Thế giới thực dụng, cảm nhận văn học cũng thay đổi!
"Chặt hết trúc Nam Sơn cũng không ghi đủ tội ác, tát cạn biển Nam Hải cũng không rửa sạch tanh hôi..." Dưới góc độ văn học thì phải nó là văn hay như tiên đế... Nhưng thời hiện đại là thời của thông tin, cái gì cũng suy đoán thành thông tin cả. Cho nên người đọc sẽ bảo:
- Vậy thì túm lại bọn giặc nó ác như thế lào?
Thời của net, thời của báo giấy nhanh cấp kỳ, thời của sóng điện từ, thời của iphone, thời của ipad. Cái gì cũng túm lại, cái gì cũng dồn nén lại, sao cho nhỏ gọn nhất, tất cả đều chuyển hóa thành dạng thông tin. Vậy nên người đọc sẽ lại hỏi:
- Rằng hay thì thật là hay, nhưng mà túm lại nó độc ác là thế lào?
Vấn đề này lại lặp đi lặp lại. Vậy nên văn học trở nên bị ruồng rẫy, văn học là mở mang tâm hồn, văn học là chân trời của tưởng tượng, văn học để mà thi vị hóa cuộc sống đã dần trở lên bị thực dụng hóa. Con người ngày càng trở nên teo hóa các dạng ngôn ngữ, và bị suy thoái về cảm thụ văn học vì nhịp điệu cuộc sống ngày càng trở nên vội vã. Hằng ngày phải ngấu nghiến một đống chữ để mà hấp thụ thông tin. Vậy nên cái gì cũng quy đổi thành giá trị thông tin. Cuối cùng thì khi đọc văn học, thói quen chuyển hóa thành thông tin cũng trở nên thôi thúc. Đọc cái khỉ mẹ gì cũng hỏi:
- Vậy túm lại là cái quái gì?
Đọc cái khỉ gì cũng cũng vội vã, lướt lướt... để mà cố gắng coi cho được cái đoạn kết. Thử hỏi văn học rồi sẽ đi đâu? Kết cục của văn học ngày càng trở nên bi thảm. Và có khi chừng chục năm sau, văn hay là văn ngày càng ngắn, đọc ù cái là tới cái kết. Còn những văn dài dòng tí thì trở nên thứ gì đó sến đặc, câu chữ nhăng nhít, lăng quăng, ù tai, chả truyền tải thông tin cái cóc khỉ gì cả!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
|