Đúng sai về cách chăm bé sơ sinh
Bạn có biết chỉ cần dựa vào số lần bé tè có thể biết được con đã ăn đủ no chưa? Hãy làm bài trắc nghiệm sau để kiểm tra kiến thức của bạn về cách chăm sóc bé mới sinh nhé.
1. Nếu bé bị hăm tã, bạn nên:
a. Giữ cho mông bé ẩm ướt mọi lúc
b. Ít thay tã hơn
c. Luôn giữ cho mông bé được khô thoáng
Câu c đúng: Sự thoáng khí làm cho những vi khuẩn khó có điều kiện phát triển và làm bé khó chịu. 2. Tốt nhất không nên đưa con bạn đến nơi đông người cho đến khi bé:
a. 2 tuần tuổi
b. 6 tuần tuổi
c. 3 tháng tuổi
Câu b đúng: Không nên đưa con bạn đến chỗ đông người hay những nơi công cộng cho đến khi bé 6 tuần tuổi, đặc biệt trong những tháng mùa đông, khi virus rất nhiều ở khắp nơi. 3. Bé mới sinh thường xuyên ho là chuyện thông thường?
a. Đúng
b. Sai
Câu b đúng: Trẻ dưới 4 tháng tuổi không bị ho nhiều. Vì vậy, nếu thấy con ho thành từng đợt, bạn hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay. 4. Nếu bé vừa cắt bao quy đầu và nơi vết thương được băng kín, bạn:
a. Thay băng mới mỗi lần bạn thay tã cho bé
b. Cứ để băng cho đến khi bác sĩ bỏ nó đi
c. Tránh cho xà phòng ở gần dương vật của bé
Câu a đúng: Các chuyên gia của Viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng bạn nên giữ cho vùng quy đầu của bé càng sạch sẽ càng tốt bằng cách rửa dương vật bé với xà phòng và nước mỗi ngày. 5. Nếu đưa con đi đâu đó bằng xe ô tô, bạn nên cho bé ngồi hướng về:
a. Phía trước xe
b. Phía sau xe
Câu b đúng: Các bé nên ngồi ở phía sau xe cho đến khi được khoảng 1 tuổi hay ít nhất được 9-10 kg 6. Nôi của bé nên có:
a. Một cái nệm cứng
b. Một cái nệm mềm
c. Một cái gối lông
Câu a đúng: Theo Viện nhi khoa Mỹ, bạn không bao giờ nên để cho một em bé ẵm ngửa ngủ trên đệm nước (đệm làm bằng cao su hoặc chất dẻo), gối lông, túi vỏ đỗ, nệm gối sâu hay những thứ có bề mặt mềm khác. 7. Một tuần bạn nên tắm cho bé mấy lần?
a. Một lần một tuần
b. 2-3 lần một tuần
c. Hằng ngày
Câu b đúng: Em bé của bạn không cần tắm nhiều nếu bạn đã rửa kỹ phần đóng tã mỗi lần thay tã. Viện nhi khoa Mỹ cho rằng hai hay ba lầm một tuần trong suốt năm đầu tiên là đủ. Nếu bé tắm quá thường xuyên, có thể gây khô da. 8. Trước khi dây rốn của bé rụng:
a. Chỉ nên lau người cho bé
b. Tắm cho bé ở mức nước tầm 5 cm
c. Cho bé tắm ở ghế tắm dành riêng cho trẻ
Câu a đúng: Suốt một hay hai tuần đầu tiên cho đến khi cuống rốn rụng hẳn, bạn chỉ nên lau người cho con bằng khăn mềm. Khi vùng rốn lành hẳn, bạn có thể cho bé nằm ở mức nước 5 cm. 9. Theo bạn, cách tốt nhất để đo nhiệt độ cho một em bé ẵm ngửa với loại nhiệt kế là qua?
a. Miệng
b. Nách
c. Hậu môn
Câu c đúng: Theo Viện nhi khoa nên cặp nhiệt kế ở hậu môn. Phương pháp này cho kết quả chính xác và ổn định nhất với trẻ dưới 5 tuổi. 10. Bạn biết bé mới sinh ăn đủ khi bé bị ướt tã:
a. 2-4 lần một ngày
b. 6-8 lần một ngày
c. 10 lần trở lên trong một ngày
Câu b đúng: Suốt tháng đầu tiên, nếu chế độ ăn của bé đầy đủ, bé sẽ đi tiểu 6-8 lần một ngày và ít nhất đại tiện 2 lần mỗi ngày. 11. Bao nhiêu giờ sau lần cho ăn cuối cùng bạn nên đánh thức bé dậy để ăn tiếp?
a. 3-4 giờ
b. 4-6 giờ
c. 6-8 giờ
Câu a đúng: Với bé mới sinh, việc ăn cần thiết hơn là ngủ. Theo các chuyên gia nhi khoa, cứ 3-4 giờ, bạn nên đánh thức bé để cho ăn và có thể thường xuyên hơn nhất là trong những ngày đầu mới sinh.
4 giờ sáng, chị Hoa thức giấc khi thấy có gì nặng nặng trên cổ. Thì ra là cô con gái 1 tuổi rưỡi đang nằm vắt ngang trên đầu giường. Chị sờ con và tá hoả khi thấy bé lạnh ngắt. Cô bé đã chui ra khỏi chăn từ khi nào.
Nghe dự báo có thể xuống đến 10 độ, chị Hoa (Cầu Diễn, Hà Nội) đã mặc thêm cho con gái một chiếc áo len khi đi ngủ, đắp chăn bông dày và còn "nhồi" bé vào giữa bố mẹ cho chắc ăn. Nhưng đêm đến, bị ủ quá nóng, con bé đạp chăn nhoi lên trên mà bố mẹ không biết. Hậu quả là hôm đó, bé Mai khò khè và ho sâu, chớm viêm phổi phải đi bệnh viện.
Trước đó mấy ngày, bé Thu, cháu gái chị Hoa cũng đã phải dùng đến kháng sinh vì cảm lạnh nặng trong đêm, do đạp chăn ra ngoài mà mẹ không biết.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Bệnh viện Nhi Trung ương, thân nhiệt của trẻ nhỏ thay đổi rất nhanh. Trong đêm, nếu được ủ ấm, trẻ có thể cảm thấy nóng bức nên đạp tung chăn ra và sau đó lại dễ nhiễm lạnh. Trong những ngày trời rét như hiện nay, điều này rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ không có cách nào khác hơn là phải "tỉnh ngủ" để kịp thời đắp lại chăn cho con nhiều lần trong đêm. Nếu sơ ý, em bé sẽ dễ dàng viêm đường hô hấp, thậm chí viêm phổi.
Ngoài ra, để giữ ấm cho con trong những đêm giá rét, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Nên lắp điều hoà hai chiều nếu có điều kiện; để nhiệt độ phòng từ 25 đến 27 độ C, giúp cho bé duy trì thân nhiệt ổn định. Nếu không, bạn cần mua máy sưởi để làm ấm không khí trong phòng.
- Nếu không có điều hòa nhiệt độ, những ngày rét đậm không nên để bé ngủ riêng phòng, bởi bạn phải luôn để mắt đến con.
- Nếu không có điều hòa và máy sưởi, bé cần được mặc ấm hơn ngày thường một chút khi đi ngủ, nên có khăn quàng cổ, bít tất, áo không quá ngắn để tránh hở bụng khi quẫy đạp. Với trẻ nhỏ, nên đóng bỉm để tránh nhiễm lạnh do tè dầm, hoặc phải cởi quần ra khi xi tè. Đặc biệt, cha mẹ phải hết sức "tỉnh" trong đêm để phát hiện những lần con chui ra khỏi chăn.
- Tránh mặc quá nhiều quần áo cho bé vì bé sẽ bức bối và càng hay đạp chăn, quan trọng nhất là giữ ấm cổ và ngực (có thể cho bé mặc ngược áo gile). Thỉnh thoảng, nên kiểm tra lưng và đầu bé để kịp thời lau mồ hôi nếu có, vì mồ hôi ra nhiều cũng sẽ làm trẻ nhiễm lạnh và viêm phổi.
Ngoài ra, bác sĩ Lộc cũng khuyên các phụ huynh nên thận trọng khi tắm cho con trong ngày rét: Phòng tắm phải kín gió, được sưởi cho ấm trước khi cởi quần áo cho trẻ. Tắm từng phần cơ thể một cách nhanh chóng. Trẻ cũng cần được chú ý để ăn uống đủ năng lượng và vi chất nhằm đủ sức chống đỡ với sự khắc nghiệt của thời tiết.
Nếu thấy con bị ho, sốt, nên đưa đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị. Đặc biệt, nếu ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn có biểu hiện thở gấp hơn (tần số thở tăng so với bình thường) thì có thể đó là dấu hiệu viêm phổi.
Vaccine IPV phòng bệnh bại liệt:
Vaccine phòng bại liệt (IPV- Inactivated Polio Virus) có chức năng phòng bại liệt do Virus Polio gây ra tình trạng yếu liệt cơ ở một hoặc hai chân, tay. Virus này cũng gây ra yếu liệt các cơ hô hấp & cơ nuốt dẫn đến tử vong. Hiệu quả phòng bệnh hiệu quả đến 90%.
Vaccine này cần được tiêm 4 mũi cho trẻ theo các mốc thời gian sau: mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi trẻ được 6-18 tháng tuổi & mũi cuối cùng khi trẻ được 4-6 tuổi.
Lưu ý, không nên tiêm chủng vaccine này khi trẻ có các biểu hiện dị ứng với các thuốc như neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B. Không tiêm chủng các mũi kế tiếp khi trẻ có phản ứng quá mạnh với mũi tiêm đầu tiên, trước đó.
Ngoài các biểu hiện của các kích thích vùng da bị tiêm chích, vaccine phòng bại liệt hầu như rất an toàn & chắc chắn nó không gây ra ... bại liệt cho trẻ do IPV.
Trường hợp sau khi tiêm chích, trẻ bị các biểu hiện như khó thở hoặc đe dọa sốc (lừ đừ, yếu mệt, lạnh run, vả mồ hôi hột), gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất và cung cấp đầy đủ cho BS các thông tin liên quan đến mũi tiêm & các bệnh lý sẵn có khác. Vaccine MMR (Measles, Mumps & Rubella) phòng Sởi- Quai bị & Rubella:
Sởi gây ra sốt, mẫn ngứa đỏ trên da (phát ban), ho, chảy mũi & chảy nước mắt. Sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi & các biến chứng nghiêm trọng như phù não & thậm chí tử vong.
Quai bị gây ra sốt, đau đầu & sưng + đau ở một hoặc cả hai bên tuyến nước bọt. Quai bị có thể dẫn đến viêm màng não và phù não (hiếm). Biến chứng hiếm thấy khác là sưng phù tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh khi trẻ trai lớn lên.
Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, phát ban & sưng phù các tuyến ở vùng cổ. Sởi Đức có thể dẫn đến tai biến phù não & các biến chứng xuất huyết nội. Dị tật bẩm sinh thường thấy khi mẹ đang mang thai bị mắc sời Đức là gây cho trẻ bị mù hoặc điếc hoặc các biến chứng gây trì trệ việc học tập về sau.
Vaccine này được tiêm chủng 2 mũi, mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được 12-15 tháng, mũi thứ hai khi trẻ được 4-6 tuổi. Vaccine MMR hiệu quả hơn 90% & có thể phòng các bệnh này suốt đời.
Các tai biến hiếm thấy sau khi tiêm MMR ngoại trừ các phản ứng nhẹ như sau khi tiêm chủng các vaccine khác. Tuy nhiên, nếu trẻ lọt vào các trường hợp trình bày bên dưới thì Bạn nên trì hoãn hoặc không nên tiêm hoặc theo tiếp tục các mũi kế tiếp:
Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường
Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiên
Trẻ có tiền căn dị ứng với trứng, chất gelatin hoặc kháng sinh neomycin
Trong khoảng thời gian 3 tháng trẻ đang điều trị với chất gamma globulin
Trẻ bị suy giảm miễn dịch do bất kỳ nguyên do nào
Một số BS học nghi ngờ mũi vaccine MMR gây ra chứng tự kỷ ám thị (một dạng bệnh lý tâm thần). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu đã khẳng định không có mối liên quan giữa MMR & bệnh tự kỷ ám thị. Vaccine HBV phòng bệnh viêm gan siêu vi B:
HBV (hepatitis B virus) là virus gây ra bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh này có thể dẫn đến ung thư gan và tử vong. Vaccine phòng viêm gan siêu vi B được tiêm 3 mũi. Có thể hoà chung HBV & HiB để tiêm một lần cho trẻ. Mũi thứ nhất sau sanh, trước khi trẻ được cho về nhà; trong trường hợp nếu như mẹ có nhiễm virus HBV, mũi này phải được chích cho trẻ trong vòng 12 tiếng đầu sau khi bé chào đời. Mũi thứ hai được chích vào tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2. Mũi thứ 3 vào tháng thứ 6. Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà mũi thứ nhất chỉ được chích khi trẻ được 1-2 tháng thì mũi thứ 2 được chích khi trẻ được 3-4 tháng & mũi thứ 3 được chích trong khoảng thời gian trẻ được 6-18 tháng.
Vaccine này có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi B gây ra do virus Hepatitis nhóm B (HBV). Bệnh lý này có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư gan hoặc xơ gan.
Vaccine phòng viêm gan siêu vi B dường như có tác dụng miễn dịch cả đời (trong trường hợp tiêm chủng đúng). Trẻ lớn nếu chưa tiêm chủng khi còn bé cũng nên được chủng vaccine này.
Các tác dụng ngoài mong muốn do tiêm vaccine HBV rất hiếm xảy ra. Một số phiền toái nhỏ như sốt nhẹ & bị kích thích vùng da quanh vết chích. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin.
Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiêm vaccine này tiếp tục, như:
Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường
Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiên
Gọi ngay cho BS nếu như Bạn còn thắc mắc, đại loại như:
Bạn bỏ sót một mũi tiêm nào đó
Bạn muốn tiêm chủng cho một trẻ lớn khác
Hoặc khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi trẻ được tiêm chủng Vaccine DTaP phòng 3 bệnh Bạch Hầu- Uốn Ván- Ho Gà:DTaP (Diptheria- Tetanus & Pertussis) gọi là vaccine Bạch hầu- uốn ván- ho gà. Mũi vaccine này phòng cho trẻ cả 3 bệnh lý đã nêu cùng một lúc (vaccine 3 trong 1). Và được chích liên tục 5 mũi theo các khoảng thời gian: mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng, mũi thứ 2 khi trẻ được 4 tháng, mũi thứ 3 khi trẻ được 6 tháng, mũi thứ 4 khi trẻ được 15-18 tháng & mũi cuối cùng khi trẻ được 4-6 tuổi. Bạch hầu là một bệnh lý tấn công vào vùng hầu họng & tim có thể dẫn đến suy tim & tử vong. Uốn ván còn gọi là bệnh cứng hàm, dẫn đến tình trạng co giật cơ nghiêm trọng & tử vong. Ho gà là tình trạng ho nghiêm trọng đến nổi không thể thở, ăn, uống gì được- ho gà có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não & thậm chí tử vong. Các mũi DTaP có thể phòng bệnh được trong vòng 10 năm sau đó. Tuy nhiên, khi trẻ được 10-11 tuổi, Bạn nên cho trẻ tiêm nhắc lại một mũi nữa để có thể được miễn dịch suốt đời.
Các biến chứng nhẹ thường thấy do tiêm vaccine này là kích thích ngay tại vùng da chích, sốt nhẹ, hơi cáu gắt, bỏ ăn. Một số biện pháp là giảm các triệu chứng này là cho bé uống các thuốc giảm đau hoặc chườm ấm tại vùng da chích. Các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, các trường hợp nêu dưới đây cần thiết phải trì hoãn hoặc ngừng hẳn các mũi tiêm chích kế tiếp:
Trẻ đang có một bệnh lý khác, cho dù đó là những triệu chứng đơn giản nhất của một đợt cảm lạnh
Trẻ bị co giật mà không thể kiểm soát được bằng thuốc
Trẻ phản ứng quá mức với mũi tiêm trước đó
Xử trí khi trẻ bị phản ứng với vaccine:
Gọi ngay cho BS hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các biểu hiện dưới đây sau khi tiêm chủng:
Trẻ lên cơn co giật trong vòng 3-7 ngày sau khi tiêm chủng
Các cơn co giật trước đó trở nặng & xuất hiện nhiều hơn sau khi tiêm chủng
Các biểu hiện dị ứng như sưng mặt, môi & vùng họng
Khó thở
Sốt cao trên 40 độ C suốt 2 ngày sau khi tiêm chủng hoặc không bớt mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp hạ sốt. Tình trạng sốt này cũng là nguyên do để bộc phát các cơn co giật (sốt cao co giật)
Lừ đừ, yếu mệt suốt hai ngày sau toêm chủng
Khóc nhiều, liên tục, dỗ không nín trong sốt 3 giờ đồng hồ bất kỳ trong khoảng 2 ngày sau tiêm chủng Lịch tiêm chủng:
Lịch tiêm chủng
Khi sanh
Mũi thứ nhất của viêm gan B
Tháng thứ 12-15:
Hib, MMR, PCV
Từ tháng 1-4:
Mũi viêm gan B thứ hai (*)
Tháng thứ 12-18:
Thủy đậu
Tháng thứ 2:
Bạch hầu- uống ván- ho gà, HiB, Bại liệt, PCV
Tháng thứ 15-18:
Bạch hầu- uống ván- ho gà
Tháng thứ 4:
Bạch hầu- uống ván- ho gà, HiB, Bại liệt, PCV
Trẻ được 4-6 tuổi:
Bạch hầu- uống ván- ho gà, MMR, IPV
Tháng thứ 6:
Bạch hầu- uống ván- ho gà, HiB, Bại liệt, PCV
Trẻ được 11-12 tuổi:
Td(**)
Tháng thứ 6-18:
Viêm gan B, Bại liệt
Trẻ lớn hơn 6 tháng:
Cúm- mỗi năm 1 mũi (***)
Lịch tiêm chủng có thể được thay đổi linh động khi có những lý do khách quan từ sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác. BS là người xử trí các tình huống này.
(*) Liều thứ hai cần phải được tiêm chủng sau mũi thứ nhất sớm nhất là sau 1 tháng nhưng không được quá 3-4 tháng.
(**) Liều nhắc lại cho các liều DTaP
(***) Vaccine phòng cúm khuyến cáo chỉ được tiêm chủng cho trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, đặc biệt là các trẻ có những yếu tố nguy cơ cao các biến chứng nguy hiểm của cúm như hen suyễn, bệnh lý tim mạch, bệnh thiếu máu tế bào hình liềm, tiểu đường & suy giảm miễn dịch