Cho hỏi các thanh viên LQĐ có ai nghiên cứu về công nghệ này không???
Có thể thủ công hóa công nghệ này không vậy???
Trích:
I. Công nghệ EDS 1.Công nghệ EDS là gì?
Đây là công nghệ, nói một cách tóm tắt, là làm biến tính các nguyên liệu có nguồn gốc tài nguyên sinh học bằng nhiệt độ được phát minh bởi người Nhật và đã đựơc tổ chức UNIDO – Tokyo giới thiệu rộng rãi đến các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, Châu Phi và Trung – Nam Mỹ nhằm làm biến tính các thân gỗ tròn hay gỗ tạp, đặc biệt biến những gỗ không sử dụng được thành gỗ có giá trị và sử dụng được. Công nghệ được gọi là EDS do viết tắt bởi các từ Ecology, Divesity, Synergy. Về nguyên lý hoạt động: Thành phần của gỗ chủ yếu là xenlulô, hemixenlulô, linhin, nước và một lượng rất nhỏ các thành phần khác được liên kết với nhau tạo thành. Sau khi gỗ được đưa vào buồng đốt của hệ thống EDS, nước sẽ bốc hơi và các thành phần hemixenlulô và linhin sẽ bị phân giải tạo thành phân tử thấp. Khi nhiệt độ hạ xuống, các thành phần vừa hoà tan sẽ được cố định lại, kết quả là tính chất của vật liệu gỗ được nâng cao một cách bất ngờ. 2. Kết cấu của các thông số kỹ thuật cơ bản:
Về kết cấu, hệ thống EDS có cấu tạo gồm buồng đốt, buồng điều chỉnh nhiệt độ và buồng chứa nguyên vật liệu, các sensor theo dõi liên tục nhiệt độ, khí oxy và đặc biệt thiết bị không sử dụng bất cứ loại hoá chất nào.
Nhiên liệu cung cấp cho lò đốt của hệ thống EDS là các loại gỗ phế liệu khi khai thác và khi gia công sản xuất đồ gỗ. Hệ thống không sử dụng than đá, dầu hoặc khí đốt làm nhiên liệu. Vì vậy đây là hệ thống tuần hoàn ưu việt đối với môi trường do sử dụng năng lượng tái sinh.
Tuỳ theo mục đích sử dụng, hệ thống EDS có nhiều kích cỡ khác nhau: Hệ thống nhỏ với buồng chứa khoảng 30m3, hệ thống lớn khoảng 200m3.
Thời gian qua xử lý ở hệ thống EDS thông thường là vào khoảng trên dưới 5 ngày, tuỳ thuộc vào loại gỗ và kích cỡ của gỗ cần xử lý. 3. Khả năng isử dụng công nghệ EDS:
Công nghệ EDS thích ứng với tất cả các loại cây hiện có, tuy nhiên có loại cây trước đây chưa khai thác sử dụng hết tính năng như thân cây dừa, cây keo, cây cao su, cây tre nứa, cây cọ… sẽ được phát huy tính năng sử dụng. Nhờ công nghệ EDS các loại cây này sẽ được sử dụng làm vật liệu xây dựng như mọi loai gỗ phổ thông trước đây, đồng thời làm vật liệu trang trí nội thất và đặc biệt sẽ được dùng rộng rãi trong công nghệ chế biến các loại đồ gỗ mỹ nghệ và trang sức. Ngoài ra công nghệ EDS còn có thể ứng dụng để chế biến một lượng lớn các loại thực phẩm như thịt, cá, để chế tạo thuốc nước cải tạo đất hay diệt cỏ. II. Những ưu điểm khi sử dụng công nghệ EDS
1. Bảo vệ, gìn giữ và tái sinh nguồn tài nguyên môi trường rừng nhờ công nghệ hoạt động trên nguyên tắc vòng tuần hoàn tài nguyên ( Environment).
2. Chuyển và tận dụng gỗ tạp và gỗ không sử dụng được thành gỗ sản phẩm có chất lượng cao, qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế nông thôn (Economy-kinh tế).
3. Tạo nên một lượng lớn công ăn việc làm cho dân cư nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và phát triển (Employment-lao động).
Ba đóng góp to lớn trên khi sử dụng công nghệ EDS được tổ chức UNIDO - Tổ chức Công nghiệp Liên hiệp quốc – xác nhận và gọi là tác động 3E của công nghệ EDS. III. Sản phẩm sau khi sử dụng công nghệ EDS.
- Tăng cường độ rắn, độ mịn, tính bền cho gỗ, giảm được độ cong, vỡ nứt, vênh của gỗ và làm cho gỗ dễ gia công hơn.
- Diệt được các loại khuẩn, ký sinh nên gỗ khó bị mục và tăng được khả năng chống mọt, chống mốc do sấy ở nhiệt độ cao;
- Tăng cao thời gian sử dụng gỗ;
- Đối với các loại thực phẩm như thịt, cá, công nghệ EDS sẽ nâng cao tính bảo quản và tạo ra hương vị đặc biệt do có sự thay đổi của hydro-cacbon. IV. Kết luận
- Bà Wangri Martai - giải thưởng Nobel hoa bình – đã nói “ Thật là quá lãng phí khi chúng ta vứt bỏ các nguồn tài nguyên có giá trị trên trái đất”, công nghệ EDS đã tận dụng các nguồn gỗ không có khả năng sử dụng, giúp giảm chặt hạ và tàn phá rừng hiện nay.
Công nghệ EDS sẽ làm phong phú và đa dạng cũng như nâng cao tính sử dụng các loại gỗ ít được khai thác sử dụng trước đây.
- Cần đầu tư nghiên cứu, xây dựng quy trình chế biến lâm sản bằng công nghệ EDS và triển khai áp dụng rông rãi công nghệ trong thực tế cũng như xây dựng chương trình đào tạo cho các trường đào tạo chuyên ngành.