Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Góc Học Tập :: > Khoa học Xã hội

Hỏi về vua Lê

Hỏi về vua Lê

this thread has 4 replies and has been viewed 9931 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 24-02-2011, 04:33 PM   #1
Hồ sơ
DeMen
Administrators
 
DeMen's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Cư ngụ: Noitacol
Tuổi: 39
Số bài viết: 2,266
Tiền: 25
Thanks: 370
Thanked 916 Times in 460 Posts
DeMen is an unknown quantity at this point
Default Hỏi về vua Lê

Em nhớ mang máng trong lịch sử, có vị vua cho đặt cái trống giữa sân để nhân dân có chuyện gì có thể gặp trực tiếp đức vua. Hình như là 1 vị vua đời Hậu Lê.

Search google hoài không ra, không biết có ACE nào ở đây có nhớ về chuyện đó không ạ?
__________________
tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
DeMen is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-02-2011, 06:01 PM   #2
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Hỏi về vua Lê

Là vua Lê Thánh Tông chăng?
Trích:
Mặt khác, còn tạo điều kiện cho người dân được kêu oan. Đặt trống to ở chùa Huy Văn. Dân ai có oan ức cứ đến đó đánh trống kêu oan và nhà vua sẽ có cách tiếp nhận và xem xét.
http://holevn.org/?vnTRUST=mod:news|act:detail|newsid:209
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
DeMen (24-02-2011)
Old 24-02-2011, 06:04 PM   #3
Hồ sơ
DeMen
Administrators
 
DeMen's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Cư ngụ: Noitacol
Tuổi: 39
Số bài viết: 2,266
Tiền: 25
Thanks: 370
Thanked 916 Times in 460 Posts
DeMen is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Hỏi về vua Lê

Yeah, đúng rồi.

Cám ơn anh Phương ^^ Em nhớ là đọc thông tin này cùng với luật Hồng Đức, mà search hoài không ra được.
__________________
tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
DeMen is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-02-2011, 08:20 AM   #4
Hồ sơ
Vinh Loc 90A
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Số bài viết: 5,209
Tiền: 10500
Thanks: 1,044
Thanked 4,888 Times in 1,420 Posts
Vinh Loc 90A is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Hỏi về vua Lê

Câu hỏi này làm anh nhớ đến bà Nguyễn Thị Tồn đã "muôn dặm sơn khê" ra kinh thành Huế để kêu oan cho chồng là thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Bà đã dám nổi trống ở Tam Pháp ty, “kích cổ đăng văn” (đánh trống, đội đơn). Thái hậu Từ Dũ cảm động và tặng bà một tấm biển đề bốn chữ vàng “Liệt phụ khả gia”.

Trích:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]


Ngày xưa tại kinh thành Huế, bên trong cửa Thượng Tứ, có một tòa nhà lớn mà dân chúng quen gọi là Tam Tòa. Trước năm 1975, Tam Tòa là Pháp đình Thượng thẩm của Miền Trung Việt Nam. Sau năm 1975, Tam Tòa được sử dụng như một cơ quan hành chánh của Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế. Kiến trúc Tam Tòa vẫn như cũ, chỉ tu sửa lại chút ít qua những lần hư hại vì chiến tranh. Tựu trung Tam Tòa là dấu tích một cơ quan Pháp đình ngày xưa, mà có lần tiếng trống từ tòa nhà nầy đã cứu mạng được một nhân vật lịch sử. Đặc biệt tiếng trống dõng dạc nổi lên giữa sự yên lắng của kinh thành Phú Xuân lại do một người phụ nữ chất phác Miền Nam lướt ghe bầu từ Trà Vinh ra kêu cứu, giải oan cho chồng.
Bà Bùi Hữu Nghĩa, qúi danh là Nguyễn Thị Tôn (có sách viết là Võ Thị Tôn), quê ở Trà Vang, huyện Long Hồ, tức Trà Vinh thuộc tỉnh Vĩnh Long cũ. Chồng bà, ông Bùi Hữu Nghĩa, còn có tên là Bùi Quang Nghĩa (1807-1872), người làng Long Tuyền, quận Bình Thủy, thuộc tỉnh Cần Thơ (trước năm 1975 là tỉnh Phong Dinh). Ông có biệt hiệu là Hy Chu, người đương thời gọi ông là Thủ Khoa Nghĩa vì ông đã đậu thủ khoa năm 28 tuổi, khoa thi Hương năm Ất mùi (1835) tại Gia Định dưới triều vua Minh mạng năm thứ 15.
Bước đầu ra làm quan ông được bổ chức tri huyện Phước Long, chẳng bao lâu bị giáng chức đổi về làm tri phủ Trà Vang (Long Hồ). Vốn tính khảng khái và rất mực thanh liêm, ông đã không ngần ngại đứng về phía dân chài địa phương, bênh vực những người bị các quan lại ức hiếp và nhũng lạm quyền thế. Hành động cương trực của ông bị các đồng liêu ganh ghét và tìm cách hãm hại.
Lúc bấy giờ viên tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển, toa rập với viên Bố Chánh tên là Truyện, vu cáo tri phủ Bùi Hữu Nghĩa đang xúi dân làm loạn, lại can tội sát nhân. Cả bọn cáo gian kéo nhau về triều dâng tờ trình và xin nhà vua nghiêm trị. Triều đình chưa rõ hư thực, nhưng nghe lời tổng đốc Vĩnh Long nói Bùi Hữu Nghĩa xúi dân làm loạn, nên đã cách chức tri phủ Trà Vang. Bùi Hữu Nghĩa bị bắt giải về kinh và chờ ngày thọ án tử hình.
Đứng trước tình cảnh cô thế, chồng bị hàm oan do bọn đồng liêu ghen ghét vu cáo để thủ lợi cho bè phái tham nhũng, bà Nguyễn Thị Tôn đã thực hiện một nghĩa vụ công dân rất đỗi can trường và nguy hiểm. Bà đã dùng chính nghị lực của một phụ nữ thôn dã Miền nam, bất chấp mọi khó khăn, ròng rã cả tháng trời vượt biển với chiếc ghe bầu ra tận kinh đô Phú Xuân để được phủ đầu trước Tam Tòa, trước khi gióng lên ba hồi trống Đăng Văn, quyết minh oan giải cứu cho chồng khỏi bản án tử hình.
Có lẽ ai cũng nghĩ rằng, luật pháp thời quân chủ phong kiến có nhiều bất công và nghiệt ngã dành cho những trường hợp gọi là vô phúc đáo tụng đình. Nhưng nói như vậy, nhiều khi xét lại, thấy qúa hàm hồ. Bởi vì trong tổ chức tư pháp của chế độ quân chủ phong kiến vẫn có những điểm son đáng ca ngợi, mà tiếng trống Đăng Văn là một thể hiện mang nhiều ý nghĩa nhân bản và có gía trị như một xác minh lịch sử đối với hậu thế.
Tam Tòa hay Ba Tòa quan Lớn là chỗ hệ trọng. Bước vào cửa quan đã là chuyện khó. Cầm tờ đơn kêu oan và bước vào Tam Tòa trong đại nội Hoàng thành không phải là chuyện ai cũng làm được. Cũng may, các vua nhà Nguyễn đã nghĩ đến dân, đã mở ra một cửa, cho dù là nhỏ và khó khăn cách mấy thì cũng có lúc người dân thấp cổ bé miệng cũng được nhờ.
Là một nước chuyên về nông nghiệp, việc thưa kiện đối với những người nông dân sống chen chúc nhau bên những diện tích canh tác giới hạn là chuyện thường xảy ra. Nhưng ở đâu có kiện cáo là có đút lót, hối lộ, tham nhũng. Nhà nước quân chủ lập ra Tam Tòa, một mặt có dụng ý hạn chế việc thưa kiện, nhưng mặt khác cũng cảnh cáo giới quan lại đừng qúa lạm dụng quyền thế, vì dân đã có chỗ để kêu oan.
Cũng nên biết rằng, trước khi có một vụ kiện cáo lên tới Tam Tòa thì tòa sơ thẩm ở các phủ, huyện phải tìm cách giải quyết, hòa giải hai bên nguyên bị, hoặc chiếu luật định mà xử lý nghiêm minh. Nếu ở phủ, huyện không giải quyết được thì phải đệ lên tỉnh để mở tòa phúc thẩm. Ở mỗi tỉnh quan án sát coi về việc hình, quan bố chánh coi về việc hộ. Trường hợp bị can liệt vào một trọng tội, từ tội đồ (đi đày) trở lên, phải cấp báo về bộ Hình và tâu trình lên nhà vua.
Từ ý niệm thượng tôn pháp luật như vậy, tam Pháp ty đã được thành lập. Đặc biệt triều Nguyễn đã phối hợp ba cơ quan tư pháp tối cao là Bộ Hình (Tư Pháp), Đô Sát viện(viện Giám sát) và Đại Lý tự (tòa Phá án) để có những hoạt động cụ thể nhằm giải quyết thỏa đáng những điều khiếu nại của nhân dân. Chính vua Minh mạng đã ra qui định hàng tháng, cứ đến ngày mồng 6, 16, 26 thì Tam Pháp ty phải mở Hội Đồng để nhận đơn thưa kiện của bá tánh trong nước. Đàng khác, tại Tam Pháp ty, tức Tam Tòa thường ngày để một cái trống đại trước cửa để ai có gì kêu oan thì tự thân đến gióng lên ba hồi trống cho triều đình biết mà phân xử. Để nhà vua khỏi lầm lẫn tiếng trống Đăng Văn, sắc dụ cấm ngặt trong hoàng thành không được sử dụng bất cứ một loại trống nào khác. Đó là một nghiêm lệnh tuyệt đối. Năm 1840, bà Bùi Hữu Nghĩa đã đến Tam Tòa của kinh thành Huế.
Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư Bộ Lại. Bà Thủ khoa Nghĩa đã tìm đến tư dinh quan thượng thư họ Phan trình bày sự lộng quyền của các quan tỉnh Vĩnh Long rồi mới đến Tam Tòa đánh ba hồi trống kích cỗ đăng văn.
Nghe tiếng trống, nhà vua cử một viên quan ra Tam Tòa nhận đơn. Nhưng trước khi mang tờ đơn của người đánh trống nhà vua duyệt xét, viên quan ấy phải trói người đánh trống lại, để phòng khi có sự lợi dụng việc kêu oan mà làm chuyện trái quấy nào khác, thì chính người đánh trống sẽ bị nghiêm trị xứng đáng. Rõ ràng bà Nguyễn Thị Tôn cùng chồng là ông Bùi Hữu Nghĩa đã thực sự bị triều đình nhà Nguyễn trói lại bằng luật pháp của chế độ quân chủ phong kiến.
Nhưng không ngờ tiếng trống Đăng Văn của bà Nguyễn Thị Tôn đã mở ra một trang sử đẹp. Bà Thủ Khoa Nghĩa vừa gióng lên ba hồi kích cỗ đăng văn thì tờ đơn của bà đã được một trực thần (viên quan trực phiên trong nội) thâu nhận và dâng lên vua Minh mạng duyệt lãm. Duyệt xong, nhà vua giao cho Tam Pháp Ty nghị án, rồi chính nhà vua chung thẩm bản án như sau : Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải quân tiền hiệu lực, lập công chuộc tội.
Bà Từ Dũ (Hoàng Thái hậu của vua Tự Đức từ năm 1847) lúc bấy giờ đang ở trong hoàng thành, nghe tin sự cố, lấy làm thương cảm cho một liệt phụ đồng hương Miền Nam, bèn sai mời bà Bùi Hữu Nghĩa vào cung, hỏi thăm, an ủi và ban tặng một tấm biển chạm nổi bốn chữ vàng Liệt Phụ Khả Gia. Nhờ vợ biết kêu oan nên tri phủ Bùi Hữu Nghĩa thoát khỏi án tử hình, nhưng bị sung vào quân đội để có dịp đái tội lập công.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ vào tay người Pháp, nhà vua Việt nam không còn thực quyền để giải oan cho ai nữa, nên tiếng trống Đăng Văn không còn và cả Tam Pháp Ty cũng bị giải thể. Về sau vua Thành Thái muốn phục hồi một truyền thống tốt đẹp của các Tiên Đế, nên Tam Pháp Ty và trống Đăng Văn có dịp tái xuất hiện vào năm 1901, nhưng đến năm 1906 lại phải dẹp bỏ vì công dụng ngày xưa không còn hiệu lực gì nữa.
Cứu được chồng xong, bà Nguyễn Thị Tôn từ gỉa kinh đô, xuôi chiếc ghe bầu thẳng đường về lại quê nhà ở Long Hồ, Trà Vinh và ít lâu sau thì bà thọ bệnh và qua đời. Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa lúc bấy giờ đang ở trong quân ngũ, trấn nhậm miệt Châu Đốc, hay tin vợ mất vội vã xin phép trở về, nhưng tới nhà thì việc tống táng đã hoàn tất. Ông chỉ còn một cách là sụt sùi đọc một bài văn tế trước mộ chí của vợ, trong đó có những câu thống thiết như sau: ...Nơi kinh quốc mấy hồi trống gióng, biện bạch nầy oan nọ ức, Đáng hiền lương mắt thấy thẳy đau lòng.
Chốn tỉnh đường một tiếng thét vang, hẵn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ băng đảng tai nghe đều mất vía..
Ở trong nhà, trên đôi câu liễn thờ vợ, ông viết :
Ngã bần, khanh năng trợ.
Ngã oan, khanh năng minh.
Triều dã giai xưng khanh thị phụ.
Khanh bệnh, ngã bất dược.
Khanh tử, ngã bất táng.
Giang sơn ưng tiếu ngã phi phu.
Nghĩa là : Ta nghèo mình hay giúp đỡ. Ta tội mình biết kêu oan. Trong triều ngoài quận đều khen mình mới thật là đáng vợ.
Mình bệnh ta không thuốc thang. Mình chết ta không mai táng. Non sông cùng cười ta chẳng xứng gọi là chồng.
Chúng tôi về thăm lại Trà Vinh giữa mùa phượng nở, thắm rực một màu tươi sáng. Dòng sông Hậu điểm từng mảng lục bình lửng thửng trôi xa. Nhiều con đò với mái chèo nhịp nhàng lướt nhanh trên sóng nước bập bềnh như vẫn đi hoài vào một thế giới hoa trái phong phú của Miền Nam phồn vinh muôn thuở. Trên từng miếng ruộng xinh xắn, mạ non đang vươn lên để trở thành lúa xanh như con gái dậy thì, hứa hẹn nặng trĩu hạt vàng khi ngày mùa lại đến với xóm làng thân yêu. Không xa nếp nhà là lạch luồng, kênh dòng và nhánh rẽ từng con sông, chứa nhiều cá tôm, bốn mùa bồi dưỡng sinh chất tươi mát. Chợt nghe có tiếng ca cất lên từ một chiếc thuyền câu nho nhỏ :
Cá Trà Vinh xanh kỳ đỏ dạ,
Gái xứ nầy không lang chạ đâu anh...
Người em gái Miền Nam, quê ở Long Xuyên tháp tùng trong chuyến đi về Trà Vinh hôm ấy, nhìn chúng tôi mĩm cười như một đồng tình đắc ý. Và chẳng hiểu bằng cách nào, trong bữa cơm chiều hôm đó, trên chiếc dĩa tráng men màu hoa văn ngọc bích, một con cá chiên vàng rộm dọn bày thật khéo, như một phần trang trọng của lòng người Miền Nam thật tình đãi khách ở xa trở về.
Thì ra, cũng con cá đó, sống ở khúc Ba Trường-Sông Hậu, nó mang tên quê hương của cô Ba Hoa Khôi (Trà Vinh) thời Nam Kỳ Lục Tỉnh. Lên tới Cần Thơ nó cải danh là cá Mè Dảnh nổi tiếng thật ngon. Nhưng nó sa lưới ở Sông Tiền, ở miệt Long Xuyên, Hồng Ngự thì người ta lại gọi là cá Mè Dinh, rất được các bà nội trợ ưa thích.
Câu phong dao vô tình làm chúng tôi nhớ về một người phụ nữ quê ở Trà Vinh đã can trường đến tận kinh đô Huế để được gióng lên ba hồi kích cỗ đăng văn, gở nỗi oan khiên cho chồng là quan tri phủ Bùi Hữu Nghĩa. Ba hồi trống Đăng Văn của Bà Nguyễn Thị Tôn đã làm nên thiên tình sử nặng nghĩa phu thê. Từ con người hồn hậu, chất phác, đến ý chí bất khuất, thủy chung đã tạo nên mấy hồi trống ngậm ngùi trong lịch sử.
Nhưng hơn hết, đích thực đó là một tiếng nói. Một tiếng nói hùng tráng vọng lại, rất đằm thắm, rất dõng dạc và cũng rất đỗi tự hào :
Chim sa vườn thị,
Thỏ lụy vườn trâm.
Nhớ thương tiếng nói trăm năm vẫn còn.
Hoàng Đình Hiếu
Sơ thảo Nội dung Kỷ Yếu Gia Đình Thánh Tự
1957-2005
l. Mấy dòng Lịch sử:
Thời gian thành lập: Các văn kiện căn bản. Các cơ sở xây dựng trong khuôn viên tạo mãi.
Thời gian hoạt động từ 1957-1965. Các biến cố quan trọng trong sinh hoạt của Tiểu Chủng viện
__________________
Tâm thượng quang Khuê tảo
Vinh Loc 90A is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-02-2011, 05:56 PM   #5
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Hỏi về vua Lê

Hình như sau vụ bà Tồn, thì xuất hiện thành ngữ "đi tới Huế", có nghĩa là xa xôi vời vợi, "muôn dặm sơn khê"!
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
Vinh Loc 90A (25-02-2011)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:49 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps