Các vấn đề mà trong sách giáo khoa trình bày đó là những bài toán không thể chia nhỏ do đó chúng ta cần nắm vững nó về phương pháp lý luận.
Khi gặp một bài toán thì cố gắng chia nhỏ để đưa về nhiều bài toán con mà sách giáo khoa đã trình bày ở trên. Khi giải một bài toán nên đi theo hướng hệ thống đừng bao giờ giải theo mẹo. Lời giải theo mẹo thường ngắn gọn, hay nhưng lại không phải lúc nào chúng ta cũng nghĩ ra.
Cần biết hệ thống lại kiến thức theo chu kỳ. Ví dụ 1 tuần, hay 1 tháng nên tổng kết mình đã học gì? Chúng ta còn nắm gì? quên gì? Cái gì quên nên bổ sung.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Có một số cách giải quyết bài toán nói riêng và vấn đề nào đó nói riêng:
1. Chia xẻ ra thành từng phần độc lập
2. Mỗi phần lại chia thành từng bước nhỏ. Đôi lúc mình phải phán đoán để chia
3. Trước khi giải quyết vấn đề cứ làm đơn giản hóa nó lại
4. Làm 1 bài toán giống như tìm đường đi từ vị trí A đến vị trí B ko nên chỉ làm xuôi từ A đến B hay chỉ làm ngược mà vừa kết hợp làm cả xuôi lẫn ngược thì kết quả sẽ mau chóng tìm ra hơn
5. Đọc nhiều học hỏi ý tưởng cách xử lí khéo léo, khoa học của ng khác. Sau đó, kết hợp với tư duy đặc biệt của mình thì mới ra đc cái gì đó đặc trưng, đặc biệt, ko đụng hàng!
6. Cuối cùng, con đường học tập chỉ có gian khổ mới thành công. Vì việc học được phân ra làm 3 bậc: đạo học, hiếu học, khổ học. Bạn chỉ cần có 2 cái đầu tiên là bạn đã rất xuất sắc, còn bạn được luôn cái cuối thì bạn đang trở thành xuất chúng (tất nhiên là đang so sánh với năng lực của chính bạn thôi!)
__________________
Sống là chiến đấu!!!Chiến đấu cho cái đẹp! Quyết chiến đến cùng! Lê Quí Đôn là kỉ niệm và tình yêu!!!
Nguyên tắc sử dụng thời giab hiệu quả: lời nói đầu:_ mọi người cùng sở hữu 24h 1 ngày , và ngày hôm nay là thứ ta chắc chắn có. đây là điều công bằng duy nhất nhất trong cuộc sống.
làm thế nào để quản lý thời gian hiệu quả:
1) thành lập một trạm làm việc (workstation): -trạm làm việc là một nơi yên tĩnh,thoải mái, tránh xa nhưng quấy rối.
-là tạo vật của thói quen ,con người có xu hướng làm việc tốt hơn tại địa điểm nhất định, thời điểm nhất định.
-bao gồm:
-một máy tính cá nhân.
do yêu cầu sách đa số là ebook, các ngôn ngữ lập trình, học AV,internet......
-thư viện cá nhân.
-bộ dụng cụ học tập: bút chì thước kẻ ....
2) lên kế hoạch học tập từng tuần: -tới trạm làm việc mỗi ngày và về nhà vào những giờ nhất định , tự lập ra các nguyên tắc tiết kiệm thời gian và kiên quyết không phá hỏng các nguyên tắc.
-mẫu thời khóa biểu tuần: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
cách sử dụng:
-liệt kê những môn học trong học kì ở cột Môn.
-đánh số thứ tự các môn (1,2,3... hay a,b,c... tùy mỗi người).
-VD trong khoảng thời gian 7h-8h học môn Sử ở trường , thì đánh dấu khoảng thời gian 7-8, ghi kèm theo Mã của môn Sử, L (lớp). tương tự cho những môn khác , nếu học ở nhà thì dùng màu viết khác hoặc ghi N (nhà).
3)tránh việc "quá thoải mái": - giảm bớt việc mất thời gian VD :radio,tivi,nhạc ,phim, internet.....
-trạm làm việc đặt ở nơi quá thoải mái , VD: giường ngủ (~.~), gần Tivi, gần tủ lạnh ...
4) không cho phép người khác làm phiền bạn
P/S: quan trọng là qyết tâm, kiên định giữ vưng những nguyên tắc.
sưu tầm , tóm tắt , từ cuốn "Những kỉ năng học tập hoàn hảo dành cho Sinh Vien" của Mạnh Tuấn, nhà xuất bản văn hóa thông tin.
ai có quyển này thì share cho mọi người.
cám ơn anh chị đã đóng góp.