Theo WKP thì:
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi[1], phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc[2]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2[3] trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh[4]. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%[3][5].Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp[4].
Nguyên nhân
Bệnh do một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lí tác động lên thể lí (thực thể).
Bệnh nhân rất đau khổ và hay lo sợ, sợ một cái gì đó thành ra ám ảnh.
Bệnh trầm cảm rất khó chữa. Cần tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn tới trầm cảm mới có tác dụng tốt.
Người bệnh thường hay sợ nên dẫn đến đau khổ trong tâm hồn nhưng không mấy ai hiểu, chia sẻ và giúp đỡ.
[sửa]Biểu hiện
Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu[6][1]...
Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.
Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái[7][8], có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.
Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì[9]. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.
Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.
Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO.
Đọc thêm ở đây: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Bệnh này giờ rất phổ biến. Nghe nói, chỉ cần lấy vợ thôi, cũng đủ bị trầm cảm.