Công ty em đang làm đang có hướng mở Trung tâm đào tạo CNTT. Rất tiếc là trung tâm này không phải khắc phục Chương trình hay Ngoại ngữ, mà chỉ là đáp ứng nguồn cầu bằng cấp ở một tỉnh lẻ! hehe Chỉ đơn giản là đáp ứng một nguồn cầu và lợi nhuận. Thế thôi. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.
Khi nghe hoài bão của một người có nhiều kinh nghiệm như thế thì thấy thích thú vô cùng. Thiển nghĩ chuyện đó không quá khó với một số người. Em biết công ty Global Cybersoft cũng của một Việt kiều ở Việt Nam, và họ cũng rất...ấn tượng (phỏng vấn rớt một lần ở đó. Thấy anh giám độc Việt kiều Kevin rất dễ thương!)
Cty PP đang làm nếu dạy cua (course) 3 hay 6 tháng cho sinh viên đã ra trường những gì các nhà tuyển trạch đang than phiền: nâng cao khả năng làm việc nhóm, kết hợp ngoại ngữ vào việc thảo luận project (từ chuyên môn), kết hợp với huấn luyện trả lời interview...v..v..v thì hay. Giải quyết những gì các trường ĐH ít quan tâm và nhà tuyển trạch cần.
Dân chuyên môn gốc Lqd hay Longan không thiếu chỉ thiếu một kế hoạch đầu tư và phát triển một Trung Tâm Đào tạo và một tay lãnh đạo tài năng và tâm huyết.
Theo em thì hiện tại ở Việt Nam chỉ là đi theo công nghệ của người ta, cụ thể là của Microsoft, Sun, Oracle,...Phát minh hay sáng chế ra cái mới đối với chúng ta còn xa vời quá.
Đồng ý với An. Anh nói trong bài viết trước để betacode thấy thế giới bao la và còn nhiều điều để betacode khám phá.
hihi... công ty em bé xíu và trình độ íu-đúi, không dám nhìn tới chuyện đó huống hồ gì bắt tay vào.
Nhưng cũng có cái bàn thêm, một khóa học ngắn hạn như trên thì tiện lợi vô cùng. Vietnamworks.com cũng có các khóa học tương tự như thế nhằm trang bị con người khả năng tìm việc tốt nhất.
Chẳng biết thị phần của mảng "hậu đại học, tiền xin việc" này ở ta như thế nào (cụ thể là lĩnh vực CNTT)?
Riêng kinh nghiệm cá nhân có biết một công ty chuyên đào tạo công nhân những kỹ năng cơ bản trước khi "bán" cho các nhà máy.
Khóa học đó gồm:
- Tác phong công nghiệp: đúng giờ, tinh thần trách nhiệm ...
- Văn hóa công ty: chào hỏi, đi đứng ...
Có vẻ gần với một công ty môi giới việc làm.
---
Thế giới chưa bao giờ tạo ra nhiều cơ hội như lúc này, nguồn vốn chỉ là một phần, có thể dễ dàng khỏa lấp bằng thứ khác. Tài năng của lãnh đạo, như anh NHK đã nói, thật sự cần thiết!
theo M tiềm năng CNTT của Việt Nam là rất cao, vẫn có những người rất giỏi về lập trình phần mềm ( nhưng thường du học thêm hoặc làm việc cho nước ngoài ).
Trích:
Nhu cầu nhân lực ngành:
Thế giới:
- Mỹ ngoài 1 triệu kỹ sư phần mềm hiện có, năm 2006 tuyển thêm 88.500 người.
- Nhật Bản riêng lĩnh vực phần mềm nhúng đã thiếu 70 ngàn kỹ sư.
- Từ 2003 - 2006 các tập đoàn nước ngoài tại Trung Quốc đã tuyển dụng thêm 250
ngàn kỹ sư phần mềm. Việt Nam:
- VN cần khoảng 80 ngàn kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp vào năm 2010.
- IBM VN năm 2007 cần 1000 kỹ sư, năm 2008 cần 2000 kỹ sư, nhu cầu tiếp tục tăng
mạnh trong những năm tới.
- Boeing đang tìm đối tác tại VN, yêu cầu mỗi hợp đồng cần tối thiểu 1000 kỹ sư
phần mềm.
- Ngoài ra các tập đoàn như Samsung, Foxcoon...cũng cần tuyển hàng nghìn kỹ sư.
Năm 2007
Có nhiều lý do SV mới ra trường vẫn ko tìm được việc : phải đào tạo lại, chương trình lạc hậu không còn phù hợp, phối hợp giữa các công ty và trường đại học yếu kém, và nhất là không ai chịu thua ai ( thể hiện qua hàng loạt công cụ tìm kiếm nhưng chẳng có cái nào độc đáo ) hoặc ngồi chơi xơi nước giống như Vinagame và FPT, tại sao họ không chịu thuê 1 loạt coder tự tạo cho mình một phần mềm riêng ( hay 1 trò chơi riêng bản sắc VN mà cứ phải dùng hàng TQ việt hóa )
hihi... công ty em bé xíu và trình độ íu-đúi, không dám nhìn tới chuyện đó huống hồ gì bắt tay vào.
Nhưng cũng có cái bàn thêm, một khóa học ngắn hạn như trên thì tiện lợi vô cùng. Vietnamworks.com cũng có các khóa học tương tự như thế nhằm trang bị con người khả năng tìm việc tốt nhất.
Chẳng biết thị phần của mảng "hậu đại học, tiền xin việc" này ở ta như thế nào (cụ thể là lĩnh vực CNTT)?
Riêng kinh nghiệm cá nhân có biết một công ty chuyên đào tạo công nhân những kỹ năng cơ bản trước khi "bán" cho các nhà máy.
Khóa học đó gồm:
- Tác phong công nghiệp: đúng giờ, tinh thần trách nhiệm ...
- Văn hóa công ty: chào hỏi, đi đứng ...
Có vẻ gần với một công ty môi giới việc làm.
---
Thế giới chưa bao giờ tạo ra nhiều cơ hội như lúc này, nguồn vốn chỉ là một phần, có thể dễ dàng khỏa lấp bằng thứ khác. Tài năng của lãnh đạo, như anh NHK đã nói, thật sự cần thiết!
PP có cổ phần trong "công ty em bé xíu và trình độ íu-đúi, không dám nhìn tới chuyện đó huống hồ gì bắt tay vào"?
Nếu có nhiều cty đã tham gia vào thị phần "hậu đại học, tiền xin việc", sao mà vẫn còn nghe nhiều chuyện than phiền trên. Mảng thị phần lớn và chưa có ai ăn hết?
@MarsNIIT: Việtnam có nhiều tiềm năng nhưng muốn biến tiềm năng thành thế mạnh thật sự thì phải có nhiều biến đổi về giáo dục đào tạo. Không riêng VN, mà có nhiều quốc gia khác, xa là Đông Âu, gần ở Đông Nam Á thì có Indo, Thái cũng đầy tiềm năng. Hiện tại anh có 2 học sinh Ấn, đang theo học Master ở Mỹ sau khi đã học Cử Nhân ở Ấn, làm việc thực tập trong nhóm anh. Qua thời gian học Đại Học chung với nhiều sinh viên Ấn và qua 2 học sinh Ấn thực tập trong nhóm anh, chương trình học (sách vở, tài liệu) của Ấn không khác Mỹ và chỉ vừa sang Mỹ là sinh viên Ấn đã có thể hòa nhập không chỉ cuộc sống mà cả làm việc. Phục nền giáo dục của Ấn!
câu 1. Đúng rồi.
cấu 2. Ngành điện tử em làm họ cũng than phiền, nhưng chỉ một tháng là quen việc. Do đó chẳng ai để ý. Còn CNTT quả là một nguồn cầu cực lớn, anh em trong nghề này phải họp lại với nhau và...chớp lấy cơ hội đi!
PP có cổ phần trong "công ty em bé xíu và trình độ íu-đúi, không dám nhìn tới chuyện đó huống hồ gì bắt tay vào"?
Nếu có nhiều cty đã tham gia vào thị phần "hậu đại học, tiền xin việc", sao mà vẫn còn nghe nhiều chuyện than phiền trên. Mảng thị phần lớn và chưa có ai ăn hết?
Định hỏi PP (nếu có cổ phần trong cty) để xem có gì hợp tác trong việc giảng dạy mỗi khi về nước? Vì ít nhiều anh cũng có kinh nghiệm thực tế trong những lĩnh vực đã nói.
Định hỏi PP (nếu có cổ phần trong cty) để xem có gì hợp tác trong việc giảng dạy mỗi khi về nước? Vì ít nhiều anh cũng có kinh nghiệm thực tế trong những lĩnh vực đã nói.
Được đó sư huynh. Nhưng không biết khoảng thời gian trong nước là bao lâu? Kiểu như anh bay như chim vậy thì chắc tổ chức những buổi chuyên đề là hợp lý?
à... mà thôi, anh hợp tác với công ty của Vũ kìa, công ty em bé quá, không nói chuyện được!
Tí nữa quên, vừa nói chuyện với một thằng bạn, nó đang ấp ủ dự định mở một công ty CNTT (theo khuynh hương outsource). Em nói có một huynh trưởng đang làm cùng ngành ở Mỹ thì nó thích lắm. Em cho nó contact của anh nhe, để nó xin tí kinh nghiệm ấy mà! Nó dễ thương lắm, giống em!
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
thay đổi nội dung bởi: Phan Phuong, 04-10-2008 lúc 03:42 PM.
Khó khăn lắm! Trong CNTT thì kiến thức thay đổi như vũ bảo. Nếu không có cơ bản thì những gì mình học ra trường đã thành đồ cổ rồi. Ví dụ NIIT dạy Linux RHEL 3 nhưng hiện nay người ta dùng RHEL5 nên rất khó. Chưa kể mỗi công ty theo một quy trình riêng, một cách làm việc riêng, một framework, quy trình không giống bất kỳ một công ty nào hết. NHư vậy làm sao mà dạy để phù hợp đây?
Cái tệ của các trường đại học là chưa xiết chặt ngoại ngữ lắm. Theo Phước trường đại học ko nên ôm đồm việc dạy ngoại ngữ mà yêu cầu người học phải có chứng chỉ quốc tế ngoại ngữ nào đó ví phần này các trường sẽ ko làm tốt bằng các trung tâm ngoại ngữ. Cần yêu cầu transcript bảng điểm chứ không yêu cầu nộp bằng vì như vậy sẽ bị làm giả mạo.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog