sao mấy anh chị làm ăn lớn tính toán ghê quá.
giờ có nhiêu tiền đi du lịch hết đi...2012 là tiêu tùng rồi
hôm trước có chút đỉnh tiền đi mua vài miếng vàng 37610 giờ nó đỏ lè 37290 đúng là thảm
kiên quyết đừng làm ăn gì cả. cứ gởi ngân hàng đợi qua cái kì hổn loại này coi coi sang năm 2012 còn sống không rồi tính tiếp
ps: nhưng coi bộ đầu tư vào ngaọi tệ của mấy nước yên ổn như Euro hoặc Aus cũng thấy có triển vọng lắm.
Em mua vàng chi vậy. Cất ở đâu? Hay là đem ra vườn chôn?
Đưa anh cất dùm cho, khi nào em xài thì nói anh đưa cho ! Miếng vàng to ko?To cỡ nào lận?Ah, Em giàu quá vậy !
Lãi suất cao ngất ngưỡng, doanh nghiệp phải làm gì?
20/05/2011 17:28
Các DN vừa và nhỏ đang trải qua giai đoạn thử thách bản lĩnh của mình - Ảnh: T.L
(TNO) Lãi suất vay 24%năm, chi phí quản lý doanh nghiệp (DN) khoảng 10%/năm, các DN vừa và nhỏ có nên tiếp tục vay vốn đề đầu tư sản xuất, kinh doanh hay đóng cửa đi chơi để tránh nguy cơ phá sản? >> [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Đây là câu hỏi của đa số DN vừa và nhỏ tại hội thảo Kinh tế vĩ mô 2011 - Cơ hội và thách thức cho DN vừa và nhỏ do Ngân hàng Quốc tế (VIB) tổ chức vào hôm nay (20.5) tại Hà Nội.
Các DN phản ánh hiện họ đang phải vay ngân hàng với lãi suất lên tới 24-25%/năm, mức lãi này vượt quá khả năng chịu đựng khi lợi nhuận DN sản xuất, kinh doanh khó có thể vượt quá 20%/năm. Thậm chí, nhiều DN đang phải tính toán phương án tạm thời đóng cửa DN, đi chơi để tránh nguy cơ càng vay vốn đầu tư càng thua lỗ.
Trả lời câu hỏi DN vừa và nhỏ có nên vay vốn tiếp hay không, ông Trần Hoài Nam - Phó tổng giám đốc VIB - cho rằng sức khỏe của từng DN khác nhau, mỗi DN có một mô hình hoạt động, quản trị khác nhau. Thực tế mức lãi suất hiện nay của VIB dao động từ 19%/năm đến 23%/năm, nhưng rất ít DN có thể tiếp cận.
Do vậy, ông Nam cho rằng, DN cần dựa vào năng lực, nhu cầu thực sự để quyết định có vay tiếp hay không, nếu vay tiếp thì vay bao nhiêu là đủ. “Có DN cần 100 tỉ đồng, nhưng trước khi vay cần đặt ra câu hỏi vay làm gì, có cần thiết vay từng đó không để tránh phải chịu thiệt hại do lãi suất quá cao” - ông Nam nói.
TS Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ - cho biết với trình độ thấp, năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm, các DN vừa và nhỏ đang chật vật “chiến đấu” với các DN lớn, DN FDI… Nay lãi suất quá cao càng khó khăn chồng chất, nhiều DN có nguy cơ phá sản. Đại diện cho các DN này, ông kiến nghị Chính phủ cần nhanh chóng có giải pháp cụ thể để hạ nhiệt lãi suất, cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết lạm phát, hỗ trợ DN vừa và nhỏ vượt qua giai đoạn khó khăn.
TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - khuyến nghị DN vừa và nhỏ nên tỉnh tảo, cố gắng tồn tại để vượt qua giai đoạn khó khăn, không nên có tư tưởng bó tay, đóng cửa DN bỏ đi chơi. Cần tận dụng cơ hội tất cả cùng khó khăn, tái cấu trúc bộ máy, quản trị thật tốt, tiết giảm chi phí để chiếm lĩnh thị trường.
Cần chấm dứt “đua” lãi suất
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, không thể bàn chuyện kéo giảm lạm phát. Ông Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho rằng, khi lạm phát còn cao, lãi suất không thể nào giảm xuống được. Hiện lãi suất đã quá cao, không thể tăng nữa nhưng phải duy trì ở mức đó. Bởi thực tế, ngân hàng vẫn phải giữ mức lãi suất thực dương 1% so với chỉ số lạm phát. Nếu trong tháng 5, chỉ số lạm phát giảm thì mới có thể tính được lạm phát cả năm để điều chỉnh lãi suất.
Riêng tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho rằng, mức lãi suất 14% một năm chỉ phù hợp giai đoạn tháng 2 năm nay. Đến nay, mức này phải vượt lên. Song, dù sao lãi suất đầu vào cũng không thể cao tới 19 – 20%. Ông cũng cho rằng, lúc này, chính sách tiền tệ không thể đơn phương đứng ra giải quyết câu chuyện lạm phát và lãi suất, mà phải có sự tham gia quyết liệt của các chính sách đầu tư, tài chính, thể hiện ở việc mạnh tay cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách…
Muốn vậy, cần phải tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp Nghị quyết 11 đề ra. Về biện pháp, bao gồm cả việc nhóm các ngân hàng nhỏ lại, chấm dứt ngay chạy đua lãi suất dây chuyền. Riêng về lãi suất quá cao, với doanh nghiệp nhỏ, quản trị yếu kém, thì cũng là cơ hội để thanh lọc, cấu trúc lại nền kinh tế ít doanh nghiệp nhưng nhiều “cá thể” khỏe mạnh, hơn là duy trì hàng trăm nghìn doanh nghiệp siêu nhỏ, luôn trong tình trạng thoi thóp. [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Nghị quyết gồm 6 nhóm giải pháp: (1) Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (2) Chính sách tài khóa, đầu tư công thắt chặt; (3) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; (4) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (5) Tăng cường đảm bảo an sinh xã hội; (6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Đây là các giải pháp căn bản để đảm bảo tăng trưởng bền vững năm nay và những năm tiếp theo.
Thứ ba,thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng:
Phối hợp với Bộ Công thương trong việc điều hành dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực.
Phối hợp với Bộ Công thương kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu.
Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí để điều tiết lợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi măng… thu được từ việc được sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trường.
Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết tại các thoả thuận thương mại tự do, các chính sách ưu đãi về thuế tại các khu phi thuế quan theo đúng quy định.
Rà soát để giảm thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô.
Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm giá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ở mức hợp lý; tập trung vốn cho ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.
Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai quyết liệt, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí.
Xây dựng và thực hiện chương trình tiết kiệm điện, phấn đấu tiết kiệm sử dụng điện 10% theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời, áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo các doanh nghiệp, nhân dân sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu), sử dụng các công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm điện