Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Góc Học Tập :: > Dùi Mài Kinh Sử

Dùi Mài Kinh Sử Chăm ngoan vui học nào học sinh Lê Quý Đôn

Một luận điểm giáo dục mới

Một luận điểm giáo dục mới

this thread has 1 replies and has been viewed 7129 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 13-09-2008, 10:15 PM   #1
Hồ sơ
nobipotter
Senior Member
 
nobipotter's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2005
Tuổi: 47
Số bài viết: 1,764
Tiền: 105200
Thanks: 99
Thanked 1,140 Times in 482 Posts
nobipotter is an unknown quantity at this point
Default Một luận điểm giáo dục mới

Một cỡ giày cho mọi bàn chân

Lâu nay, ngành giáo dục tổ chức trường lớp, biên soạn chương trình và tổ chức dạy học dựa vào một luận điểm là trẻ em cùng lứa tuổi thì cùng trình độ nhận thức. Từ luận điểm mang tính giả thuyết đó, người thiết kế chương trình soạn ra một bộ chương trình, cụ thể hóa mục tiêu giáo dục, chia thời gian học của đứa trẻ thành từng bậc học, lớp học, năm học, học kỳ, tuần học và tiết.



Mỗi tiết được sử dụng để truyền đạt một đơn vị kiến thức được giả thiết là tiếp thu được với học sinh có nhận thức trung bình thuộc lứa tuổi đó. Từ đó mà hình thành những quy định bất di bất dịch trong công tác quản lý trường, lớp phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 như: lớp nào thì học bộ chương trình ấy, bắt đầu và kết thúc cùng thời điểm; mỗi môn học đều được quy định số tiết dạy trong tuần mà giáo viên không có quyền thay đổi; mọi học sinh trong một lớp vào cùng thời điểm đều được học (nghe thầy cô trình bày, giải thích, hướng dẫn luyện tập...) giống nhau về nội dung được quy định cho lớp đó...

Cách tổ chức trường lớp, biên soạn chương trình, quản lý hoạt động dạy và học như vậy có lợi là tiết kiệm tiền bạc, nhân sự, công sức cho người quản lý giáo dục và người đứng lớp. Song người dạy học có kinh nghiệm nào cũng từng thấy trong thực tế là luận điểm trẻ em cùng lứa tuổi thì cùng trình độ nhận thức không phải lúc nào cũng đúng. Thực hiện một cách máy móc luận điểm đó khiến cho học sinh khi học phải "chờ nhau" để được học xong một bài hay kết thúc một môn học, "chờ nhau" để được lên lớp. Có thể minh họa tình trạng này bằng hình ảnh đoàn xe xếp hàng dài trước tín hiệu đèn xanh vẫn không chạy lên được do còn nhiều xe trước mặt mình chưa chuyển bánh; còn nếu chẳng may trước mặt có một xe bị hư thì các xe sau dồn cục lại để chờ. Chẳng những học sinh này phải chờ học sinh kia mà trong mỗi học sinh, môn học trơn tru này cũng phải "chờ" môn học bị "sự cố" khác. Một học sinh thật xuất sắc về toán nhưng yếu môn khác thì môn toán phải chờ môn kém ấy đạt trình độ trung bình để cùng vượt qua chương trình quy định cho lớp đó...

Chúng ta đang nêu khẩu hiệu "lấy học sinh làm trung tâm", cá thể hóa việc dạy học. Khẩu hiệu này rất hay, rất đúng, rất nhân văn nhưng làm sao biến thành hiện thực trong khi toàn bộ bộ máy quản lý giáo dục phổ thông hoạt động theo cái trục là luận điểm nói trên?

Từ bao năm nay, nhà trường vẫn bắt học sinh cùng một lớp học theo cùng một thời khóa biểu và một bản phân phối chương trình, dù khả năng tiếp thu của từng em là khác nhau, khả năng tiếp thu của mỗi em trong môn học này là khác với khả năng tiếp thu của chính em đó trong môn học kia. Từ đó mà diễn ra bi hài kịch là tất cả học sinh trong một lớp, dù trình độ cao thấp khác nhau, dù nhận thức nhanh chậm khác nhau, nhất nhất đều phải đi đều bước, cùng tốc độ! Chương trình mỗi lớp thì mọi học sinh đều phải học trong cùng thời gian như nhau là 1 năm học với 35 tuần học. Ai theo không kịp vài môn học khiến cho điểm trung bình năm không đạt chuẩn lên lớp thì buộc phải ở lại lớp, nghĩa là học lại toàn bộ chương trình các môn của lớp đó trong trọn một năm học nữa, dù chỉ cần một vài tháng là đã có thể theo kịp chương trình môn học mình bị mất căn bản. Như vậy thiết kế công tác quản lý dạy và học có lợi cho người dạy nhưng hoàn toàn bất lợi cho em học sinh phải ở lại lớp. Nó lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc của các em và phụ huynh, làm em học sinh đó chán nản do phải học lại những môn mà mình đã đủ trình độ. Làm sao em học sinh lưu ban đó cảm thấy "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" được?

Năng lực tiếp thu của mỗi học sinh về một môn học nào đó trong chương trình một lớp là "bàn chân", còn thời gian học, cách dạy học ở lớp đó là "chiếc giày". Chúng ta giả định rằng mọi trẻ em cùng tuổi thì "bàn chân" phải cùng cỡ nên chúng ta quy định các em phải mang "giày" đúng số đo đó vào tuổi đó. Không vừa thì cũng cứ phải mang, gọt chân cho vừa mà mang. Nhưng trong đời, khi đi mua giày cho con, cha mẹ không gọt chân con mình để lựa đôi giày ưng ý mà căn cứ vào kích cỡ thật của bàn chân con mình để mua.

Phương pháp Kumon

May thay là hiện nay có một phương pháp dạy học khác có thể bổ khuyết cho kiểu dạy học “gọt chân theo giày” trên. Đó là phương pháp dạy học mang tên Kumon mà triết lý là “đóng giày theo chân”. Kumon là một giáo viên dạy toán bậc trung học nhưng con trai ông lúc vào tiểu học thì kém môn toán. Bị vợ trách là chỉ lo dạy con người mà quên con mình, ông bỏ thời gian ra nghiên cứu trường hợp của con và đặt ra hệ thống bài tập riêng cho đứa bé. Mỗi ngày em học toán 30 phút theo phiếu bài tập do cha soạn. Điều kỳ diệu là sau 4 năm học theo kiểu của cha bày, trình độ đứa bé đã tiến bộ hẳn lên, em đủ sức làm các bài toán vi tích phân của lớp 11 dù mới học lớp 6 ở trường. Bí quyết của phương pháp Kumon là xác định được đúng xuất phát điểm của mỗi học sinh về môn học (chân), từ đó thiết kế một hệ thống bài tập tuần tự, vừa sức (giày) để học sinh làm mỗi ngày 30 phút bằng giấy bút và cục gôm thông thường mà không cần thiết bị gì hiện đại, làm cho đến khi nào thành thạo.

Giáo trình Kumon được thiết kế thông qua những bước nhỏ liên quan chặt với nhau. Thành thạo bước trước mới chuyển qua bước sau. Mỗi phần bài tập được hoàn tất là một bước kết nối với phần tiếp theo. Nếu luyện tập với các bài tập theo đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển được khả năng tự giải quyết vấn đề. Điều này nhằm tạo điều kiện để trẻ có thể tự học. Việc tự học sẽ mang lại cách hiểu thấu đáo hơn đối với mỗi vấn đề. Kumon quan niệm là thực hành khiến cho thành thạo, thành thạo khiến cho tự tin. Học sinh mà tự tin thì hứng thú, hứng thú khi học thì đạt kết quả tốt.

Phương pháp này thành công đến mức đã vượt ra xa khỏi biên giới nước Nhật. Sau 50 năm ra đời và phát triển, phương pháp Kumon đang được áp dụng tại 25.900 trung tâm Kumon ở 44 nước và khu vực trên khắp thế giới. Được cha mẹ đưa đến học tại các trung tâm Kumon không chỉ là những học sinh bị mất căn bản mà cả những học sinh chưa ham học, cả học sinh khá, giỏi, thậm chí cả trẻ trong độ tuổi mẫu giáo.

Giáo dục nên nhìn thấy mặt hạn chế không nhỏ của luận điểm "trẻ em cùng lứa tuổi thì cùng trình độ nhận thức" để nghiên cứu và sớm áp dụng phương pháp dạy của Kumon. Áp dụng được phương pháp này sẽ đem lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. Lợi ích trước mắt là giải quyết kịp thời các trường hợp học sinh theo không kịp trình độ chung ở một vài môn học công cụ (Toán, tiếng Việt, tiếng Anh...) trước khi các em này phải ở lại lớp. Lợi ích lâu dài là học sinh biết cách học, hứng thú học tập và trở nên tự tin.

TS Hồ Thiệu Hùng - Thanh Niên
__________________
...xin đời đừng gọi tên tôi...

nobipotter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến nobipotter vì bạn đã đăng bài:
myhanh (14-09-2008)
Old 15-09-2008, 02:45 PM   #2
Hồ sơ
Phan Phuong
Senior Member
 
Phan Phuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Số bài viết: 503
Tiền: 25
Thanks: 13
Thanked 277 Times in 70 Posts
Phan Phuong is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Một luận điểm giáo dục mới

Ở bậc đại học, Tín Chỉ thay cho Niên Chế. Đó cũng là một hình thức cải tiến theo phương pháp "đóng giày theo chân"?
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
Phan Phuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Phan Phuong vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (28-10-2014), Randallfemn (28-07-2014)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ - Tây Du ký LeGiang CLB Tâm linh 16 06-07-2007 11:24 PM
Giúp em với shinichikudo Chia sẻ kinh nghiệm 16 19-10-2006 05:09 PM
Ví dụ ta yêu nhau magicboy ..:: CLB Văn Thơ ::.. 27 14-05-2006 05:33 PM
Destiny ZenkyNemesis Nghệ thuật sống 7 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:37 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps