Đi Du Lịch bằng đường Hàng Không và những từ Tiếng Anh cần biết
Khi đi du lịch bằng Hàng Không, chúng ta lo ngại vì không biết đường đi nước bước. Hàng năm có hàng triệu người đi qua các phi trường Quốc Tế và có nhiều người chưa từng biết những phi trường họ sẽ đi qua, vì sao những hành khách này vẫn tới được những nơi họ tới. Những bản hướng dẫn, kí hiệu chỉ đường đóng một phần quan trọng trong việc chuyển tiếp thông tin và hướng dẫn hành khách. Tuy rằng mỗi phi trường có cách trình bày và hướng dẫn riêng nhưng những cái giống nhau khá nhiều. Chỉ cần nắm bắt những điều cơ bản và ngoài ra bạn chỉ cần biết vài từ tiếng Anh (đọc chứ không cần nói) là có thể đi qua những phi trường Quốc Tế dễ dàng.
E-Ticket: Khi đặt vé máy bay ngày nay thì thường vé được cấp ở dạng điện tử. Khi tới phi trường, bạn chỉ cần nói tên (hay tốt hơn là đưa mã đặt chỗ) và đưa giấy tờ tùy thân, nhân viên hàng không sẽ in boarding passes cho toàn bộ chuyến đi .
Việc đầu tiên là khi bạn tới phi trường. Lấy ví dụ phi trường Tân Sơn Nhất. Việc đầu tiên bạn phải làm là check-in hành ly và in vé boarding passes. Xong rồi thì mới đi ra ngoài trò chuyện với người thân. Cách 1 tiếng rưỡi so với giờ lên máy bay ( boarding) thì tạm biệt người thân vì bạn còn phải đi qua security check (kiểm tra an ninh) và qua Hải Quan xuất ngoại.
Security check: Kiểm tra an ninh. Theo qui định mới là phải tháo giầy. Nếu trên người có đeo giây nịt hay vật kim loại thì phải tháo ra để vào cái thau mũ hay chén mũ an ninh cung cấp. Thong thả đi bộ chậm qua máy dò kim loại. Gom vật dụng của mình như giầy, dây nịt, dây chuyền và hành lý xách tay (trong hành lý xách tay không nên để nước hay bột, kem đánh răng) sang bên cách xa chỗ kiểm tra vài mét để tránh lẫn lộn với đồ của người trước và sau mình và tránh ùn tắc.
DEPARTURE (depart: động từ có nghĩa là rời khỏi) information: Thông tin những chuyến đi.
Ví dụ: Bạn bay từ Tân Sơn Nhất (SGN) đi Chicago (ORD) nhưng ghé Hong Kong (HKG) trung chuyển. Do đó khi tới Hong Kong bạn sẽ tìm bảng Departure để tìm hiểu thông tin về chuyến bay đi Chicago.
Time : Thời gian máy bay cất cánh. Trước giờ bay thì nhân viên hàng không sẽ gọi boarding (lên máy bay) cách giờ bay khoảng 30 hay 45 phút. Do đó bạn phải ở cổng boarding trước 1h hay 1h 30 phút.
Flight : Số Chuyến bay (bên cạnh có thể là logo của Hãng Hàng Không của bạn)
Destination: Điểm đến. Nếu bạn đang ở Hong Kong và chuyến bay tiếp là đi Chicago, thì sẽ thấy Chicago ở cột Destination.
Gate : Cổng bay. Thường các phi trường có những cổng bay được đánh theo số 1, 2, 3, 4......80, 81....hay kết hợp giữa chữ và số: A1, A2, A3....B50 ...C70....Thông thường Gate # sẽ được in trên boarding
Đây là một ví dụ khác của bảng Departure:
Đây là ví dụ của boarding pass của Hãng Hàng Không United (một trong những hãng HK có chuyến đi về giữa Việt Nam và Mỹ)
Trong ví dụ boarding pass, có thể thấy chuyến bay đựoc ghi ở góc trái UA 726. Ngày bay Jun 19 đi từ San Francisco đi Toronto (Canada). Chỗ ngồi trên máy bay là 21A.
Bạn thấy "Boards at 10:22 AM" nghĩa là lên Máy bay lúc 10:22 A.M. Do đó bạn phải tới trước và ở cổng trước giờ lên máy bay khoảng 1/2 tiếng.
Bạn cũng thấy "Depart at 10:52 AM" nghĩa là theo dự định máy bay sẽ bay vào lúc 10:52 Am.
Bạn cũng thấy chữ SEATING 2. Khi tới giờ lên máy bay nhân viên Hàng Không sẽ gọi hành khách lên máy bay theo trật tự Seating 1, 2, 3 hay 3, 2,1. Thông thường khách đi vé Hạng Nhất hay vé hạng Business sẽ lên trước rồi sau đó là các khách có Seating 1, 2, 3 (không ngạc nhiên khi thấy nhiều hành khách có chung số Seating như là Seating 2 - nghĩa là lên máy bay cùng thời gian - cứ xếp hàng theo thời điểm lúc đó thì sẽ tới phiên mình) để tránh tắt nghẽn khi chất hàng ly xách tay lên khoang hành lý trên đầu.
(tiếp tục cập nhật)
thay đổi nội dung bởi: nhk, 01-09-2010 lúc 12:26 PM.
Ðề: Đi Du Lịch bằng đường Hàng Không và những từ Tiếng Anh cần biết
Thức Ăn: Trên chuyến bay dưới khoảng 3 hay 4 tiếng thì thông thường chỉ được phục vụ snacks. Một ví dụ snack:
Thức ăn lunch/dinner (meal) thường mỗi hãng Hàng Không khác nhau. Mỗi bữa ăn Hãng Hàng Không thường có 2 loại để khách chọn. Có nhiều món ăn nghe lạ tai nhưng thông thường có tiếp viên nói tên loại thịt làm nên bữa ăn đó. Cho nên nếu bạn nghe và chộp được chữ nào như chicken (gà), pork (thịt heo), beef( bò), egg (trứng), fish(cá), pasta (mì Ý) thì nói chữ đó thì tiếp viên sẽ biết là món nào. Hay nếu bạn không hiểu nhưng cũng để chọn thì bạn nói đại "first one" (món số 1) hay "second one" (món số 2).
Re: Đi Du Lịch bằng đường Hàng Không và những từ Tiếng Anh cần biết
Rất hữu ích cho người đi máy bay lần đầu.
Nhớ ngày xưa, đi máy bay lần đầu lại phải transit ở một phi trường Mã Lai. Tiếng Anh cũng yếu, phải căng cả đầu óc tìm lối đi. Kinh nghiệm của mình để tìm đường đi trong các sân bay là vừa đi vừa ngước lên trời...nhìn bảng báo!
Ðề: Đi Du Lịch bằng đường Hàng Không và những từ Tiếng Anh cần biết
A picture is worth a thousand words - Một hình ảnh bằng một ngàn từ.
Đây là vài hình ảnh ở phi trường Hong kong - một phi trường quốc tế mà nhiều người Việt Nam đã đi qua.
Nhìn những bức ảnh này, các bạn chú ý các bảng báo:
Bảng báo ở trên chỉ là nếu bạn đi tìm cổng 19 thì đi thẳng lên vì cổng 1-30 ở phía trước. Cỗng 31 thì ở ngay bên phải. Cỗng 32 thì ở ngay bên trái. Bạn đói bụng ư. Snack Bar (Chỗ bạn đồ ăn) ở ngay phía trước.
Một bảng báo khác ở phi trường Hong kong:
Gates 33-80 (Cổng 33 -80) thì ở ngay phía trước. Tiếp tục đi.
Toilets (nhà vệ sinh - Ở Mỹ thì thường dùng chữ Restrooms - cho nhà vệ sinh). Có vẽ hình nam-nữ - xe lăn - và hình thay tã em bé nghĩa là có nhà vệ sinh dành cho riêng Nam, Nữ và nhà vệ sinh có thể người đi xe lăn vào được và có chỗ thay tã cho bé.
Restaurants, Shops: Nhà hàng, tiệm ăn và tiệm mua sắm cũng ở phía trước.
Resting Lounge: Chỗ nghĩ này có lẽ dành cho khách hạng Nhất và Doanh Nghiệp
Một bảng hướng dẫn khác:
Nếu Hong kong chỉ là phi trường trung chuyển thì đi theo bảng Departures để từ đó tiếp cận tới các cổng bay 1 - 80 của phi trường Hong kong.
Ðề: Re: Đi Du Lịch bằng đường Hàng Không và những từ Tiếng Anh cần biết
Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong
Rất hữu ích cho người đi máy bay lần đầu.
Nhớ ngày xưa, đi máy bay lần đầu lại phải transit ở một phi trường Mã Lai. Tiếng Anh cũng yếu, phải căng cả đầu óc tìm lối đi. Kinh nghiệm của mình để tìm đường đi trong các sân bay là vừa đi vừa ngước lên trời...nhìn bảng báo!
Anh đang hướng dẫn người thân lần đầu tiên đi máy bay nên sẵn đây viết trong diễn đàn để ai cần đến thì có thể tham khảo. :-)