Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Góc Học Tập :: > Khoa học Tự nhiên > Sinh học

Bí ẩn của kí ức

Bí ẩn của kí ức

this thread has 0 replies and has been viewed 10005 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 22-06-2007, 08:13 PM   #1
Hồ sơ
An Nhiên
Super Moderator
 
An Nhiên's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 782
Tiền: 25
Thanks: 284
Thanked 202 Times in 130 Posts
An Nhiên is on a distinguished road
Default Bí ẩn của kí ức

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về trí nhớ nhưng vẫn còn biết bao điều bí ẩn chưa được khám phá xung quanh vấn đề này. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ sẽ giúp chúng ta hiểu được cơ chế hình thành kí ức để giúp chúng ta cải thiện trí nhớ.


Các trung khu chính trong não người

Bí ẩn của kí ức

Theo các nhà khoa học, khi bạn nhớ lại một sự kiện tức là bạn tái hiện sự kiện từ các “bit” thông tin lưu trong các phần khác nhau của bộ não. Nhưng điều còn bí ẩn là kí ức được truy xuất từ đâu? Một số ý cho rằng chúng ta tái hiện các sự kiện từ bên ngoài cơ thể vật chất, từ cơ thể năng lượng bao quanh thân thể. Trong thời gian chờ đợi kiểm chứng điều này, chúng ta cùng xem khoa học giải thích như thế nào về các hoạt động hóa học bên trong bộ não.

Kí ức nằm ở đâu?

Trước đây, người ta cho rằng kí ức nằm trong não nhưng theo nghiên cứu của ông Gazzaniga năm 1988 thì kí ức có ở khắp nơi trong hệ thần kinh. Mọi ý nghĩ của bạn đều được cả cơ thể “cảm nhận” vì các thụ thể (receptor) trên bề mặt các tế bào “dò” được các chất hóa học trong não. Do đó khi các chất hóa học này tỏa đi các khớp thần kinh, thông điệp được truyền đến khắp nơi trong cơ thể theo cơ chế chemotaxis, tức là các tế bào “truyền tin” bằng “radar” hay thông qua máu và dịch não tủy.

Với những người bị sốc về tinh thần, cơ thể lưu giữ những kí ức cực kỳ đau buồn trong các mô cơ để trí óc tỉnh táo không phải “bận tâm” đến tổn thương tâm lý đó. Sau đó, khi não người này nhận được thông điệp nằm sâu trong mô, đồng thời các cơ bị kích thích thì kí ức đó xuất hiện, làm anh ta đau khổ khi phải kìm nén cảm xúc.

Một ví dụ khác về lưu giữ kí ức trong mô cơ là những người được ghép nội tạng nói họ có cảm giác thèm muốn hay cảm xúc về một sự kiện nào đó mà họ chưa từng trải qua.







Tính sinh học của kí ức

Các nơron thần kinh
Các tế bào não hay nơron thần kinh truyền tin cho nhau theo con đường điện hóa học. Một xung điện đi ra từ sợi trục thần kinh (axon) hay “nhánh đi ra”, sau đó các “ngón tay” ở cuối nhánh bị kích thích, giải phóng ra các chất hóa học gọi là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters – là các nguyên tử truyền tín hiệu đặc biệt). Các “nhánh đi vào” lại nhận các chất hóa học này. Khoảng trỗng giữa sợi trục thần kinh và “nhánh đi vào” gọi là khớp thần kinh.

Củng cố khớp thần kinh

Để “dính” được với nhau, các khớp thần kinh cần có thời gian “tạo gen”, nếu không, sẽ rất khó tái hiện sự kiện, tức là gợi lại kí ức.

Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của trường Đại học Y Texas tại Houston và trường Đại học Houston đã công bố phát hiện một loại protein mới - TGF-B (gen chuyển hóa sinh trưởng) – có tác dụng làm vững chắc các khớp thần kinh (theo Science, tháng 3 năm 1997).

Tuy nhiên, quá nhiều protein lại làm các khớp thần kinh kết lại và bị “tắc”, do đó làm giảm trí nhớ. Thông thường chất truyền dẫn thần kinh calpain có trong calci hạn chế hiện được hiện tượng này. Do vậy, chế độ dinh dưỡng thiếu calci đồng nghĩa với quá nhiều protein kết lại vì không đủ calpain làm “thông thoáng” các khớp thần kinh.

Chế độ dinh dưỡng thừa calxi cũng là một vấn đề vì chất calpain bắt đầu can thiệp vào quá trình truyền dẫn thần kinh đang làm việc tốt. Có một cách đào thải mạnh lượng protein dư thừa là gây sốc điện hay điện giật.

Acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng bởi 3 lý do:
  • cần thiết cho giấc ngủ mà não vẫn hoạt động rất tích cực (REM sleep)
  • giữ màng thần kinh được linh hoạt, tức là không bị gẫy và mất đi
  • phá vỡ sự tích tụ protein amyloid dư thừa trong khớp thần kinh của người mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Theo Robert Wurtham, giảm đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng thuộc Học viện Công nghệ Massachusettes)

Giảm trí nhớ do stress

Căng thẳng quá mức và béo phì sẽ sinh ra các hormone stress gọi là glucocorticoid mà cortisol là một ví dụ. Quá nhiều glucocorticoid trong cơ thể sẽ phá hủy các noron thần kinh ở vùng hippocampus – vùng chuyên hình thành kí ức. Tập thể dục là cách rất hiệu quả đốt cháy cortisol dư thừa. Vì vậy, với những người bị stress trầm trọng thì tập thể thao với cường độ cao không chỉ có lợi mà là rất cần thiết.

Đặc trưng của kí ức

Cảm quan – Chúng ta nhớ những gì có liên quan đến năm giác quan, vì thế, càng nhiều giác quan hoạt động càng dễ nhớ hơn.
Mãnh liệt – những chuyện quá buồn cười, lố bịch hay liên quan đến vấn đề sinh lý… thường ở vị trí quan trọng trong kí ức.
Nổi bật – những chuyện tẻ nhạt, không độc đáo thường khó nhớ vì không có gì phân biệt với các kí ức khác.
Xúc động – vùng amygdala – một vùng tròn bằng hạt đậu nằm giữa bộ não – có nhiệm vụ như người gác cổng, với những chuyện làm chúng ta xúc động – tích cực hay tiêu cực – người gác cổng amygdale nói “Chuyện này quan trọng đấy”, thế là chúng ta nhớ dễ hơn.

Tồn tại lâu – bất kỳ điều gì mà chúng ta cho là quan trọng cần nhớ lâu thì chúng ta sẽ nhớ dễ hơn. Đây không phải là tồn tại theo vật lý mà là tồn tại về cảm xúc, tâm lý và tài chính.
Quan trọng với cá nhân – chúng ta thường nhớ những gì hấp dẫn và quan trọng với bản thân chúng ta.
Lặp lại – chúng ta càng hay nhớ lại các thông tin thì càng nhớ lâu hơn.
Đầu tiên và cuối cùng – não ghi nhớ dễ dàng nhất những chi tiết đầu tiên và cuối cùng của sự kiện.







Tại sao chúng ta lại quên?



Các vùng Amygdala và Hippocampus trong não người



Con người khó có thể nhớ được ở ngay lần đầu tiên, có lẽ là do sự kiện đó không đủ làm chúng ta cảm động hay quan trọng với cá nhân. Cũng có thể do một sự kiện làm chúng ta quá đau buồn nên não “chôn chặt” lại để chúng ta luôn ở trạng thái bình thường.

Tại sao chúng ta nhớ những chuyện buồn?

Khi những cảm xúc mạnh xuất hiện, thông tin hay trải nghiệm gắn chặt vào trí nhớ. Chúng ta có xu hướng nhớ đi nhớ lại chuyện đó nên nó càng ăn sâu vào tâm trí hơn. Khi tâm trạng không tốt chúng ta cũng dễ nhớ những chuyện buồn hơn. Tại sao vậy? Vì chúng ta nhớ sự kiện theo trạng thái nên bất cứ lúc nào tức giận bạn lại dễ nhớ đến những chuyện bực mình trước đây.

Tiềm thức nhớ mọi thứ

Nếu chúng ta so sánh trạng thái tỉnh táo (ý thức) và tiềm thức, lúc tỉnh táo chúng ta so đo mọi thứ từng tí một còn tiềm thức thì không. Chúng ta có thể nhớ tất cả mọi chuyện, tuy nhiên ý thức có thể bị quá tải khi ngày nào cũng phải xử lý tất cả thông tin thu nhận được. Thay vào đó, các thông tin đi vào tiềm thức và có thể chúng ta không bao giờ nhớ đến nữa, trừ khi trong giấc mơ hoặc khi bị thôi miên.

Làm thế nào để nhớ tốt?


-Tập trung chú ý – vấn đề lớn nhất với chuyện thời gian là trí óc con người không tập trung vào những gì đang diễn ra mà lại nghĩ về điều gì đó trong quá khứ hay tương lai.

-Hình tượng hóa – hãy tạo ra một hình ảnh trong đầu vì não bạn tư duy dựa vào hình ảnh và khái niệm chứ không dựa vào các đoạn văn.
Liên hệ - hãy tìm cách liên hệ thông tin với thứ gì đó, hãy hỏi “Cái này làm mình nhớ đến điều gì nhỉ?”
-Tưởng tượng – hãy sáng tạo hơn khi bạn hình tượng hóa hay liên hệ các sự kiện.


(Sưu tầm)
__________________
Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng

thay đổi nội dung bởi: An Nhiên, 22-06-2007 lúc 08:17 PM.
An Nhiên is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến An Nhiên vì bạn đã đăng bài:
phanthuyen (05-07-2007)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:39 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps