Lưu Bình Dương Lễ
NỮ KỂ: (ngâm) Ngày xưa Dương Lễ, Lưu Bình, Thâm giao tri kỹ nặng tình cùng nhau. Họ Dương kinh sử chuốt trao, Lai kinh ứng thí chiếm ngôi đầu hiển vinh. Lưu Bình trà rượu hư thân, Tan nhà nát cửa đến tìm bạn xưa.
DƯƠNG LỄ: (nói) Quân hầu! Tên ăn mày này là ai? Đến tìm ta làm gì?
LƯU BÌNH: Lưu huynh đây! Dương hiền đệ không nhớ anh sao?
DƯƠNG LỄ: Ta không biết Lưu huynh nào cả! Nếu ngươi có đói; quân hầu! Mau dọn cho hắn một trái cà thiu và một tô cơm hẩm!
LƯU BÌNH: Bớ Dương Lễ!
VỌNG CỔ:
LƯU BÌNH: Dương Lễ ơi! Năm xửa năm xưa ta với mi còn là huynh là đệ. Hạt cơm ta mi ăn, bát nước ta mi uống, Tiết Đông sang ta lo mi lạnh, Cho áo hồ cừu mặc ngoài lụa gấm, Để cho mi an tâm theo bề học vấn Ta tặng cho mi riêng một…thư…phòng… Giỏi! Ta khen mi khéo vào cuối ra lòn. Ta phục mi đã miệt mài sôi kinh nấu sử, Khi bảng hổ tên đề mi vỗ cánh bay. Thưa thượng quan! Thằng này đối với thượng quan chí tình chí nghĩa, Nay thật buộc lòng mới lết đầu đến nhờ vả thượng quan! Hỡi ơi cái nghĩa kim bằng, Mi chỉ đáng là một trái cà thiu và một tô cơm hẩm.
DƯƠNG LỄ: (dặm) Mi thử học hành xem Trí óc của ngươi có bì được ta chăng Còn bây giờ cơm đó ăn hay không ăn là tự ý!
LƯU BÌNH: Ăn à…! Chào mi!
DƯƠNG LỄ: Lưu hiền huynh!
DƯƠNG LỄ: Hiền huynh ơi Lòng của đệ đây chỉ có đất trời chứng giám. Đệ muốn nhờ trái cà thiu và tô cơm hẩm, Để gởi Lưu huynh về cửa Khổng sân Trình. Châu Long hiền thê!
CHÂU LONG: Dạ!
DƯƠNG LỄ: Dương Lễ ta được như ngày nay Là nhờ ơn tái tạo của Lưu Bình. Vậy nàng hãy thay ta mà ban bố cho người một tia hy vọng Nếu Lưu huynh ta được nàng chiều chuộng Chắc sẽ dễ dàng lên tột đỉnh công danh. Châu Long hiền thê ơi! “Tào khang chi thê là đạo trọng”, Nhưng cái nghĩa kim bằng thì “bần tiện chi giao mạc khả vong”.
NHẠC:
NAM KỂ: Quán gấm đầu làng có nàng dệt tơ bán tơ.
NỮ KỂ: Quán gấm đầu làng có chàng ngồi bên áng thơ.
NAM KỂ: Tình tang ối a đầu làng, nàng Châu Long đã dựng quán,
NỮ KỂ: Tình tang ôi á báo ân, báo ân thay cho chồng.
NAM KỂ: Quán gấm đầu làng mấy người đời ai biết chăng?
NỮ KỂ: Quán gấm đầu làng ấy chuyện xưa rất xa xưa,
NAM KỂ: Tình tang ối a một lòng, vùi mài kinh sử đèn sách,
NỮ KỂ: Tình tang ôi á vẻ vang bảng son đề tên
VỌNG CỔ:
LƯU BÌNH: Châu tiểu thơ ơi! Lời hẹn năm xưa bây giờ nàng có nhớ, Lưu Bình tôi đã danh đề bảng hổ Có xứng được cùng ai kết nghĩa châu trần
LƯU BÌNH: Ủa sao lạ này! Sao bụi bám khung tơ nhện bủa loan phòng. Tình mà ơn, tình mà nghĩa, Nàng đi rồi ta một mình cô độc trên đỉnh công danh. Suốt cuộc đời Lưu Bình này làm sao ta tìm gặp Châu Long? Còn Dương Lễ! Dương Lễ ơi! Ta sẽ gặp mi tại công đường, Ta sẽ mắng vào mặt mi cho hả giận. Đối với ta có đáng gì đâu thám hoa hay bản nhãn, Học hay không là do chí của Lưu Bình!
LƯU BÌNH: (dặm) Dừng kiệu lạ đây! Dương Lễ! Dương Lễ đâu rồi!
DƯƠNG LỄ: Kính chào Lưu huynh!
LƯU BÌNH: Còn ai, ai đang ngồi với mi đó?
DƯƠNG LỄ: Dạ tiện nội là Châu Long!
LƯU BÌNH: Hả! Châu tiểu thơ! Châu tiểu thơ!
CHÂU LONG: Dạ, thần thiếp đích thị là Châu Long, Vâng lệnh chồng lo cho hiền huynh ăn học. Hiền huynh có nhớ trong khi gần gũi, Thiếp thường khuyên sớm khuyên trưa, Chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng.
LƯU BÌNH: Thôi ta đã hiểu tấm lòng cao cả của Dương Lễ Và ơn nghĩa của Châu Long. Cho đến giây phút sau cùng Ta chỉ là hòn sỏi nhỏ nằm bên cạnh non cao.
NHẠC:
NAM KỂ: Quán gấm đầu làng kết chặt tình thâm nghĩa sâu.
NỮ KỂ: Quán gấm đầu làng thắm tình bằng hữu chi giao. NAM KỂ: Tình tang ối a tình rằng: “Đời xưa nhân nghĩa là thế” NỮ KỂ: Tình tang ôi á: “Nghĩa nhân mấy ai đời nay” NAM KỂ: Tình tang ôi á: “Nghĩa nhân mấy ai đời nay”
(Nhạc):
Con biết bây giờ Mẹ chờ tin Con,khi thấy Mai Đào nở vàng trên nương,năm trước Con hẹn đầu Xuân sẽ về,nay Én bay đầy trước ngõ,mà tin Con vẫn xa ngàn xa,ôi nhớ Xuân nào thuở trời yên vui,nghe pháo giao thừa rộn ràng noi noi,bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hống,trông bánh chưng chờ trời sáng,đỏ hây hây những đôi má đào....
(Vọng cổ):
Chiều nay én liệng trời cao mai đào vàng trên rẫy. Nẽo quê hương mù xa dịu viễn Mẹ oi Xuân năm nay chắc con sẽ không..về..Chắc Mẹ chiều nay còn tựa cửa đợi chờ,ngày ra đi con có hẹn rằng sẽ trở lai, khi Mai Đào rụng cánh đầy sân,trời bây giờ trời đã sang Xuân,mà Con Mẹ vẫn đôi đường cách trở,nhớ Mẹ nhiều nhưng không thể về thăm,ôi nổi chờ mong chắc đã nhuộm tóc Mẹ màu sương tuyết...
(Câu2): Tết năm nay chắc nhà mình buồn lắm,ngõ trước vườn sau tiêu điều vắng lặng,Xuân đã về chưa mà con của Mẹ vẫn chưa về,đốt 3 nén nhang cắm giữa bàn thò,lời khấn nguyện nghe như lời tâm sự,Ông ơi Con của mình Tết nhứt mà nó chẳng về thăm,nhà còn con Gà mà tui không dám làm thịt cúng Ông,là muốn để dành cho nó về vui say 3 ngày tết,ngày quết bánh phồng đêm thức canh nối Bánh Tét,chờ đợi mỏi mòn mà nó có về đâu..
(Nhạc):
Nếu con không về chắc Mẹ buồn lắm,mái tranh nghèo không người sửa sang,khu vuờn thiếu hoa vàng mừng Xuân,đàn trẻ thơ ngây chờ mong Anh trai sẽ đem về cho tà áo mới,ba ngày Xuân đi khoe xóm giềng.
(Vọng cổ 5): Mấy đứa em con đang đua vui tung tăng ngòai ngõ,bỗng chợt buồn bân khuân hỏi Mẹ Tết năm nay sao không thấy Anh..về..Mẹ quay mặt dấu che ngấn lệ chợt tuôn trào,thằng Út nòi Anh Hai có hứa,Tết nầy sẽ may nhiều áo mới cho tụi con,hay là hay là ảnh hỏng còn thương nên mới không về thăm con thăm má,đừng có nói bậy con,nó thương mấy đứa tụi con thương má lắm,nhưng vì đường quá xa nên không về kịp xuân này
(Cau 6): Vời vợi phương trời ôi thương nhớ biết bao nhiêu,nhớ Mẹ nhớ Em nhớ từng con đường củ,một sáng mùa Xuân gái trai làng rộn ràng khoe áo mới,nhớ đồng tiền mừng tuổi thủơ ấu thơ,Xuân năm này chắc tóc Mẹ bạc phơ,đêm giao thừa chắc cũng không còn tiếng pháo,đàn em nhỏ ngở ngàn trong manh áo mới, Tết rồi đây mà nhu Xuân vẫn chưa về,Con biết Xuân này Mẹ đợi mong,thằng con phiêu bạt kiếp long đong,cho nên tóc bạc càng thêm bạc,thương nhớ cho lòng Mẹ héo hon.
Lưu Bình Dương Lễ
NỮ KỂ: (ngâm) Ngày xưa Dương Lễ, Lưu Bình, Thâm giao tri kỹ nặng tình cùng nhau. Họ Dương kinh sử chuốt trao, Lai kinh ứng thí chiếm ngôi đầu hiển vinh. Lưu Bình trà rượu hư thân, Tan nhà nát cửa đến tìm bạn xưa.
DƯƠNG LỄ: (nói) Quân hầu! Tên ăn mày này là ai? Đến tìm ta làm gì?
LƯU BÌNH: Lưu huynh đây! Dương hiền đệ không nhớ anh sao?
DƯƠNG LỄ: Ta không biết Lưu huynh nào cả! Nếu ngươi có đói; quân hầu! Mau dọn cho hắn một trái cà thiu và một tô cơm hẩm!
LƯU BÌNH: Bớ Dương Lễ!
VỌNG CỔ:
LƯU BÌNH: Dương Lễ ơi! Năm xửa năm xưa ta với mi còn là huynh là đệ. Hạt cơm ta mi ăn, bát nước ta mi uống, Tiết Đông sang ta lo mi lạnh, Cho áo hồ cừu mặc ngoài lụa gấm, Để cho mi an tâm theo bề học vấn Ta tặng cho mi riêng một…thư…phòng… Giỏi! Ta khen mi khéo vào cuối ra lòn. Ta phục mi đã miệt mài sôi kinh nấu sử, Khi bảng hổ tên đề mi vỗ cánh bay. Thưa thượng quan! Thằng này đối với thượng quan chí tình chí nghĩa, Nay thật buộc lòng mới lết đầu đến nhờ vả thượng quan! Hỡi ơi cái nghĩa kim bằng, Mi chỉ đáng là một trái cà thiu và một tô cơm hẩm.
DƯƠNG LỄ: (dặm) Mi thử học hành xem Trí óc của ngươi có bì được ta chăng Còn bây giờ cơm đó ăn hay không ăn là tự ý!
LƯU BÌNH: Ăn à…! Chào mi!
DƯƠNG LỄ: Lưu hiền huynh!
DƯƠNG LỄ: Hiền huynh ơi Lòng của đệ đây chỉ có đất trời chứng giám. Đệ muốn nhờ trái cà thiu và tô cơm hẩm, Để gởi Lưu huynh về cửa Khổng sân Trình. Châu Long hiền thê!
CHÂU LONG: Dạ!
DƯƠNG LỄ: Dương Lễ ta được như ngày nay Là nhờ ơn tái tạo của Lưu Bình. Vậy nàng hãy thay ta mà ban bố cho người một tia hy vọng Nếu Lưu huynh ta được nàng chiều chuộng Chắc sẽ dễ dàng lên tột đỉnh công danh. Châu Long hiền thê ơi! “Tào khang chi thê là đạo trọng”, Nhưng cái nghĩa kim bằng thì “bần tiện chi giao mạc khả vong”.
NHẠC:
NAM KỂ: Quán gấm đầu làng có nàng dệt tơ bán tơ.
NỮ KỂ: Quán gấm đầu làng có chàng ngồi bên áng thơ.
NAM KỂ: Tình tang ối a đầu làng, nàng Châu Long đã dựng quán,
NỮ KỂ: Tình tang ôi á báo ân, báo ân thay cho chồng.
NAM KỂ: Quán gấm đầu làng mấy người đời ai biết chăng?
NỮ KỂ: Quán gấm đầu làng ấy chuyện xưa rất xa xưa,
NAM KỂ: Tình tang ối a một lòng, vùi mài kinh sử đèn sách,
NỮ KỂ: Tình tang ôi á vẻ vang bảng son đề tên
VỌNG CỔ:
LƯU BÌNH: Châu tiểu thơ ơi! Lời hẹn năm xưa bây giờ nàng có nhớ, Lưu Bình tôi đã danh đề bảng hổ Có xứng được cùng ai kết nghĩa châu trần
LƯU BÌNH: Ủa sao lạ này! Sao bụi bám khung tơ nhện bủa loan phòng. Tình mà ơn, tình mà nghĩa, Nàng đi rồi ta một mình cô độc trên đỉnh công danh. Suốt cuộc đời Lưu Bình này làm sao ta tìm gặp Châu Long? Còn Dương Lễ! Dương Lễ ơi! Ta sẽ gặp mi tại công đường, Ta sẽ mắng vào mặt mi cho hả giận. Đối với ta có đáng gì đâu thám hoa hay bản nhãn, Học hay không là do chí của Lưu Bình!
LƯU BÌNH: (dặm) Dừng kiệu lạ đây! Dương Lễ! Dương Lễ đâu rồi!
DƯƠNG LỄ: Kính chào Lưu huynh!
LƯU BÌNH: Còn ai, ai đang ngồi với mi đó?
DƯƠNG LỄ: Dạ tiện nội là Châu Long!
LƯU BÌNH: Hả! Châu tiểu thơ! Châu tiểu thơ!
CHÂU LONG: Dạ, thần thiếp đích thị là Châu Long, Vâng lệnh chồng lo cho hiền huynh ăn học. Hiền huynh có nhớ trong khi gần gũi, Thiếp thường khuyên sớm khuyên trưa, Chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng.
LƯU BÌNH: Thôi ta đã hiểu tấm lòng cao cả của Dương Lễ Và ơn nghĩa của Châu Long. Cho đến giây phút sau cùng Ta chỉ là hòn sỏi nhỏ nằm bên cạnh non cao.
NHẠC:
NAM KỂ: Quán gấm đầu làng kết chặt tình thâm nghĩa sâu.
NỮ KỂ: Quán gấm đầu làng thắm tình bằng hữu chi giao. NAM KỂ: Tình tang ối a tình rằng: “Đời xưa nhân nghĩa là thế” NỮ KỂ: Tình tang ôi á: “Nghĩa nhân mấy ai đời nay” NAM KỂ: Tình tang ôi á: “Nghĩa nhân mấy ai đời nay”
Ca quá dữ. Độc nhất là chú cầm đờn kìm, vừa hút...thuốc. Người xưa ưa nói cái tật ham "hút sách", phải chăng là cái tật này. Vừa hút, vừa...xách đờn??? Ặc ặc
Ca quá dữ. Độc nhất là chú cầm đờn kìm, vừa hút...thuốc. Người xưa ưa nói cái tật ham "hút sách", phải chăng là cái tật này. Vừa hút, vừa...xách đờn??? Ặc ặc
Hông phải trong tứ đổ tường đâu bác, cầm này là tứ phong lưu!
Nghe tay này hát mùi quá:
"Ông ơi Con của mình Tết nhứt mà nó chẳng về thăm,nhà còn con Gà mà tui không dám làm thịt cúng Ông, là muốn để dành cho nó về vui say 3 ngày tết,ngày quết bánh phồng đêm thức canh nối Bánh Tét,chờ đợi mỏi mòn mà nó có về đâu.. " vừa dứt chữ Sang, nghe buồn mênh mang. Những ai sống ở quê sẽ thấm thía câu này biết bao!
Cải lương sắp dẹp tiệm rồi, bác còn post lên làm gì nữa.
Nhiều tuồng cải lương, có vị tướng khi ra trận, bị một mũi tên bắn trúng ngực, hả họng ra, gào thét lên nguyên một bài vọng cổ hơn nửa tiếng đồng hồ rồi mới gục xuống. Buồn cười nhẽ !
Cũng có khi một cô nàng nào đó, gặp chuyện buồn đau, vừa vật vã khóc lóc thàm thương, vừa rống lên vài câu vọng cổ. Thấy giả tạo thế nào ấy, muốn ói nhẽ !