Tôi có thể đã bỏ sót một hai bóng hồng nào đó đã đi qua đời Trịnh Công Sơn và mong có dịp bổ khuyết. Những bông hoa ấy vốn làm đẹp cho đời, đã là nguồn sống, nguồn an ủi quý giá cho anh. Đến với Trịnh Công Sơn đã là một duyên nợ, nghĩa là không hoàn toàn chỉ nếm hạnh phúc, ngọt ngào.
Trịnh Công Sơn vốn không phải là người đòi hỏi nhiều. Thế nhưng, con người anh vẫn có hai mặt không phân ly. Anh là một người có cảm xúc nhạy bén, đồng thời quý trọng người phụ nữ. Cho nên tặng phẩm tình cảm nào đến từ đóa hoa cũng được anh niềm nở đón nhận, lòng thầm cảm ơn em và cảm ơn đời. “Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài”. Mặt khác, ý thức anh vẫn nuôi hình ảnh người thiếu nữ mà anh sẽ theo đuổi cho đến hơi thở cuối cùng, coi như đó là sinh mệnh của tình khúc của mình, và anh sẽ bắt gặp từng mẫu một qua các chặng đường.
Trịnh Công Sơn lọt vào giữa rừng hoa, người ta suýt nghĩ: “sói giữa bầy cừu”, nhưng không, anh luôn luôn hiền hòa, lại đâm ra lúng túng, lắp bắp nữa là khác. Không ai có thể biết anh nghĩ gì trong đầu khi anh kề cạnh những hồng nhan. Anh nghĩ lung tung lắm thì phải: “Thực ra… Phải chi… Khoan đã… Thôi… Hay là…” Bởi lẽ, đối với anh, phụ nữ không toàn là đẹp, phụ nữ không chỉ là đẹp mà còn là một đóa hoa vô thường, là sứ giả của một mệnh lệnh nào đó mà anh đọc chưa ra.
Trịnh Công Sơn, qua lời ca có khuynh hướng diễn đạt bằng hình ảnh sóng đôi. Anh vẽ ra đóa hoa nhưng ý tưởng không dồn tụ vào đoá hoa ấy. Ngay cả khi gợi ra thiếu nữ, và dù thiếu nữ sống thật, có một tên riêng, ta vẫn có cảm tưởng đó là một thiếu nữ khác. Đó là sự trộn lẫn, hòa nhập vào nhau của hai bình diện đời sống. Và nếu hiện tại có bề mỏng manh thì lớp thời gian quá khứ chờ chực bồi khuyết vào.
³³³³
Tình yêu ở Trịnh Công Sơn là một thứ tình yêu hương hoa, lãng đãng, xa cách. Nó chỉ rộn ràng bề mặt, như viên đá trong cốc, như hòn đá ném xuống ao. Lanh canh một lát, gợn sóng một hồi, tồi đâu lại vào đó, lấy lặng lẽ làm vốn liếng, uống tình lắng xuống, trả em vào đời và “tôi thu bóng tôi”. Loại tình yêu này không còn tồn tại, chỉ còn lẩn lút trên những trang giấy đã ngả vàng. Ngày nay tình yêu đã thay đổi chủ trương rồi thì phải: chớp nhoáng, phá bĩnh, trao đổi, chiếm đoạt…, cho nên tình yêu theo lối Trịnh Công Sơn đem lại một hương vị xa xôi làm mền cả trái tim sắt đá nhất, và ai nấy ngưỡng vọng như một bái vật đặt trên đài cao để cho tưởng tượng vươn tới.
Tình yêu ở Trịnh Công Sơn, như lời ca của Nguyễn Đình Toàn, không có hạnh phúc. Toàn là những bức trang mang tên: tình phụ, tình sầu, tình xa, tình xót, xa vừa, tình nhớ, tình vơi. Hạnh phúc, có chăng, chỉ đong bằng từng mẫu vụn:
Đôi mắt em là đốm lửa hồng
(Tóc em) rớt xuống hồ làm nước long lanh
Ôi áo em xưa lồng lộng
Xin mây xe thêm màu áo lụa
Và luôn những mẩu vụn… cũng sẽ chìm trôi
Hai lần Trịnh Công Sơn có ý định gút cuộc tình của mình bằng một hồi kết cuộc: tự động và chủ động trói mình bằng sợi tơ hồng. Cả hai lần đều bất thành. Hóa ra, đối với anh hôn nhân trước sau chì là một chiếc lồng son.
³³³³
Cứ nghĩ đến một Trịnh Công Sơn lao vào cuộc tình, tôi thường cảm thấy bất an. Hoặc bạn sẽ chìm lỉm vào một vũng nước xoáy, hoặc bạn sẽ tán lạc vào mê cung.
Anh là người ham sống, yêu đời, tận hưởng thời gian, không thể vắng yêu. Cho nên có khi anh có người yêu ở phương này phương khác. Tôi không khỏi nghĩ đến tình trạng “phồn thực” về tình yêu của anh. Anh yêu không mỏi mệt. Không khỏi có người yêu trách anh sao không nghĩ riêng tới mình. Quả tình anh không thể nghĩ tới riêng ai. Đây là trở lực rất lớn cho hôn nhân. Ai nấy có cảm tưởng anh có rất nhiều người yêu, đầu tiên là những người yêu trong quần chúng mến mộ. Thế nhưng, nếu chứng kiến những lúc tiệc tàn, thời khắc cuối ngày ta mới thấy Trịnh Công Sơn là một khối cô đơn. Đây là một tâm trạng hoàn toàn ngược lại: một tâm trạng “bị tước đoạt” trong tình yêu, hay là ý thức mất mát, ý thức một cái gì của mình lọt vào tay người. Một mặt, anh mường tượng người yêu có một đời sống riêng và đời sống riêng này không có anh trong đó. Mặt khác anh mang trong vô thức một mất mát mà anh biết những gì có trong hiện tại vẫn khó lòng khỏa lấp cái mất mát ban đầu. Những người yêu của anh qua các giai đoạn tính lại là nhiều. Nhưng họ vẫn là những người yêu trong một trường tiếp sức của cuộc maratông (marathon) tình yêu của anh. Và bao nhiêu người ấy khác nào những mẫu của một bức tranh khảm. Cái tình yêu thời thanh xuân của anh, mối tình đã gặp phải nhiều cản ngăn, trắc trở, anh khó lòng nguôi quên. Nó sẽ dai dẳng, nó sẽ theo anh đến những phương trời khác, nó tái hiện những mối tình về sau, như thể lặp lại mà vẫn khác, làm anh không sống trọn vẹn ở hiện tại và hình ảnh ban đầu ngày xưa không bao giờ quên được.
Tất cả những hình ảnh này sẽ lồng vào nhau, bền hơn cả vẫn là hình ảnh xa xưa, và anh phải nén xuống tất cả. Trong trạng thái như thế này, việc sáng tác của anh là sự “thăng hoa” của những hình ảnh ấy.
nguồn: Trịnh Công Sơn - Một nhạc sĩ thiên tài
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
Ừ nhỉ, nghe nhạc Trịnh thì chẳng bao giờ thấy cũ cả. Đôi khi mình tưởng như mình đã hiểu hết bài hát, nhưng mỗi lần nghe lại thấy mới. Nhạc của Trịnh mình dễ bắt gặp được một phần đời, một phần cuộc sống của mình. Lời nhạc gần gũi nhưng cũng thấy quá xa xôi mơ hồ.
Một buổi tối bên ly cafe (sữa), nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh thì còn gì bằng...Ngồi đó nghe và chiêm nghiệm cuộc sống.
Thỉnh thoảng lại nghe giọng hát khác cũng thấy hay, như Lan Ngọc hát Phôi Pha thì hay hơn cả Khánh Ly nhiều.
Rùa có lãng mạn quá không nhỉ... sém nữa lật ngửa rồi...
__________________
Rồi ngày sẽ trôi qua, Cuộc đời vẫn đẹp sao!!! ctdiemai@yahoo.com
Tôi có may mắn là đồng nghiệp của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. Gần anh, tôi lại có liên tưởng đến những gì mà các anh chị em đang bàn luận. Phải chăng thi sĩ, nhạc sĩ thường đa tình?
Chiêm nghiệm thấy rằng có thể!
Người nghệ sĩ thường lâng lâng với cảm xúc, thả hồn đến những cái đẹp và đôi khi xa rời thực tế... Trong đó, tình yêu đến đi với những người con gái khiến họ có nhiều xúc cảm hơn. Và đôi khi, quay quắt với những mối tình thì họ lại có cảm hứng nghệ thuật dạt dào để mộng, để mơ, để dằn vặt... Sự quay quắt ấy có lúc không phải là sự sung sướng mà là sự đau đời. Càng đau đời, càng khổ ải, càng có những tác phẩm tốt! Nhạc sĩ đã nói thế. Và cuộc đời ông cũng thế!
Và
không nói gì đến họ
ngay cả một người bình thường
như tôi
chẳng may
"trên đường đời tất nập"
bổng tình cờ bắt gặp
một nét đáng yêu
Đôi lúc
lại thấy cuộc đời tình tứ biết bao nhiêu!!!!!!!!!!
Tôi . Phải chăng thi sĩ, nhạc sĩ thường đa tình?
Chiêm nghiệm thấy rằng có thể!
ngay cả một người bình thường
như tôi
chẳng may
"trên đường đời tất nập"
bổng tình cờ bắt gặp
một nét đáng yêu
Đôi lúc
lại thấy cuộc đời tình tứ biết bao nhiêu!!!!!!!!!!
Hì hì, Anh Trơờng Giang chắc đang tìm lý do biện hộ cho mình đây, hỏi thiệt có lập phòng nhì hưa, gì chứ mấy anh chàng thi sĩ ghê lắm hihihihihi
híc híc thật ra muốn nói về Trịnh thì biết chừng nào mới hết nhỉ, Nghĩ rằng nên phát triển riêng một Bõ dành cho Trịnh rồi mỗi topic chỉ bàn luận một chủ đề cùng nhau góp lời yêu thương, chứ cứ mênh mang như vầy đọc cực quá huhuhu
Mod ơi xem xét ý kiến mình thử nhé
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Tôi có may mắn là đồng nghiệp của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. Gần anh, tôi lại có liên tưởng đến những gì mà các anh chị em đang bàn luận. Phải chăng thi sĩ, nhạc sĩ thường đa tình?
Chiêm nghiệm thấy rằng có thể!
Người nghệ sĩ thường lâng lâng với cảm xúc, thả hồn đến những cái đẹp và đôi khi xa rời thực tế... Trong đó, tình yêu đến đi với những người con gái khiến họ có nhiều xúc cảm hơn. Và đôi khi, quay quắt với những mối tình thì họ lại có cảm hứng nghệ thuật dạt dào để mộng, để mơ, để dằn vặt... Sự quay quắt ấy có lúc không phải là sự sung sướng mà là sự đau đời. Càng đau đời, càng khổ ải, càng có những tác phẩm tốt! Nhạc sĩ đã nói thế. Và cuộc đời ông cũng thế!
Và
không nói gì đến họ
ngay cả một người bình thường
như tôi
chẳng may
"trên đường đời tất nập"
bổng tình cờ bắt gặp
một nét đáng yêu
Đôi lúc
lại thấy cuộc đời tình tứ biết bao nhiêu!!!!!!!!!!
Em hiểu òi. Hèn chi nhạc sĩ, thi sĩ đa phần đều là những nam nhân
__________________ Có bao nhiêu chiều trong một chiều, mà ngổn ngang mặt gió, Có bao nhiêu nhớ hòa trong nhớ, mà dáng cây nghiêng lệch cả hoàng hôn...