Dưới đây là 5 nguyên tắc dạy con của ông chủ tập đoàn Sony, thấy có điểm tương đồng văn hóa nên trích dẫn lại:
--- Masaru Ibuka, doanh nhân nổi tiếng người Nhật, cha đẻ của tập đoàn Sony là người rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục con trẻ, đặc biệt là giáo dục tài năng sớm. Từ những điều mà ông chia sẻ trong cuốn “Sau ba tuổi thì đã muộn”, ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích.
5 bước thực hành yêu thương Masaru Ibuka, một người cha, một nhà giáo dục và một doanh nhân nổi tiếng Theo Masaru Ibuka, để con trẻ có thể phát triển tốt, cha mẹ không nhất thiết phải sắm cho chúng các loại đồ chơi hiện đại đắt tiền, cũng chẳng cần nghiền ngẫm các phương pháp giáo dục cao siêu hay tham gia một khóa học đặc biệt nào cả. Thứ duy nhất mà cha mẹ cần làm đó là hãy dành nhiều thời gian hơn để yêu thương con. Và tình yêu thương đó có thể “diễn giải” thành 5 bước cơ bản dưới đây:
1. Siêng năng bế ẵm, âu yếm con. Việc tiếp xúc, gần gụi với thân thể cha mẹ không chỉ giúp ươm “mầm lương tri”, lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm trong bé mà còn tác động rất tích cực lên trí thông minh của “thiên thần nhỏ”. Cho bé ngủ chung giường và thường xuyên ôm ấp bé thực ra không hề làm hư bé như nhiều người vẫn nghĩ. Sự trìu mến dành cho trẻ nhỏ chính là nền tảng tốt nhất để các bé phát triển lành mạnh.
2. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con. Điều đó không có nghĩa là phải trang bị cho ngôi nhà của bé thật tiện nghi và đầy ắp đồ chơi xịn. Khi quá tiện nghi, bé sẽ ít động não hơn, và khi có quá nhiều đồ chơi bé sẽ bị phân tâm, khó tập trung. Ví như chỉ có một chú gấu bông thì bé sẽ “nghiên cứu” nó thật kỹ và cố nghĩ ra thật nhiều trò để chơi cùng nó. Nhưng nếu có cả một bầy thú nhồi bông, búp bê, siêu nhân… vây quanh thì bé sẽ không dừng lại lâu với món nào để “tư duy” kỹ lưỡng cả. Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển lối tư duy khác biệt, tích cực, bạn chớ vội mua ngaycho con những thứ mà con thích. Cứ để con thiếu thốn một chút thì trí tưởng tượng của con càng có cơ hội bay bổng. Đôi giày sành điệu của mẹ có thể biến thành một cặp… chiến xa. Còn thùng đồ sửa xe của bố ư? Có thể được bé hình dung như một tòa lâu đài đầy bí hiểm. 3. Trao cho con chì màu, đất nặn càng sớm càng tốt! Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn, tô, hay thậm chí là xé tan, đập nát thứ gì đấy… thì cũng giúp trí thông minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển. Và phụ huynh đừng nên liên tục phê bình, chỉnh đốn con kiểu như: “Cầm bút cao cao lên nào!”, “Không được dùng tay trái”, “Sao mặt trời lại màu tím, màu đỏ chứ”…. Vì như vậy ta chỉ cản trở sự sáng tạo của trẻ mà thôi. Nhân tiện xin nói thêm là việc sử dụng tay trái hay tay phải đều có tác dụng như nhau trong việc tăng cường khả năng của bộ não ở trẻ nhỏ.
4. Thường xuyên đọc sách cho con nghe và dạy con học thuộc thơ. Bộ nhớ của các bé lên ba có thể lưu giữ cả trăm bài thơ ngăn ngắn và càng được rèn luyện nhiều thì bộ nhớ ấy càng… mênh mông hơn. Ban đầu bé có thể ngắc ngứ mãi không đọc trôi một câu thơ, nhưng dần dần bé có thể làu làu cả một tập thơ vài chục rồi vài trăm bài. Ngoài tác dụng luyện trí nhớ, việc đọc thơ còn đem cho bé niềm hứng khởi đối với thơ ca, bồi dưỡng cho tâm hồn bé thêm phong phú.
Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn, tô, hay thậm chí là xé tan, đập nát… thì cũng giúp trí thông minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển. 5. Khi bé đã biết đi, hãy dắt bé đi dạo thay vì đặt bé trong xe nôi. Lý do là đi bộ trên đôi chân của chính mình sẽ kích thích trẻ tư duy tốt hơn. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà bác học, nhà văn nhiều khi bị “bí” ý tưởng hay “tụt” cảm hứng đã đứng lên đi bộ loanh quanh và ý tưởng bỗng dưng lại xuất hiện, cảm hứng đột nhiên quay về.
.... [Đăng nhập để xem liên kết. ]
----
Trích:
Trong cuốn “Sau 3 tuổi thì đã muộn” (“Kindergarten is Too Late”, xuất bản năm 1971), Masaru Ibuka cho rằng thời kỳ lĩnh hội kiến thức quan trọng nhất ở con người diễn ra trong khoảng thời gian từ lúc chào đời cho đến khi 3 tuổi. Từ đó, ông đã đề xuất những phương thức để tận dụng thời kỳ này. Lời tựa của cuốn “Kindergarten is Too Late” được viết bởi Glenn Doman, người sáng lập ra Viện nghiên cứu Tiềm năng Con người - một tổ chức hướng dẫn các bậc phụ huynh về các phương pháp phát triển trí lực cho con em mình. Ibuka và Doman đều nhất trí rằng năm đầu tiên trong cuộc đời là thời kỳ có vai trò trọng đại đối với việc giáo dục con người.
Lần trước, có một bác già cứ dặn đi dặn lại mình: "Không được đánh con lúc nóng giận".
Ngẫm kỹ, đây là một nguyên tắc tối quan trọng. Quan điểm có dùng hình phạt đối với trẻ hay không? Hoặc dùng ở mức độ nào? vẫn còn đang gây tranh cãi. Nhưng rõ ràng ở châu Á, vốn bị ảnh hưởng tư tưởng phong kiến nặng nề, dùng "roi vọt" vẫn còn phổ biến. Hầu như cha mẹ nào cũng phạt con bằng cái "đét đít" nếu không muốn chúng trở nên lì lợm, vô phép. Nhưng đánh con như thế nào mới là nghệ thuật!
Đánh con lúc bản thân mình mệt mỏi hay nóng giận, liệu rằng mức độ của đòn roi có tương ứng với lỗi của trẻ, hay đó là sự trút cơn bực dọc vào trẻ nhỏ. Thử nhớ lại trong cuộc đời của bạn, hẳn nhiều lần bạn bị trừng phạt bởi những trận đòn như thế. Trẻ con sẽ cảm nhận rõ ràng, đâu là trút giận, đâu là quở phạt. Nếu cảm thấy là đối tượng bị trút giận, hẳn chúng sẽ bị tổn thương (tinh thần hoặc tình cảm đối với cha mẹ)!
Điều này cũng tương tự cho giáo viên đối học sinh.
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 31-01-2012 lúc 06:36 PM.
Cách dạy con 'nhàn tênh' của người Pháp
Hầu như mọi bà mẹ đều phải thức giấc giữa đêm khuya để dỗ dành con khi nó quấy khóc, song phụ nữ Pháp lại khác, lúc con khóc họ không vội vàng can thiệp ngay mà để cho đứa trẻ "tự làm dịu" rồi nín mà ngủ tiếp.
Sau một thời gian dài quan sát cách dạy con của các bà mẹ Pháp, Pamela Druckerman (một phụ nữ Mỹ sống ở Pháp, có 3 đứa con) phải giật mình.
Những điều mắt thấy tai nghe này đã được cô thuật lại trong một quyển sách hấp dẫn có tên "French children don't throw food" (tạm dịch là "Trẻ con Pháp không ném thức ăn").
Carole Michelle (một bà mẹ Pháp đang nuôi con ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) cho biết khoảng thời gian gia đình sum họp là rất quan trọng với người Pháp, cũng là lúc để cha mẹ giáo dục con cái. Ảnh: The National.
Pamela Druckerman kể, trong một lần đi nghỉ mát cùng gia đình, khi bước vào nhà hàng, cô quan sát thấy những đứa trẻ Pháp có cách hành xử rất lịch thiệp. Chúng ngồi yên ở bàn ăn và dùng bữa với khẩu phần riêng của mình, các em không làm vương vãi đồ ăn mà ăn hết các món, kể cả rau.
Trong khi đó bé Bean, đứa con 18 tháng tuổi của cô lại quậy phá, chạy nhảy lung tung và làm đổ thức ăn. Và trong lúc cô phải khổ sở bám theo đứa con nghịch ngợm của mình thì các phụ huynh người Pháp dường như không phải vất vả gì với bọn trẻ của họ.
Không những thế, những đứa trẻ Pháp ngủ đêm rất ngoan và không quấy khóc. Chúng không cãi nhau hay gây ra cảnh hỗn loạn chốn công cộng, cũng không biếng ăn hay kiếm chuyện mỗi khi đi ngủ. Điều này khác hẳn với các trẻ em người Mỹ hoặc Anh. Từ chỗ ngạc nhiên, Pamela đã quyết định bỏ thời gian để tìm hiểu thực hư cách dạy con của phụ nữ Pháp.
Sau khi phỏng vấn hàng chục bà mẹ, các nhà xã hội học và bác sĩ Pháp, Pamela nhận ra rằng thực tế cách giáo dục của các bậc phụ huynh Pháp có vẻ nghiêm khắc hơn người Mỹ và Anh, tờ Telegraph cho biết. Đối với con cái, họ đề cao kỷ luật hoặc phạt tét vào mông hơn là nhẹ nhàng thuyết phục hay khuyến khích. Mặc dù vậy họ cũng không phải quá hà khắc và luôn đặt niềm tin vào năng lực của con.
Trẻ em nước Anh không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, chúng cũng không được dạy phải tôn trọng những người xung quanh, trong khi hầu hết phụ huynh Pháp rất chú trọng giáo dục những điều này, thậm chí trẻ có thể bị phạt nếu vi phạm.
"Khi tôi đưa con đến nhà trẻ, cảnh tượng giống như trong một quán rượu. Trong khi những phụ nữ Pháp bình thản ngồi nhâm nhi cà phê ở sân trường thì các bà mẹ Anh phải tất tả chạy vòng vòng theo chân lũ con của họ", Pamela miêu tả về khoảng thời gian sống ở Paris:
Pamela cho biết, cô và hầu hết phụ nữ Anh đều cảm thấy việc có con là cực hình, vì từ lúc đó người mẹ sẽ không còn đủ thời gian để lo cho bản thân mình. Song phụ nữ Pháp lại ít lo lắng hơn bởi họ dường như không bắt bản thân phải làm mọi thứ theo ý của đứa trẻ. Họ cũng không cho con bú vì sợ vòng một xấu đi. Và chỉ cần một tuần sau khi sinh, người mẹ đã lấy lại được vóc dáng mi nhon như trước.
Quan sát từ lúc một đứa trẻ người Pháp ra đời, Pamela viết tiếp: "Khi nghe nói về chuyện những đứa trẻ ngủ li bì suốt 6 tuần lễ, tôi nghĩ phụ huynh người Pháp thật tệ, thậm chí đôi khi họ còn để mặc cho con khóc trong nhiều giờ liền. Nhưng thật ra không phải như tôi nghĩ, thay vì vội chạy đến ngay và ôm con vào lòng dỗ dành thì mẹ Pháp để yên một thời gian cho đứa trẻ có cơ hội 'tự làm dịu' rồi nín. Ban đầu tôi nghĩ là trẻ bị bỏ bê, song thực ra là cha mẹ chúng muốn để con học kỹ năng ngủ ngay từ nhỏ, điều này cũng được áp dụng tương tự như trong cách ăn uống". [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thi Trân
Một lần, tôi dẫn một anh bạn Mỹ (khoảng 50 tuổi, có một đứa con trai) về quê ở miền Tây, một ngôi nhà nhỏ gần thị trấn Đức Hòa đang vào mùa hạ khô cằn, nắng nóng chói chang.
Con trai chủ nhà khoảng 14-15 tuổi, anh bạn Mỹ cố gắng tìm hiểu và ngạc nhiên. Sao một cậu bé tuổi này lại chỉ biết đi chăn trâu, không có bạn gái ở trường, và khi có thời gian rãnh rỗi chỉ biết loanh hoanh ở nhà mà chẳng có hoạt động gì.
Anh ta chia sẻ, ở Mỹ, nếu một đứa trẻ không bận rộn với những hoạt động lành mạnh thì nó dễ dàng đến với... ma túy!? Tôi cố giải thích rằng ở VN cũng có câu nhàn cư vi bất tiện. Anh ta không tin một cuộc sống nhàn nhã thời trẻ sẽ có một kết quả tốt khi trưởng thành!?
Tôi hỏi, thế tuổi này, đứa con trai như thế sẽ học gì. Anh ta nói, học cách cua gái!? Học đàn hát, thể thao, vẽ vời ... bất cứ thứ gì. Nhưng tuyệt đối không thể để một cậu bé đang tuổi lớn ở không, hay suốt ngày cứ dắt con trâu đi lòng vòng ngoài đồng.
Nền văn hóa có sự dị biết, anh ta đâu biết rằng cậu bé đó vừa chăn trâu vừa nghĩ đến những thứ triết lý cao siêu mà cuộc sống bận rộn không thể có được! :d
Lần nữa, tôi đến một miền quê của Thái Lan, thật ngạc nhiên khi thấy ai cũng có thể chơi nhạc. Người chơi trống, guitar, org ... tuy không giỏi lắm. Hỏi ra, họ trả lời, con trai Thái ai cũng học đàn và biết đàn để...cua gái.
Có những thứ tưởng chừng như tự nhiên, nhưng ở một số nơi trên thế giới họ lại học tập nghiêm túc.
Hy vọng thằng bé chăn trâu miền Nam đang mơ vào học 1 trường nào đó sau này kiếm tiền về nuôi gia đình nghèo....
Đừng như các em Miền Bắc toàn mơ vào Đại Học sau này ra làm giám đốc.....
Các em đâu biết làm giám đốc nhiều người ở tù!!
Cái vụ mơ này thì cả tuổi thơ mình cũng vậy. Lớn lên thấy nhiều cái thiệt thòi
Nhưng hiện giờ GD nào mà có điều kiện, thì họ bắt con lúc rảnh đi HỌC THÊM, chứ cũng không được hoạt động gì đâu.
Nói tới cái vấn đề này thì lại phải kêu bác TheDeath tham gia vô chém gió.
__________________
Có một ngày...
Em cười bằng ánh sáng của nụ hôn khác
...những nỗi buồn của mùa mưa khác
Những buồn vui...anh không có bao giờ...
Với trẻ con Mỹ thì tụi nó độc lập rất sớm, khoảng hơn 11 tuổi. Với gia đình Việt tại Mỹ thì cũng tùy gia đình.
Chẳng hạn con đầu lòng của tôi, từ năm 13 tuổi, mặc dù mức sống gia đình tôi thuộc loại trung lưu ở Mỹ, khá thoải mái về vật chất, nhưng nó vẫn dậy từ 5h sáng giao báo để kiếm tiền thêm.
Năm 14 tuổi nó đi làm nhân công trong siêu thị, quét dọn và bán kem mỗi ngày 2 tiếng sau khi tan học. Tiền kiếm được nó để dành đến năm 16 tuổi, đủ mua một cái xe hơi cũ khoảng hơn 2000 đô la. Tôi hoàn toàn có thể cho nó số tiền ấy, nhưng đây là tiền riêng của nó nên nó trân trọng yêu quý cái xe ấy vô cùng. Đó là một văn hóa tự lập tốt của Mỹ, rất phổ thông với các thiếu niên mới lớn. Cũng có thể do gia đình khuyến khích tư duy tự lập, luôn tìm câu hỏi cho mình. [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Cái này của bác Phan hay, sau này bắt chước mới được!
Chuyện thấy ở Bỉ:
Bà mẹ 5 đứa con than phiền một cách vui vẻ rằng: Tớ nấu ăn thì mỗi ngày chỉ làm hài lòng được vài đứa, đứa thì vui vẻ đứa thì đem thức ăn ra làm đồ chơi, phải xoay vòng vòng --> cực nhưng mà vui. Tớ cho chúng nó tự gấp mền gối và tự đi học, chỉ làm giúp thằng con 2 tuổi thôi.
- Ra đường dễ thấy các ông bà ẵm con, vác con đi chơi, mà cũng có thể thấy rồng rắn cả gia đình mỗi người một chiếc xe đạp, kể cả đứa con bé xíu.
Các bạn Bỉ để cho ba mẹ chăm sóc và cũng có thể xắn tay tham gia xây một ngôi nhà riêng
Có bạn học đại học vẫn về nhà cho ba mẹ cơm nước, cũng có bạn lăn xả kiếm tiền học
- Đa số các bạn mình gặp có thể chơi 1 loại nhạc cụ, 1 môn thể thao....lúc đi cắm trại có thể lấy ra biểu diễn
Rùa thấy người ta dạy con rồi cũng nhặt lấy một chút bí kíp về ngâm cứu.... :-)
__________________
Rồi ngày sẽ trôi qua, Cuộc đời vẫn đẹp sao!!! ctdiemai@yahoo.com
thay đổi nội dung bởi: RuaLQD, 20-04-2012 lúc 10:41 AM.