Đây là trận đánh kinh điển của Hàn Tín, tướng nhà Hán thời xưa.
Thường, người ta lựa địa thế:"bên hữu phải có gò núi, bên tả phải có bưng chầm" thì ông cho quân lính bày trận ở mé sông, trước mặt là quân thù, sau lưng là nước (bối thủy). Trận này ông thắng lớn do quân địch khinh thường khi thấy ông bố trận "sai lầm", bỏ thành tấn công nên bị đánh úp vào trong. Hơn nữa, khi quân địch tiến đánh tới mé sông thì bị quân của Hàn Tín dũng cảm, ngoan cường (vì không còn đường rút lui) đánh trả.
Khi không còn đường rút lui, con người trở nên mạnh mẽ, và dữ tợn hơn lúc nào hết. Hàn Tín đã dùng tâm lý này để tận dụng triệt để tiềm lực của quân sĩ.
Nhưng ngẫm lại thấy Hàn Tín làm như vậy là ác. Có nhiều cách để khơi dậy tinh thần, nhưng ông dùng một thủ đoạn tàn nhẫn nhất. Nếu thất bại thì chỉ có chết. Hơn nữa con người khi bị dồn vô bước đường cùng còn có thể trở nên mất trí, kém sáng suốt như câu: "chó cùng cắn giậu". Hình ảnh thường thấy ở một con chó bình thường thông minh nhưng khi bị dồn vô chân tường thì cắn xé lung tung. Hai võ sĩ trên khán đài, ai mất bình tĩnh, nổi điên lên vì cay cú sẽ nắm lấy thất bại.
Nên chăng, gì cũng vậy. Có triệt ai thì cũng chừa cho họ một con đường sống.