Đã có thời người ta đánh giá năng lực con người bằng IQ.
Đánh giá trí thông minh con người nhằm tìm kiếm những tài năng, nhưng chưa chắc IQ cao thì thành công trong cuộc sống.
Rồi người ta nghĩ đến EQ, vì nhiều nghiên cứu thấy rằng trong 100 người thành công chỉ có 20% là có IQ cao, còn lại là toàn IQ trung bình
Ngày nay người ta lại đưa ra AQ (Adversity Quotient) (AQ-Chỉ số vượt khó).
Thật trùng hợp với Lỗ Tấn. Nhân vật AQ thì cứ lầm lũi tiến lên mặc thằng nào chửi mình cứ cho là nó chửi bố nó... những người AQ cao có khả năng ngăn trầm trọng hóa vấn đề bằng cách lãng tránh hoặc tư duy tích cực để tạo năng lực phản ứng với nghịch cảnh.
Cạm bẫy IQ cao:
Kỹ thuật lượng giá của Vn hiện nay chú trọng đến đánh giá IQ hơn là EQ.
Tuy nhiên trong xã hội thì EQ và AQ chiếm ưu thế hơn.
Nhiều sinh viên rất thành công trong học vấn nhưng ra đời thất bại thê thảm, thậm chí thất bại ngay chính tại trường đại học. Việc lượng giá bằng các test multi choice tại các trường ĐH ví dụ như Đh YD là một cạm bẫy cho các Sv IQ cao, vì khả năng vượt qua rất dễ dàng trong các kỳ thi trong những năm đầu, nhưng càng đi sâu vào những SV IQ cao càng kém đi nhường chỗ cho các SV EQ cao và cuối cùng đa số các SV AQ cao thành người chiến thắng trong các cuộc thi nội trú!!!
Rất nhiêu SV IQ cao là nạn nhân của bẫy IQ cao, những SV này đa phần là học sinh xuất sắc của phổ thông ( vì thi đại học cần IQ cao), tuy nhiên vào đại học gặp nhiều khó khăn trong những năm 3-4-5-6, thậm chí không tốt nghiệp được.
Càng học càng cao, vd cấp độ cao học, NCS thì những nhân vật AQ cao càng chiếm ưu thế... khả năng mài đũng quần càng cao, càng học cao.
AQ có thể đúng trong môi trường học thuật lẫn phi học thuật. AQ cao có thể giúp vượt qua những rào cản, bất lợi, thậm chí nghịch cảnh do cơ chế xã hội... từ đó đi đến thành công. Đúng như ông bà ta nói: có chí làm quan.
Đã có thời người ta đánh giá năng lực con người bằng IQ.
Đánh giá trí thông minh con người nhằm tìm kiếm những tài năng, nhưng chưa chắc IQ cao thì thành công trong cuộc sống.
Rồi người ta nghĩ đến EQ, vì nhiều nghiên cứu thấy rằng trong 100 người thành công chỉ có 20% là có IQ cao, còn lại là toàn IQ trung bình
Ngày nay người ta lại đưa ra AQ (Adversity Quotient) (AQ-Chỉ số vượt khó).
Thật trùng hợp với Lỗ Tấn. Nhân vật AQ thì cứ lầm lũi tiến lên mặc thằng nào chửi mình cứ cho là nó chửi bố nó... những người AQ cao có khả năng ngăn trầm trọng hóa vấn đề bằng cách lãng tránh hoặc tư duy tích cực để tạo năng lực phản ứng với nghịch cảnh.
Cạm bẫy IQ cao:
Kỹ thuật lượng giá của Vn hiện nay chú trọng đến đánh giá IQ hơn là EQ.
Tuy nhiên trong xã hội thì EQ và AQ chiếm ưu thế hơn.
Nhiều sinh viên rất thành công trong học vấn nhưng ra đời thất bại thê thảm, thậm chí thất bại ngay chính tại trường đại học. Việc lượng giá bằng các test multi choice tại các trường ĐH ví dụ như Đh YD là một cạm bẫy cho các Sv IQ cao, vì khả năng vượt qua rất dễ dàng trong các kỳ thi trong những năm đầu, nhưng càng đi sâu vào những SV IQ cao càng kém đi nhường chỗ cho các SV EQ cao và cuối cùng đa số các SV AQ cao thành người chiến thắng trong các cuộc thi nội trú!!!
Rất nhiêu SV IQ cao là nạn nhân của bẫy IQ cao, những SV này đa phần là học sinh xuất sắc của phổ thông ( vì thi đại học cần IQ cao), tuy nhiên vào đại học gặp nhiều khó khăn trong những năm 3-4-5-6, thậm chí không tốt nghiệp được.
Càng học càng cao, vd cấp độ cao học, NCS thì những nhân vật AQ cao càng chiếm ưu thế... khả năng mài đũng quần càng cao, càng học cao.
AQ có thể đúng trong môi trường học thuật lẫn phi học thuật. AQ cao có thể giúp vượt qua những rào cản, bất lợi, thậm chí nghịch cảnh do cơ chế xã hội... từ đó đi đến thành công. Đúng như ông bà ta nói: có chí làm quan.