trùi ui, đo chiều cao rồi cân nặng, bây giờ lại đo vòng một nữa! bó tay mấy ông nhà nước!
Trích:
Nam, nữ gì nếu có vòng ngực dưới 72 cm cũng không được đi xe trên 50 cc! Chưa quan tâm đến người khuyết tật.
21-10-2008 09:26:55 GMT +7
Dư luận chưa hết băn khoăn với quy định người thấp bé, nhẹ cân (chiều cao đứng dưới 1,45 m, trọng lượng dưới 40 kg) không được đi xe máy trên 50 cc, giờ lại “choáng với” quy định về... bộ ngực: Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM hôm qua (20-10), ông Trần Quý Tường (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng đây là tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo sức khỏe người lái xe và an toàn giao thông.
Người “ngực lép” không nhiều
- Thưa ông, cơ sở nào quy định người đi xe máy trên 50 cc phải có số đo ngực trung bình không được nhỏ hơn 72 cm?
Chỉ số đó là một trong nhiều quy định tiêu chuẩn về thể lực. Khi xây dựng bản tiêu chuẩn này, chúng tôi đã áp dụng nguyên tắc đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người lái xe. Bản tiêu chuẩn sức khỏe cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và cập nhật các quy định quốc tế. Năm 2001, Bộ Y tế đã ban hành bản “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới”, trong đó có quy định: Người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng, máy thi công đường bộ hoặc có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ, xe ôtô... phải đảm bảo các chỉ số vòng ngực trung bình là 79 cm...
- Đối với những người đủ chiều cao, cân nặng lại có vòng ngực quá bé thì sao? “Ngực lép” ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thưa ông?
- Khi xây dựng những tiêu chuẩn mới này, chúng tôi cũng đã tính đến những người không đủ chiều cao, cân nặng... Nhưng những đối tượng đó không nhiều, họ cũng phải chấp nhận thiệt thòi vì chuyện an toàn giao thông. Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia, hiện trên thế giới đã có các loại xe đặc thù được thiết kế dành cho người có chiều cao đứng thấp hoặc nhẹ cân. Sau này nếu những loại xe này được nhập vào Việt Nam thì Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xem xét và có quy định bổ sung các tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn.
Đây là văn bản quy định khung (cứng) về tiêu chuẩn sức khỏe chứ không thể nói rõ trừ những trường hợp ngoại lệ như nhà báo vừa hỏi. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe cụ thể để có quyết định cuối cùng. Bác sĩ phải lý luận thêm lý do vì khuyết tật bẩm sinh hay vì nguyên nhân nào đó nên chỉ số vòng ngực mới “lép” như vậy. Còn lý do tại sao ngực “lép” lại ảnh hưởng đến sức khỏe ư? Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, vòng ngực là một trong những chỉ số đánh giá thể trạng sức khỏe của một người bởi nó có chức năng hô hấp. Cả nam và nữ nếu có độ giãn nở của phổi lớn, có nghĩa là đường hô hấp tốt thì vòng ngực sẽ lớn. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi nếu sau này các cơ sở khám chữa bệnh có ý kiến.
. Nhưng bản tiêu chuẩn không phân biệt nam hay nữ?
- Lúc đầu chúng tôi cũng đã xây dựng mỗi giới có một bản tiêu chuẩn quy định các chỉ số sức khỏe riêng nhưng phương tiện giao thông thì chỉ có một loại và dùng chung cho cả hai giới. Vì vậy, sau 11 lần dự thảo, xin góp ý kiến, chúng tôi đã thống nhất bản tiêu chuẩn sức khỏe “chuẩn” này áp dụng cho tất cả người tham gia phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, bản tiêu chuẩn chủ yếu dành cho bác sĩ, để có thêm căn cứ về chuyên môn trong quá trình khám bệnh cho người tham gia giao thông. Không phải việc gì cũng có thể hoàn thiện ngay từ đầu được, chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp, sửa đổi.
Cơ sở tư nhân cũng được khám
- Bản quy chuẩn còn yêu cầu muốn lái xe trên 50 cc phải có lực bóp tay đạt 26 kg, lực kéo thân dưới đạt 70 kg. Ai sẽ kiểm tra, thẩm định các tiêu chuẩn này cho người lái xe?
- Theo quy định Thông tư số 13 của Bộ Y tế năm 2007, bất kể cơ sở khám chữa bệnh nào (công lập hoặc tư nhân) nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở khám sức khỏe cũng có thể khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe. Ngoài ra, bản tiêu chuẩn mới lần này yêu cầu các cơ sở đó phải có thêm trang thiết bị như lực kế bóp tay, máy đo thị trường, máy đo thính lực, máy điện tim và máy đo thông khí phổi. Mấy tiêu chuẩn này các bệnh viện tuyến huyện cũng đủ điều kiện. Giám đốc cơ sở y tế sẽ tự quyết định việc tham gia khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, chịu sự thanh tra, kiểm tra của cấp có thẩm quyền.
- Vậy bao giờ văn bản tiêu chuẩn khám sức khỏe sẽ chính thức được áp dụng đại trà? Người muốn đổi bằng lái xe thì sao?
- Bộ Y tế đã gửi Chính phủ, chỉ chờ có quyết định chính thức thôi. Sau 15 ngày Chính phủ ra công báo, văn bản mới sẽ được áp dụng.
Trong tháng 11, Bộ sẽ tổ chức hai lớp tập huấn tại hai miền Nam và Bắc để nói rõ về chuẩn sức khỏe cho đại diện các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa các tỉnh...
. Xin cảm ơn ông.
Chưa quan tâm đến người khuyết tật
Tại buổi tổng kết dự án “Vận động đưa vấn đề người khuyết tật vào an toàn giao thông” được tổ chức ở Hà Nội ngày 14-10, khi trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Hồng Hà - giám đốc dự án cho biết nếu chiếu theo bản tiêu chuẩn khám sức khỏe mới của Bộ Y tế trên thì rất nhiều người khuyết tật không đủ tiêu chuẩn. Song hiện lại có quá ít phương tiện giao thông phục vụ cho người khuyết tật như các đường dốc lên vỉa hè, đường lên xe buýt hay các loại xe đảm bảo dành riêng cho người khuyết tật.
đúng thì không thấy đâu nhưng tính lại thiếu cơ sở khoa học :
Quí vị có thể đọc bài Thiếu cơ sở khoa học và tính nhân bản của Ts NGUYỄN VĂN TUẤN (Viện Garvan, Úc) :
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
trong đó có đoạn :
Trích:
Quy định này được ban hành giống như hiện tượng “từ trên trời rơi xuống”, vì nó không hề được bàn thảo rộng rãi trong cộng đồng. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại chọn ngưỡng chiều cao 1,45m hay cân nặng 40kg?
Trước những chất vấn của công chúng, một quan chức thuộc Bộ Y tế khẳng định rằng quy định trên “có cơ sở khoa học”. Nhưng ông lại không cho biết “cơ sở khoa học” đó là gì, được công bố ở đâu và đã có ai phản biện chưa.
Trích:
Những người có chiều cao thấp, trọng lượng thấp thường do bệnh tật, di truyền hay thiếu dinh dưỡng trong thời kinh tế khó khăn trước đây. Lẽ ra họ là đối tượng cần được giúp đỡ để đi lại, nhưng quy định của Bộ Y tế lại vô hình trung gây thêm khó khăn cho họ! Và nữ là nhóm cần được biểu dương nhưng họ lại là nhóm chịu nhiều thiệt thòi! Nguyên tắc y đức số 1 của ngành y là “không làm hại người”, nhưng quy định mới của Bộ Y tế có thể gây bất tiện, kể cả tác hại, đến số lớn người dân.
Qua phản ứng của dư luận ( nói là dư luận nhưng đều có trình độ cả ) thì Bộ Y tế đã nói không phù hợp thì Bộ sẽ sửa đổi, nhưng không biết Bộ sửa đổi chính Bộ hay chính chính sách người lùn- ngực lép kia.
Chuyện quy định về chiều cao hay cân nặng thì có thể chấp nhận vì nếu chiều cao quá thấp hay quá nhẹ cân thì không thể đủ khả năng để điều khiển hay xử lý tình huống trên đường nhưng bức xúc nhất là cái vụ "ngực lép" kia, đúng là mấy ông ngồi rãnh quá không biết làm gì nên đưa ra mấy cái chyện động trơi cho người ta "chửi", hình như mấy ổng không nghe chửi là không chịu nổi hay sao ấy. Đường sá thì không lo nâng cấp, sửa chữa, quy hoạch, trước kia mưa mới ngập dần dần làm riết rồi nắng cũng ngập nốt. Toàn lo hạn chế không cho người ta lưu thông gì hết. Cũng cái vụ xe buýt hoạt động tới 6g30 hoặc 7g tối, bị kiến nghị dữ quá lên 8g30 nhưng thường thì cái giờ này không xe nào chịu bắt thêm khách vì lo chạy về cho lẹ, học hay làm thêm thì 9g tối mới tan, vậy ngươfi ta đi xe ôm về chắc. Cãi nhau ầm ĩ cái chuyện tắc đường trong giờ cao điểm trên những tuyến đường trọng điểm, đã tắc đường rồi còn đưa ra cách để hạn chế là vào giờ đó ai đi thì... đóng phí, pó tay luôn.
Nói tóm lại là bây giờ mấy người ở "trên" ấy nên nghĩ ra mấy cái chuyện lơ lửng ở "tầng trên" luôn, chẳng người nào có thể nghĩ ra nổi chỉ có mấy ổng thôi, híc híc
Chuyện quy định về chiều cao hay cân nặng thì có thể chấp nhận vì nếu chiều cao quá thấp hay quá nhẹ cân thì không thể đủ khả năng để điều khiển hay xử lý tình huống trên đường nhưng bức xúc nhất là cái vụ "ngực lép" kia, đúng là mấy ông ngồi rãnh quá không biết làm gì nên đưa ra mấy cái chyện động trơi cho người ta "chửi", hình như mấy ổng không nghe chửi là không chịu nổi hay sao ấy. Đường sá thì không lo nâng cấp, sửa chữa, quy hoạch, trước kia mưa mới ngập dần dần làm riết rồi nắng cũng ngập nốt. Toàn lo hạn chế không cho người ta lưu thông gì hết. Cũng cái vụ xe buýt hoạt động tới 6g30 hoặc 7g tối, bị kiến nghị dữ quá lên 8g30 nhưng thường thì cái giờ này không xe nào chịu bắt thêm khách vì lo chạy về cho lẹ, học hay làm thêm thì 9g tối mới tan, vậy ngươfi ta đi xe ôm về chắc. Cãi nhau ầm ĩ cái chuyện tắc đường trong giờ cao điểm trên những tuyến đường trọng điểm, đã tắc đường rồi còn đưa ra cách để hạn chế là vào giờ đó ai đi thì... đóng phí, pó tay luôn.
Nói tóm lại là bây giờ mấy người ở "trên" ấy nên nghĩ ra mấy cái chuyện lơ lửng ở "tầng trên" luôn, chẳng người nào có thể nghĩ ra nổi chỉ có mấy ổng thôi, híc híc
Đừng bức xúc thế em! Từ từ!
Chuyện này là "khổ lắm nói mãi", mấy ông ai cũng biết nhưng hỗng ai làm thôi.
__________________ Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.
Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn. -------------0978184058, 01229921853