Hương đồng quê ta...</span>
Mình may mắn được sống trong một trường chan chứa tình đồng hương. Từ nhà, ra ngõ, đâu đâu cũng gặp người "quê ta". Câu chào, câu hỏi cũng man mác âm điệu xứ sở, sao gần gủi đáng yêu đến thế...
Một lần, mình ra miền Trung gặp một anh bạn miền Nam. Nghe giọng nói là xáp lại làm quen ngay. Càng mừng hơn khi được biết "chúng ta là đồng hương". Kể từ đó, đi đâu cũng có nhau, làm việc gì cũng í ới gọi nhau. Đến ngày chia tay ai nấy ngậm ngùi. Rồi khi vào lại miền Nam, cả hai lại đến thăm hỏi nhau. Rồi chúng tôi trở thành đôi bạn thân lúc nào không biết.
Ngẫm lại, khi xa quê sao mà thấy yêu người quê mình đến thế. Một người xa lạ nhưng là "đồng hương" thì tự dưng cũng gần như người nhà. Thế nhưng, khi được sống trong lòng quê hương thì lại dửng dưng với nhau. Âu cũng tại gần nhau quá nên không thấy được cái quí của "tình đồng hương".
Mình cũng may mắn biết được nhiều "Hội đồng hương". Hàng năm, những hội này thường tổ chức gặp mặt, chào hỏi, thăm nom, giúp đỡ lẫn nhau. Nào là Hội đồng hương Xứ Quãng, Xứ Thanh, Xứ Nghệ, thậm chí mình cũng đã từng đi dự hội đồng hương Bến Tre, Đồng Tháp... Mỗi lần gặp nhau tay bắt mặt mừng, nhiều cụ già rưng rưng nước mắt!
Mình cũng cố công tìm hiểu xem quê hương Long An chúng ta có Hội đồng hương không. Nhưng kỳ thực là chưa thấy và tạm yên lòng với lời giải thích: "quê ta một bước là tới Sài Gòn, cần gì lập Hội đồng hương" (?!)
Nhưng rồi chợt nghĩ, sao người Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp có hội đồng hương và nếu tính ra họ cũng đâu xa Sài Gòn là mấy. Câu thắc mắc này, mình cũng được một vị cao niên, cũng là một nhà văn ngậm ngùi phân tỏ: "dân mình không có truyền thống bảo bọc lẫn nhau". Mình không đi sâu phân tích vấn đề này (mặc dù viết đến đây cảm xúc cứ dâng lên dào dạt) chỉ mong rằng nếu ai có lòng cứ ngẫm nghĩ xem có đúng không?
<span style=\'color:red\'>À, mà sao đến giờ "NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI" vẫn chưa ra đời nhỉ? PhanDinh
|