Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > Chia sẻ kinh nghiệm > Tư vấn - Hướng nghiệp

Người "thực" tâm sự về kinh nghiệm du học thành công[VietAbroader Conference 2010]

Người "thực" tâm sự về kinh nghiệm du học thành công[VietAbroader Conference 2010]

this thread has 3 replies and has been viewed 10362 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 03-07-2010, 02:11 PM   #1
Hồ sơ
Viet Abroader
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Cư ngụ: TP HCM
Số bài viết: 11
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 5 Times in 4 Posts
Viet Abroader is on a distinguished road
Default Người "thực" tâm sự về kinh nghiệm du học thành công[VietAbroader Conference 2010]

Nếu các bạn đã xem bài chia sẻ của chị Trang HARVARD [Đăng nhập để xem liên kết. ] chia sẻ về cuộc sống tại HARVARD thì bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu kinh nghiệm thực tế từ một bạn đạt học bổng 95% đi Union University, Hoa Kì nhé!

Đến với hội thảo VietAbroader, các bạn học sinh đã có cơ hội tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm để tiến xa hơn trên con đường du học mơ ước. Cụ thể hơn, bạn Bùi Duy Thanh Mai đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đúc kết được qua qúa tình học tập, nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của VietAbroader.

Bùi Duy Thanh Mai là học sinh trường Chu Văn An (Hà Nội), đã từng theo chương trình học giao lưu văn hóa tại trường Miramonte của tổ chức Rotary Club. Qua một năm học trao đổi văn hóa, bạn đã có cơ hội để được đứng trên đôi chân của chính mình. Và khi trở về Việt Nam, bạn biết chắc rằng đại học Mỹ là lựa chọn đúng đắn của mình bởi sự hỗ trợ tài chính khổng lồ từ các trường đại học Mỹ, bởi loại hình đại học đặc biệt nhất và chỉ tồn tại duy nhất ở Mỹ: liberal arts college - môi trường mà học sinh được đào tạo toàn diện. Sự thử thách trong quá trình chọn trường cũng chính là điều cuốn hút bạn. Ngội trường phù hợp với bạn là nhu thế nào?

‘Hãy khởi đầu bằng cách khám phá mục “Những bài viết cần đọc của VietAbroader [Đăng nhập để xem liên kết. ]" – Đó là những gì Thanh Mai nói khi được hỏi về qúa trình nộp đơn vào hơn 15 trường đại học. Hơn thế nữa, Thanh Mai còn chia sẻ những nguồn thông tin phong phú và đáng tin cậy trong việc chọn trường như: College Board, Princeton Review, thư viện IIE…

Theo Mai, tiêu chuẩn hang đầu để bạn chọn trường chính là mức độ tài chính trường có thế giúp học sinh quốc tế trong việc tài chính. Bên cạnh đó, sự yêu thích và đam mê đối với trường và ngành học cũng chính là yếu tố quyết định tạo nên một trong những lựa chọn quan trọng nhất của cuộc đời bạn.

Khi đến với VietAbroader, Thanh Mai đã được các anh chị đi trước góp ý tận tình giúp bài luận được hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, các anh chị đã đưa ra nhưng thông tin tổng hợp chung về quá trình nộp đơn, về các cuộc phỏng vấn, hội thảo… Tấm gương của các anh chị đi trước cũng chính là động lực giúp Mai học tập, nghiên cứu và viết luận trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ.

Hãy lắng nghe những lời khuyên của chị khi hoàn thành hồ sơ nộp vào đại học nhé: Hãy bắt đầu sớm: bắt đầu ôn luyện cho các kì thi chuẩn hóa (SAT I & II, TOEFL), bắt đầu quá trình tìm hiểu và viết luận. Và trên hết, quan trọng và thiết yếu đó chính là: sự kiên trì!!! Trên hết tất cả, hoàn tất sớm được hồ sơ ngày nào thì lại càng giúp bạn bớt đi gánh nặng ngày đó, để không phải hối tiếc là bản thân chưa cố gắng hết sức; dành thời gian để tập trung học hành, tham gia họat động ngoại khóa khác và biến cho quá trình nộp đơn của bạn trở nên đẹp và đáng nhớ chứ không trở thành một cơn ác mộng.

Đối với thế hệ đàn em, chị Thanh Mai đã chia sẻ: ‘Hãy kết bạn và trân trọng những người bạn đồng hành trong suốt quá trình apply này…’ ‘Đăng ký thi các kỳ thi chuẩn hóa sớm’ và ‘Tập cho mình thói quen Google (hoặc Wiki) tất cả những gì bạn không biết. Cố gằng làm sao để thói quen này trở thành 1 phản xạ. Không nên giới hạn việc tìm kiếm thông tin của bạn ở bất cứ trang web, diễn đàn nào.’

‘Nếu bạn phát hiện ra hoặc nghĩ rằng mình đã bắt đầu quá muộn, đừng bỏ cuộc. Có những người bắt đầu khi chỉ 3-4 tháng trước deadline và vẫn thành công và đạt được mục đích của họ. Có những người biết trước thông tin từ rất sớm, thậm chí dành 2 năm đến 3 năm để ôn luyện cho các kỳ thi nhưng họ vẫn không đạt được mục tiêu họ đề ra (hay kết quả đạt được không xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra). Quan trọng là bạn phải có một chiến lược tốt và hơn hết là phải hiểu rõ mong muốn của bản thân cũng như quyết tâm thực hiện ước mơ của mình.

'Dare to dream AND bring your dream to life.’


Và còn thêm nhiều lời khuyên nữa…Để biết thêm về những trải nghiệm trong quá trình nộp đơn, các bạn có thế tìm hiểu đầy đủ tại link :
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

Để biết thêm về Hội thảo VietAbroader 2010:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

Chỉ còn 6 ngày nữa là đến hạn chót nộp đơn cho Hội thảo du học Mĩ VietAbroader 2010 tại TP.HCM [10/7/2010]. Nhanh tay click vào đường link này để đăng kí với chúng tớ nào các bạn: [Đăng nhập để xem liên kết. ].
Hẹn gặp lại các bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết được ghi nhận bởi Ban tổ chức hội thảo VietAbroader 2010 tại TP.HCM. Các bạn mong muốn đăng kí tham dự hội thảo VietAbroader 2010 tại Hà Nội xin click vào link sau:[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Viet Abroader is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Viet Abroader vì bạn đã đăng bài:
tranduyluan_lqd (03-07-2010)
Old 05-07-2010, 02:55 AM   #2
Hồ sơ
Viet Abroader
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Cư ngụ: TP HCM
Số bài viết: 11
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 5 Times in 4 Posts
Viet Abroader is on a distinguished road
Default Câu chuyện từ trường nữ sinh Mt. Holyoke

Từ lâu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, những cái tên như “trường nữ sinh Gia Long” hay “trường nam sinh La Saint Tabert” đều đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng, tại Hoa Kỳ, các trường dành riêng cho nam hoặc nữ vẫn tồna tại và ngày càng phát triển, đặc biệt là những trường như Wabash College (dành cho nam), Mt. Holyoke College, Smith College, Wellesley College (dành cho nữ) không phải là xa lạ đối với các bạn Việt Nam. Sự thật nào nằm sau sự trái ngược thú vị này? Những trường đặc biệt này khác với các trường nam-nữ khác như thế nào?

VietAbroader năm nay có dịp gặp gỡ và trao đổi với bạn Bùi Nguyễn Tường Vi, học sinh năm nhất của trường Mt. Holyoke College, một trong những trường nữ nổi danh giá nhất Hoa Kỳ. Bạn cũng là một thành viên trong Ban tổ chức Hội thảo du học Mĩ VietAbroader 2010 tại TP.HCM.

Mình được biết bạn học suốt 12 năm tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi bước chân đến Mỹ và học trong một môi trường chỉ toàn là nữ, bạn có gặp khó khăn nào không?

Dĩ nhiên là sẽ có những khó khăn bước đầu về văn hóa. Mọi người lúc nào cũng hỏi “Bạn khỏe không?” như một lời chào, đến nỗi việc trả lời “Tôi khỏe” trở thành phản xạ tự nhiên. Nhưng sự gần gũi giữa con gái với nhau giúp mình cảm thấy được tình chị em trong các sinh viên cũng như bạn chung phòng qua những cuộc trò chuyện từ vặt vãnh đến nghiêm túc. Một người bạn người Ấn Độ ở cạnh phòng sáng nào cũng gọi điện gọi mình dậy và trên đường đến lớp, bọn mình nói chuyện về đủ mọi chủ đề, như nữ quyền, cuộc sống, tình yêu và khí hậu toàn cầu v.v...

Bên cạnh đó, cũng như bất kì học sinh du học nào khác, bệnh nhớ nhà cũng là một khó khăn lớn đối với mình. Vì đây là lần đầu tiên mình sống xa nhà như vậy, mình rất nhớ bố mẹ và người thân, bạn bè. Mình cũng rất nhớ thức ăn Việt Nam, nên đến mỗi kỳ nghỉ là các chị em người Việt lại cùng nhau nấu món ăn Việt Nam. Thời tiết cũng ảnh hưởng một phần rất lớn, vì vậy đối với những ngày trời tuyết lạnh như cắt thì khí hậu của Sài Gòn chẳng khác nào Thiên Đường. Nhưng cũng chính vì thế mà mình cảm thấy rất may mắn khi có những người bạn tốt và những chị em VSA. Họ giúp mình dần cảm thấy nơi đây là nhà vì dần dà mình cũng làm quen với môi trường mới.

Việc thích nghi là điều rất quan trọng với những học sinh đi du học, và mình nghĩ dù ở trong môi trường nào đi nữa, việc thích nghi, làm quen và hơn thế nữa là tìm thấy niềm vui trong cuộc sống mới sẽ là hành trang quan trọng giúp mình sống và học tập tốt,

Bạn có nghĩ sẽ ra sao nếu như 4 năm không tiếp xúc với người khác phái? Liệu có dẫn đến những bất tiện sau này trong giao tiếp xã hội không?

Có lẽ việc ít tiếp xúc với nam sẽ khiến mình thấy hơi… thiếu thiếu, nhưng sự thực là mình vẫn thấy hoàn toàn thoải mái. Tuy rằng đây là trường nữ nhưng vẫn có đại diện từ phái mạnh như các giáo sư, chiếm đến 50% giáo sư và nhân viên trong trường, đều là những người rất tận tâm đầy nhiệt huyết. Bên cạnh đó, vì Mount Holyoke là thành viên của khối Five Colleges Consortium, gồm Mount Holyoke, Smith, Hampshire, Amherst và University of Massachusetts, học sinh của 1 trong 5 trường này có thể sang các trường khác học miễn phí. Vì thế cũng có các học sinh nam khác đến trường mình để học từ các trường kia. Hơn nữa, hầu hết thời gian bạn sẽ bận rộn đến mức không nhớ ra xung quanh mình không có một bóng nam nhi nào, và điều cốt lõi là mình cảm thấy thoải mái trong môi trường học tập này. Mình có thể trò chuyện với mọi người trong lớp về những vấn đề hay làm những việc mà ít có lớp học nào có thể. Và ở Mt. Holyoke, người ta có một khẩu hiệu rằng “ Đây không phải là trường nữ không có đàn ông, đây là trường phụ nữ không có con trai” - "It's not a girl school without men, it's a women college without boys."

Lúc nãy bạn có nhắc đến VSA. Vậy bạn có thể cho mình biết VSA là gì và nó đã giúp bạn như thế nào không?

VSA (Vietnamese Students Association) là tổ chức sinh viên Việt Nam tại truòng và mình tin rằng đây là điều may mắn nhất của mình từ ngày bước chân sang Mỹ. Mình có nhiều khó khăn thích ứng với cuôc sống mới và tất cà các chị em đều rất tốt và thông cảm với mình. Họ còn tặng món quà sinh nhật cho mình, chỉ mình chuyến xe buýt đi chợ, làm thế nào để dùng thẻ thư viện hoặc các đường tắt mà các chị tìm được khi làm thêm trong căn tin trường. Mọi người trong VSA lúc nào cũng vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ mình. Được thấy những khuôn mặt Việt Nam, được nói tiếng Việt luôn là một động lực lớn giúp mình vượt qua những khó khăn bước đầu.

Bạn có thể kể cho mình một trải nghiệm quan trọng trong thời gian bạn học và làm việc tại Mt. Hoyoke College được không?

Một chị sinh viên năm hai người Việt khuyến khích mình tham gia vào tờ báo của trường, tên là MHNews. Mình lúc đầu cũng còn e ngại vì lịch học khá dày nhưng chị ấy bảo “Giáo sư chị nói rằng điểm số không phải là cách đánh giá khả năng của mình, cái quan trọng hơn hết là khả năng sử dụng được hết những gì mình học và tích lũy được” nên mình quyết định tham gia. Ngày họp thứ ba mình được giao đề tài về môi trường của châu Âu, chủ đề chính của tuần. Mình bắt đầu nghiên cứu tờ New York Times và một số tờ báo khác. Mình gặp khá nhiều khó khăn vì có quá nhiều thông tin, nhưng chị năm hai đó đã giúp mình rất nhiều. Trong thời gian đó mình cũng chuẩn bị thi giữa học kì nên khá là bận rộn, vừa học thi, suy nghĩ ý tưởng, phỏng vấn giáo sư về bài báo sắp viết. Vì đó là bài viết lớn đầu tiên nên mình bị bắt sửa đi sửa lại rất nhiều làm mình vừa buồn vừa nản. Mình phải làm việc cật lực liên tục với ba biên tập viên cũng là học sinh trong trường, họ hướng dẫn cách viết sao cho hay, cách nào để gây chú y cho người đọc v.v... Cuối cùng thì mình cũng viết xong, và đã rất vui cũng như tự hào khi thấy bài viết của mình trên trang chính của tờ báo. Sau chuyện đó mình học được rằng: xung quanh mình có rất nhiều người tài giỏi đáng để học tập, và khó khăn là điều không thể thiếu để giúp mình trưởng thành.

Bạn viết báo? Vậy bạn có nguyện vọng về nước làm trong những tờ báo nào khi về nước chưa?

Không hẳn. Viết báo chỉ là sở thích của mình và mình vẫn còn phải học tập nhiều. Ngành học của mình là môi trường và tiếng Nhật. Có vài người thường hỏi sao mình là con gái sao không chọn kinh tế hay kế toán mà lại chọn ngành về khoa học như môi trường. Sự thật đây là tình yêu và nguyện vọng chính của mình. Ngay từ cấp hai, cấp ba mình đã quan tâm đến vấn đề khí hậu cũng như tác động của con người lên các hệ sinh thái, môi trường từ những lời dạy của mẹ và cô giáo dạy Sinh năm cấp ba. Hiện tại con người đang đúng trước những nguy cơ to lớn do chất thải và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cũng như hậu quả do các cuộc cải cách công nghiệp rầm rộ. Vì thế, mình hi vọng sẽ học được những kiến thức cũng như kinh nghiệm về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc nâng cao ý thức cộng đồng và áp dụng hiệu quả cho Việt Nam.

Các phụ huynh chắc hẳn sẽ rất vui lòng khi con gái họ trưởng thành trong môi trường như bạn. Bạn có nhắn nhủ gì cho các em học sinh còn học tại Việt Nam?

Bạn có thể nghĩ không có lí do gì mình lại vào một trường toàn nữ, mình đã từng nghĩ như thế. Nhưng giờ mình hiểu tại sao mình ở đây, và mình phải làm gì để thực hiện ước mơ của mình. Không có các bạn nam, không có “một nửa thế giới”, bạn dường như bỏ đi được một nửa những điều làm bạn xao lãng. Bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào nhiều thứ bổ ích hơn như các lớp học, các cơ hội thử việc hay các hoạt động khác xung quanh trường. Những thứ đó sẽ làm cuộc sống của bạn mang nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi không phải quan tâm đến các vấn đề vặt vãnh như quần áo hoặc thời trang. Các trường nữ là nơi bạn phát triển trở thành những người phụ nữ tự tin vào bản thân và có được những người bạn tuyệt vời.

Chỉ còn 5 ngày nữa là đến hạn chót nộp đơn tham dự Hội thảo Du học Mĩ VietAbroader 2010 tại TP.HCM[10/7/2010]. Để nhận được những chia sẻ về kiến thức tổng quan về các lọai hình đại học ở Mĩ cũng như những kinh nghiệm nộp đơn và tìm kiếm những suất học bổng toàn phần, bạn hãy nhanh tay click vào đây để gặp chúng tớ: [Đăng nhập để xem liên kết. ]

Các bạn sẽ gặp lại bạn Tường Vi với tư cách là khách mời ở Hội thảo VietAbroader 2010 tại TP.HCM. Các bạn ở Hà Nội có thể nộp đơn tham dự hội thảo tại: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Viet Abroader is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-07-2010, 10:37 PM   #3
Hồ sơ
Viet Abroader
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Cư ngụ: TP HCM
Số bài viết: 11
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 5 Times in 4 Posts
Viet Abroader is on a distinguished road
Default Du học nước ngoài...

Ngày nay, ước mơ được học tập và phát triển trong môi trường quốc tế không của các học sinh, sinh viên Việt Nam không còn là một giấc mơ không thực hiện được.
Thật vậy, chỉ nói riêng đến Harvard, trường đại học hàng đầu thế giới, nơi mà hàng năm chỉ nhận 10% sinh viên trong số hơn 50000 sinh viên xuất sắc, hiện tại cũng có năm sinh viên Việt Nam .
Thế nhưng đằng sau những vinh quang, lầm tưởng về cuộc sống du học hào nhoáng, đâu là sự thật về hai chữ ‘du học’? Về cuộc sống, với chồng chất khó khăn nhưng cũng đầy vinh quang của một lớp du học sinh Việt Nam đang phát triển và trưởng thành nơi đất Mỹ phồn hoa và cũng lắm cạm bẫy.

Hôm nay, chúng tôi - Ban Tổ Chức Hội thảo VietAbroader 2010 tại TP.HCM đã có dịp tiếp xúc và trao đổi với hai nữ sinh viên Việt Nam trẻ tuổi và năng động tại hai trường đại học nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Qua bài phỏng vấn, chúng tôi mong muốn có thể chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên chân thành cho các bạn học sinh với khát khao được du học.

Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình cho mọi người biết được không?

Bích: Xin chào, mình tên là Hoàng Ngọc Bích. Hiện giờ, mình đang học tại trường đại học Northeastern, Boston, Massachusetts, khoa hóa sinh/ dược (Biochemistry/ Pharmacy). Mình sẽ hoàn tất chương trình học vào năm 2013.

Tú: Còn mình là Nguyễn Ngọc Anh Tú. Mình học khoa kinh tế và quan hệ thế giới (International Economics & Global Studies) và hiện tại mình là sinh viên năm 2 trường đại học UCLA, Los Angeles.

Các bạn có thể cho minh biet những khó khăn sinh viên Việt Nam gặp phải khi chuẩn bị du hoc?

Bích: Để được nhập học những trường tốt ở Mỹ cần rất nhiều sự chuẩn bị. Các bạn cũng phải đối đầu với nhiều kì thi khó khăn, cụ thể là: TOEFL, Reasoning Test và SAT Subject Test ( chỉ bắt buộc ở một số trường đại học hàng đầu). Ngoài ra còn vấn đề tài chính, đi lại, và đối với những bạn học cấp ba tại Hoa Kỳ như Bích thì còn là những điểm số của những lớp AP (lớp học nâng cao). Nhưng đấy chỉ là sự khởi đầu. Khó khăn thật sự sẽ đến khi các bạn bắt đầu học và làm việc ở đây.

Bạn có thể nói rõ hơn được không?


Bích: Đó là sự nhớ nhà và khoảng cách đối với những người thân cùa mình. Mặc dù mình đã đi học nước ngoài khoảng 5 năm, nhưng đôi khi nghĩ về gia đình và thấy các bạn khác được về nhà trong những dịp nghỉ lễ thì mình cũng rất buồn. Nhưng bù lại, các bạn của mình tại Mỹ cũng hay mời mình về thăm gia đình họ và cho mình ở chung và điều đó giúp mình rất nhiều.

Tú: Mình đồng ý với Bich. Bên cạnh việc bạn phải chuyển từ sự thoải mái khi sống cùng gia đình sang một căn phòng nhỏ mà bạn phải chia sẽ với những người bạn cùng phòng, những người mà trước đó bạn hoàn toàn xa lạ, bạn còn phải sử dụng nhà vệ sinh chung, ăn thức ăn tại căn tin trường và đi bộ ít nhất một giờ đồng hồ tới trường bất kể trời nắng mưa hay bão tuyết. Bạn bị cách li hoàn toàn khỏi vòng tay gia đình và mặc dù sinh sống trong một môi trường với cả ngàn người xung quanh, bạn luôn cảm thấy lạc lõng và cô đơn. Nhưng bên cạnh đó, trường học lại cho bạn một cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển cũng như cơ hội khám phá và phát triển tiềm năng bản thân.

Vậy bạn đã học được gì từ những cơ hội đó?

Tú: Với lịch hoạt động dày đặc tại trường, mình có cơ hội phát triển khả năng điều khiển và phân phối thời gian của bản thân để có thể cân bằng chương trình học và hoạt động ngoại khóa. Vào năm hai đại học thì mình vẫn tiếp tục duy trì sự cân bằng giữa việc học và các họat động ngoại khóa như tình nguyện, làm thêm, giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Phân phối tốt thời gian là một khà năng rất cần thiết trong cuộc sống lẫn công việc và mình rất cảm ơn trường học đã cho mình cơ hội để hoàn thiện kĩ năng này.

Bích: Còn cơ hội của mình là được học tập trong môi trường tiên tiến với những trang thiết bị và cơ sở vật chất hàng đầu. Mặc dù làm việc trong phòng thí nghiệm có thể lên đến mười giờ một tuần và phải viết rất nhiều báo cáo, nhưng những điều đó rất hữu ích. Mình được đào tạo để thực hiện những thí nghiệm, sử dụng những vật dụng, hóa chất, và áp dụng những kiến thức trên lớp vào thực tế. Đây là sự chuẩn bị tuyệt vời cho công việc mơ ước của mình trong ngành khoa học. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nhiều nguồn tư liệu học tập khác như thư viện (mở cửa liên tục 24/7), cũng như nhận được lời khuyên từ các giáo sư, giảng viên và cố vấn. Bạn lúc nào cũng được khuyến khích để học tập và phát triển.

Việc học tập tại nước ngoài đã tạo nên sự thay đổi như thế nào trong con người của bạn?

Bích:
Trường học đã giúp mình hoạt bát, mạnh mẽ và cởi mở hơn. Đây là môi trường hoàn toàn khác so với cấp ba và bạn phải tự học mọi thứ một cách độc lập. Các giáo sư ở đại học không dắt tay bạn đi trên con đường học tập như ở các bậc học dưới, họ chỉ cho bạn con đường đúng đắn. Còn việc đi như thế nào, đi bằng gì, thì đó hoàn toàn là công việc của bạn. Đây là một nơi để bạn học từ những người thông minh hơn. Bạn có thể phạm sai lầm nhưng quan trọng là những gì bạn học được từ những sai lầm đó, từ đó bạn có thể dám làm những gì mình nghĩ.

Tú: Ở UCLA có một câu nói “Bạn có thể ở giữa hàng ngàn người, nhưng cũng lúc đó, bạn cảm thấy hoàn toàn cô đơn trên con đường của chính mình”. Đây là trải nghiệm của hầu hết những sinh viên tại những đại học công lập, nơi mà số sinh viên lên đến hàng ngàn và lớp học không bao giờ dưới hàng trăm. Mình biết cách kết bạn, nhưng UCLA dạy mình cách kết bạn với rất nhiều người và biến họ thành những người thân của mình.. UCLA dạy mình biết bao dung và tiếp nhận những khác biệt về màu da và truyền thống. Sự tự lập mình học được ở đây lại là một sự tự lập khác: Mình học để trở thành điểm dựa của người khác nhưng cùng lúc không dựa vào bất cứ ai ngoài bản thân mình.

Bạn có lời khuyên gì cho các bạn hoc sinh Việt Nam và phụ huynh của họ?

Tú: Mình nghĩ các bạn nên sẵn sàng và chấp nhận đối đầu với những khó khăn càng nhiều càng tốt vì chúng luôn là bài học hữu ích nhất. Đi nước ngoài, đăng kí học bổng , tham gia các hoạt động ở trường, học một ngôn ngữ mới, đi đến một nơi khác, làm một việc nào đó bạn chưa làm hoặc nghĩ không làm được, cố gắng hết sức của mình và bạn sẽ đạt được kết quả. Đừng dừng lại ở cấp ba , hãy cố gắng vào đại học. Đừng dừng lại ở cử nhân, hãy cố gắng đạt được thạc sỹ hay tiến sĩ. Đừng dừng lai ở một nơi, hãy đến những nơi bạn chưa đến. Đừng dừng lại, kể cả khi bạn phải đối đầu với khó khăn.

Bích: Bước ra khỏi vòng tay chở che của gia đình. Ngay lúc này, ngay ngày hôm nay, đừng chờ cho đến ngày mai hay năm sau. Đừng khép kín cũng như ngần ngại, hãy làm những gì bạn cho là đúng. Vượt qua bản thân là điều khó khăn nhất nhưng một khi bạn đã làm được thì bạn sẽ có thể làm mọi thứ.
Đối với các vị phụ huynh, xin hãy là nguồn động viên tinh thần cho con của mình. Điều tốt nhất các bác có thể làm chính là ủng hộ cho con mình và sẵn sàng lắng nghe khi con họ cần lời khuyên hay sự an ủi. Đừng cố gắng kiểm soát vì điều đó là không thể. Nếu đã tinh tưởng để con mình đi du học, thì hãy tin tưởng cho đến cùng. Thật khó để bất cứ ai có thể cho phép con cái làm những gì họ thích, nhưng Bích tin rằng, việc du học đã phần nào giúp các bạn trưởng thành và đủ khả năng để có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Và cháu tin, sự ủng hộ của các bác chính là nguồn sức mạnh lớn lao nhất dành cho các bạn.

Hãy nhanh tay nộp đơn đăng kí vào Hội thảo VietAbroader 2010 tại TP.HCM nào các bạn!
Chỉ còn 4 ngày nữa là đến hạn chót nộp đơn rồi! [Đăng nhập để xem liên kết. ]

Các bạn ở Hà Nội có thể đăng kí tham dự Hội thảo tại: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Viet Abroader is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-07-2010, 10:41 PM   #4
Hồ sơ
Viet Abroader
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Cư ngụ: TP HCM
Số bài viết: 11
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 5 Times in 4 Posts
Viet Abroader is on a distinguished road
Default Đông Nam Bộ: một góc nhìn

VietAbroader Conference chỉ còn 10 ngày nữa sẽ chính thức bắt đầu. Mọi cố gắng và nỗ lực để tạo nên một hội thảo thành công và đầy ý nghĩa đã và đang được mọi người dồn hết tâm sức để thực hiện. Không một ai phàn nàn, không một ai kêu la vì những khó khăn và gian khổ đã phải đi qua. Tât cả, đều là vì: NGỌN ĐUỐC đang thắp lên trong lòng họ - những thế hệ đàn anh, đàn chị đi trước với ước mong giúp thế hệ đàn em vươn tới ước mơ của mình.

Trong Hội Thảo lần này, điều mà Ban Tổ Chức mong muốn không chỉ là mang đến cơ hội cho các học sinh ở thành phố, mà còn là chiếc cầu nối để học sinh ở các tình thành xa có cơ hội được biến ước mơ thành sự thật.

Chính bởi vậy, sáng ngày 25/6: Long An, Tiền Giang, Bến Tre (6h-8h) và ngày 2/7 : Đồng Nai (10h-5h), hai bạn thuộc Ban Tổ Chức của Hội thảo năm nay đã không quản ngại đường xa tìm đến các 4 trường ở 4 tỉnh thành khác nhau để xin phép tổ chức Buổi Thông Tin về Hội Thảo tại trường (Nguyễn Thi Kỳ Bình - Emma Willard NY ’11 và Thái Hữu Đăng Khương - UT Austin ’14).

Chuyến đi bằng xe máy vượt hàng trăm cây số để đặt viên gạch đầu tiên xây chiếc cầu nối đến với các em học sinh tuy rất gian khổ và mệt mỏi, những cùng tràn đầy những trải nghiệm mới. Đó là trải nghiệm về một vùng đất Đông Nam Bộ với vè đẹp bình di, là trải nghiệm về sự nồng hậu và tốt bụng của người nông dân, là trài nghiệm về niềm tự hào khi được chung tay giúp đỡ chính quê hương mình và là trải nghiệm của một cảm nhận mới vê một con người.

Vốn sinh ra và lớn lên tại thành phố, lại cộng thêm việc học tại một trường chuyên và sớm đi du học, Bình chưa bao giờ nhìn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đất Đông Nam Bộ. Điểu đập vào mắt chị đầu tiên khi đi ngang qua vùng đất này chính là : màu xanh. Nhưng cung bậc khác nhau của màu xanh tạo nên những sắc thái cảm xúc cũng khác nhau. Đó là màu xanh của lúa non mơn mởn, của vườn chuối khuất sau những ngôi nhà tranh, là màu xanh của tán dừa nằm vắt ngang bầu trời.Nhưng gam màu xanh ấy đã vẻ nên một bức tranh thật đẹp mà Bình chưa bao giờ thấy. Bức tranh để lại cho Bình một cảm giác rất bình yên. Trời hôm đó đầy nắng,nhưng với hơn 12 tiếng đồng hồ ngồi trên xe máy, điều đó là một cực hình. Và màu xanh ấy đã làm dịu bớt cái nắng oi bức,làm dịu mát cả đôi mắt và tâm hồn. Cảm ơn lắm màu xanh của Nam Bộ!

Còn đối với Khương, hình ảnh Đông Nam Bộ vốn đã khá quen thuộc vì quê anh ở Tiền Giang. Anh đã trở về nơi đây hàng trăm lần. Nhưng lần trở về này, có một điều gì đó đã đổi khác… Một điều gì đó mà anh đã muốn làm từ rât lâu, một điều gì đó mà anh từng ấp ủ. Khương đã nhận được phần học bổng giá trị A*star của chính phủ Singapore cho 4 năm học. Và anh cũng biết rằng, từng có những học sinh tại đây, tại vùng quê xa xôi này, cũng đã nhận những suất học bổng giá trị.Ở đây, còn có biết bao học sinh tài năng nhưng chưa có cơ hội phát triển? Ở đây, đến khi nào học sinh mới có thể tự nhìn nhận thấy khả năng và xác định ước mơ của mình? Anh đã trằn trọc với những câu hỏi đó. Để rồi trong lần trở về lần này, anh đã đem đến câu trả lời. Ước mơ và tài năng sẽ tỏa sáng khi các em có cơ hội. Và anh, chị Bình cũng như Ban Tổ Chức Hội Thảo Chuyền Đuốc 2010 đang đem đén cơ hội ấy. Họ đang nỗ lức để bắt chiếc cầu nối giữa tri thức và ước mơ đến với các em. Nếu ngày xưa, mỗi khi trở về quê là một lần tìm về nơi yên bình và thanh thản, thì lần này, anh về với lòng tự hào, bởi: chính anh, đang tạo nên chiếc cầu nối kết ước mơ và khát vọng.

Chuyến đi về Đông Nam Bộ không chỉ đem đến cơ hội để hai con người có thể nhìn rõ hơn về cuộc sống xung quanh, nó còn cho họ cơ hội để cảm nhận và chứng kiến sự nồng hậu, chu đáo và tốt bụng của những người xung quanh.

Đối với Khương, sự giúp đỡ nhiệt tình của người bán ốc dạo ở Bến Tre đã khiến anh nhớ mãi. Câu chuyện là thế này: khi đến địa bàn tỉnh Bến Tre, cả Khương và Bình đều không biết chính xác vị trí của trường chuyên Bến Tre. Vừa lúc đó, một người bán ốc dạo vừa vớt ốc từ sông lên bày ra bán, anh liền hỏi thăm đường. Nhưng người bán ốc cũng không biết. Thế là Khương đành gọi điện cầu cứu mọi người tìm giúp đường đi và địa chỉ trường (trong đó có cả sếp Nguyên). Nhưng sau đó 2,3 phút, người bán ốc lúc nãy gọi Khương lại , cho địa chỉ chính xác của trường và chỉ dẫn cả đường đi một cách tận tình. Câu nói kết thúc của người bán ốc là : ‘đi hướng đó đó, không sai đâu, mới gọi 1080 hỏi tức thì mà’ !!!...... Không ngạc nhiên, không tự hỏi tại sao người bán ốc lại gọi điện đến tổng đài như thế nào…thay vào đó là sự ấm áp, trân trọng và biêt ơn. Hai con người xa lạ, không quen biết, nhưng lại tận tình giúp đỡ. Bán ốc đâu kiếm được là bao, vậy mà người bán ốc ấy lại sẵn sàng gọi đến tổng đài ( mỗi lẫn tốn khoảng 5-10 nghìn ) , chỉ để giúp đỡ một người xa lạ. Thử hỏi, có ai không cảm thấy ấm lòng? Trời đổ nắng gắt, cái nắng cháy da, cháy thịt, nhưng Khương lại cảm giác như một làn gió mát vừa mới thổi qua. Sự nồng hậu của người bán ốc nói riêng, và con người Bến Tre nói chung, đã mang đến cho anh một góc nhìn hoàn toàn mới về hai chữ ‘con người’.

Còn với chị Bình, cái nhìn mới về người đồng nghiệp cùng Delegate Team là điểu chị đã có được sau chuyến đi này. Anh Khương, khi tiếp xúc lần đầu, rất nhiều người có cảm giác anh là một con người cộc tính. Nhưng , thời gian chính là câu trả lời tốt nhất cho tính cách một con người. Được làm việc chung mới thấy, anh không giống như về ngoài cộc cằn, mà ngược lại, là một con người biết quan tâm, biết cảm nhận, mà hơn thế, cảm nhận lại rất tinh tế. Nếu một lần thử pha trà và ca phê uống, bạn sẽ như thế nào? Đó là một vị vừa đắng, vừa lờ lợ trong miệng, khó ai có thể nuốt nổi. Nhưng Khương thì lại khác. Anh có thể uống hết cả ly như vậy, không phải nó ngon hay vì vị giác của anh khác người, mà bởi đơn giản rằng: anh phải chịu trách nhiệm những gì mình làm, dù là những việc nhỏ nhất. Một giọt trà, một giọt cà phê …đều là biết bao công sức của người trồng và cả người pha. Nếu đổ đi thì đó chính là phủ nhận biết bao công sức và sự cực khổ của họ. Hơn thể nữa, hai chữ ‘trách nhiệm’ , có lẽ một số người sẽ nghĩ là quá to tát trong trường hợp này ,nhưng thử hỏi, nếu sống không có trách nhiệm đối với những điểu nhỏ nhất, thì làm sao có thể sống có trách nhiệm với những thức lớn hơn?

Hai lần về Đông Nam Bộ, ngồi xe hơn 12 giờ đồng hồ, nắng, gió, bụi, mệt mỏi…Nhưng tất cả điều không là gì so với những gì Bình và Khương đã cảm nhận được. Họ đã cảm nhận và nhìn thấy: vẻ đẹp. Vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của lòng tự hào khi giúp đỡ người khác. Những vẻ đẹp ấy, nếu không có chuyến đi này, thì đến khi nào họ mới có được?


Chỉ còn 4 ngày nữa là đến hạn chót nộp đơn cho Hội thảo VietAbroader tại TP.HCM. Còn chần chừ gì nữa mà chưa click ngay vào đây: [Đăng nhập để xem liên kết. ]

Các bạn ở Hà Nội có thể đăng kí tham dự hội thảo tại [Đăng nhập để xem liên kết. ].
Viet Abroader is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi nhk Chuyện trẻ thơ 0 16-04-2009 12:44 PM
Rối loạn giấc ngủ peanux Chia sẻ kinh nghiệm 0 11-03-2008 08:45 AM
Chúng Ta trong Thế giới phẳng Gem ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 2 09-09-2007 04:44 PM
Lễ Hội Việt Nam, Sưu tầm từ nhiều nguồn dark ..:: Điểm tin ::.. 20 01-01-1970 07:00 AM
Liên Thanh Quyết Ngo Tuan Hiep Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 4 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:30 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps