Chúng tôi dừng xe trên con lộ dẫn vào thị trấn Thủ Thừa, Long An để hỏi một phụ nữ đường đến chùa Long Thạnh. Chị nhanh nhảu chỉ: "Chú đi thẳng, tới trụ ăng ten của bưu điện hỏi chùa Thầy Út thì ai cũng biết”...
Thêm một lần hỏi thăm nữa trước bưu điện huyện là chúng tôi có thể tìm đến đúng cái cổng gạch ở đầu một con hẻm nhỏ dẫn vào chùa Long Thạnh - ngôi chùa nhỏ do thầy Quảng An xây dựng từ năm 1960, nay là nơi trụ trì của Đại đức Thích Quảng Tâm. Nhiều năm qua, chùa Long Thạnh đã được người dân Thủ Thừa gọi là chùa Thầy Út (theo ngôi thứ trong gia đình của Đại đức Thích Quảng Tâm)...
Người đi trước rước người đi sau
Dù số lượt người vào, ra khá đông song chùa Long Thạnh vẫn giữ được sự yên tĩnh thường gặp ở nơi thanh tu. Đây đang là tổ ấm của 40 em từ các xã vùng xa được thầy Út nuôi ăn và cho theo học tại các trường trong thị trấn. Đêm xuống, chùa Long Thạnh trở thành nơi mà những người không có cơ hội đến trường tìm tới để dự các lớp phổ cập và bổ túc văn hóa do ba giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thủ Thừa và hai giáo viên tình nguyện đảm trách.
Chùa có hai phòng nhỏ cạnh hậu liêu với 16 máy cũ để dạy tin học không chỉ cho lũ trẻ đang tá túc tại chùa mà còn mở cửa dạy cả cho con em của dân trong thị trấn lẫn những người muốn biết tin học căn bản. Vào thời điểm này, chùa Long Thạnh đang có bốn lớp xóa mù tin học chia thành hai nhóm học xen kẽ theo các ngày chẵn và lẻ của tuần. Ngoài hai lớp dạy tin học căn bản (từ 16 giờ đến 18 giờ và từ 18 giờ đến 20 giờ) mỗi ngày, phòng máy tính của chùa vẫn là nơi lũ trẻ trong thị trấn tìm đến thực hành những gì đã học. Sau mỗi khoá học, thầy Út lại lên Tân An (thị xã của tỉnh Long An) mời Trung tâm Đào tạo Tin học của tỉnh cử người về Thủ Thừa tổ chức thi và cấp chứng chỉ A Tin học cho học viên. Trừ số học viên là cán bộ - nhân viên Nhà nước có thể tự lo lệ phí thi (140.000 đồng/người), chùa đứng ra gánh thay cho lũ trẻ nghèo khoản lệ phí phải nộp cho trung tâm.
Lớp xóa mù tin học đầu tiên được tổ chức vào năm 2002, sau khi trường THCS Long Thạnh và ba trường tiểu học Long Thuận, Tân Thành A, Tân Thành B được trang bị máy tính. Có máy ai cũng mừng song tất cả giáo viên mù tịt về tin học. Biết chuyện, Đại đức Thích Quảng Tâm ngồi lại bàn bạc với một số phật tử rồi bắt đầu vận động, quyên góp máy tính cũ để mở lớp xóa mù tin học miễn phí. Hồi đó, chỉ có hai nhà sư là thầy Út và thầy Thích Quảng Minh thay nhau đứng lớp. Sau này, tiếng lành đồn xa, thêm nhiều người khác tìm đến góp sức như: thầy Thích Minh Hiếu (chùa Tân Khánh, thị xã Tân An), cô Thư (Công ty Bảo Minh), thầy Diệu (UBDSKH tỉnh Long An)... Họ đều ở Tân An, thay phiên nhau về Thủ Thừa dạy cho tới tối mới quay về. Những người tham gia phổ cập tin học với tinh thần thiện nguyện như thế càng ngày càng đông. Khi có thiết bị nào đó hư hỏng, chỉ cần nhà chùa gọi điện báo tin là có người từ TPHCM về tận nơi để sửa chữa miễn phí.
"Lớp xóa mù tin học ở chùa Long Thạnh là một mô hình vừa thiết thực, vừa hữu ích. Hàng trăm cán bộ - nhân viên Nhà nước ở Thủ Thừa (từ giáo viên ở các xã vùng xa, y - bác sĩ ở bệnh viện, cơ quan bảo vệ thực vật, cấp nước, bưu điện đến cán bộ UBND huyện, thị trấn, các xã) biết dùng máy tính phục vụ công việc là nhờ những lớp học này” - ông Trần Hồng Long, Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Thủ Thừa cho biết như thế. Ông tâm sự: Nếu không có những lớp học đó ngay cả tôi cũng đành chịu mù vi tính vì về thị xã Tân An học thì xa quá còn ra ngoài học thì không có tiền. Dự các lớp này, người học không ngại chuyện tuổi tác đã lớn, theo không kịp chương trình vì ai cũng vậy. Chị Nguyễn Thị Thu Hà - nhân viên Bưu điện huyện Thủ Thừa và con trai đang là hai học viên của chùa kể: "Tuy nhà chùa không thu tiền nhưng thỉnh thoảng tôi và các anh chị học viên vẫn bỏ một chút tiền lẻ vào thùng tiền cúng dường phụ để phụ các thầy trả tiền điện, tiền mua giấy in tài liệu"...
Thị trấn Thủ Thừa từng có hai cơ sở đào tạo về tin học. Trong đó, một cơ sở của tư nhân thu học phí tới 450.000 đồng/người/khóa) - quá cao so với thu nhập của những người chỉ sống bằng lương. Cơ sở còn lại do Trung tâm Giáo dục thường xuyên thuộc Phòng GDĐT huyện tổ chức thì chỉ đào tạo trong giờ hành chính, lúc mà cán bộ - nhân viên trong các cơ quan Nhà nước khác phải làm việc. Cũng vì vậy, các lớp phổ cập tin học ở chùa Thầy Út (vừa miễn phí, vừa dạy ngoài giờ) trở thành giải pháp tối ưu.
Nghe nói, mới đây, một lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Thủ Thừa đã yêu cầu nhà chùa làm thủ tục đăng ký thành lập Trung tâm dạy vi tính. Chúng tôi đem việc này hỏi ông Trần Hồng Long, ông cho biết: "MTTQ huyện và Hội Khuyến học ủng hộ các lớp học ở chùa Long Thạnh. Mục đích phục vụ xã hội của các lớp học này rất rõ. Tôi chưa rõ vì sao nhà chùa phải đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh ?".
Những tấm lòng cao cả
Hai mươi năm trước, khi chỉ mới 24 tuổi, thầy Út đã biến ngôi chùa nhỏ của mình thành một tổ ấm cho những đứa trẻ hiếu học nhưng có nguy cơ thất học vì mồ côi hoặc cha mẹ tật nguyền, neo đơn... Dù năm nào cũng có một vài đứa trẻ rời chùa để vào đại học hoặc đi làm song số trẻ tìm tới xin tá túc trong chùa cứ thế tăng dần. Đến nay, từ mái chùa này đã có hơn chục đứa trẻ từng nương nhờ mái chùa đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định.
Đầu năm nay, nhờ sự tài trợ của một Phật tử, chùa Long Thạnh xây thêm được ba ngôi nhà để làm phòng học, phòng ngủ, phòng tiếp khách, bếp và nhà ăn cho lũ trẻ ăn, ở thoải mái hơn. Tuy chỉ là ở trọ song “khu học xá” ở chùa Long Thạnh rất có nề nếp. Mai Phương Huấn - 12 tuổi, đứa trẻ nhỏ nhất đang tá túc ở chùa Long Thạnh cho biết: “Ba mất năm con bốn tuổi. Trước khi chết, ba dặn má xin cho con vào chùa ăn học". Theo Huấn: "Anh Tư được má con gửi vô chùa trước, còn con tới năm lớp Ba mới được má gửi vào đây. Trước Tết vừa rồi, má với chị Năm bị xe đụng gãy tay, anh Tư phải xin về giúp má dọn hàng (má Huấn bán hàng ở chợ Mỹ An – Thủ Thừa).
Do không có thu nhập ổn định nên đôi khi, thầy Út và đám trẻ của mình lâm vào cảnh... hết gạo. Đó là lúc các am tự khác san sẻ, tiếp sức. Ngoài 40 em trai đang được thầy Út nuôi dưỡng, lo cho ăn học. Các bé gái được thầy Út gửi về chùa Long Hòa (xã Mỹ Thạnh, Thủ Thừa) cho một số ni sư chăm sóc.
Trích Báo Tin Học echip :[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thầy út được Báo Tin Học echip phong tước Hiệp Sĩ Công Nghệ Thông Tin năm 2004.
__________________
Hãy là những điểm tựa cho nhau ! Anh ngã xuống, Ai sẽ đứng lên ?Ai sẽ truyền lửa cho tôi ?Ai thôi thúc tôi? Hãy truyền lửa cho nhau ! Anh ơi !Vòng xoay nào cho rubic?Lửa ở đâu rồi ?
thay đổi nội dung bởi: lantim_1988, 19-12-2006 lúc 11:00 AM.
Thông báo : chúng tôi đang cần 1 số người tình nguyện tham gia vào nhóm tình nguyện viên có khả năng giảng dạy và làm việc tình nguyện để phục vụ cho chùa. Yêu cầu: phải có tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật cao, ham học hỏi, làm việc tự nguyện. Nếu ai thấy mình có thể tham gia vào nhóm liên lạc nick Yahoo Chat : netlongan , phone : 091.9735.980. Chân thành cám ơn Ban Quản Trị Website lqd-longan.com rất nhiều.
__________________
Hãy là những điểm tựa cho nhau ! Anh ngã xuống, Ai sẽ đứng lên ?Ai sẽ truyền lửa cho tôi ?Ai thôi thúc tôi? Hãy truyền lửa cho nhau ! Anh ơi !Vòng xoay nào cho rubic?Lửa ở đâu rồi ?
Tôi không rõ lắm về nguồn gốc của bài viết trên (để xác định rõ tính trung thực của bài viết). Tuy nhiên, do tôi ở Thủ Thừa nên biết về ngôi chùa này. Tôi nhớ cách đây cũng trên 15 năm (?) tôi ghé chùa này một lần hốt thuốc nam để uống và hình như cũng đã gặp sư chủ trì rồi. Ngôi chùa này nằm gần giếng nước ngày xưa... Lâu quá không vào khu này nữa, chắc giờ thay đổi nhiều lắm! :1:
Đúng là bài viết này viết đúng đó anh Lộc. Nhưng anh có dự định ta tình nguyện tham gia đóng góp cho chùa va quê Thủ Thừa không anh? Có gì anh hỏi thằng Mèo đi, chắc trung tâm trong chua bây giờ nổi tiếng lằm đó.
__________________ Trên đời này không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp. Every morning, Muslim Women stand in front of the mirror, wondering: What should I wear today, a black sheet? A black sheet? or a black sheet???!!!!!
- Nhóm tình nguyện viên đang cùng nhau thảo luận đề án ứng dụng Tin Học định hướng nghề nghiệp vào cuộc sống cho trẻ tình thương, trẻ mồ côi ở tại chùa Long Thạnh - Thủ Thừa - Long An.
__________________
Hãy là những điểm tựa cho nhau ! Anh ngã xuống, Ai sẽ đứng lên ?Ai sẽ truyền lửa cho tôi ?Ai thôi thúc tôi? Hãy truyền lửa cho nhau ! Anh ơi !Vòng xoay nào cho rubic?Lửa ở đâu rồi ?
thay đổi nội dung bởi: lantim_1988, 24-12-2006 lúc 06:48 PM.
- Long Thạnh là một ngôi chùa nhỏ nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Trung Trực, thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa (Long An). Nhà chùa chỉ có hai nhà sư, một người mới 33 tuổi, người kia vừa bước sang tuổi tứ tuần. Thế nhưng tại đây nhiều thế hệ học sinh (HS) nghèo hiếu học ở vùng sâu, vùng xa đã trưởng thành. Không chỉ vậy, ngôi chùa nhỏ ấy có lẽ là nơi đầu tiên nghĩ ra mô hình phổ cập tin học cho HS nghèo, cho giáo viên vùng sâu vùng xa, cho cả một số cán bộ nhà nước và người dân trong vùng nữa... Ngôi nhà chung của HS nghèo
Chúng tôi đến chùa Long Thạnh vào một buổi sáng đầu tháng mười. Lúc này sư trụ trì Thích Quảng Tâm đi vắng, chỉ còn lại chừng mười HS, mỗi em ngồi một góc chăm chú học bài. Thấy có khách đến, một em tên Võ Hoàng Tú vội gấp tập chạy đến chắp tay trước ngực vái chào chúng tôi. Các em khác cũng đồng loạt đứng dậy chào khách...
Chùa hiện có 30 HS nam học lớp 6-12. Tất cả đều xuất thân trong gia đình nghèo khó ở vùng sâu. Một phần ba trong số này mồ côi cha lẫn mẹ, một phần ba khác mồ côi cha hoặc mẹ. Trong đó có lẽ Tú là “cư dân” lâu đời nhất của chùa. Tú ở tận xã Long Thuận, nhà nghèo, mồ côi, được sư trụ trì đưa về nuôi dạy từ lúc mới chập chững vào lớp 1, nay em đã lên đến lớp 10.
Tuy là chốn cửa thiền nhưng các em ở đây được tổ chức như trong... quân đội. Cứ ba em xếp vào một tổ, em lớn làm tổ trưởng. Tổ trưởng phải là đầu tàu gương mẫu, giúp đỡ tổ viên trong việc học tập, thực hiện các chế độ trong ngày. Giờ nào ôn tập, giờ nào giải lao, giờ nào đọc sách, giờ nào học vi tính đều được giám sát chặt chẽ...
Nhà sư “phổ cập tin học”
Đến gần trưa sư trụ trì Thích Quảng Tâm mới về đến chùa. Thầy cho biết dù sống trong thời đại bùng nổ thông tin nhưng giới trẻ trong huyện không hiểu biết nhiều về tin học. Đối với các em HS con nhà nghèo thì càng không thể có cơ hội tiếp cận. Xuất phát từ thực tế đó, thầy Thích Quảng Tâm và thầy Thích Quảng Minh thay nhau lên tỉnh học vi tính. Thế rồi đầu năm nay, ước nguyện của các thầy thành hiện thực.
Sau khi vốn vi tính học được khá căn bản, các thầy tiến hành vận động phật tử gần xa ủng hộ tiền bạc mở một lớp vi tính dạy miễn phí cho HS nghèo. Lớp học hình thành với 18 máy. Lúc đầu chỉ có ba lớp với sĩ số 12-15 học viên/lớp. Chỉ một tháng sau đó chùa phải mở đến chín lớp, dạy từ sáng cho đến 21g. Đối tượng theo học mở rộng cho cả công chức, giáo viên các trường ở vùng sâu, vùng xa của huyện.
Thầy Minh cho biết: “Khóa vừa qua nhà chùa đã phổ cập cho 12 học viên là hiệu phó, hiệu trưởng các trường trong huyện, cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, giáo viên các trường vùng sâu...”.
Có lúc có đến 300 người ghi danh trong một tuần. Hai nhà sư đứng lớp không xuể; hay tin, một số phật tử gần xa đã tình nguyện tham gia giảng dạy vào buổi tối.
Các HS nghèo được chùa cưu mang đang học bài ở hậu liêu của chùa Long Thạnh - Ảnh: M.L.
“Thi ân bất cầu báo”
Ở các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa hiện chưa có trường trung học, vì vậy sau khi học hết tiểu học HS phải ra huyện học tiếp. Chuyện tưởng đơn giản nhưng có nhiều gia đình không thể đưa con em mình ra huyện học vì không có tiền thuê nhà trọ, mua sắm phương tiện đi lại, sách vở, học phí. Thầy trụ trì Thích Quảng Tâm cũng xuất thân từ một gia đình nghèo nên rất hiểu nỗi khó khăn đó.
Kể từ năm 1985, thầy âm thầm thực hiện chương trình giúp đỡ các em. Thầy tìm đến những gia đình neo đơn có con em vừa học xong tiểu học đưa về chùa lo cho ăn học. Lúc đầu chùa chỉ thu nhận không quá năm HS, sau đó nâng dần lên 10, 20, rồi 30 như hiện nay. Con số HS nghèo vùng sâu do chùa Long Thạnh giúp đỡ không chỉ đóng khung ở sĩ số hiện có, mà còn hàng chục em khác được gửi tá túc ở các chùa khác.
Với nhiều em vào đại học, thầy Thích Quảng Tâm đi vận động các chùa ở TP.HCM giúp đỡ nơi ăn chốn ở. Anh Chiêu, một trong những trẻ mồ côi đầu tiên được chùa cưu mang, nay đã học xong Đại học Bách khoa, có việc làm ổn định. Mới đây anh Chiêu lại về chùa Long Thạnh nhờ thầy Tâm đứng ra cưới vợ cho mình.
Trong sổ theo dõi học tập của các em, chúng tôi thấy ghi chép về hoàn cảnh của bà Trịnh Thị Huân ở xã Mỹ An. Sau khi chồng qua đời, bà tần tảo nuôi bốn đứa con học hết cấp I, nhưng không có tiền cho chúng lên huyện học tiếp. Thấy vậy, thầy Thích Quảng Tâm lần lượt rước chúng về chùa Long Thạnh nuôi ăn học.
Đứa con lớn của bà là Mai Thế Vinh đang học lớp 12, con thứ hai Mai Phúc Lợi lớp 10, con thứ ba Mai Phương Nhi lớp 8, con út Mai Quang Huấn lớp 6. Mới đây, chùa Long Thạnh nhận thêm em Trương Hoàng Minh (sinh 1991) quê ở Biên Hòa, Đồng Nai do một phật tử gửi đến. Em Minh mồ côi cha, nhà xa trường công lập nên phải theo học trường dân lập, rồi phải nghỉ học vì mẹ em không có tiền đóng học phí.
Khi nhận em vào chùa, thầy Thích Quảng Tâm phải chạy ngược chạy xuôi lo cho em đi học trở lại. Do các trường trong thị trấn không nhận HS dân lập, thầy lặn lội đến Trường THCS xã Nhị Thành vận động nhà trường tiếp nhận, rồi đóng học phí cho em. Vì trường ở xa chùa, thầy trụ trì phải vận động phật tử mua cho Minh một chiếc xe đạp làm phương tiện đi học hằng ngày.
Bây giờ ở Thủ Thừa người ta không còn lạ việc người xuất gia tu hành như thầy Minh, thầy Tâm mặc áo nâu sồng, cổ đeo tràng hạt, vai mang túi vải đi họp phụ huynh, đóng học phí, đi xin chuyển trường chuyển lớp cho HS hết lượt này đến lượt khác. Người ta cũng không còn lấy làm lạ khi thấy hai nhà sư đã xuất gia vẫn đứng trước máy vi tính giảng về Pascal, Excel, Winword... cho HS, cán bộ nhà nước và cả giáo viên.
Theo Báo tuổi trẻ : [Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Hãy là những điểm tựa cho nhau ! Anh ngã xuống, Ai sẽ đứng lên ?Ai sẽ truyền lửa cho tôi ?Ai thôi thúc tôi? Hãy truyền lửa cho nhau ! Anh ơi !Vòng xoay nào cho rubic?Lửa ở đâu rồi ?
thay đổi nội dung bởi: lantim_1988, 03-01-2007 lúc 10:24 PM.
__________________
Hãy là những điểm tựa cho nhau ! Anh ngã xuống, Ai sẽ đứng lên ?Ai sẽ truyền lửa cho tôi ?Ai thôi thúc tôi? Hãy truyền lửa cho nhau ! Anh ơi !Vòng xoay nào cho rubic?Lửa ở đâu rồi ?