Thì mấy doanh nghiệp NN mà, hiếm có lãnh đạo nào nghĩ đến cái chung lắm, hiếm chứ không phải không nhe. Khi nó đối diện trực tiếp với nền kinh tế thị trường thì bộc lộ nhược điểm và đưa lên thớt, ví dụ như Vinashin đó.
Những công ty khác còn tồn tại là do nhóm lợi ích nó quá lớn, nó ngốn hết nguồn "tài nguyên" của xã hội để phục vụ cho nó rồi.
DN tư nhân mà vươn lên thành đại gia trong nền kinh tế thật là đáng nể, ngoài sự chiến đấu minh mạch trên chính trường, còn phải thao túng ở hậu trường. Anh hùng tìm ở đây!
Cái vấn đề nằm ở chỗ nhận thức bác Phương ơi !
Như trong cái ví dụ của bác Đạt. Vinamilk & Sabeco tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, là doanh nghiệp lớn nữa, vậy mà họ hành động thế nào
Riêng cái vụ "Nhục cũng chịu, vì đồng tiền." thì em nghĩ hơi khác. Nếu chỉ vì đồng tiền thì sẽ nhục hoài, đến đời cháu chắt vẫn nhục.
Nhưng nếu vì một tương lai cho con em, nhục trước mắt để vươn lên thì sẽ khác. Ví dụ như trường hợp Nhật với Mĩ vậy
Mà ở Vịt Ngan mình, nhiều học giả đã phải than rằng "Thế hệ chúng ta đang để lại nợ nần, hậu quả cho con cháu"...haiz...!!!
Các bác nhà ta cứ nghe lời mấy anh tư vấn bày vẽ để mua thiết bị. Có làm thì mới có ăn mà. Mua xong rồi trùm mền hoặc không biết làm gì. Chẳng ai rảnh mà đánh giá hiệu quả. Tiền cứ vào túi các bác. Sau đấy thì rục rịch thì chạy chọt, hạ cánh an toàn là giải pháp cuối cùng. Mà đâu riêng gì VN, mấy nước khác cũng có mà.
Sau khi có 1 ví dụ lớn về các tập đoàn, các bác có bao giờ nhìn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thành phần đang đóng góp GDP nhiều nhất, nhưng phần hiển thị trên giấy tờ thì lại ít) như thế nào ko? Tiền của họ cả đấy! Nhưng cách họ nhìn nhận vấn đề cũng...tương tự!
Năm 2004-2005, được làm thư ký cho dự án đánh giá năng lực các doanh nghiệp ngành thực phẩm truyền thống của tỉnh An Giang, đi 1 vòng, thu thập dữ liệu, kiến nghị...chỉ tóm lại 1 câu: nản. Vì sao, vì cái tâm lý tối thượng hóa lợi nhuận! Kể cho các bác nghe mà vui:
1. Một bác làm nước tương, nhập bã đậu nành từ Tàu về, phun thuốc chống mốc. Ok! Nhưng vấn đề là thuốc chống mốc giá đắt, nên bác ấy phun...thuốc diệt cỏ vào! Hỏi: thế chú có biết nó nguy hiểm ko? trả lời: biết! Thế ai tư vấn cho chú! Chẳng ai cả, vì làm thử, thấy được! Vậy chú có nghĩ đến cộng đồng người sử dụng? Ui, anh cứ lo, được hết! Đem câu chuyện này trao đổi với 1 anh ở Trung tâm y tế dự phòng, anh ấy bảo: về mặt trực giác, biết đấy! Nhưng để quản lý, cần có bằng chứng: hoặc bắt quả tang, hoặc phân tích mẫu! Quả tang thì bó tay, còn phân tích mẫu thì....tiền đâu! Tiền đâu thì tôi hiểu: 1 cái GC MS chỉ đầu tư phần cứng đã tính bằng bạc vài tỷ! Và sau khi thanh tra, giả sử phát hiện ra, phạt....vài chục triệu là cùng!
2. Một cơ sở làm khô cá lóc, 1 ngày thành phẩm trên 1 tấn khô! Nhìn cái kho chứa cá tươi sau khi sơ chế và ướp, rồi cái cảnh phơi khô trên sân và...lề đường thì nhóm có hỏi là thiết bị bảo quản và sấy đã có, sao khôgn mua về sử dụng! Câu trả lời rất vô tư: Làm thế lợi nhuận giảm!
Qua 2 câu chuyện trên, cùng với hiện tượng nhập...rác công nghệ, có cùng chung 1 nhận xét của cá nhân: người ta nghĩ về quyền lợi cá nhân trước khi nghĩ đến cộng đồng! Và khi từ lãnh đạo, nhà nước, người sản xuất, kinh doanh và cả người tiêu dùng đặc quyền lợi cá nhân lên trên hết thì cái dù có Thánh cũng...bó tay!
P/S: Lúc này đang tìm hiểu về động lực và sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật, theo nhận xét thì nền tảng thành công của họ chính nằm ở chỗ họ đặt lợi ích cộng đồng và công tác R&D là ưu tiên số 1...
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
thay đổi nội dung bởi: Lai Quoc Dat, 17-06-2011 lúc 12:30 PM.
Đúng là lợi ích cá nhân luôn được đặt trên hết. Nhưng nếu nghĩ cho dài hạn, tính bền vững, thì họ sẽ nghĩ tới cộng đồng nhiều hơn.
Người VN có tầm nhìn ngắn hạn, người Nhật thì dài hơn.
Người VN ăn xổi ở thì, người Nhật ăn cơm và ngồi trên miệng núi lửa! (Đùa tí!)
Nghe bác Đạt kể mà sợ quá. Mình đang tìm hiểu nguồn hàng nông sản để xuất đi, tìm nhầm những nguồn hàng như thế chắc chết quá. Ra biển chuyến đầu là chìm. Rủi ro lớn quá!
có nghĩa là không thể dùng một liều thuốc đặc trị nào cho dân VN, hay là truyền thống là như vậy không thay đổi được. Vậy làm sao phải giải quyết vấn đề này, nhà nước nhúng tay vào được không.
Công ty nước ngoài cũng có nhưng tại sao họ lại quản lý quá tốt.
Dạo này bị TQ tấn công dữ quá, từ quân sự cho đến thương mại. Quân sự là chuyện chính trị nên không bàn tới. Còn về thương mại, mấy chú tiểu thương của TQ (nhưng lại đại thương so với VN) tràn qua thu gom nguyên liệu theo kiểu ăn thuở ở thì, nông dân được cái lợi là không bị mấy anh doanh nghiệp nội địa chèn ép, nhưng bù lại bị cái bất ổn.
Tiềm lực tài chính quá lớn, chỉ hô một cái là họ thu gom sạch bách vùng nguyên liệu, ví dụ như dừa chẳng hạn. Làm DN trong nước đói...nguyên liệu. Mà, ai biểu, ép giá nông dân, ăn trên đầu trên cổ người ta, thì đói là đúng. Còn tăng giá lên để cạnh tranh thì sao? Chẳng được, vì sản xuất không hiệu quả, vì thuế má, vì phải có nhiều chi phí ngầm.
Con lợn là một ví dụ khác, TQ đói thịt lợn, tràn qua VN để mua, cán cân nghiêng về cầu, làm một phen sốt giá. Nhưng nghĩ lại, nông dân đã bán quá rẻ sức lao động của mình trong một thời gian quá dài, đã đến lúc trả lại cho họ giá trị lao động?
Thế chúng ta có cơ hội nào không?