Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > Chia sẻ kinh nghiệm

Chia sẻ kinh nghiệm Học thầy không tày học bạn ...

Học cách sống sót

Học cách sống sót

this thread has 6 replies and has been viewed 16488 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 23-11-2010, 10:39 PM   #1
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 46
Số bài viết: 1,658
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,026 Times in 681 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default Học cách sống sót

Sống trong thời đại thế kỷ 21 văn minh thế này tưởng là an toàn, nhưng có những cái chết bất đắc kỳ tử rất lãng xẹt. Cuộc sống hàng ngày vẫn đầy rẫy những tai nạn tiềm ẩn luôn rình rập. Xe chạy trên đường bỗng bị sụp hố tử thần, sắt rơi trúng, cây ngã, người nhảy lầu tự tử, xe bị nước lũ cuốn trôi mất xác, đèo sạt lỡ giữa đường không có thức ăn phải cầm cự bằng cách mổ heo nướng thịt... Sáng nay đọc báo lại thấy thêm một nguy cơ bị chết do đám đông giẫm đạp. Kinh quá! Chắc phải học cách sống sót như trong các bài báo dưới đây.

Làm thế nào để sống sót trong đám đông chạy loạn?

Bác sĩ Quản Hồng Đức, Công ty TNHH Dòng kẻ phân tích nguyên nhân thảm họa chết người từ những đám đông và cách tự bảo vệ mình an toàn nếu không may lâm vào tình trạng tương tự.
Từ đầu năm đến nay, thế giới đã chứng kiến 4 thảm họa chết người từ sự hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau khi tìm cách thoát khỏi đám đông, tại những sự kiện hoặc lễ hội tổ chức trên thế giới.

Ngày 4/3 đánh dấu thảm họa đầu tiên khi ít nhất 71 người chết và hơn 200 người khác bị thương khi đang tham dự lễ hội tại ngôi đền Ram Janki, tỉnh Kunda, Ấn Độ. Đám đông trở nên hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau để thoát thân sau khi cửa của ngôi đền bị đổ sập.
Độ. Đám đông trở nên hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau để thoát thân sau khi cửa của ngôi đền bị đổ sập.
Một thảm họa khác xảy ra vào ngày 6/6 làm 14 người bị thương tại sân vận động Makulong, khi vé vào cửa được phát miễn phí để xem trận đấu giao hữu giữa hai đội bóng Nigeria và Bắc Triều Tiên. Đám đông hâm mộ chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành cho được tấm vé vào cửa.
Sự kiện gần đây nhất xảy ra vào ngày 24/7 tại thành phố Duisburg, Đức, trong Liên hoan âm nhạc điện tử mang tên “Đám rước tình yêu”. 21 người chết và hơn 500 người bị thương trong đám đông hỗn loạn chưa từng thấy.
Và hôm qua, có ít nhất 349 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương tại lễ hội nước ở Phnom Penh, Campuchia. Đám đông người tham dự lễ hội chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau thoát ra ngoài sau khi có tin cây cầu hẹp nối thành phố với một hòn đảo nhỏ nơi diễn ra lễ hội bị yếu và có nguy cơ sập.
Đây cũng là một trong những thảm họa kinh hoàng làm chết nhiều người nhất trong thế kỷ 21 (Vụ tồi tệ nhất giết chết hơn 1.000 người xảy ra vào ngày 31/8/2005 trên cầu Baghdad, Iraq).
Rõ ràng trong thế giới và xã hội hôm nay, con người đã và đang phải đối mặt với một loại thảm họa mới xuất hiện thường xuyên hơn, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn: Thảm họa chết người từ những đám đông.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ thường xuyên và nghiêm trọng tăng lên rõ rệt. Nếu trong thế kỷ thứ 19 chỉ có 5 thảm họa tương tự thì con số này đã là 22 trong thế kỷ 20. Và tính đến ngày hôm nay của thế kỷ 21, số vụ giẫm đạp chết người đã lên tới 29.
Điều này thực ra không có gì khó hiểu khi mà ngày càng có nhiều lễ hội, sự kiện được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam, cho những mục đích khác nhau như âm nhạc, thể thao, chính trị hoặc tôn giáo… thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Hơn nữa, con người của ngày hôm nay dường như cũng nhạy cảm hơn trước đây, với những nguy cơ, rủi ro liên quan đến an toàn và an ninh của bản thân cùng những người xung quanh.
Dưới đây là một biểu đồ về số người chết trung bình trong một đám đông hỗn loạn từ những sự kiện khác nhau, để độc giả VnExpress.net có một cái nhìn khách quan về loại thảm họa mới này.
Thống kê này được tổng hợp và phân tích từ 215 thảm họa, trong đó có 49 vụ liên quan đến các sự kiện thể thao, 25 trường hợp xuất phát từ sự kiện âm nhạc, 38 từ chính trị và 41 bắt đầu bởi các sự kiện tôn giáo. 60 vụ còn lại liên quan đến những sự kiện và nguyên nhân khác nhau.
Biểu đồ số người chết trung bình trong đám đông hỗn loạn. Nguồn: epiphenom.fieldofscience.com
Qua phân tích trên biểu đồ chúng ta thấy rất rõ, số lượng người chết kỷ lục thuộc về các thảm họa có liên quan đến các sự kiện tôn giáo.
Điều này có thể giải thích rằng, số lượng người tham gia tại một sự kiện tôn giáo lớn hơn rất nhiều so với những sự kiện khác. Hơn nữa, khả năng nhận định và phân tích các tình huống nguy hiểm ở những người đang tham dự sự kiện tôn giáo cũng phần nào hạn chế bởi khung cảnh của sự kiện, bởi sự tập trung tinh thần và tín ngưỡng vào các hoạt động chính.
Sự tập trung này phần nào làm mất đi khả năng nhận thức những mối nguy và rủi ro xung quanh. Nên khi có một sự cố, thậm chí chỉ là một tin đồn thất thiệt về một sự cố, những người tham gia sự kiện dễ dàng rơi vào trạng thái của sự hoảng sợ quá mức. Họ như “bừng tỉnh” để trở về với thế giới thực và phản xạ bản năng với những nguy hiểm xung quanh.
Vậy điều gì thực sự đã diễn ra trong những đám đông hỗn loạn đó và nguyên nhân nào đã trực tiếp gây ra những cái chết cho những nạn nhân? Chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân dưới góc độ chuyên môn và đưa ra những gợi ý giúp độc giả VnExpress.net có những giải pháp và hành động chính xác nếu không may ở trong những hoàn cảnh tương tự.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến những cái chết trong đám đông hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau. Đó là:
1. Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)
2. Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)
3. Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người)

Qua phân tích những thảm họa xảy ra gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết nạn nhân tử vong là do các nguyên nhân kể trên. Có rất ít số liệu và báo cáo cho thấy có nạn nhân tử vong vì những sự cố thực sự gây ra thảm họa như cháy, nổ…, vì thực tế nguyên nhân này sẽ được các nhà chức trách xử lý kịp thời trước khi có hậu quả. Nếu có thì thường con số thương vong không lớn.
Chúng tôi muốn các bạn lưu ý nguyên tắc đầu tiên để có thể tự cứu mình trong những hoàn cảnh tương tự: Đó là kiểm soát sự sợ hãi (vì nghĩ mình sẽ chết bởi sự cố trong sự kiện). Bạn nên nhớ rằng, nhà chức trách luôn chuẩn bị sẵn các phương án và phương tiện để đối phó với sự cố không mong muốn xảy ra trong một sự kiện. Đó là yêu cầu bắt buộc trong công tác chuẩn bị tổ chức một sự kiện có đông người tham gia.
Bạn nên nhớ rằng:Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi
Để tăng khả năng kiểm soát sự sợ hãi trong một đám đông hỗn loạn tại một sự kiện, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây khi quyết định tham gia sự kiện:
- Quyết định loại sự kiện bạn sẽ tham gia (bạn nên lưu ý đến những phân tích về số người chết liên quan đến sự kiện trong phần đầu bài viết).
- Xem xét yếu tố sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hoặc đang có vấn đề về cơ, xương, khớp hay có vết thương đang được điều trị, thì tốt nhất là không nên tham gia sự kiện.
- Xem xét về địa điểm tổ chức sự kiện: trong nhà hay ngoài trời. Nếu sự kiện tổ chức trong nhà thì bạn nên quan tâm đến việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan tâm đến không gian cũng như định vị các vị trí (tòa nhà, công viên…) nơi bạn có thể thoát hiểm khỏi khu vực diễn ra sự kiện trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.
- Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện. Những vật dụng sắc nhọn có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.
- Bạn nên mang theo điện thoại di động và cố gắng duy trì liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại nếu đang bị kẹt trong đám đông. Cũng nên nhớ sạc pin điện thoại trước khi đi đến sự kiện.
- Không nên mang theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.

Còn khi đang kẹt cứng trong một đám đông, và đám đông trở nên ngày một hỗn loạn hơn, khó kiểm soát hơn, bạn sẽ phải làm gì?
Bạn nên nhớ, nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho những nạn nhân là sự ngạt thở. Vì vậy, hãy bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi. Hãy ngẩng đầu cao hơn để lấy thêm không khí.
Bạn cũng cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy. Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị chèn ép. Xương sườn gãy và vỡ nội tạng do lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể bạn.
Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra (sự chính xác của thông tin, loại sự cố: cháy, nổ, sập công trình...)
- Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng.
- Quan sát xung quanh tìm những vị trí bạn đã định vị sẵn (như tòa nhà, công viên... hay cửa thoát hiểm gần nhất) và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.
- Quan sát xung quanh để tìm những nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết nhiều thông tin hơn bạn. Thông thường, trong đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì rất ít người chú ý xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước nơi họ sẽ chạy đến. Có rất nhiều người biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp như vậy. Cũng có khi những người này đang ở vị trí cao hơn bạn (trên cây, bờ tường…) và từ vị trí này họ quan sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo chỉ dẫn của họ.
- Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họ đang ở một vị trí khác.
- Lưu ý những hậu quả của sự cố trực tiếp (khói, khí độc từ vụ hỏa hoạn). Bạn hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi cho mình.

Nếu bạn chắc chắn đang kẹt cứng trong một đám đông, bạn đừng cố gắng đi ngược lại dòng người. Điều này làm bạn mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác và bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn bị ngã trong một đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn.
Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.
Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng: Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa bạn đến sự phán đoán và hành động chính xác nhất.
Bác sĩ Quản Hồng Đức
Công ty TNHH một thành viên Dòng kẻ
Nguồn: Vnexpress.net
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...

thay đổi nội dung bởi: duonghoanghiep, 23-11-2010 lúc 10:55 PM.
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-11-2010, 10:41 PM   #2
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 46
Số bài viết: 1,658
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,026 Times in 681 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Học cách sống sót

'Nhiều người chết oan vì bỏ quên văn hóa an toàn'

Cái chết của một trong hai bé trai ở Khánh Hòa sau vụ lở núi hôm 2/1 khiến nhiều bạn đọc VnExpress.net băn khoăn: "Cháu bé có thể sống nếu trang thiết bị cấp cứu hiện đại hơn; cha mẹ cháu chuyển đến nơi an toàn hơn?".

Như lệ thường, sẽ chẳng có gì để nói nếu chúng ta đóng sự việc này lại bằng câu kết luận rất phổ biến: đó là sự không may, hoặc khác đi thì đó là số phận, như bài viết “mưa lũ vẫn bám riết lấy số phận của hai em”. Sống trong một xã hội có quá nhiều rủi ro cộng thêm số phận “hẩm hiu”, thì việc cầm chắc cái chết trong một hoàn cảnh nào đó có lẽ chẳng cần phải bàn thêm nữa.
Tôi đọc 5 lời bình luận của độc giả xung quanh sự việc này, thấy hầu hết mọi người đều cho rằng cái chết của bé Nhất là do sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống cấp cứu, cứu nạn.
Theo tôi, ý kiến này nên được đưa ra để thảo luận nhưng không thể kết luận đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé Nhất. Cả hai bé Nhất và Huy đều quá nhỏ để có thể nhận thức được sự nguy hiểm. Các bé đều hoàn toàn không có khả năng tự bảo vệ mình. Vả lại hơn một tiếng đồng hồ bị vùi trong đống đổ nát thì sống sót được là một điều may mắn.
Có thể có ai đó sẽ cho rằng lúc được đưa ra khỏi đống đổ nát đó bé Nhất bất tỉnh nhưng vẫn còn những dấu hiệu của sự sống thì bé phải được cứu sống. Suy nghĩ này đầy tình người nhưng không hoàn toàn đúng. Đã có bao nhiêu trường hợp các bác sĩ đã phải bất lực nhìn tử thần cướp đi mạng sống bệnh nhân của mình tại bệnh viện, trong điều kiện trang, thiết bị y tế hiện đại nhưng vì tai nạn hoặc bệnh quá hiểm nghèo vượt quá khả năng hiện tại của ngành y tế.
Nói như vậy, không phải để bao biện cho những yếu kém của ngành y tế, của hệ thống cứu hộ cứu nạn, mà để cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn.
Người dân khẩn cấp đào đất để cứu hai cháu bé bị vùi trong đất lở ở Khánh Hòa hôm 2/11. Ảnh: Quang ĐứcTuy vậy, có những cái chết mà chúng ta không còn gì phải ân hận vì đã làm hết sức và bằng tất cả những gì mình có. Nhưng cũng có cái chết để lại cho người còn sống, người trong cuộc nhiều trăn trở với những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Liệu có thật sự chúng ta “bó tay” trước số phận của người không may, hay chúng ta đã chưa có sự chuẩn bị tốt nhất và chưa làm hết sức để chiến thắng số phận không may dành cho họ?
Trong trường hợp này, tôi tin chắc rằng bạn đọc sẽ được an ủi hơn nếu họ biết được rằng bé Nhất tử vong là do chấn thương quá nặng, mặc dù được cấp cứu kịp thời ngay trên xe cứu thương bằng những trang, thiết bị tốt nhất. Đã từng có bài báo trước đây viết về những chiếc xe cứu thương ngoài chiếc còi hú ưu tiên và chiếc cáng thì không có gì khác. Có bạn đọc bình luận bài viết này nói rằng bạn sống ở Mỹ và chỉ cần gọi 911 thì máy bay trực thăng sẽ đến để tham gia cứu hộ, cứu nạn và đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Có lẽ chẳng cần phải sang Mỹ hoặc sống ở Mỹ, các bạn chỉ cần xem những bộ phim của phương Tây về tai nạn, thảm họa thì hình ảnh nhân viên y tế có mặt tại hiện trường để đón nạn nhân và ngay sau khi chạm được vào người nạn nhân, họ lập tức choàng lên người nạn nhân một tấm chăn đặc biệt để chống mất nhiệt và chụp vào mũi nạn nhân mặt nạ ôxy. Đó là hình ảnh của trang, thiết bị hay của sự chuyên nghiệp.
Theo tôi, đó là hình ảnh của sự quan tâm đến quyền của người dân: quyền được bảo vệ và quyền được sống khỏe. Mà nếu nói rộng thêm nữa thì đó là văn hóa - văn hóa an toàn tồn tại trong xã hội. Chúng ta không thiếu nhân lực, chúng ta không thiếu tình người trong lúc hoạn nạn, khó khăn, vì đó là phẩm chất của người Việt. Bằng chứng là trên chiếc xe cứu thương đưa hai bé Nhất và Huy, nhân viên y tế đi cùng là một bác sĩ - Bác sĩ Lê Hữu Hải.
Ở nước ngoài, nhân viên y tế trên những chiếc xe cứu thương thường không phải là bác sĩ, họ là những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về cứu nạn, cứu hộ và cấp cứu (tiếng Anh gọi là Medic hoặc Paramedic). Nhưng cái họ hơn chúng ta đó là trang, thiết bị cấp cứu và tính chuyên nghiệp trong công tác cứu nạn, cứu hộ. Mà xét cho cùng, những cái thiếu này của chúng ta không hoàn toàn nằm ở khía cạnh tài chính mà ở suy nghĩ của những nhà quản lý các cấp.
Cho phép tôi được khép lại những suy nghĩ của mình trong bài viết này bằng một kỷ niệm khó quên của tôi ở một tập đoàn nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Cách đây 2 năm, ban lãnh đạo công ty đưa ra ý kiến là cần trang bị một xe cứu thương chuyên dụng tại nhà máy trong khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và thống nhất là sẽ thuê xe.
Sau khi biết giá thuê của chiếc xe hơn 30 triệu đồng một tháng, tôi đã tròn mắt ngạc nhiên nhìn người sếp của mình vì cho rằng đó là lãng phí, và hơn nữa nhà máy chỉ cách Bệnh viện Củ Chi không tới 10 phút đi lại. Vị sếp nhìn tôi và nói: “Chúng ta đang xây dựng văn hóa an toàn, và cái này là một phần của văn hóa. Văn hóa an toàn được xây dựng trước hết bằng cái tâm của người quản lý, và cái tâm đó được thể hiện bằng hành động: làm tất cả những gì có thể làm được vì sự an toàn cao nhất cho người lao động”.
Sau hơn 2 năm, chiếc xe cứu thương hiện đại đó vẫn ngày đêm túc trực tại nhà máy công ty dù số lần sử dụng đếm không hết trên đầu ngón tay. Tôi hiểu đó không phải là sự lãng phí, đó cũng không phải là cách chơi của “đại gia” có tiền, mà là sự quan tâm của cấp quản lý, những người luôn mong muốn những điều tốt nhất cho nhân viên của mình. Đó là Văn Hóa An Toàn - một hình thái văn hóa mang đậm nét nhân văn.
Tôi đau lòng khi chợt nhận ra rằng, viết về những cái chết hình như đang trở thành dòng tin thường xuyên trên tất cả báo hàng ngày. Tôi thực sự không dám tin vào những gì mình đang chứng kiến hàng ngày về những cái chết, vì nó cho tôi cảm giác về một xã hội không an toàn, rằng mình có thể chết vì bất kỳ một lý do nào.
Hình như ngày nào cũng đọc, cũng chứng kiến những cái chết như vậy, con người ta sẽ dần trở nên thờ ơ hơn, vô tâm hơn. Vô tình đọc tin tức về một cái chết nào đó, người ta cũng dễ dàng vô tình bỏ qua vì cho rằng đó là điều bình thường thôi. Có lẽ ai đó sẽ phải dóng lên hồi chuông báo động vì những thứ bất thường đang dần trở nên bình thường trong xã hội ngày nay. Người ta trở nên “hồn nhiên” hơn, vô tâm hơn và cũng chẳng có gì đáng phải nghĩ, phải làm sau những cái chết của đồng loại mình nữa.
Bác sĩ Quản Hồng Đức
Giám đốc điều hành The Liner Company Limited

Nguồn: Vnexpress.net
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-11-2010, 10:46 PM   #3
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 46
Số bài viết: 1,658
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,026 Times in 681 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Học cách sống sót

Đáng lẽ họ đã không phải chết

Tôi đọc đi đọc lại bài viết “[Đăng nhập để xem liên kết. ]” của hai tác giả Nguyên Khoa và Nguyễn Hưng trên báo VnExpress ngày 19/10. Càng đọc tôi lại càng day dứt với câu hỏi liệu chúng ta có thể tránh được những cái chết đã được báo trước như vậy không?


Nhưng có lẽ câu hỏi mà tôi đang day dứt sẽ không có câu trả lời, ít nhất là vào lúc này khi mà nỗi đau của 19 gia đình có người thân bị nạn trên chuyến xe định mệnh vẫn còn đó, khi mà miền Trung thương yêu vẫn oằn mình chống chọi với cái đói, cái rét giữa mênh mông biển nước. Và rồi điều gì sẽ đến sau khi nước rút đi mang theo toàn bộ tài sản của những người dân tội nghiệp? Họ sẽ tiếp tục sống như thế nào với hai bàn tay trắng và những hậu quả để lại sau lũ?
Tôi đọc lại bài viết một lần nữa, đọc cả những bình luận của độc giả để cố gắng tìm cho mình một bằng chứng, một sự khẳng định rằng đáng lẽ họ không phải chết như vậy. Và hình như tôi đã tìm thấy hơn cả một bằng chứng, hơn cả một lời khẳng định cho cái lý rằng đáng lẽ 19 gia đình đó không phải chịu nỗi đau lớn đến thế, đáng lẽ miền Trung ruột thịt không tang thương đến thế….
Nhưng khi nhận ra điều đó, tôi đã chẳng cảm thấy khá hơn, chẳng cảm thấy thanh thản hơn là bao vì một nỗi day dứt khác lại vừa chợt đến: Trên đất nước này vẫn còn có những cái chết oan uổng quá, vài hôm trước đây là một phụ nữ chết trên đường chỉ vì cái nắp hố ga ở TP HCM, còn bây giờ là 19 con người vùi xác nơi sông sâu trên một chuyến xe định mệnh vì lũ ở Hà Tĩnh.
Và tôi quyết định viết, ít nhất là viết ra những gì mình nghĩ và sẻ chia cũng là một cách để nỗi day dứt nguôi ngoai phần nào. Tôi sẽ viết về những bằng chứng, những sự khẳng định đáng lẽ ra họ không phải chết như vậy…
Suy ngẫm 1: … “Mưa như tát nước vào mặt, hành khách thiu thiu ngủ, bỗng thấy nước ập vào, xe nổi bồng bềnh rồi từ từ chìm nghỉm. Ai cũng hoảng sợ, tài xế kêu mọi người bình tĩnh để đưa xe vào làn đường. Nhiều người bắt đầu kêu la hoảng loạn. Rồi tài xế yêu cầu mọi người đập vỡ cửa kính. Ngay lập tức hàng chục cánh tay cứ đấm thình thịch vào cửa nhưng không có kết quả. Khi tài xế dùng chiếc cờ lê đập được kính thì một số người nhốn nháo chui ra ngoài”, ông Lực kể.
Trong bài viết có nói đây là chiếc xe có ghế nằm. Thông thường những chiếc xe có ghế nằm (thường được gọi là xe VIP) được thiết kế kính cửa sổ liền vào kết cấu của thân xe, và không có chốt cửa. Tức là chúng ta sẽ không thể mở được cửa sổ theo cách thông thường và kính thường được thiết kế khá dày và việc đập cửa kính bằng tay là việc gân như không thể.
Trong trường hợp khẩn cấp, hành khách cần đập vỡ cửa kính để thoát khỏi xe họ sẽ sử dụng những chiếc búa được trang bị theo xe và thông thường được gắn vào thành xe bên trong khoang hành khách.
Những chiếc búa đặc biệt này có đầu nhọn, chỉ cần dùng lực vừa đủ đầu nhọn này sẽ làm kính xe bị rạn nứt và hành khách dễ dàng dùng lực của tay hoặc chân làm vỡ kính. Một chiếc xe 45 chỗ, chỉ cần trang bị từ 2 đến 3 chiếc búa loại này là có thể nhanh chóng phá vỡ toàn bộ kính cửa sổ trong thời gian ngắn nhất để tạo điều kiện cho hành khách thoát hiểm.
Ngoài ra, việc xe được trang bị những chiếc búa như thế này còn giúp hành khách kiểm soát nỗi sợ hãi và sự hoảng loạn thường là kẻ thù của chúng ta trong những trường hợp khẩn cấp. Hành khách sẽ tự tin hơn và kiểm soát tốt hơn vì ít ra trong tay họ có dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm.
Búa khẩn cấp thường được trang bị theo xe, đặc biệt là với những xe nhập từ nước ngoài. Nhưng vì một lý do nào đó bị mất trong quá trình sử dụng và không được thay thế.
Và hình như trong ý thức của chúng ta, búa khẩn cấp chưa bao giờ là một vật dụng quan trọng. Tài xế chẳng quan tâm nếu như búa khẩn cấp bị mất và không được thay thế. Còn hành khách có những người thậm chí còn không biết nó là cái gì khi vô tình nhìn thấy chúng gắn trên thành bên trong khoang hành khách ở những chiếc xe vẫn còn được trang bị.
Tôi chợt ước, giá như có những chiếc búa khẩn cấp này được trang bị cho chuyến xe định mệnh kia và tài xế bình tĩnh hướng dẫn khách dùng búa để phá vỡ cửa kính thì có lẽ họ đã không tuyệt vọng đến vậy khi dùng tay đấm thình thịch vào cửa kính xe trong cơn hoảng loạn.
> Bạn hãy nhớ trong ôtô có một vật dụng nhỏ bé nhưng rất quan trong: Đó là búa khẩn cấp. Vật dụng nhỏ bé này có thể cứu tính mạng của bạn nếu có sự cố cần thoát hiểm khẩn cấp khỏi xe.
Suy ngẫm 2: “… Sau khi chui ra khỏi xe, ông Lực kéo con trai và cháu gái ra theo. Cả ba vật lộn một lúc thì cậu con trai hét lên: “Bố ơi con không biết bơi”, cô cháu cũng than khóc: ‘cậu ơi, cứu cháu”. Vì không biết bơi nên cả hai tiếp tục chui vào xe mặc ông Lực quát mắng, yêu cầu hai đưa chui ra ngoài…”
Đây là một sai lầm nghiêm trọng và đã trả giá bằng tính mạng của người con trai 20 tuổi của ông Lực và cô cháu gái. Việc thoát được khỏi chiếc xe đang chìm là yếu tố quyết định. Vì hoảng loạn do không biết bơi nên con trai ông Lực và cô cháu gái dù đã thoát được ra ngoài đã tiếp tục chui vào xe và bị chìm theo xe.
Tuy nhiên, ai trong số chúng ta cũng có thể sẽ mắc phải sai lầm này, sẽ làm lại đúng như những nạn nhân này nếu chúng ta không may ở trong hoàn cảnh tương tự. Sự hoảng loạn và bản năng sống khi đối mặt với cái chết sẽ dẫn đến những hành động không thể kiểm soát.
Năm 2000, khi tôi làm việc cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) chúng tôi buộc phải tham dự và hoàn thành một khóa huấn luyện đặc biệt có tên gọi là HUET (Helicopter Underwater Escape Training) để được phép đi trên máy bay trực thăng bay ra các công trình biển ở ngoài khơi Vũng Tàu. Khóa huấn luyện này giúp các học viên những kỹ năng thoát hiểm khỏi khoang máy bay trực thăng nếu không may máy bay bị rơi xuống biển. Khi thực tập bằng mô hình máy bay trực thăng tại hồ bơi khách sạn REX, thành phố Vũng Tàu, tôi rất sợ và thú nhận với các giáo viên rằng tôi không biết bơi. Và điều ngạc nhiên khi các giáo viên nói với tôi rằng các kỹ năng thoát hiểm đều không yêu cầu khả năng bơi. Thậm chí họ còn nói nếu không biết và không áp dụng những kỹ năng này thì biết bơi vẫn có thể chết nếu gặp tai nạn. Và tôi, một bác sĩ mới ra trường và hoàn toàn không biết bơi đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện và được cấp chứng chỉ. Tôi đã thực hiện đúng ngay từ đầu 3 lần thoát hiểm từ mô hình máy bay chìm dưới nước bằng 3 cách khác nhau.
> Bạn hãy dành thời gian học những kỹ năng sống sót trong những điều kiện nguy hiểm, khẩn cấp. Bạn có thể tham gia những khóa đào tạo kỹ năng như vậy hoặc truy cập những thông tin tương tự trên Internet. Hãy làm điều đó ngay từ bây giờ hoặc là bạn sẽ phải hối tiếc trong một hoàn cảnh nào đó sau này. Và lúc đó quá trễ để bạn học.
Nếu bạn truy cập Google và đánh dòng chữ: “How to escape from a sinking car?” (Làm thế nào để thoát khỏi chiếc xe đang chìm) vào mục tìm kiếm. Ngay lập tức Google cho hàng chục kết quả tìm kiếm và một trong những kết quả mà tôi tìm thấy là bài viết hướng dẫn thoát hiểm khỏi chiếc xe đang chìm. Bài viết bằng tiếng Anh có kèm theo video hướng dẫn. Và tôi quyết định dịch bài viết sang tiếng Việt và gửi cho các bạn.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Bạn nên nhớ, bạn có thể không có một khả năng nào đó, nhưng bạn hoàn toàn có thể học được những kỹ năng. Không có khả năng là một điều đáng tiếc nhưng thất bại vì không có kỹ năng là một điều không thể tha thứ.
Suy ngẫm 3: “… Dọc đường đi, cả chủ xe lẫn hành khách đều bàn tán râm ran chuyện mưa lũ lịch sử ở miền Trung. Xe chạy xuyên đêm, vượt qua đoạn ngập sâu trên quốc lộ 1A từ thành phố Hà Tĩnh ra thị xã Hồng Lĩnh cũng là lúc trời gần sáng…”
Nhìn hình chụp Quốc lộ 1A nhiều đoạn chìm nghỉm dưới mặt nước và chỉ được nhận ra nhờ 2 hàng cọc tiêu bên đường tôi thấy tiếc cho những nạn nhân. Giá như tài xế ý thức được sự nguy hiểm khi quyết định tiếp tục hành trình trong mưa gió và lũ lụt. Trong những điều kiện bất lợi về thời tiết như vậy, có biết bao nhiêu nguy hiểm khác như: dây điện rơi, sạt lở đất, hố sâu, cây đổ… Và nếu không bị lũ cuốn thì biết đâu lại có thể gặp những tai nạn khác do những nguy hiểm nói trên gây ra. Và lại giá như, giá như hành khách gây áp lực với tài xế để dừng hành trình hoặc có thể tự quyết định dừng hành trình chờ nước rút xuống bớt. Bên cạnh việc không ý thức được về những mối nguy hiểm hay thái độ bất chấp, coi thường tính mạng của chính mình và hành khách trên xe, còn là việc không tuân thủ hệ thống cảnh báo mà các cơ quan hữu quan đã đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng….
> Bạn hãy nhớ đừng bao giờ đặt cược tính mạng của mình vào sự may rủi. Vì vậy hãy học thói quen không chấp nhận rủi ro cho sự an toàn của mình. Và bạn cũng nên nhớ đừng bao giờ phó mặc tính mạng của mình vào sự phán đoán rủi ro của người khác. Vì vậy hãy đánh giá rủi ro mọi lúc, mọi nơi và quyết định hành động sớm.
Theo tin của báo Thanh Niên ngày 19/10 trong bài viết: “Tai nạn kinh hoàng trong lũ dữ” thì từ chiều 17/10, công an đã tổ chức lực lượng, lập chốt điều tiết giao thông tại các điểm ngập lụt trên QL1A. Tuy nhiên do lượng xe quá đông, đặc biệt có nhiều xe khách đã cố tình vượt qua rào chắn nên không thể ngăn chặn hết được…”. Và chiếc xe bị nạn là một trong những xe đã cố tình vượt qua chốt kiểm tra.
Viết đến đây tôi lại tiếc cho họ. Giá như...
Những cái chết oan uổng và được báo trước nhưng không ai hành động để ngăn nó đừng xảy ra. Tiếc quá miền Trung ơi…
Suy ngẫm 4: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Nhà nước cũng như Chính quyền địa phương đã nỗ lực hết sức giúp đỡ miền Trung vượt qua lũ dữ và khắc phục hậu quả sau lũ. Nếu không có sự giúp đỡ và can thiệp kịp thời thì con số người chết và mất tích chắc chắn không chỉ dừng ở con số 142” (theo trang nhất báo Thanh Niên ngày 19/10).
Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng xe khách vượt trạm kiểm soát để tiếp tục đi vào vùng lũ và tai nạn kinh hoàng đã xảy ra với xe khách mang biển kiểm soát 48K-5868 là điều không thể chấp nhận được. Trong khi ý thức về an toàn của người dân còn hạn chế, thái độ bất chấp và coi thường tính mạng của bản thân và người khác còn phổ biến trong đại đa số tầng lớp nhân dân thì việc siết chặt kiểm soát, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm và bắt buộc dừng ngay các hoạt động có thể gây nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của nhân dân là vô cùng cần thiết.
Cần phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của lực lượng kiểm soát và điều tiết giao thông huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh nơi xảy ra tai nạn để đảm bảo tính nghiêm minh và thực thi cảnh báo nguy hiểm của các cơ quan chức năng.
Bác sĩ Quản Hồng Đức, Giám đốc điều hành công ty TNHH MTV Dòng Kẻ

Nguồn: Vnexpress.net
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-11-2010, 10:54 PM   #4
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 46
Số bài viết: 1,658
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,026 Times in 681 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Học cách sống sót

Bàn luận thêm chút cho vui.

Tất nhiên bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Nhưng có lẽ từ bây giờ đi đâu cũng phải nhớ văn hóa an toàn. Nếu đi du lịch thì nhớ mang theo bông băng y tế, các loại thuốc thông thường, một cây búa nhỏ để đập cửa xe (hoặc đập thằng nào chướng mắt...), áo phao, một ít thực phẩm khô, nước uống... (Mà mang theo lỉnh kỉnh như vậy có khi ở nhà còn hơn).

Nhưng tai nạn thường xảy ra lúc người ta ít đề phòng nhất. Cũng giống như có người đi xe máy có trang bị khóa chống trộm, còi báo động. đủ thứ..nhưng mất xe là lúc người ta chủ quan, mất cảnh giác bước vào nhà định quay ra ngay nên không khóa.

Tóm lại, tai nạn cũng không biết đâu mà tránh, chỉ đề phòng được phần nào hay phần đó. Hi
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 3 thành viên gửi lời cám ơn đến duonghoanghiep vì bạn đã đăng bài:
phanphuong (24-11-2010), Tô Lan Phương (24-11-2010), Đỗ Kim Thành (24-11-2010)
Old 24-11-2010, 09:37 PM   #5
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Học cách sống sót

Cần phải có những khóa huấn luyện như thế trong những tình huống cả đời mới xảy ra một lần. Nhớ cách đây lâu rồi, có đọc tin về một bà già được tuyên dương vì đã có hành động hợp lý khi bị cướp, bà ta từ tốn đưa hết tiền bạc cho bọn cướp.
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-11-2010, 09:56 PM   #6
Hồ sơ
TheDeath
CEO CLBCK
 
Tham gia ngày: Oct 2007
Số bài viết: 5,744
Tiền: 8283
Thanks: 456
Thanked 3,066 Times in 1,371 Posts
TheDeath is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Re: Học cách sống sót

Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong View Post
Cần phải có những khóa huấn luyện như thế trong những tình huống cả đời mới xảy ra một lần. Nhớ cách đây lâu rồi, có đọc tin về một bà già được tuyên dương vì đã có hành động hợp lý khi bị cướp, bà ta từ tốn đưa hết tiền bạc cho bọn cướp.
Đưa là phải rồi! Chẳng nên đương đầu làm gì! TheDeath không bao giờ mong chờ vào CA nhà ta!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
TheDeath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 25-11-2010, 09:50 AM   #7
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Ðề: Re: Học cách sống sót

Trích:
Nguyên văn bởi TheDeath View Post
Đưa là phải rồi! Chẳng nên đương đầu làm gì! TheDeath không bao giờ mong chờ vào CA nhà ta!
Tự mình lo cho mình là chắc ăn nhất. Mấy bác đó thì phải có quen biết hoặc có xxx mới trở thành công cụ bảo vệ đắc lực cho mình được. Có thằng bạn mới mở quán, nó "biết điều" nên xe cộ để thoải mái, côn đồ tới quậy phá gọi một phát là đến bảo vệ dân ngay!
Suy nghĩ tích cực, dùng họ như công cụ, chứ không thể trông chờ rồi. Nếu là công cụ thì họ làm việc tốt lắm.
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Kỳ thi Tốt Nghiệp THPT 2009 Gem Dùi Mài Kinh Sử 1 02-06-2009 09:02 PM
Ổn định Và Phát Triển nobipotter • Hội Cựu Học Sinh ™ 51 14-03-2009 04:28 PM
Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama TheDeath ..:: Điểm tin ::.. 0 08-11-2008 09:59 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:38 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps