Suy thoái kinh tế mình ... mần răng?
Hehe... lấy cảm hứng từ bạn GL.
Hồi đó mình có quen em đó, chuyên phân tích về thị trường chứng khoán. Lúc đó chứng khoán đang lên... mình dự đoán về sự tan vỡ của TTCK, nên hỏi em:
- Nếu kinh tế suy thoái mình làm gì?
Em trả lời: Kinh tế suy thoái thì mình đóng cửa đi du lịch, học thêm một cái gì đó...
Ai dè, em không đi du lịch mà lấy chồng ... sinh liền một lúc 2 đứa. Coi như cũng là một cách đầu tư khôn ngoan.
- Kinh tế suy thoái thì mình kiếm một lĩnh vực nào mà ít bị ảnh hưởng nhất để mà cầm cự... chờ trời sáng.
- Kinh tế suy thoái dư thời gian dành ít thì giờ để học hỏi để chiêm nghiệm. Cái mà lúc kinh tế đang bùng nổ khó mà có thể chiêm nghiệm được. Thật là khó có sự khiêm tốn khi tiền kiếm quá dễ dàng. Sáng gọi một cuộc điện thoại đặt lệnh, chiều kiếm cả trăm chai... khó mà có thể nhìn xuống đất được.
Ai cũng được lôi lên trời bằng 1 chùm bong bóng... như phim Up vậy.
- Kinh tế suy thoái cho cảm nhận được những quy luật kinh tế những lý thuyết kinh tế mà lúc kinh tế bùng nổ người ta đã bỏ qua. Người ta vẫn còn băn khoăn Xây dựng để trường tồn hay xây dựng để thay đổi.
Học thuyết bàn tay vô hình được diễn dịch một tương đồng hơn với mối quan hệ nhân duyên của Đức Phật. Lúc kinh tế bùng nổ người ta cho là do sự thành công của con người sự vận dụng linh hoạt của những học thuyết kinh tế mới... khi kinh tế suy thoái thì đó là do ý Trời... gặp thời mạt vận. Sự thăng trầm của kinh tế đưa Keyness đến gần Đức Phật hơn.
Một giai đoạn bùng nổ hổn loạn đã khiến người ta tư duy không còn logic nữa, mà thay vào đó một tư duy thực dụng. Tư duy kiểu 1+1 không bằng 2. Ở một cái thời mà 'đểu cáng lên ngôi" đã làm xuất hiện những hoài nghi kiểu: đừng hỏi tại sao mà mình học giỏi mà vẫn nghèo?
Đừng để suy nghĩ của mình lệ thuộc vào kinh tế. Khi một hoàn cảnh nào đó chân giá trị sẽ trở về và người cha sẽ đủ tự tin khi nói vơi con: Hãy học hành cho tử tế, con sẽ chẳng bao giờ nghèo!
__________________
...xin đời đừng gọi tên tôi...
|