại dấu vết gì”.
Tracy ngước nhìn, vẻ cân nhắc. “Cho là bị chìm?”.
“Đúng như thế. Nhưng theo các tài liệu mà tôi tìm thấy thì viên thuyền trưởng và đội thủy thủ đã cố ý đánh chìm con tàu trong một cái vịnh nhỏ hoang vắng với ý định sau này sẽ quay lại để vớt kho báu này lên. Thế nhưng họ đã bị bọn cướp biển sát hại trước khi có thể quay lại cái vịnh đó. Cái tài liệu này còn sót lại chỉ vì không một tên cướp biển nào biết viết hay biết đọc gì hết. Chúng không hề biết giá trị của cái mà chúng có trong tay”.
Giọng ông ta run run vì kích động. “Tôi có tài liệu đó, với các hướng dẫn chi tiết để có thể lấy lại chỗ vàng kia”.
“Ông giáo sư, thật là một phát hiện may mắn cho ông quá”. Giọng nàng đầy vẻ thán phục.
“Chỗ vàng nén đó hiện có thể trị giá tới 50 triệu đôla”.
Zưckeman nói. “Tất cả việc mà tôi phải làm là chỉ vớt nó lên”.
“Vậy cái gì đang ngăn cản ông?”.
Ông ta nhún vai lúng túng. “Tiền. Tôi phải thuê một chiếc tàu để trục vớt kho báu đó”.
“Tôi hiểu. Chuyện đó sẽ tốn bao nhiêu?”.
“Một trăm ngàn đôla. Phải thú nhận là tôi đã làm một điều cực kỳ ngu ngốc.
Tôi đã lấy hai mươi ngàn đôla, khoản tiền dành dụm của cả đời tôi, để đi tới đây, Biarrita, và vào một sòng bạc, hy vọng sẽ kiếm được đủ ...”.
Tiếng ông ta nghẹn lại.
“Và ông đã thua tốt”.
Ông ta gật đầu. Tracy thấy mấy giọt nước mắt ứa ra sau cặp kính.
Người phục vụ đưa sâm banh đến, bật nút chai và rót thứ chất lỏng ngọc ngà ấy vào hai chiếc ly.
“Chúc may mắn” ...Tracy nâng cốc.
“Cám ơn cô”.
Họ nhấm nháp từng ngụm nhỏ trong sự im lặng trầm ngâm.
“Xin lỗi vì đã bắt cô phải nghe những chuyện này”. Zuckeman nói. “Tôi đáng ra chẳng nên kêu ca vì những khó khăn của mình với một phụ nữ xinh đẹp như cô”.
“Nhưng tôi thấy câu chuyện của ông thật hấp dẫn”, Tracy đáp. “Ông chắc là chỗ vàng còn ở đó chứ?”.
“Không nghi ngờ gì cả. Tôi có trong tay các vận đơn nguyên bản và một bản đồ do chính tay viên thuyền trưởng vẽ. Tôi biết chính xác địa điểm của kho báu ấy”.
Tracy nhìn ông ta với vẻ mặt nghĩ ngợi, băn khoăn.
“Nhưng ông cần phải có một trăm ngàn đôla?”.
Zuckeman chép miệng buồn bã. “Vâng. Để có được cái kho báu trị giá năm mươi triệu”.
“Có thể là ...” Nàng ngừng bặt.
“Gì hả cô?”.
“Ông có nghĩ tới chuyện hùn vốn với ai khác không?”.
Ông ta ngạc nhiên. “Hùn ... chung vốn ư? Không. Tôi tính làm một mình.
Nhưng tốt nhiên, giờ tôi đã mất sạch cả tiền ...”. Giọng ông ta lại nghẹn ngào.
“Giáo sư Zuckeman, nếu như tôi sẽ đưa ông một trăm ngàn đôla?”.
Ông ta lắc đầu. “Dứt khoát là không, nữ bá tước ạ. Tôi không cho phép mình nhận tiền như vậy. Cô có thể mất tiền mà không được gì cả”.
“Nhưng nếu ông chắc chắn là kho báu nằm ở đó ...?”.
“Ồ về điều đó thì tôi chắc. Nhưng hàng trăm chuyện có thể xảy ra. Chẳng có gì bảo đảm cả”.
“Trong cuộc sống, ít có những bảo đảm. Câu chuyện của ông rất hấp dẫn. Có thể là, nếu tôi giúp được ông, thì cả hai chúng ta đều may mắn”.
“Không, tôi không bao giờ tha thứ cho mình được nếu vì chuyện không may nào đó mà cô mất không số tiền của mình”.
“Tôi có thể chấp nhận điều đó”, nàng quả quyết. “Và tôi sẵn sàng làm một hợp đồng về khoản đầu tứ của tôi mà, được chứ?”.
“Dĩ nhiên, chuyện đó là cần thiết”, Zuckeman thừa nhận. Ông ta ngồi im, ân nhắc vấn đề, giằng xé với những điều ái ngại. Sau cùng, ông ta nói, “Nếu đó là điều cô tự nguyện thì cô sẽ là bên chung vốn năm mươi phần trăm”.
Nàng mỉm cười hài lòng. “Được. Tôi chấp nhận”.
Ông giáo sư nói thêm ngay. “Tốt nhiên là sau khi trừ các khoản chi phí”.
“Lẽ tất nhiên. Chúng ta có thể sớm khởi sự chứ?”.
“Ngay lập tức”. Ông giáo sư đột nhiên trở nên hăng hái. “Tôi đã kiếm được chiếc tàu mà tôi muốn sử dụng. Nó có thiết bị nạo vét hiện đại và một đội thủy thủ bốn người.
Tất nhiên, chúng ta sẽ phải cho bọn họ một vài phần trăm nào đó của những gì mà chúng ta vớt lên được”.
“Chắc chắn là thế rồi”.
“Chúng ta nên bắt đầu càng sớm càng tốt, nếu không sẽ có thể chẳng thuê được chiếc tàu đó”.
“Trong năm ngày tôi sẽ giao tiền cho ông”.
“Tuyệt diệu!” Zuckeman kêu lên. “Vậy là tôi sẽ đủ thời gian để chuẩn bị. À, mà đây chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chúng ta, có đúng thế không nhỉ?”.
“Thì còn nghi ngờ gì nữa?”.
“Chúc cho công cuộc của chúng ta “. Ông giáo sư nâng ly lên.
Tracy nâng theo và nói, “Chúc nó mang lại lợi nhuận đúng như tôi đã cảm thấy”.
Họ chạm ly. Tracy nhìn ngang căn phòng và lạnh người. Ở một bàn tít trong góc là Jeff Stevens đang nhìn nàng với nụ cười dễ chịu trên khuôn mặt.
Cùng với anh ta là một phụ nữ rực rỡ trong những đồ nữ trang quý giá.
Jeff gật đầu với Tracy, và nàng mỉm cười nhớ lại cái đêm thấy anh ta bên ngoài dinh thự của De Matigny, với con chó bên cạnh. Mình đã thắng một điểm nàng sung sướng nghĩ.
“Vậy nếu cô cho phép”, Zuckeman nó “Tôi còn nhiều việc phải làm. Tôi sẽ liên lạc với cô sau”. Tracy lịch thiệp chìa tay ra, ông ta hôn lên tay nàng và bước đi.
“Tôi thấy vị khách của cô, và tôi không thể tưởng tượng vì sao. Trông cô trong bộ tóc vàng này thật là tuyệt vời”.
Tracy ngước lên. Jeff đã đang đứng bên. Anh ngồi xuống chiếc ghế mà ít phút trước đó AdolfZuckeman đã ngơi.
“Xin chúc mừng”, Jeff nói. “Vụ De Matiglly thật là tuyệt vời. Rất gọn gang”?.
“Anh mà nói vậy thì quả là một sự đánh giá cao, Jeffạ”.
“Tracy, cô làm tôi mất món tiền lớn đấy”.
“Rồi anh sẽ quen với điều đó thôi”.
Anh xoay xoay chiếc ly đặt trước mặt. “Giáo sư Zuckeman muốn gì vậy?”.
“Ôi, anh biết ông ấy à?”.
“Cứ cho là như vậy đi”.
“Ông ấy ... ô ... muốn cùng uống một ly rượu thôi mà”.
“Và kể cho cô nghe về cái kho báu dưới đáy biển của ông ta chứ gì?”.
Tracy chợt cảm thấy lo ngại. “Làm sao anh biết chuyện đó?”.
Jeff nhìn cô đầy ngạc nhiên. Từng nói với tôi rằng cô đã chấp nhận chuyện đó. Một trò bịp cũ rích”.
“Nhưng lần này thì không đâu”.
“Ý cô nói là cô tin lão?”.
Tracy bướng bỉnh đáp, “Tôi không muốn thảo luận chuyện này, nhưng đúng là tình cờ mà ông giáo sư có được một số thông tin gốc”.
Jeff lắc đầu tỏ ý không tin. “Tracy, lão ta định bịp cô đấy. “Lão đã đề nghị cô đầu tư bao nhiêu”.
“Xin đừng bận tâm”, Tracy nói, vẻ khó chịu. “Chuyện đó chỉ liên quan đến tiền của tôi và nó là việc riêng của tôi mà”.
Jeff nhún vai. “Đúng thế. Chỉ mong cô đừng nói rằng thằng Jeff này đã không cố khuyên ngăn cô thôi”.
“Thế không phải là anh cũng quan tâm tới số vàng đó ư?”.
Anh giơ hai tay lên, vẻ thất vọng. “Sao cô luôn luôn ngờ vực tôi như vậy nhỉ?”.
“Thật đơn giản”, Tracy đáp. “Tôi không tin anh. Người phụ nữ đi cùng anh là ai vậy?” Nàng lập tức hối tiếc và chỉ ước giá mà rút lại được câu hỏi đó.
“ZSuzanne! Một người bạn thôi”, “Tất nhiên là giàu có”.
Jeff cười gượng gạo. “Quả thật là như vậy, tôi nghĩ rằng cô ta cũng có chút tiền của. Ngày mai mời cô đến ăn trưa với chúng tôi”.
“Cám ơn, tôi không hề nghĩ tới chuyện quấy quả bữa trưa của anh. Anh đổi lại cho cô ta cái gì vậy?”.
“Đó là chuyện cá nhân”.
“Tôi chắc là như vậy”. Giọng nàng chợt gay gắt tới không ngờ.
Qua vành ly, nàng trộm ngắm anh. Thật sự là hấp dẫn ghê gớm. Vóc dáng chắc nịch, gọn gàng, cặp mắt màu trò tuyệt đẹp với hai hàng lông mi dài, và trái tim của một con rắn. Một con rắn thông minh.
“Đã bao giờ anh nghĩ tới việc chuyển sang làm ăn hợp pháp chưa?” Tracy hỏi. “Có thể anh sẽ rất phát đạt đấy”.
Jeff giật nảy người. “Cái gì hả? Từ bỏ tốt cả cuộc sống này à? Cô đùa chắc”.
“Thế mãi mãi anh là một kẻ lừa đảo à?”.
“Lừa đảo chuyên nghiệp ư? Không, tôi là một nhà kinh doanh”, anh đáp quả quyết.
“Ành mà là một ... một ... nhà kinh doanh?”.
“Tôi chạy trốn khỏi gia đình từ năm 14 tuổi và gia nhập một gánh tạp kỹ”.
“Mới 14 tuổi ư?” Đó là chi bết đầu tiên mà Tracy biết đằng sau cái con người hào hoa, quyến rũ và phức tạp này.
“Điều đó là tốt cho tôi. Tôi học được cách phải sống. Khi cuộc chiến tranh lạ lùng xảy ra tại Việt Nam, tôi đã đầu quân vào lực lượng Mũ nồi xanh và được học hành tử tế Tôi cho rằng điều chủ yếu mà tôi đã học được chính là việc thấy rõ cuộc chiến tranh đó là một trò bịp lớn nhất. So với chuyện đó thì cô và tôi chỉ là những kẻ nghiệp dư mà thôi”. Anh đột ngột chuyển đề tài. “Cô có thích đi xem một trận Pơlôtta không?”.
“Nếu đó là một thứ đổi chác của anh thì xin cám ơn. Không dám”.
“Đó là một trò chơi. Tôi có hai vé xem tối nay, và Suzanne không thể đi được. Cô có muốn đi không?”.
Ngoài ý định của mình, Tracy đã buột miệng nhận lời. Họ cùng ăn với nhau ở một quán nhỏ bên quảng trường. Bữa ăn của họ có thứ rượu nho địa phương và món thịt vịt béo ngậy cùng với khoai tây chiên và bánh tây Tất cả đều thơm phức.
Vừa ăn họ vừa nói chuyện chính trị, văn chương và Tracy nhận thấy rằng Jeff có nhiều kiến thức đáng ngạc nhiên.
“Khi mà cô phải sống tự lập từ tuổi 14”, Jeff nói, “cô sẽ học được mọi thứ rất nhanh. Trước tiên cô sẽ biết về các động cơ hành động của mình, rồi biết về các động cơ của kẻ khác. Một trò lừa bịp cũng na ná như môn võ nhu đạo.
Trong môn nhu đạo, người ta giành thắng lợi bằng chính sức mạnh của đối thủ. Còn trong một trò bịp, người ta dùng tới lòng tham lam của con mồi. Hãy làm cử chỉ đầu tiên thôi, việc còn lại kẻ kia sẽ làm nốt cho mình”, Tracy mỉm cười, băn khoăn rằng liệu Jeff có biết họ giống nhau đến thế nào không. Nàng thấy thích thú được ở bên anh, nhưng tin chắc rằng hễ có cơ hội thì anh cũng chẳng ngần ngại chơi cho nàng một vố. Cần phải dè chừng anh ta và Tracy luôn luôn nhắc mình điều đó.
Trận Pơlôtta diễn ra trên một sân ngoài trời lớn bằng một sân bóng đá, nằm giữa khu đồi của vùng Biarritz.
Hai đầu sân là hai bức tường bê tông màu xanh, khá lớn, ở khoảnh giữa là sân bóng, hai bên là những hàng ghế đá dành cho người xem.
Trời chập choạng tối; các ngọn đèn pha được bật sáng. Lúc Tracy và Jeff đến, các khán đài đã Đông chật người hâm mộ, và hai đội bắt đầu thi đấu.
Cầu thủ của mỗi đội lần lượt ném mạnh trái bóng vào bức tường bê tông và rồi hứng nó bật ra bằng một cái rổ dài và hẹp buộc ngang trên tay họ. Pơlôtta là một môn chơi đầy tốc độ và nguy hiểm.
Mỗi khi một cầu thủ hứng bóng trượt, đám đông lại gào lên.
“Họ thật là đam mê”. Tracy nhận xét.
“Cả đống tiền được mang cá cược vào các trận đấu này. Dân Basque là rất máu mê cờ bạc”.
Vì người xem vẫn tiếp tục kéo đến nên các hàng ghế trở nên chật chội và Tracy thấy mình bị ép sát vào Jeff. Không biết anh có cảm thấy thân thể mình áp vào mình không, nhưng dù có, chắc cũng làm bộ không để ý.
Nhịp độ và sự quyết liệt của trận đấu mỗi lúc mỗi tăng và những tiếng la hét của đám đông vang lên ngày càng lớn.
“Nó có nguy hiểm thật không nhỉ?” Tracy hỏi.
“Thưa nữ bá tước, trái bóng kia bay trong không khí với tốc độ gần một trăm dặm một giờ. Nếu nó trứng đầu, cô sẽ chết ngay. Nhưng ít khi các cầu thủ để lỡ bóng lắm”.
Anh vừa nói vừa vỗ lên tay cô một cách lơ đãng, mắt vẫn dán vào trận đấu.
Các cầu thủ đều rất có kỹ thuật, di chuyển hợp lý và hoàn toàn khống chế bóng. Nhưng vào quãng giữa hiệp, hoàn toàn bất ngờ, một cầu thủ ném rất mạnh trái bong nhưng lại chệch hướng và bóng không lao vào bức tường bê tông mà lại la thẳng về phía chiếc ghế băng mà Tracy và Jeff đang ngồi. Người xem rạp người xuống tránh, còn Jeff túm lấy Tracy, đẩy xuống đất và nằm đè lên nàng. Họ nghe tiếng rít của trái bóng ngay phía trên đầu và đập vào bức tường chắn phía sau. Tracy, ngay lúc này, vẫn kịp cảm thấy tấm thân rắn chắc của Jeff. Mặt anh kề sát mặt nàng.
Anh giữ yên nàng trong giây lát, rồi nhổm người lên, kéo nàng đứng dậy.
Đột nhiên cả hai cùng cảm thấy ngượng ngập.
“Tôi ... tôi cho rằng sự hồi hộp, kích động trong một buổi tối thế là đủ rồi”, Tracy nói. “Tôi muốn quay về khách sạn”.
Họ tạm biệt nhau trong hành lang.
“Tôi rất thích thú buổi tối này”, Tracy nói với Jeff một cách thật tình.
“Tracy, cô sẽ không tiếp tục với cái kế hoạch mò kiếm kho báu điên khùng kia của Zuckeman chứ?”.
“Tôi sẽ tiếp tục”.
Anh nhìn nàng hồi lâu. “Cô vẫn nghĩ là tôi săn đuổi chỗ vàng ấy à?”.
Nàng nhìn thẳng vào mắt anh ta. “Thế không phải sao?”.
Mặt anh ta đanh lại. “Chúc may mắn”.
“Chúc ngủ ngon, Jeff”.
Tracy trông theo anh quay người bước ra khỏi khách sạn. Nàng nghĩ anh sẽ đến Suzanne. Tội nghiệp cô ta ...
Người gác cửa nói lớn. “A, chào nữ bá tước. Có một bức điện cho bà”.
Đó là điện của giáo sư Zuckeman.
Adolf Zuckeman đã gặp rắc rối. Một rắc rối to. Ông ta đang ngồi trong phòng của Armand Grangier và sợ đến mức đái cả ra quần. Grangier là chủ của sòng bạc bất hợp pháp trong một dinh thự riêng sang trọng ở số 132 phố Frias.
Với Grangier thì việc sòng Municipal mở hay đóng cửa cũng chẳng có gì phải bận tâm, bởi lẽ cái Câu lạc hộ ở phố Frias này của lão luôn đông đúc các vị khách giàu có. Khác với các sòng bạc do chính phủ kiểm soát, tiền đặt ở đây không hạn chế và khách có thể chơi các kiểu bài khác nhau tùy theo sở thích.
Khách hàng của Grangier gồm có các Hoàng tử ArẬp, các nhà quý tộc Anh, các thương gia phương Đông và các vị quốc trưởng Phi châu. Những cô gái mơn mởn trong các bộ đồ hở hang lượn lờ trong phòng sẵn sàng mang tới phục vụ những ly sâm banh hay uytxky biếu không, bởi lẽ từ lâu Armand Grangier đã biết rõ ràng, hơn bất kỳ ai khác, chính những kẻ giàu cc lại rất muốn kiếm được cái gì đó mà không phải bỏ tiền ra. Grangier sẵn lòng chấp nhận việc mời không những ly rượu. Các ván bài sẽ bù lại cho hắn.
Cái câu lạc bộ này luôn đầy ắp phụ nữ trẻ đẹp sánh vai với những quý ông lớn tuổi, và sớm muộn gì họ cũng bị lôi cuốn về phía Grangier. Hắn là một ông chủ nhỏ bé, nhưng có nét hoàn hảo, cặp mắt nâu tinh nhanh và cái miệng mềm mại đầy khêu gợi. Hắn cao có một mét sáu, vậy mà sự kết hợp giữa vẻ mặt và dáng nhỏ nhắn của hắn lại cuốn hút cáe phụ nữ như một thanh nam châm.
Grangier cư xử với mỗi phụ nữ mỗi khác.
“Em thật tuyệt diệu, em yêu ạ, nhưng không may cho cả hai ta, tôi lại đang yêu một người khác đến phát điên lên được”.
Mà Đúng thế thật. Mỗi tuần hắn lại thay một người đàn bà, bởi lẽ ở Biarritz này không bao giờ hết những phụ nữ trẻ đẹp cả, và Grangier chỉ dành cho mỗi người một chút thời gian nồng nhiệt ngắn ngủi.
Cái mối liên hệ của Grangier với thế giới ngầm và cảnh sát đủ mạnh để giúp hắn duy trì sòng bạc của mình. Hắn đã trở thành chủ sòng từ chỗ là một thằng bé sai vặt cho đám buôn ma túy, những ai chống lại hắn đều chỉ phát hiện ra rằng gã đàn ông bé nhỏ này quả là nguy hiểm khi đã quá muộn.
Lúc này Armand Grangier đang tra hỏi AdolfZukeman. “Hãy nói rõ hơn về cơn mụ bá tướe mà anh đã gạ gẫm vào vụ kho báu kia đi”.
Từ cái giồng giận dữ của hắn, Zuckeman hiểu rằng đã xảy ra chuyện gì tồi tệ, rất tồi tệ.
Ông ta nuốt nước bọt và nói. “Ờ, cô ta là một quả phụ có rất nhiều tiền do người chồng để lại, và cô ta nới là sẽ chịu một trăm ngàn đô la”. Ông ta tự tin hơn khi nghe tiếng của chính mình. Một khi đã nhận được số tiền đó, ta sẽ nói với cô ta là con tàu khốn kiếp kia đã gặp nạn và chúng ta cần thêm năm mươi ngàn. Rồi lại một trăm ngàn khác nữa, và ông biết đấy cứ như thế”.
Ông ta nhận thấy Armand Grangier lộ rõ vẻ khinh miệt. “Có ... có vấn đề gì?
“ Giọng Grangier lạnh như tiền. “Vấn đề là ở chỗ tôi mời nhận được một cú phôn từ người của tôi ở Paris gọi tới Hắn đã làm giả một hộ chiếu cho con mụ bá tước của anh. Tên ả là Tracy Whitney và ả là người Mỹ”.
Miệng Zuckeman chợt khô đắng. Ông ta liền nói. “Cô ta ... cô ta có vẻ thật lòng quan tâm mà”.
“Đồ ngu, ả là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Còn anh thì định lừa đảo một kẻ lừa đảo”.
“Vậy sao cô ta lại đồng ý? Tại sao cô ta lại không từ chối phắt đi?”.
Giọng Grangier lạnh tanh. “Tôi không biết. Thưa ông giáo sư Nhưng tôi quyết phải tìm ra điều đó. Và khi ấy, tôi sẽ cho ả ta đi tắm ngoài vịnh. Không kẻ nào có thể biến Armand Grangier này thành một thằng ngốc được.
Còn bây giờ thì cầm máy lên. Bảo cô ả rằng một người bạn của ông đã hứa góp một nửa số tiền, và rằng tôi sẽ đến gặp ả ngay. Ông có làm được việc đó hay không”.
Zuckeman vội vã. “Được. Xin đừng lo”.
“Tôi lo dấy”, Armand Grangier chậm rãi nói, “Tôi lo nhiều về ông, ông giáo sư ạ”.
Armand Grangier vốn không ưa những điều bí ẩn. Cái trò một kho báu dưới đáy biển người ta đã diễn hàng thế kỷ nay nhưng nạn nhân phải là những tay khờ khạo cơ.
Không đời nào một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp lại mắc vào trò này cả. Chính điều bí ẩn đó đã làm Grangier bứt rứt không yên và định làm cho ra nhẽ. Và khi hắn đã có câu trả lời thì người phụ nữ kia sẽ được giao cho Brune Vicente.
Brunne rất khoái trò vờn giỡn với nạn nhân của mình trước khi thủ tiêu họ.
Armanđ Grangier bước ra khi chiếc xe sang trọng dừng lại trước khách sạn Palais. Hắn tiến lại chỗ Jules Bergerac, một người Basque tóc bạc trắng đã làm việc tại khách sạn này từ khi mới mười ba tuổi.
“Số phòng của nữ bá tước Marguerite de Chantilly”.
Có một quy định nghiêm ngặt cấm các nhân viên tiết lộ số phòng của khách, nhưng mọi quy định không được áp dụng với Armand Grangier.
“Buồng số 312, thưa ông Grangier”.
“Cám ơn”.
“Và cả phòng 311 nữa”.
“Grangier dừng phắt lại. Hả?”.
“Nữ bá tước thuê cả hai căn_phòng liền luôn với khu phòng của bà ấy”.
“Ô? Thế ai ở đó?”.
“Không có ai”.
“Không có ai? Anh chắc chứ?”.
“Vâng, thưa ông. Bà ta luôn khóa kín. Hầu phòng cũng không được vào mà”.
Vẻ cau có lộ rõ trên mặt Grangier. “Anh có chìa vạn năng chứ?”.
“Tất nhiên”.
Không một giây lưỡng lự, ông ta trao nó cho Armand Grangier. Jules Bergerac trông theo trong lúc Grangier bước về phía thang máy. Không ai dám cãi lại hắn cả.
Tới trước căn phòng của nữ bá tước, Armand Grangier thấy cửa để ngỏ. Hắn đẩy toang hai cánh ra và bước vào. Phòng khách trống không. “Hello? Có ai ở đây không?”.
Một giọng phụ nữ vọng ra từ một phòng khác. “Tôi đang tắm. Tôi ra ngay đây. Xin cứ tự nhiên cho”.
Grangier đi lại ngó nghiêng, mọi thứ đều là quen thuộc bởi lẽ trong nhiều năm qua hắn đã dàn xếp cho nhiều bạn bè tới ở khách sạn này. Hắn sộc vào phòng ngủ. Những đồ nữ trang đắt tiền để bừa bãi trên mặt bàn phấn.
“Tôi sẽ ra ngay đây”, vẫn giọng nói ấy từ phòng tắm vọng ra.
“Đừng vội vàng, nữ bá tước”.
“Bá tước cái cục cứt” Hắn cáu kỉnh chửi thầm. “Được, dù ngươi có giở trò gì ra đi nữa thì ngươi cũng sẽ bị quật lại, cô em yêu quý ạ. Hắn bước tới cái cửa thông sang phòng 311 kế bên. Cửa khóa, Grangier dùng chiếc chìa vạn năng để mở. Không khí trong phòng ngột ngạt. Jules nói là không có ai ở đây cả. Vậy tại sao ả lại cần?
Grangier chợt thấy lạ mắt. Một sợi dây dẫn điện màu đen, to tướng cắm vào một ổ điện trên tường, bò dọc trên sàn và biến mất vào phỏng vệ sinh. Cánh cửa nhỏ này chỉ hé mở đủ để sợi dây luồn qua được. Grangier không nén nổi tò mò, bước lại mở cánh cửa ra.
Một dãy những đồng một trăm đôla được cặp trên một sợi dây căng ngang để hong khô. Trên chiếc bàn nhỏ đặt chiếc máỷ chữ có một vật gì đó được đậy bằng một tấm vải Grangier giật tấm vải ra và thấy một chiếc máy in nhỏ mà trong đó vẫn còn tờ một trăm đôla còn đang ướt.
Cạnh chiếc máy in là một xấp giấy trắng cỡ bằng đồng tiền Mỹ và một bộ dao xén giấy. Vài tờ giấy bị cắt lẹm nằm vương vãi dưới sàn nhà.
Một giọng giận dữ sau lưng Grangịer. “Ông vào dây làm gì hả?”.
Grangier quay phắt lại. Tracy Whitney đứng sững sau lưng hắn, tóc ướt sũng, mình chỉ quấn có chiếc khăn tắm.
Armand Grangier nói nhẹ. “Tiền giả? Cô định giao cho chúng tôi tiền giả”.
Hắn quan sát vẻ thay đổi trên khuôn mặt nàng. Bác bỏ giận dữ và rồi là vẻ thách thức.
“Đúng vậy”. Tracy thừa nhận. “Nhưng cũng chẳng hề gì.
Không thể nào phải biệt chúng với đồng tiên thật cơ mà.”.
“Bịp”.
“Những đồng tiền này cũng có giá như vàng vậy”.
“Thế cơ à?” Giọng Grangier đầy vẻ khinh bỉ. Hắn gỡ mấy tờ giấy bạc còn ướt từ trên dây xuống yà chăm chú nhìn hết mặt này, rồi mặt kia, và rồi xem xét kỹ lưỡng hơn. Chúng thật hoàn hảo. “Ai làm cái mẫu in này?”.
“Việc đó thì liên quan gì nào? Xem đây, tôi sẽ làm xong một trăm ngàn đô la vào thứ sáu này”.
Grangier sững người. Và khi nhận ra điều mà nàng đang nghĩ, hắn cười phá lên. “Lạy Chúa”, hắn nói.”Cô thật ngu ngốc. Không hề có kho báu nào hết”.
Tracy lúng túng. “Ý ông nói gì, không có kho báu nào à? Giáo sư Zuckeman đã nói với tôi ...”.
“Và cô tin ông ta à? Thật nực cười, thưa nữ bá tước”.
Hắn xem lại đồng bạc trong tay một lần nữa. “Tôi sẽ giữ tờ 100 này”.
Tracy nhún vai. “Ông thích bao nhiêu thì cứ lấy. Nó chỉ là thứ giấy lộn”.
Grangier vơ một nắm những tờ đô la một trăm còn ướt ..Sao cô lại tin rằng đám hầu phòng sẽ không vào đây hả?” Hắn hỏi.
Tôi đã dúi tiền cho chúng rồi. Và khi đi vắng, tôi luôn khóa cửa này”.
Ả cũng khá đấy. Armand Grangier nghĩ - nhưng cũng chẳng đủ để cứu sống ả.
“Không được rời khách sạn”, hắn hạ lệnh. “Tôi muốn cô gặp một người bạn của tôi”.
Armand Grangier đã định giao người đàn bà này cho Brune Vieente ngay, nhưng một linh tính nào đó đã giữ hắn lại. Hắn kiểm tra lần nữa một trong số những tờ bạc.
Cả đống bạc giả từng qua tay hắn, nhưng không có tờ nào có thể sánh với tờ này. Thằng cha nào đúc cái bản in quả là tài năng. Tờ bạc có cảm giác như thật, các đường nét đều gọn gàng, tinh tươm. Màu sắc rõ nét và chính xác, thậm chí dù là còn ướt mà chân dung Benjimin Franklin trên đó vẫn hoàn hảo. Con mụ khốn kiếp kia nói cũng đúng. Khó mà phân biệt được tờ bạc hắn cầm trong tay với đồng tiền thật. Grangier áy náy không biết liệu có thể mang dùng nó như tờ bạc thật hay không. Đó là một ý nghĩ đầy cám dỗ.
Hắn quyết định chưa cho Brưne Vicete biết vội gọi Zucke- man tới và đưa cho ông ta một trong số mấy tờ một trăm đô la giả. “Mang đến nhà băng và đổi sang đồng Phrăng”.
Grangier nhìn theo trong lúc ông ta vội vã bước ra khỏi phòng. Đó là sự trừng phạt đối với những ngu xuẩn của Zuckeman. Nếu bị bắt, ông ta cũng sẽ không há miệng nói đã nhận tờ bạc giả từ ai, nếu như ông ta muốn sống. Nhưng nếu ông ta có thể tiêu được tờ bạc trót lọt ...
Để xem đã, Grangier nghĩ.
Mười lăm phút sau Zuckeman quay lại, đếm đủ số Phrăng vừa đổi được bằng tờ một trăm đô la. “Còn gì không sếp?”.
Grangier nhìn những đồng Phrăng. “Anh có gặp khó khăn gì không?”.
“Khó khăn? Không! Nhưng sao ạ?”.
“Tôi muốn anh quay lại, vẫn nhà băng đó”, Grangier hạ lệnh tiếp. “Tôi muốn anh nói rõ thế này ...”.
Adolf Zuckeman bước vào gian tiền sảnh của Ngân hàng Pháp và đến trước chiếc bàn mà viên quản lý đang ngồi.
Lần này thì Zuckeman ý thức được mối nguy hiểm, nhưng thà ông ta chấp nhận điều đó còn hơn là cơn giận của Grangier.
“Tôi có thể giúp gì ông được?” Viên quản lý hỏi.
“Vâng”, ông ta cố giấu nỗi sợ hãi, “Đêm qua tôi có chơi bài với mấy người Mỹ mà tôi gặp trong quán rượu”. Ông ta ngừng bặt.
Viên quản lý gật đầu ranh mãnh. “Và ông thua sạch cả tiền nên muốn vay một khoản chứ gì?”.
“Không”, Zuckeman nói, “Thật ... là tôi được. Chỉ có điều là tôi thấy mấy người kia không có vẻ thật thà gì”. Ông ta rút ra hai tờ 100 đô la “Họ trả tôi số tiền này và tôi sợ, rằng đó ... có thể lả bạc giả”.
Zuckeman nín thở khi người quản lý nhà băng vươn người ra và đỡ lấy mấy tờ bạc từ bàn tay béo múp của ông ta. Viên quản lý xem xét hai tờ bạc một cách thận trọng, mặt bên này rồi mặt bên kia rồi giơ chúng lên trước ánh sáng.
Ông ta nhìn Zuckeman và mỉm cười. “Ông đã gặp may, thưa ông. Đây là những đồng tiền thật”.
Zuckeman thở phào nhẹ nhõm. ơn Chúa? Mọi thứ đều ổn ca.
“Thưa sếp, không có gì rắc rối. Hắn ta nói chúng là tiền thật”.
Thật là quá mức tưởng tượng. Armand Grangier ngồi lặng suy tính, một kế hoạch đã hình thành trong óc hắn.
“Kiếm mụ bá tước lại đây”.
Tracy được để ngồi trong phòng của Armand Grangier, đối diện với hắn qua chiếc bàn trang trọng.
“Cô và tôi sẽ là bạn chung doanh”, Grangier thông báo.
Tracy nhổm dậy. “Tôi không cần một bạn hàng và ...
“Ngồi xuống”.
Nàng nhìn vào mắt Grangier và ngồi xuống.
“Biarritz này là của tôi. Cô thử cứ tiêu, dù chỉ một tờ trong số bạc đó, cô sẽ bị bắt nhanh đến nỗi không biết vì sao nữa. Hiểu chưa? Nhiều điều tồi tệ thường xảy ra với các cô gái xinh đẹp trong nhà tù của chúng tôi. Ở đây không có tôi, cơ không thể động chân động tay gì được”.
“Vậy là tôi mua sự bảo hộ từ ông à?”.
Cô nhầm. “Cái cô đang mua từ tôi là sự sống của chính cô đấy”.
Tracy tin vào điều đó.
“Bây giờ, cho tôi biết cô đã kiếm được cái máy in kia từ đâu vậy?”.
Tracy lưỡng lự và sự giằng xé đó làm cho Grangier khoái chí. Hắn theo dõi vẻ đầu hàng của nàng.
“Tôi mua được nó từ một người Mỹ sống ở Thụy Sĩ. Ông ta là chuyên gia khắc bản in của trung tâm in tiền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong hai mươi lăm năm, và khi họ cho ông ta nghỉ hưu thì có một trục trặc gì đó về lương hưu và do vậy, ông ta chưa hề nhận được một xu nào.
Ông ta thấy mình bị lừa dí và quyết định tự giành lại sự công bằng, vì thế ông ta đánh cắp các bản in đồng một trăm đô la mà lẽ ra đã bị hủy bỏ và sử dụng các mối quen biết để kiếm loại giấy mà Bộ Tài chính dùng để in tiền”.
Ra vậy, Grangier hân hoan nghĩ, vì thế mà trông tờ bạc cứ như thật. Sự hồi hộp của hắn tăng lên. “Mỗi ngày cái máy đó có thể in ra bao nhiêu tiền?”.
“Mỗi giờ chỉ được một tờ. vì mỗi mặt giấy phải được xử lý và ...”.
Hắn cắt ngang. “Có một máy in cỡ lớn hơn không?”.
“Có, ông ta có một cái máy cứ tám giờ thì cho ra được 50 tờ - năm ngàn đô la một ngày - nhưng ông ta đòi giá nửa triệu đô la”.
“Mua đi”, Grangier nói.
“Tôi đào đâu ra nửa triệu đô la?”.
“Tôi có. Bao giờ thì cô có thể kiếm được cái máy đó?”.
Nàng miễn cưỡng. “Lúc này, tội cho rằng, nhưng tôi không ...”.
Grangier nhấc điện thoại lên và nói vào máy. “Louis, tôi cẩn một số tiền trị giá năm trăm ngàn đô la Mỹ. Lấy tốt số ta có sẵn trong két và kiếm số còn lại từ các nhà băng; mang tới chỗ tôi, nhanh lên”.
Tracy sợ hãi đứng dậy. “Tốt nhất là tôi đi khỏi đây và ...”.
“Cô không đi đâu hết”.
“Tôi thật sự phải ...”.
“Hãy ngồi xuống và im đi tôi đang cần suy nghĩ”.
Hắn có những người bạn liên doanh đáng phải được tham gia vào vụ làm ăn này, nhưng họ đâu có thấy đau với điều mà họ không hề biết cơ chứ. Grangier quyết định sẽ mua cái máy lớn cho chính hắn và trả lại vào tài khoản của sòng bạc số tiền mà hắn đã mượn tạm bằng những đồng tiền mà hắn sẽ mang ra. Sau đó, hắn sẽ bảo Brune Vicente xử lý người đàn bà này. Cô ta không thích có bạn hàng.
Ở, Armand Grangier này cũng không thích.
Hai giờ sau, một túi tiền lớn được chuyển tới. Grangier nói với Tracy. “Cô sẽ trả buồng ở khách sạn Palais. Tơi có một ngôi nhà ở khu đồi ven ngoại, rất riêng biệt. Cô sẽ ở đó cho đến lúc mọị thứ đi vào hoạt động”.
Hắn đẩy chiếc điện thoại về phía nàng. “Bây giờ thì gọi người quen của cô ở Thụy S và báo ông ta rằng cô mua chiếc máy đó”.
“Tôi để số máy của ông ta ở khách sạn. Tôi sẽ gọi từ đó vậy. Cho tôi biết địa chỉ ngôi nhà của ông, và tôi sẽ báo ông ta chuyển cái máy tới đó và ...”.
“Không” Grangier quát lên. “Tôi không muốn để lại dấu vết gì. Tôi sẽ nhận nó tại sân bay. Ta sẽ bàn chuyện đó tối nay, trong bữa ăn. Tôi sẽ đến gặp cô lúc giờ tối”.
Tracy đứng dậy.
Grangier hất hàm về phía túi tiền. “Cẩn thận với chỗ tiền. Tôi không muốn có chuyện gì xảy đến với nó ... hoặc với cô cả”.
“Sẽ không có gì đâu”, Tracy bảo đảm với hắn.
Hắn cười uể oải. “Tôi biết. Giáo sư Zuckeman sẽ đưa cô về khách sạn”.
Hai người lặng im ngồi trong xe, túi tiền để giữa, mỗi người đều mải mê với những suy nghĩ riêng của mình.
Zuckeman thì không biết chắc chuyện gì đang diễn ra, khi cảm giác rằng mọi chuyện sẽ tốt đối với ông ta. Người đàn bà này là clliếc chìa khóa, và Grangier đã lệnh cho ông ta phải canh chừng cẩn thận. Zuckeman sẽ cố làm đúng lời hắn.
Tối hôm đó, Armand Grangier ở trong một tâm trạng hết sức phấn chấn.
Vào giờ này, chuyện mua chiếc máy in lớn kia hẳn đã được dàn xếp xong. Cô ả Whitney nói rằng nó có thể in ra 5000 đô la mỗi ngày, nhưng Grangier muốn làm hơn thế. Hắn định bụng cho chiếc máy hoạt động 24 giờ liên tục. Điều đó sẽ mang lại mỗi ngày 15.000 đô la, hơn 100.000 đô la mỗi tuần, và cứ mười tuần thì được một triệu. Và đó mới chỉ là bắt đầu. Tối nay hắn sẽ biết thằng cha khắc bản in kia là ai vả sẽ hợp đồng đặt làm thêm nhiều chiếc máy nữa. Sẽ không có giới hạn nào đối với số tiền mà hắn muốn có cả.
Đúng 20 giờ, chiếc xe sang trọng của Grangier trườn vào con đường cong lên cửa khách sạn Palais, và Grangier bước ra khỏi xe. Trong lúc đi vào tiền sảnh khách sạn, hắn hài lòng nhận thấy Zuckeman ngồi gần đó, chăm chú để mắt tới cửa ra vào.
Grangier bước lại bàn tiếp tân. “Jules, nói với nữ bá tước De Chantilly là tôi đã đến. Bảo bà ta xuống đây đi”.
Ông già ngẩng đầu lên “Thưa ông Grangier, bà bá tước đã trả phòng và đi rồi”.
“Anh nhầm đấy. Gọi bà ta đi”.
Jules Bergerac cảm thấy lo ngại. Tranh cãi với Armand Grangier thì chẳng lợi lộc gì. “Chính tôi đã làm thủ tục thanh toán cho bà ta mà”.
“Vô lý! Khi nào?”.
“Ngay sau khi trở về khách sạn. Bà ta yêu cầu tôi mang hóa đơn lên phòng để có thể trả thẳng bằng tiền mặt ...”.
Armand Grangier đlên đầu lên. “Tiền mặt? Đồng Phrăng Pháp à?”.
“Đúng như vậy, thưa ông”.
Grangier cuống cuồng. “Mụ ta có mang gì đi không” Vali hay hòm xiểng gì đó?”.
“Không. Bà ta nói là sẽ yêu cầu gửi hành lý sau”.
Vậy là ả đã lấy tiền của mình và đi Thụy Sĩ để mua cho chính ả cái máy kia rồi ... Grangier nghĩ.
“Đưa tôi lên phòng cô ta. Mau lên”.
“Vâng, thưa ông Grangier”.
Jules Bergerac vớ vội chiếc chìa khóa treo trên móc và cùng Grangier lao vào thang máy.
Ngang qua chỗ Zuckeman đang ngồi, Grangier rít lên. “Ngồi đây làm gì hả đồ ngu? Ả chuồn mất rồi”.
Zuckeman ngước nhìn ngơ ngác. “Cô ta chưa thể đi được Cô ta chưa hề xuống tới tiền sảnh này. Tôi đã luôn để mắt mà”.
“Để mắt tới cô ta?” Grangier quát “Anh có để mắt tới một cô y tá ... một bà già tóc hoa râm ... một cô hầu phòng đi ra đằng cổng phụ không”?
Zuckeman lúng túng, “Sao lại phải thế ạ?”.
“Về sòng bạc ngay”, Grangier quát lên, “Tôi sẽ giải quyết với anh sau”.
Căn phòng vẫn y nguyên như Grangier đã thấy lần trước. Cánh cửa thông sang phòng bên mở toang. Grangier bước vào yà Chạy vội về phía phòng vệ sinh, đẩy tung cánh cửa ơn Chúa, cái máy in vẫn còn đó. Cô ả Whitney đã quá vội chuồn mà không kịp mang theo nó. Và đó không phải là sai lầm duy nhất của ả. Grangier nghĩ. Ả đã lừa của hắn 500.000 đô la và hắn sẽ báo thù. Hắn sẽ báo cảnh sát giúp tìm ra và tống cổ ả vào tù, nơi mà tay chân của hắn có thể sờ tới được. Chúng sẽ buộc ả phải nói ra kẻ khắc bản in là ai và rồi bắt ả im miệng hẳn.
Armand Grangier quay số máy của sở cảnh sát và yêu cầu được nới chuyện với thanh tra Dumont. Hắn vội vã nói vào máy vài ba phút liền rồi bảo. “Tôi sẽ chờ ở đây”.
Mười lăm phút sau, bạn của hắn thanh tra Dumont đã đến, cùng đi có một người đàn ông với dáng người và vẻ mặt xấu xí nhất mà Grangier từng thấy.
Trán ông ta như sắp bung ra khỏi khuôn mặt, đôi mắt nâu như bị che khuất sau cặp kính dày và cái nhìn của một kẻ cuồng tín.
“Đây là ông Daniel Cooper”, thanh tra Dumont nới.
“Ông Cooper cũng rất quan tâm đến người đàn bà mà anh đã gọi điện báo”.
Cooper lên tiếng. “Ông đã báo với thanh tra Dumont rằng cô ta dính líu tới một hoạt động làm bạc giải.
“Đúng vậy. Ả ta đang trên đường đi Thụy Sĩ vào lúc này. Các ông có thể tóm cô ta ở biên giới. Tôi có các bằng chứng mà các ông cần ở ngay đây”.
Hắn dẫn họ tới phòng vệ sinh, Damel Cooper và thanh tra Dumont nhìn vào trong.
“Có cái máy in mà cô ả dùng để in tiền giả”.
Daniel Cooper bước tới bên chiếc máy và cẩn thận xem xét nó. “Cô ta đã in tiền bằng cái máy này à?”.
“Thì tôi đã nói với ông vậy mà”, Grangier gắt lên. Hắn rút từ trong túi ra một tờ bạc. “Các ông trong đây. Đây là một trong số những tờ bạc giả mà ả đưa cho tôi”.
Cooper bước tới bên cửa sổ và giơ tờ bạc lên trước ánh sáng. “Đây là một tờ bạc thật”.
“Trông nó giống vậy thôi. Bởi lẽ ả sử dụng các bản in đánh cắp mà ả mua lại của một chuyên gia khắc bản in từng làm việc tại trung tâm in tiền ở Philadelphia. Ả đã in những tờ bạc đó trên cái máy này”.
Cooper thô bạo nói, “Ông thật ngu xuẩn. Đây chỉ là một cái máy in bình thường. Thứ duy nhất mà ông có thể in bằng chiếc máy này là phần đầu một bức thư tên người, địa chỉ ...”.
“Phần đầu thư?”. Cả căn phòng bắt đầu quay cuồng.
“Ông thật sự tin câu chuyện hoang đường về một cái máy có thể biến giấy lợn thành những tờ bạc một trăm đô la thật à?”.
“Tôi đảm bảo với các ông là tôi đã nhìn thấy tận mắt ...” Grangier ngừng bặt.
Hắn đã nhìn thấy gì? Vài tờ một trăm đô la ướt được phơi trên dây, vài xấp giấy trắng và bộ dao xén. Sự thật tàn nhẫn của một vụ lừa đảo bắt đầu hiện ra trong óc hắn. Không có vụ làm bạc giả nào hết, cũng không mang thằng cha khắc bản in nào đang chờ ở Thụy Sĩ cả Tracy Whitney đã không hề bị mắc bẫy với câu chuyện về cái kho báu bị chìm kia. Con mẹ khốn kiếp đó đã dùng chính cái âm mưu của hắn làm miếng mồi nhử để lừa hắn nửa triệu đô la. Nếu chuyện này mà lan ra ...
Hai người kia đứng nhìn hắn.
“Ông có muốn tố cáo cô ta về tội gì khác nữa không, Armand? “ Thanh tra Dumont hỏi.
Làm sao được cơ chứ. Hắn biết nới gì được? Rằng hắn đã bị lừa trong khi toan tính tài trợ cho một vụ làm bạc giả ư? Và đồng bọn của hắn sẽ xử với hắn thế nào khi biết hắn đã lấy nửa triệu đô la của họ và quăng qua cửa sổ Hắn đột nhiên thấy ớn lạnh khắp người.
“Không. Tôi ... tôi không muốn tố cáo gì nữa”. Giọng hắn đầy vẻ hoảng hết.
Châu Phi, Armand Grangier nghĩ. Họ sẽ không bao giờ tình ra mình ở châu Phi cả.
Daniel Cooper ngẫm nghĩ - lần sau. Lần sau mình sẽ tóm cô ta.

(Còn Tiếp...)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:55 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps