- Một câu hỏi đặt ra là tại sao không xem tự tử là như là một quyền tự do?
- Đố các cụ dám tự tử? Không dễ đâu! Cuộc sống là thứ quý giá nhất, như vậy ai dám tự tử TheDeath nghĩ chắc cũng có tinh thần "khủng" lắm đấy!
- Luật "cái chết êm ái" hình như đang được tranh cãi dữ dội đó. Một người bị bệnh tật hành hạ, nhưng họ không được quyền chết. Có nghĩa là họ không được nhờ một người trợ giúp để chết.
Người ta lý giải, nếu ai ở giai đoạn cuối của các căn bệnh nan y tự tử. Thì y học mất đi cơ hội khám phá những giới hạn của con người!?
- Theo như pp chỉ ra ở trên, tự tử thời hiện đại ngày nay đa phần do rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là chủ yếu. Người bệnh không còn suy nghĩ sáng suốt, thậm chí nghe ảo thanh, không phân biệt giữa tỉnh và mơ.
Hoặc một số trường hợp rối loạn tâm thần tạm thời như người thân vừa mất, thiếu nợ túng quẫn lâm vô bước đường cùng ... cũng dễ tự tử trong tình trạng đầu óc không còn minh mẫn.
Còn người chủ động tự tử thì khác, họ đúng là có tinh thần thép, ví dụ như:
- Hy sinh thân mình để cứu người khác. (có một bộ phim của Mỹ về lý thuyết "tự hủy của tế bào" rất hay. Trong đó cho rằng, khi một cá thể cảm thấy mình bất lợi cho tổ chức, cái chết của mình cần cho sự sinh tồn của tổ chức, cá thể đó sẽ "tự hủy".
- Đánh bom cảm tử, tin vào tận thế. Vì tổ quốc, vì tôn giáo ...
- Lo sợ một cái chết tệ hại hơn: khi bị bệnh tật hành hạ, trong bước đường cùng của bạo lực hoặc án tử hình ...
---
Để nuôi một con người, gia đình và xã hội mất rất nhiều nguồn lực. Nếu vừa trưởng thành, thời điểm con người đó có khả năng đóng góp mất đi thì thật là uổng phí.
Nhưng mà mấy thằng tham dân mọt nước, những tên ác ôn thì mong chúng tự tử chết hết cho rồi. Vì một ngày sống của nó, xã hội thêm một bước thụt lùi!
Ngoài lề một chút. Cuộc sống ngày một áp lực, người ta ngày càng bị trầm cảm/ stress bủa vây. Vì vậy mà bây giờ nghe người nào than buồn, muốn uống cà phê, muốn nhậu thì các anh em khác cố gắng chạy tới liền nhé.
__________________ Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
Xã hội giờ nhiều người bị stress, nặng thì trầm cảm luôn. Mong rằng họ có nghị lực để vượt qua, chứ đừng tìm đến cái chết như một cách giải thoát. Đúng là giải thoát cho bản thân, nhưng gia đình sẽ khổ.
Công việc của pp nhàn nhã quá nên ...stress nhẹ thôi, nên bác MB an tâm.
Có dám nguyền rủa ai đâu, chỉ chửi mấy ông quan tham thôi mà. Nếu cả xã hội cũng chửi thì đâu ai dám làm quan tham. Bởi, nếu kiếm tiền mà không được tôn trọng thì cũng bằng không. Đáng tiếc là con người sống cùng cái xấu quá lâu nên nhiễm bệnh AQ, giống như bài thơ sông Tương:
"Sông Tương nước chảy trong veo.
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
Sông Tương nước đục phù sa.
Thì ta lội xuống để mà rửa chân"
Nhưng tác giả của bài thơ, dầu miệng thì nói như vậy, cuối cùng cũng nhảy xuống sông tự tử! Bó tay!
Việc nhẹ lương cao, đúng là mơ ước của biết bao nhiêu người!
Ước bận rộn tí mà có tiền mà không được! hix hix
---
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi[1], phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc[2]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2[3] trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh[4]. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%[3][5].Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp[4].
Nguồn: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Ai có các triệu chứng sau thì nên đi bác sĩ tâm lý nhe:
Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu[6][1]...
Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.
Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái[7][8], có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.
Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì[9]. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.
Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.
Đôi khi sự thành công của người khác lam mình trầm cảm...
Ví dụ, ông Đạt được h ọc bổng Tiến Sĩ mà tui thì cứ học hành lè tè, tui cũng trầm cảm!
(cũng có phần là do tính khí hay ghen tị của mình mà ra....thôi mai mốt tui cũng ráng lên làm Tiến Sĩ...mà khoan để mai mốt đi học cái thạc sĩ đã...à, mà lại....thôi!)