Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng năm 1725 toạ lạc tại xã Phan Rí Thành huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết trên 70 km về phiá bắc.
Chùa Bà Thiên Hậu thực ra là một ngôi đền thờ do người Hoa xây d ựng để thờ một nhân vật theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Không rõ từ lúc nào kể cả người Hoa và người Việt ở đây lại gọi đền thờ bằng tên Chùa Bà Thiên Hậu và cũng từ đó đền thờ này có tên gọi như hiện nay.
Sách xưa gọi là Đền Thiên Hậu đúng nh ư tên và nội dung của ngôi đền thư ở mới xây dựng. Nội dung có đoạn “Đền được xây dựng ở ngoài quách tỉnh thành cũ, trước đền gần sông phiá Bắc sông có gò cát đỏ làm tiền án cho đền. Tương truyền thần thờ trong đền là người huyện Tiêu Điền, tỉnh Phúc Kiến bên tàu, họ Lâm là con gái thứ hai của Ôn Công, 8 tuổi học đạo tiên, 12 tuổi luyện đơn đã thành, kêu gió, gọi mưa được ứng nghiệm, Đời Tống có người đi biển gặp nạn gió, thuyền gần bị lật úp, thốt nhiên giữa không trung hiện ra một người tự nói “ Ta là con gái Ôn Công, giáng xuống để bảo hộ các người đây”. Rồi trong khoảnh khắc, gió lặng, thuyền được vô sự. Sau đó nhà Tống phong làm phu nhân, triều nhà Minh phong làm Thiên Phi, triều nhà Thanh phong làm Thiên Hậu Thánh mẫu”. Khi dựng đền thờ ở đây, những người khách buôn thường lui tới phụng cúng, đền thờ rất tráng lệ.
Một truyền thuyết khác tương tự như trên, nhưng có đoạn khác “ bà Thiên Hậu biến thành khúc gỗ gió (cây lấy trầm” trôi từ ngoài biển vào, đến đoạn sông này ( sông Cái, đoạn cuối sông Lũy trước lúc đổ ra biển) khúc gỗ không trôi được nữa. Thấy điều kỳ lạ người Hoa xưa đã xây đền tại nơi khúc gỗ dừng để thờ bà.
Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng theo kiểu cách kiến trúc của người Hoa, kể cả trang trí nghệ thuật, màu sắc bên trong, bên ngoài đều mang đặc trưng văn hoá của người Hoa. Di tích này nằm trên vị trí rất lý tưởng, ở về hữu ngạn sông Cái, mùa nước cạn có thể lội qua bên kia sông, quanh năm gió mát, quanh chùa có nhiều cây cổ thụ lớn.
Chùa Bà Thiên Hậu còn lưu nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, trong số đó có 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho Bà Thiên Hậu vì Bà đã có công giúp đỡ cho nhân dân trong vùng và phù hộ cho họ về mặt tinh thần. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa Cổ nhất Bình Thuận . Chùa đã được tu bổ một số lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc và trang trí nghệ thuật xưa.
Hiện nay Chuà Bà Thiên Hậu là một trong những nơi du ngoạn và viếng thăm không phải chỉ có người Hoa mà còn rất đông đảo người Việt đến vì sự tín ngưỡng và tâm linh của họ, một phần khác vì ở đây có nhiều cảnh trí thoáng mát , kết hợp với chùa tạo nên nơi nghỉ dưỡng, thoải mái và có lòng tin Thần sẽ phù hộ.
binhthuan.vn
Chùa Hang </span>
Xã Bình Thạnh – Tuy Phong – Bình Thuận
<span style=\'color:green\'>Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch tự xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX , tạo lạc trong hang động trên đồi núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64 m thuộc địa bàn xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Cổ Thạch là một vùng núi đá rộng, gồm hàng ngàn hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, có tảng đá còn nguyên khối to như những ngôi nhà, có tảng giống như bàn Thạch, có những tảng đá chồng lên nhau úp vào nhau như có bàn tay người sắp đặt, bố trí, có những tảng đá có hình thù kỳ lạ đầy tính cách huyền bí và chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo với nhiều hang động nguyên sinh luồn sâu vào trong núi.
Trên là đá núi, cây rừng chen chúc nhau, dưới chân Cổ Thạch là biển trong xanh rầm rì sóng vỗ quanh năm, bãi tắm tự nhiên hình thành, cách đó không xa là bãi cá nhiều màu đã có từ hàng ngàn năm trước tạo cho Cổ Thạch đầy đủ những yếu tố sơn thủy hữu tình.
Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh có nhiều hang động, cây rậm là điều kiện cho muông thú sinh sống từ bao đời , cũng là nơi phù hợp với việc lập chùa và tu hành của những thế hệ tu sĩ từ những thế kỷ trước. Việc chọn điểm, lập am, dựng chùa của các nhà sư xưa kia thật tuyệt diệu . Hàng chục công trình kiến trúc nối tiếp nhau trải rộng trên khu đồi núi đá rộng chừng 4 ha với cổng tam quan là điểm đặt chân đến đầu tiên ở Cổ Thạch Tự. Khu chính điệm xen kẽ với những hiến đá dựng lớn cao vút của thiên nhiên. Tiếp đến là các nhà tổ, gác chuông, lầu trống, nhà thiền, Từ đường...cùng hàng chục hang cốc ăn sâu vào núi, cuốn hút du khách trên một hành trình không biết mệt mỏi vì những điều kỳ diệu của thiên nhiên.
Mỗi hang động có một vị trí, chức năng riêng do những thế hệ nhà sư trước dây quy định. Hang thờ Tổ khai lập Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng , có tượng nhà sư và nhiều bài vị của các nhà sư khác có công lao xây dựng chùa đã viên tịch. Hang thờ Phật Chuẩn Đề là một hang động bên trong tượng Phật có 8 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau, các hang động khác cũng được kiến tạo phù hợp với điều kiện thờ phụng. Bước vào những hang động chính trong khu vực để chiêm bái , lễ Phật để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, du khách có cảm giác như đang lạc vào những hang Phật, cửa tiên.
Cổ Thạch Tự ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hnag động kết hợp với sự sáng tạo của con người, ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá lịch sử quý hiếm : Nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, liên, đối, hòanh phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ XIX.
Cổ Thạch Tự hàng chục năm nay do Hoà Thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm du lịch chính của Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước đến đây hàng năm để chiêm bài, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở đây. Những giá trị về thắng cảnh thiên nhiên và về lịch sử văn hoá, Cổ Thạch Tự đã được Nhà Nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia năm 1993.
binhthuan.vn
<span style=\'color:blue\'>Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Tà Cú nên gọi là Chùa Nuí Tà Cú để phân biệt với một số chùa trên các núi khác ở Bình Thuận. Chùa Nuí xây dựng từ năm 1897 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa thuộc địa phận xã Tân Lập huyện Hàm Thuận Nam cách Phan Thiết khoảng 30 km về hướng Đông Nam.
Chùa Nuí do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà Sư chọn hiện ở đỉnh cao 457m, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chimvượn ở ngay cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành hai, chùa cũ vẫn ở chỗ cũ gọi là chùa trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa dưới có tên là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Nuí.
Năm 1872 nhà Sư Trần Hữu Đức ( 1812-1887) pháp danh Thông Âm, pháp hiệu Hữu Đức từ miền trung một mình vượt nuí, xuyên rừng rậm, thú dữ, đường đi khó khăn hiểm trở lên đỉnh nuí Tà Cú tim nơi an tịnh để tu hành. Nơi tu hành của nhà sư ban đầu là một hang đá (về sau gọi là hang Tổ). Mãi 7 năm sau những người đi rừng mới phát hiện ra hang đá nơi tu hành của nhà sư góp công của để xây dựng thảo am cho nhà sư tu hành. Vừa tu hành vừa bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân được 16 năm thì Trần Hữu Đức viên tịch ngày 5/10/1887.
Lúc còn sống, nhà sư còn là thầy thuốc giỏi, tương truyền “ vào năm Tự Đức thứ 33 Canh Thìn ( 1880) nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu thoát khỏi bệnh hiểm nghèo bằng thuốc của mình. Vua Tự Đức đã ban sắc và đặt tên chùa là “ Linh Sơn TRường Thọ” và nhà sư Trần Hữu Đức là “Đại lão Hoà thượng” cũng từ đó chùa có tên Linh Sơn Trường Thọ. Ngôi chùa dưới “Linh sơn Long đoàn” xây dựng vào cuối thế kỷ XIX theo ý nguyện của nhà sư trước lúc viên tịch.
Chùa Nuí Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là 1 tổng thể kiến trúc bao gồm : Cổng tam quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang tổ... ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi 4 mùa.
Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí mát lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh, mát hấp dẫn trong mùa hè . Danh lam thắng cảnh Chùa núi nổi tiếng cũng nhờ phong cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng . Mặt khác bàn tay con người quan nhiều thế hệ thay nhau bồi đắp nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai trong tỉnh và các tỉnh lân cận đó là pho tượng khổng lồ “Thích ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. tác phẩm do kỹ sư Trương Định Ý chủ trì vào năm 1962.
Cách pho tượng Phật nằm chừng 50m là nhóm Tam Thế Phật : ADi Đà, Quan Âm Bồ tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao khoảng 7m, với nét mặt hiền hoà đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.
Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân sang Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa, rồng rắn nối nhau leo núi. Những năm gần đây năm nào cũng tổ chức hội thi leo núi thu hút thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia. sắp tới nơi đây sẽ thực hiện dự án cáp treo để đưa du khách lên xuống tham quan chùa được thuận lợi hơn.
Chùa Nuí cùng với những cánh rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1993.
binhthuan.vn
<span style=\'color:purple\'>Dinh Thầy Thím toạ lạc giữa khu rừng già, có tên là rừng dầu Bàu Cát thuộc xã Tân hải, huyện Hàm Tân cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về phía Đông Nam.
Tương truyền trong dân gian : Dưới triều vua Tự Đức, có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đạo sĩ là người giàu tài đức, hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại hay ức hiếp dân làng, chống lại chế độ đương thời, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt “ Tam Ban Triều Diễn”. Trước lúc bị hình phạt này, Đạo sĩ đã biến dải lụa điều thành rồng bay về phương Nam. hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và đốn củi kiếm sống qua ngày. tài đức của đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng, từ đó dân làng gọi hay vợ chồng Đạo sĩ bằng cái tên thân mật “Thầy, Thím”. Có nhiều truyền thuyết khác trong dân gian nói về tài đức và phép thuật của Thầy Thím. Cho đến lúc hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó. Hằng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy một đôi hổ về viếng mộ Thầy.
Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ (1906) nhà vua đã xem xét lại công đức của Thầy thím nên quyết định xoá án và ban sắc phong “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương tôn Thần” .
Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.
Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão(1879). Hiện nay trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chánh điện còn hai bài vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy Thím chừng 5km là khu vực mộ Thầy Thím . Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính.
Hơn 100 năm qua Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng đông nhất vẫn là diọ giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày 14-16 tháng 9 âm lịch.
Dinh Thầy Thím được UBND Tỉnh Bình Thuận công nhận và ra quyết định bảo vệ khu danh lam thắng cảnh số 1377-QĐ/UB-BT ngày 6/12/1993 và Bộ Văn Hoá Thông tin đã xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997.
binhthuan.vn
Mình mới đi Ðà Lạt về. Dạo này, không khí nơi ấy thật tuyệt. Những ngày mình ở đó trời không mưa, gió se se lạnh.
Mình có xuống thác Datanla nhưng hơi thất vọng vì nó thô sơ quá.
Có lẽ thú vị nhất là lên đỉnh Langbiang. Xe chở lên chạy ngoằn ngoèo dễ sợ. Lên đến đỉnh thì lạnh thấu xương... rồi mây mù ẩn hiện... Tuyệt!
Nhắn riêng với Phan: mình có gặp vợ chồng Liên đi hưởng tuần trăng mật
Nhưng thú vị nhất là chui vào khách sạn nằm ngủ thẳng cẳng... hi hi ...
em cũng đã từng lên langbiang nhưng khác anh ở chổ là không đi xe mà ... đi bộ( ko có tiền đi xe...hihi). có đoạn đi chung với người dân tộc bản xứ, trò chuyện với họ cũng thú vị lắm vì hiểu thêm được nhiều thứ ở đó. vừa đi vừa ngắm cảnh và cảm nhận độ dốc của đồi núi, khúc uốn cong của đường đi...rất tuyệt. nhất là lên đến đỉnh ngắm khung cảnh xung quanh hư ảo dưới lớp sương mù buồi sáng. tất cả như một bức tranh thơ mộng, huyền hoặc.