- Thứ nhất:Theo tôi, tất cả ý kiến của chúng ta đều chỉ là ý kiến,tựu trung lại là xoay quanh nền Giáo dục của chúng ta trong thời gian gần đây (Theo tôi là cực kỳ xuống cấp).Quan trọng là những nơi, những người trực tiếp liên quan đến vấn đề này có nhận được, có hướng xử lý được hay không?
- Thứ hai: Bài văn, hay bất kỳ bài thi môn nào đó, nếu làm đúng theo barem, vẫn xứng đáng nhận được điểm số tương ứng.Vấn đề đáng nói là công đoạn bài giảng-ra đề-barem-chấm điểm. Tôi không đồng ý, đặc biệt không hiểu ai đó khi gọi bài thi đó là ĐẠO VĂN thì thực ra họ có hiểu ĐẠO VĂN là gì không?
- Thứ ba:Không được động đến, nhắc đến một cách tiêu cực đối với thí sinh làm bài thi đó. Hãy động viên, khuyến khích tương lai của đất nước một cách tích cực hơn nữa.
- Tôi hoàn toàn đồng ý với điểm 10 của em Nhi. Tôi thực sự bất bình với một số ý kiến của độc giả và đặc biệt là của tác giả một số bài báo. Chúng ta thử đặt hoàn cảnh chúng ta là em Nhi mà xem - hoàn cảnh của một thí sinh đi thi đại học. Liệu chúng ta có làm được như vậy không.
- Theo tôi em Nhi làm được bài văn như vậy là quá xuất sắc, kể cả nội dung bài làm có gần trùng lặp với nội dung của một bài văn mẫu vì em Nhi đã thuộc bài!
- Tôi nghĩ rằng tất cả những ai đã từng đi thi đại học thì cũng đã từng học môn Văn học, đặc biệt là các nhà báo chắc chắn đã từng thi môn Văn học trong kỳ thi vào đại học thế mà lại có những bài viết, những nhận xét thiếu tính hiểu biết thực tế và thiện cảm về bài thi của em Nhi.
- Tôi muốn nhấn mạnh rằng mỗi chúng ta nói điều gì, làm điều gì cũng phải có cái tâm, phải có suy xét cho đúng, hợp lý và đặc biết là phải có trách nhiệm.
-Tôi xin có thêm vài ý kiến nhỏ về bài văn của em Nhi và việc dạy, học văn: Thứ nhất, tôi đánh giá cao khả năng của em Nhi và nếu em làm bài đúng đáp án thì điểm 10 là hoàn toàn xứng đáng.
-Xin nhớ rằng đây là một kì thi tuyển sinh Đại học, để kiểm tra kiến thức các em đã được học ở phổ thông, và để đánh giá, so sánh hàng vạn thí sinh theo một thang chung nên xin đừng lạc đề sang các lĩnh vực khác. Để hiểu về một tác phẩm văn học cho trọn vẹn đã là một việc rất khó, nó đòi hỏi sự trải nghiệm và tri thức tổng hợp.
- Vậy nên, ở một góc độ nhất định, tôi thấy nếu các em học sinh mà chịu khó 'học thuộc' được những gì những người đi trước đã tích luỹ và tổng kết thì đã là quí lắm rồi, các em đâu chỉ được dạy vài ba tác phẩm mà học thuộc.
- Xin có một câu hỏi: Nếu không có một sự yêu thích nhất định thì liệu chúng ta có đủ kiên nhẫn để học thuộc không? Đây không phải là một tác phẩm nên không thể qui kết tội 'đạo văn' cho em Nhi được.
- Thứ hai, đành rằng ai cũng đòi hỏi, hô hào sáng tạo, có cái mới, độc đáo, sợ nếu chỉ biết rập khuôn thì sẽ xáo mòn... nhưng xin hỏi: Không bỏ công sức trèo lên để "Đứng trên vai người khổng lồ" (như Newton đã nói) thì sáng tạo cái gì, nhìn rộng ra được cái gì, hay lại quay lại 'sáng tạo' những thứ mà người ta đã làm ra từ hàng vài thế kỉ trước? Xin hãy tập đứng và đi cho vững trước khi bàn đến chuyện chạy nhảy.
- Về mặt 'kĩ thuật' cán bộ ra đề chỉ được phép hỏi sao cho với vốn kiến thức phổ thông, thí sinh có thể hoàn thành bài thi trong vòng 3 giờ đồng hồ. Giả thiết rằng có đề thi yêu cầu thí sinh tự sáng tạo tối đa, vậy với những môn giàu tính xã hội- nhân văn như môn Văn, chúng ta sẽ dùng qui chuẩn gì để so sánh, đánh giá đây?
- Tôi lại xin hỏi thêm một câu: Liệu một luận án Tiến sĩ Văn học giả sử không tham khảo bất kì một tài liệu nào (điều này hơi phi lí) thì bàn được bao nhiêu phần về ba tác phẩm này? Vậy nên hãy làm thế nào để cán bộ 'dám ra đề' và thí sinh 'dám đi thi' với vốn kiến thức phổ thông.
- Thứ ba, xin đề nghị một giải pháp nhỏ: Đề thi văn nên bố cục 6 điểm cho phần 'cứng', nghĩa là nếu thí sinh mà 'thuộc' được những gì đã được viết ra, tổng kết và thừa nhận chính thống thì sẽ đạt mức trung bình (5-6 điểm); 4 điểm còn lại dành cho phần 'linh hoạt, sáng tạo'. Trong 4 điểm đó, thí sinh có quyền tự chọn: 0-4 điểm cho khả năng nhận định, bình luận một vấn đề xã hội, một tác phẩm hiện thời (nên để một chuyện ngắn ngắn, một ý twởng, hoặc một nhận định hiện tại về thực trạng xã hội về cuộc sống, về trào lưu) hay 0-4 điểm cho khả năng sáng tác theo chủ đề...
- Đến đây thì xin nhường cái khó trong việc dạy, ra đề và chấm bài cho các thầy cô, việc học thế nào cho hiệu quả của các em học sinh. Xin trân trọng cảm ơn!
Cái vụ này thì đã rõ như ban ngày rồi! Công tác dạy văn quả thật đang có vấn đề,... Mà không chỉ môn văn không, tôi thấy người ta phàn nàn nhiều về môn lịch sử hơn. Dân ta mà chẳng biết sử ta, chỉ biết rành sử bên Tàu??? Tại sao? Cái này các nhà khoa học đang bàn còn các em học sinh đang khổ!
Cái vụ này thì đã rõ như ban ngày rồi! Công tác dạy văn quả thật đang có vấn đề,... Mà không chỉ môn văn không, tôi thấy người ta phàn nàn nhiều về môn lịch sử hơn. Dân ta mà chẳng biết sử ta, chỉ biết rành sử bên Tàu??? Tại sao? Cái này các nhà khoa học đang bàn còn các em học sinh đang khổ!
Trích:
Nguyên văn bởi Vinh Loc 90A
Biết rồi khổ lắm nói mãi!
Nay thì ta đi những con đường chính ở Sài Gòn đã thấy người ta "dạy" sử ta rồi! Cũng đáng mừng!
Hôm nay tình cờ lướt web tôi lại phát hiện một bài văn của một em học lớp 10 ở thành phố Vinh. Các bạn hãy đọc thử xem sao nhé!
Nguồn: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trích:
Thứ tư, 8/11/2006, 15:36 GMT+7Bài văn 9,5 điểm gây xôn xao thành phố Vinh
Bài Văn 9,5 điểm của em Nguyễn Thị Hậu.Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần (6/11), thày Lê Trần Bân, Hiệu phó THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố Vinh, Nghệ An) đã đọc bài văn viết về bố của học sinh Nguyễn Thị Hậu. Thày ngân ngấn nước mắt, cả sân trường xúc động lặng im. Sau hôm đó, người dân thành phố Vinh photo bài văn, chuyền tay nhau đọc.
Nguyễn Thị Hậu - học sinh chuyên Toán lớp 10A2 THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An - chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên 4 trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.
Bóng dáng người bố yêu thương hiện lên trang văn, người đọc đường như thấy một chút bóng dáng người bố thân yêu của mình và thôi thúc nuôi dưỡng ước mơ và thúc giục sống tốt hơn. Bài làm văn của em đã viết lên cảm nghĩ chân thực về người cha thân yêu làm nghề xe lai (xe đạp ôm), nhưng bị căn bệnh quật ngã ra đi.
"Thày Bân đọc được nửa bài văn quá xúc động nghẹn lời, ngân ngấn nước mắt. Chúng tôi đều rưng rưng, mến phục thương em Hậu và thôi thúc chúng tôi sống và giảng dạy tốt hơn. Từ nay vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng tôi chọn lọc những đề văn và bài làm hay đọc dưới cờ để nhân lên sự yêu thích văn chương của học sinh" - thày Võ Tuấn Thiện, hiệu trưởng THPT Huỳnh Thúc Kháng, cho biết.
Ngay sau đó từ học sinh, giáo viên các trường trên địa bàn thành phố Vinh cho đến bà bán nước bác xe ôm đã photo bài văn, chuyền tay nhau đọc. Cứ thế bài văn nhân thêm nhiều bản, và chuyền về tận các huyện... Đề bài: “Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất” Bài làm:
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
NGUYỄN THỊ HẬU (Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An
Lời phê của cô giáo Phan Thị Thanh Vân:
“Em là một người con ngoan, bài viết của em đã làm cho cô rất xúc động.
Điều đáng quý nhất của em là tình cảm chân thực và em có một trái tim nhân hậu, em đã cho cô một bài học làm người.
Mong rằng đây không chỉ là trang văn mà còn là sự hành xử của em trong cuộc đời”.