Tây Thi gồm có 3 lớp tất cả 52 câu. Trong cải lương người ta thường sử dụng một số câu đầu. Khi trình bày bản đơn người ta dùng 26 câu THUÝ KIỀU GẶP THÚC SINH (Trần Ngọc Thạch)
Tây Thi - Bản đoản, bộ Vĩ, 3 lớp, 26 câu
I .
1. (----) Chốn thanh lâu (liu)
Sớm chiều -- lá gió cành chim (liu)
2. Bỗng có một chàng tên Thúc Kỳ Tâm (liu)
Nghe tiếng Kiều nhi một lòng hâm mộ (cộng)
3. Thiếp hồng đưa đến đối diện giai nhân (u)
Hải đường -- mơn mởn cành tơ (xê)
4. Xuân nồng mưa gió ấp yêu (xê) ---
Tơ trời khéo buộc ai giằng cho ra (liu)
5. Thúc sinh muốn nên duyyên Tần Tấn (cống)
Liền bắn tin đến mụ tú bà (xàng)
6. Mọi điều của dẫn, tay trao (xê)
Cõi trần ai, tiên đà thoát tục (xự)
7. Tình nồng càng đượm lửa hương (xê) --
Nửa năm bén tiếng, quen hơi vợ chồng (xàng)
8. Bỗng Xuân-đường lôi phong nổi giận (cộng)
Vì Thúc Sinh đã có vợ nhà (xàng)
9. Thưa rằng: "Tay đã nhúng chàm (hò)
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây" (xang)
II .
10. (-xang-) -- Kiều Nhi (u)
Vì quyết - chẳng quay về lầu xanh (u)
11. Thân liễu yếu cam chịu đòn roi (liu)
Sinh khóc rằng vì ta nên mang lụy (cộng)
12. Chớ nàng đã biết trước sau có ngày (xàng)
Nơi phủ đường mọi điều minh bạch (cộng)
13. Tóc tơ trình bày rành mạch (cộng)
Trăng hoa nhưng cũng biết điều thị phi (liu)
14. Thật là đáng giai nhân tài tử (cộng)
Thôi đừng lỡ nhịp, cho đàn ngang cung (liu)
15/2. Thúc ông nghĩ cũng thương người nết na (liu)
Mọi lời phong ba, vui lòng gác lại (cộng)
16/3. Một nhà sực nức huệ lan (u)
Đã từng cay đắng, lại mặn mà hơn xưa (xê)
17/4. Mảng vui tiệc sớm, cờ trưa (xê) --
Đào vừa phai thắm, sen vừa nảy xanh (liu)
18/5. Nơi trướng hồ, đêm thanh vắng vẻ (cộng)
Nàng khuyên Thúc Sinh nên nghĩ đến vợ nhà (hò)
19/6. Đầy năm ngày một vắng tin (xê)
Đừng dấu quanh phải toan lo liệu (xự)
20/7. Nghe lời khuyên nhủ thong dong (xê) --
Thúc Sinh cũng phải ruỗi dung quê nhà (xề)
21/8. Rượu tiễn đưa -, chén vơi chén cạn (cộng)
Tay cầm tay -, tan hợp nghẹn lời (xàng)
22/9. Người lên ngựa, kẻ chia bào (hò)
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san (xang)
III .
23. (-xang-) Từ chàng ra đi (xê)
Nàng một mình - chiếc bóng song the (xê)
24. Vò cõ năm canh gối lẻ đêm trường (xàng)
Nhớ song thân -, biết đâu ấm lạnh (cộng)
25. Lời nước non thề cùng Kim Trọng (cộng)
Đã lỗi câu - gia thất duyên hài (xàng)
26. Đốt nén hương đến trước phật đài (xề)
Nỗi lòng khấn chửa cạn lời phân vân (liu) [Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
thay đổi nội dung bởi: myhanh, 06-02-2010 lúc 10:11 AM.
Nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn (Huỳnh Thanh Tâm)
Lớp I:
1. NSND Út Trà Ôn, lấy nghệ danh tên huyện nhà thuộc tỉnh Vĩnh Long.
2. Nới sinh ra và nuôi ông lớn lên, năm 1940, ông là kép cải lương của đoàn Hề Lập.
3. Hát ở Sài Gòn rồi ông nổi danh, điệu giọng cổ ông trở thành đệ nhất danh ca.
4. Được thu thanh nhiều bài cho hãng đĩa ASIA, năm 1947 có bài Tôn Tẩn Giả Điên.
5. Sau đó là bài Sầu Vương Ý Nhạc, rồi đến bài ca Ông lão chèo đò.
6. Vai ông cò trong vỡ “Tuyệt tình ca”, ca diễn vai nào ông cũng diễn rất đạt.
7. Giọng ca ngọt ngào trầm bổng rất êm, làm cho người xem và nghe mê thích từng bài.
8. Dù đã thành danh nhưng ông luôn khổ luyện, và dìu dắt đàn em trong nghề nghiệp rất tận tình.
9. Ngôn tác phong ông khiêm tốn và dịu hiền, thể hiện trong ngành và ngoãi xã hội ông rất bình dân.
LỚP II:
10. Ông hát cho đoàn Thanh Minh, là kép chánh suốt thời gian ở đây.
11. Khi ông diễn cho đoàn Sài Gòn II, ông dạy nghề cho Ngọc Bích, Út Hiền, Út Hậu.
12. Sau đó họ đã nội danh một thời, tuổi càng cao ông càng diễn ca sâu đậm.
13. Nên được nhiều thêm khán thính giả mến mộ, thời gian sau ngày giải phóng miền Nam.
14. Ông ca bài vọng cổ “Đài hoa vâng Bác”, lúc đó tuổi của ông đã gần 60.
15. Nhưng giọng ca vẫn ngọt ngào và nhã chử rất hay. Dù tuổi cao nhưng ông luôn chuốt trau nghề nghiệp.
16. Ông dự nhiều lần Ban giám khảo cuộc thi và quan tâm giúp đở thế hệ trẻ sau mình.
17. Góp phần giữ gìn nghành SKCL, đã ăn sâu trong lòng người thế kỷ XX.
18. Năm 1988, NS ưu tú, ông được tặng danh hiệu. Ông phấn khỏi phát huy xứng theo danh hiệu của mình.
19. Năm 1997, ông được phong là NSND, dù tuổi đã cao ông vẫn diễn ca tích cực.
20. Trên tuổi 80, ông còn ca diễn với đàn em, đến tuổi 84 ông mới từ trần.
21. Đồng nghiệp, bạn bè và nhiều người mến mộ, đều tiếc thương một nghệ sĩ nhân tài.
22. Nghệ sĩ Út Trà Ôn đã rời bỏ cỏi trần, nhưng giọng ca vẫn còn vang vọng mãi về sau
LỚP III:
23. Ngành SKCL, luôn nhớ mãi NSND Út Trà Ôn.
24. Vì ông đã góp công thời gian rất dài, để lại cho thế hệ sau nhiều gương cao đẹp.
25. Về diễn ca và ngôn tác phong nghề nghiệp, về đối xử ngoài trong của NS hiền tài.
26. Nghệ sĩ Út Trà Ôn là tấm gương sáng trong nghề, dù ông không còn nhưng danh tiếng mãi còn vang
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog